ỤC LỤ
MỞ ĐẦU.4
1. Lý do chọn đề tài.4
2. Lịch sử vấn đề .5
3. Mục đích nghiên cứu.9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.9
5. Phương pháp nghiên cứu.10
6. Cấu trúc của luận văn.10
NỘI DUNG .10
Chương 1. KHÁI LƯỢC VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG
TÁC CỦA TÔ HOÀI.10
1.1 Khái quát về tự sự học .10
1.1.1 Khái niệm .10
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của tự sự học.12
1.1.3 Những đóng góp của tự sự học trong nghiên cứu văn học .14
1.2 Khái quát về truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài .15
1.2.1 Khái niệm truyện thiếu nhi và truyện thiếu nhi về loài vật.15
1.2.2 Truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài .21
Chương 2. NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN VÀ XÂY DỰNG NHÂN
VẬT.27
2.1 Nghệ thuật tổ chức cốt truyện .27
2.1.1 Khái niệm cốt truyện .27
2.1.2 Các loại hình cốt truyện trong truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài.30
2.1.3 Nghệ thuật tổ chức diễn biến cốt truyện .
2.2.1 Khái niệm nhân vật văn học.
2.2.2 Các loại hình nhân vật trong truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài.
2.2.3 Các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Chương 3. NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT.
35 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hư vậy, ít nhất, đã bao hàm vấn đề người kể chuyện (điểm nhìn,
giọng điệu), người tiếp nhận” [40, tr. 170]. Với Trần Đình Sử- một trong những
nhà nghiên cứu rất tâm huyết với tự sự học thì “tự sự học Việt Nam còn rất non
trẻ” [42, tr.11].Theo ông “Tự sự học bao gồm cả hệ thống sự kiện, cách tổ chức
12
các sự kiện đó, các mô típ truyện, sự phân loại chúng, lịch sử vận động của tự
sự” [40, tr. 8] và “đối tượng của tự sự học ngày nay không còn chỉ là ngữ pháp
tự sự nói chung mà còn là thi pháp tự sự, phong cách học tự sự của các tác phẩm
cụ thể, ngôn ngữ tự sự của các thể loại tự sự, các loại hình tự sự, mô hình tự sự
của các giai đoạn phát triển văn học, sự tiếp nhận tự sự và cách tác động đến
người đọc của tự sự” [42, tr. 13].
Như vậy, qua các khái niệm trên, có thể khái quát nghệ thuật tự sự là cách
thức cấu trúc, tổ chức và triển khai văn bản tự sự. Nói đến nghiên cứu nghệ thuật tự
sự của một tác phẩm, một hiện tượng văn học là nói đến việc tìm hiểu văn bản tự sự
đó trên nhiều phương diện, khía cạnh khác nhau, trong đó chủ yếu là nghiên cứu cấu
trúc của văn bản tự sự và các vấn đề khác có liên quan đến văn bản đó. Hiện nay, khi
nghiên cứu nghệ thuật tự sự, các nhà nghiên cứu sẽ tập trung vào việc nghiên cứu
những khía cạnh nổi bật như: Tổ chức cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện và
ngôn ngữ trần thuật.
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của tự sự học
Tự sự học đã có từ thời kỳ xa xưa. Roland Barthes có nói đại ý tự sự xuất
hiện cùng bản thân lịch sử loài người. Nói theo một cách khác, khi lịch sử được ý
thức thì ta đã có tự sự. Từ thời Platon, Aristote, tự sự học đã được chia ra thành tự
sự lịch sử và tự sự nghệ thuật. Đến thế kỷ V, tự sự học tiếp tục được phân biệt rõ
ràng thành 3 loại tự sự: tự sự mô phỏng (không có sự can thiệp của người kể, như
kịch), tự sự giải thích (có kèm phân tích, bình luận) và tự sự hỗn hợp (như sử thi).
Như vậy, ở giai đoạn sơ khai này, phạm vi quan tâm của tự sự học không vượt ra
ngoài giới hạn tu từ học.
Tự sự học thực sự trở thành một ngành khoa học nghiên cứu có tính độc lập
với cột mốc lịch sử năm 1969, nhưng trước đó nó đã được manh nha hình thành từ
sớm hơn rất nhiều. Trải qua một quá trình ra đời và đạt được những thành công, sự
13
phát triển của tự sự học có thể chia thành 3 thời kỳ: tự sự học trước chủ nghĩa cấu
trúc, tự sự học cấu trúc chủ nghĩa và tự sự học hậu cấu trúc chủ nghĩa:
Tự sự học trước chủ nghĩa cấu trúc: Từ những năm 20 của thế kỷ trước,
Bakhtin là một trong những người mở đường cho tự sự học hiện đại với giai đoạn
đầu tiên chính là giai đoạn tự sự học trước chủ nghĩa cấu trúc. Thời kỳ này, tự sự
học đi vào nghiên cứu các thành phần, chức năng của tự sự với nhiều công trình
nghiên cứu tiêu biểu như: Năm 1925, B.Tomasepxki nghiên cứu các yếu tố và đơn
vị của tự sự; Năm 1928, V. Propp nghiên cứu cấu trúc và chức năng tự sự trong
truyện cổ tích, Percy Lubbock (1921) và K.Friedemann lại đặc biệt quan tâm tới
các vấn đề điểm nhìn, dòng ý thức. Về sau, các vấn đề này tiếp tục được nhiều nhà
nghiên cứu tự sự học phát triển lên như J.Pouillon, A.Tate, Cl. Brook,
T.Todorov
Tự sự học cấu trúc chủ nghĩa: Đặc điểm của lý thuyết tự sự chủ nghĩa cấu
trúc là lấy ngôn ngữ học làm hình mẫu, xem tự sự học là sự mở rộng của cú pháp
học, còn trữ tình là sự mở rộng của ẩn dụ. Công trình mở đầu thời kỳ này là tác
phẩm Dẫn luận phân tích tác phẩm tự sự của R.Barthes năm 1968, sau đó là các
tác phẩm Ngữ pháp “Câu chuyện mười ngày” của Todorov, Hình thái học truyện
cổ tích của Propp, nghiên cứu cấu trúc thần thoại của Claude Levi Strauss và mô
hình hành vi ngôn ngữ của Roman Jakobson và nhiều công trình khác của
A.J.Greimas, G.Genete, R.Barthes Các nhà nghiên cứu tự sự học giai đoạn này
đã có công góp phần làm sáng tỏ bản chất biểu đạt và giao tiếp của tự sự song việc
lạm dụng mô hình ngôn ngữ học đã làm cho tự sự học gặp khó khăn.
Tự sự học hậu cấu trúc chủ nghĩa: Đây là giai đoạn việc nghiên cứu tự sự
học gắn liền với ký hiệu học. Đặc điểm của lý thuyết tự sự theo hướng này, tuy
cũng coi trọng phân tích hình thức nhưng không tán thành việc sao phỏng đơn giản
các mô hình ngôn ngữ học mà đi theo ký hiệu học và siêu ký hiệu học. Tư tưởng
này gắn với việc phân tích ý thúc hệ của Bakhtin. Các tác giả như Iu. Lotman,
14
B.Uspenski cũng đi theo hướng này. Ngoài ra, cũng cần kể đến một số tên tuổi tiêu
biểu cho tự sự học thời kỳ này như Pierre Macherey với quan điểm “bất kỳ sự đồng
nhất nào giữa nhà phê bình văn học với ngôn ngữ học đều sẽ thất bại, bởi nó bỏ
qua vai trò tác động của hình thái ý thức” hay Iu. Lotman cho rằng “thông tin ngôn
ngữ là thông tin phi văn bản, mà điểm xuất phát của văn bản lại chính là chỗ bất
cập của ngôn ngữ khiến nó trở thành văn bản” [40, tr.15]. Như vậy, nếu văn bản
trở về với ý nghĩa của ngôn ngữ học thì có nghĩa là sự sụp đổ của văn hóa, vì thế lý
thuyết sự sự phải gắn với chức năng nhận thức và giao tiếp.
1.1.3 Những đóng góp của tự sự học trong nghiên cứu văn học
Là “một lĩnh vực tri thức rộng lớn, có lịch sử lâu đời” [42, tr. 3], tự sự học
có thể coi như “bộ công cụ cơ bản nhất giúp cho người ta có thể đi sâu vào các
lĩnh vực nghiên cứ điện ảnh, giao tiếp, phương tiện truyền thông, nghiên cứu văn
hóa” [40, tr.11]. Tự sự học là ngành khoa học có vai trò rất quan trọng đối với các
lĩnh vực của đời sống, đặc biệt là đối với lĩnh vực nghiên cứu văn học, bởi đối
tượng trực tiếp và đầu tiên mà tự sự học nghiên cứu hướng đến chính là các tác giả,
tác phẩm, các hiện tượng văn học. Trong bài viết “Tự sự học – một bộ môn nghiên
cứu liên ngành giàu tiềm năng”, Trần Đình Sử đã chỉ ra những đóng góp to lớn của
tự sự học hỗ trợ cho công cuộc nghiên cứu văn học, giúp các nhà nghiên cứu quan
sát cụ thể cơ chế nghệ thuật của tự sự.
Nghiên cứu tự sự học có một ý nghĩa văn hóa rất rộng lớn. Xét trong góc độ
vai trò với văn học, “nghiên cứu tự sự học mở ra khả năng nghiên cứu truyền
thống tự sự trong mỗi nền văn học” [40, tr. 19], qua việc cung cấp những khái
niệm về cấu trúc văn bản tự sự giúp ta nhận ra và tìm hiểu các đặc điểm của văn
bản một cách khoa học. Nhưng hiện nay việc nghiên cứu vẫn nặng về các miêu tả
dữ kiện bề ngoài như tác giả, niên đại, bối cảnh xã hội, nội dung phản ánhmà
còn thiếu đi sự phân tích các cấu trúc tự sự bên trong. Việc áp dụng những kết quả
từ nghiên cứu tự sự học vào nghiên cứu văn học Việt Nam là một trong những con
15
đường giúp người đọc “hiểu lịch sử văn học với tư cách là lịch sử nghệ thuật ngôn
từ và lịch sử văn hóa, văn học của chính dân tộc ta” [40, tr.21]. Sự phát triển
nhanh chóng, thu hút nhiều công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự, tự sự học
trong thời gian vừa qua đã cho thấy vai trò, ý nghĩa lớn lao của tự sự học trong
nghiên cứu văn học nói riêng, trong nhiều lĩnh vực của đời sống nói chung.
1.2 Khái quát về truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài
1.2.1 Khái niệm truyện thiếu nhi và truyện thiếu nhi về loài vật
1.2.1.1 Khái niệm
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, văn học thiếu nhi theo
nghĩa hẹp gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học dành riêng cho
thiếu nhi. Tuy vậy, khái niệm văn học thiếu nhi cũng thường bao gồm một phạm vi
rộng rãi những tác phẩm văn học thông thường (cho người lớn) đã đi vào phạm vi
đọc của thiếu nhi
Bách khoa thư Văn học thiếu nhi Việt Nam quan niệm về văn học thiếu nhi
tường tận hơn, chi tiết hơn. Khái niệm văn học thiếu nhi được nhận diện ở nhiều
góc độ: chủ thể sáng tác, nhân vật trung tâm, mục đích sáng tác, đối tượng tiếp
nhận Cụ thể:
Mọi tác phẩm được mọi nhà sáng tạo ra với mục đích giáo dục, bồi dưỡng
tâm hồn, tính cách cho thiếu nhi. Nhân vật trung tâm của nó là thiếu nhi, và đôi khi
cũng là người lớn, hoặc là một cơn gió, một loài vật, một đồ vật, một cái cây Tác
giả của văn học thiếu nhi không chỉ là chính các em mà cũng là các nhà văn thuộc
mọi lứa tuổi.
Những tác phẩm mà thiếu nhi thích thú tìm đọc. Bởi vì các em đã tìm thấy
trong đó cách nghĩ, cách cảm cùng những hành động gần gũi với các em, hơn thế,
các em còn tìm được ở trong đó một lời nhắc nhở, một sự răn dạy, với những
nguồn động viên khích lệ, những sự dẫn dắt ý nhị, bổ ích trong quá trình hoàn
thiện tính cách của mình [52, tr.23].
16
Như vậy, văn học thiếu nhi là những tác phẩm văn học mà nhân vật trung
tâm hoặc là thiếu nhi, hoặc là người lớn, hoặc là con người, hoặc là thế giới tự
nhiên nhưng được nhìn bằng đôi mắt trẻ thơ, có nội dung gần gũi, quen thuộc
với vốn trải nghiệm của trẻ, được các em thích thú, say mê và có tác dụng hoàn
thiện đạo đức, tâm hồn cho trẻ.
1.2.1.2 Truyện thiếu nhi trong văn học
Văn học nghệ thuật đã ra đời từ rất sớm, nhưng văn học dành cho thiếu nhi
thì mới trở thành một thuật ngữ, một hiện tượng trong vài thế kỷ trở lại đây. Một
bộ phận các câu chuyện thần thoại, cổ tích, truyền thuyết trong văn học dân gian
được xếp vào các tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi, vì đó là những câu truyện
có cốt truyện ly kỳ, hoang đường, có nội dung phù hợp với tâm lý ngây thơ và tò
mò muốn khám phá thế giới của các em, cũng như dễ dàng đưa vào các bài học
giáo huấn nhẹ nhàng để các em tiếp thu một cách hiệu quả và thấm thía nhất.
Vậy khi nào văn học thiếu nhi thực sự trở thành một bộ phận của văn học
nói chung, với những sáng tác dành riêng cho lứa tuổi thiếu nhi của các tác giả là
những cá nhân độc lập? Có thể nói, nền móng đầu tiên của văn học thiếu nhi là
cuốn sách giáo khoa viết cho trẻ em của Aldhelm- một nhà tôn giáo (còn được gọi
là cha của dòng thơ ca Anglo- Latinh) vào khoảng thế kỷ thứ VIII. Nhưng phải đến
khoảng cuối thế kỉ XV, những tác phẩm viết cho thiếu nhi đầu tiên mới thực sự
xuất hiện, đó là những tác phẩm của William Caxton- một nhà đánh chữ đầu tiên
của nước Anh như “Con cáo Reynard” (1481), “Chuyện ngụ ngôn về Aesop”
(1484), và “LeMorte D’Arthur” của Thomas Malory (1484). Đây là những tác
phẩm mà đến ngày nay vẫn được trẻ em trên thế giới yêuthích. Sang thế kỉ XVII-
XVIII, cuốn sách viết cho thiếu nhi đầu tiên phát hành ở Mỹ có tên gọi là “Nguồn
sữa tinh thần của những em bé Boston ở Anh” (Spiritual Milk for Boston Babes in
Either England) của tác giả John Cotton nhằm giáo dục, hướng dẫn dạy dỗ các em
cách cư xử. Sau đó, khoảng năm 1744 tại nước Anh, John Newbery là người lập ra
17
nhà xuất bản và tiệm sách đầu tiên dành cho thiếu nhi. Ông đã kí hợp đồng với các
tác giả nổi tiếng để họ viết những cuốn truyện dành riêng cho độc giả nhỏ tuổi.
Những cuốn sách này sau đó đã được các em đón nhận nồng nhiệt, và nhiều nhà
nghiên cứu cũng coi đây là sự bắt đầu rõ ràng của nền văn học viết dành cho thiếu
nhi.
Từ đó, văn học thiếu nhi đã nở rộ với rất nhiều tên tuổi thành công lớn, được
đông đảo các em yêu thích. Nổi bật hàng đầu phải kể đến nhà văn Hans Chiristian
Anđecxen với bộ sưu tập những câu chuyện cổ tích kì thú như: “Nàng tiên cá”,
“Bộ quần áo mới của hoàng đế”, “Con vịt xấu xí”, “Bà chúa tuyết, “Chú lính chì
dũng cảm”, “Cô bé bán diêm” Ngoài ra còn rất nhiều tên tuổi lớn khác như Elsa
Beskow, Anna Maria Ross và Anna Wahlenberg, Maria Gripe, Gunnel Linde,
Ingeoch Lasse Sandberg, Sven Nordqvist với nhiều tác phẩm dành cho thiếu nhi
xuất sắc như Pipi tất dài của Astrid Lindren, Mio, Mio của tôi, Ronja Rovardotter,
Túp lều bác Tôm
Thời gian gần đây, văn học thế giới xuất hiện nhiều nhà văn viết cho thiếu
nhi và đã gặt hái được những thành công lớn, tiêu biểu có thể kể đến Nancy Farmer
của Mỹ, một tác giả xuất sắc ba lần đoạt giải thưởng Newbery - giải thưởng sách
dành cho trẻ em trên toàn nước Mỹ, với những tác phẩm nổi tiếng như “Tai, mắt và
cánh tay”, “Cô gái có tên tai họa”, “Ngôi nhà Bọ cạp”, “Quỷ biển” hay nhà văn
Canada Pamela Porter với tác phẩm “The Crazy Man”, nhà văn Anh J.K.Rowling
với tác phẩm Harry Porter Nhìn chung những tác phẩm viết cho thiếu nhi thành
công qua các thời đại đều mang một số đặc điểm phù hợp với khả năng tiếp nhận
và sở thích của các em như: cốt truyện đơn giản với nhiều chi tiết kỳ lạ mà gần gũi,
cách viết hóm hỉnh, giọng văn trìu mến, nhiều yếu tố ly kỳ, kết thúc có hậu Sự
thành công của nhiều cây bút thiếu nhi ở nhiều thời kỳ cho thấy văn học thiếu nhi
luôn là một nhu cầu rất lớn của xã hội. Thiếu nhi ở bất kỳ lứa tuổi nào, ở bất kỳ đất
nước nào đều luôn yêu thích say mê các tác phẩm văn học dành cho lứa tuổi của
18
mình. Nhưng các tên tuổi viết cho thiếu nhi còn quá ít ỏi cho thấy sự thách thức
trong lĩnh vực này, cũng như sự quan tâm của các cây bút dành cho các em vẫn còn
chưa tương xứng với vai trò của nó.
Ở Việt Nam, “trước cách mạng tháng Tám, chúng ta đã có sách viết cho các
em, nhưng hiện tượng đó chưa đủ để khẳng định là một nền văn học cho thiếu nhi
đã hình thành” [49, tr. 38]. Cũng giống như sự phát triển của văn học thiếu nhi thế
giới, văn học thiếu nhi Việt Nam đã có những mầm mống đầu tiên từ các câu
truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn trong văn học dân gian, nhưng văn học hiện đại
viết cho thiếu nhi thì phải đến những năm 20 của thế kỷ XX mới thực sự được
manh nha, và bắt đầu phát triển trở thành một bộ phận của văn học Việt Nam từ
sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tiến trình văn học thiếu nhi Việt Nam hiện
đại có thể phân chia thành các giai đoạn chính sau đây:
Trong những ngày đầu Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống
Pháp, lực lượng viết cho các em mới chỉ có một số nhà văn chuyên nghiệp thỉnh
thoảng có sách cho thiếu nhi như nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nguyễn
Tuân, Nguyên Hồng, Nguyễn Xuân Sanh, Huyền Kiêu,... Nhìn chung, giai đoạn
này mới chỉ xuất hiện những tác phẩm viết cho thiếu nhi một cách lẻ tẻ chứ chưa
thực sự có phong trào sáng tác cho các em. Đó cũng chính là những viên gạch đầu
tiên đặt nền móng để xây dựng nên nền văn học thiếu nhi Việt Nam. Tuy nhiên,
một số sáng tác trong giai đoạn này lại được đánh giá là những thành công rực rỡ
vào bậc nhất của văn học thiếu nhi Việt Nam, đặc biệt là Dế Mèn phiêu lưu kí
củaTô Hoài.
Từ sau năm 1954, trên miền Bắc, đội ngũ viết cho thiếu nhi ngày càng phát
triển nhanh, với nhiều tên tuổi xuất sắc như: Võ Quảng, Phạm Hổ, Đoàn Giỏi,
Nguyễn Kiên, Hoàng Anh Đường, Vũ Ngọc Bình, Vũ Tú Nam, Đào Vũ, Lê Minh,
Văn Linh, Viết Linh, Bắc Thôn, Hà Ân, Hải Hồ, Xuân Sách ... Đây là chặng đường
19
mở đầu cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam. Mặc dù trong hoàn cảnh khó khăn,
nhưng tất cả những thành tựu mà giai đoạn này mang lại đã ghi nhận cố gắng của
chúng ta trong việc tạo dựng một nền văn học viết cho trẻ em và thực sự vì trẻ em.
Trong những năm kháng chiến chống Mĩ ác liệt, đội ngũ viết cho thiếu nhi càng
phát triển nhanh với những cây bút mới: Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Văn
Hồng, Định Hải, Phong Thu, Hoàng Bình Trọng, Nguyễn ThịVân Anh, Văn Biển...
và cây bút thiếu nhi xuất sắc Trần Đăng Khoa. Nhiều tác phẩm văn học thiếu nhi
xuất sắc như Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi), Đội thiếu niên du kích Đình
Bảng (Xuân Sách), Quê nội, Tảng sáng (Võ Quảng) Tuổi thơ dữ dội (Phùng
Quán), thơ Võ Quảng, Trần Đăng Khoa, Định Hải đều thuộc về giai đoạn này.
Cuối những năm 80, đội ngũ viết cho các em dần dần khởi sắc với sự xuất
hiện những cây bút mới và trẻ như Nguyễn Hoàng Sơn, Dương Thuấn, Mai Văn
Hai, Phùng Ngọc Hùng, Nguyễn Nhật Ánh, Trần Thiên Hương, Nguyễn Ngọc Ký,
Lê Hồng Thiện, Quách Liêu, Hà Lâm Kỳ, Đặng Hấn, Lý Lan... Một số nhà văn có
tên tuổi và giàu kinh nghiệm như Vũ Ngọc Bình, Hoàng Anh Đường, Văn Hồng
cũng rất tích cực đóng góp về mặt phê bình và dịch thuật sách thiếu nhi. Tiếp sau
các nhà văn này đã xuất hiện một số cây bút trẻ tuổi bước đầu đi vào con đường
nghiên cứu phê bình văn học cho thiếu nhi. Trong giai đoạn này, nhiều tác giả thể
hiện sức sáng tạo dồi dào với rất nhiều tác phẩm thành công, nổi bật nhất phải kể
đến Nguyễn Nhật Ánh với Kính vạn hoa, Chuyện xứ Lang Biang, Tôi là Bê Tô,
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Đảo mộng mơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh
hay Nguyễn Ngọc Thuần với Một thiên nằm mộng, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa
sổ
1.2.1.3 Truyện thiếu nhi về loài vật trong văn học
Trong số các chủ đề được lựa chọn khi sáng tạo các tác phẩm văn học cho
thiếu nhi, chủ đề loài vật là một trong những chủ đề hấp dẫn với các nhà văn.
Truyện thiếu nhi về loài vật có nguồn gốc từ các câu truyện cổ tích, truyện ngụ
20
ngôn cho các em. Ở hầu hết các quốc gia, các dân tộc, kho tàng văn học dân gian
bao giờ cũng có nhiều câu truyện kể về loài vật, những câu truyện “lấy các loài vật
(phần lớn là động vật) làm đối tượng phản ánh, tường thuật và lí giải chủ yếu.
Loại chuyện này ở thời kì cổ xưa hầu hết các dân tộc đều có. Ở đây, các loài vật
được nhân cách hóa một cách hồn nhiên trong trí tưởng tượng của nhân dân thời
cổ” [15, tr.312].
Như vậy, xét về nguồn gốc, truyện về đề tài loài vật đã hình thành từ rất sớm
cùng với sự ra đời của văn học dân gian. Trong thời kỳ này, con người sống gần
gũi với thiên nhiên, với các loài vật. Trong quan niệm còn mang tính sơ khai, con
người đã quan sát các loài vật, coi chúng như những cá thể có suy nghĩ, với những
tính cách giống với con người. Trên cơ sở đó, họ đã sáng tác những câu truyện
truyền miệng vừa để giải trí vừa khéo léo gửi gắm các bài học về thái độ sống, mà
trong đó các loài vật là những nhân vật chính.Lúc đầu, các tác phẩm này dành
chung cho mọi đối tượng. Tuy nhiên càng về sau, con người trưởng thành hơn,
hiểu biết về cuộc sống được nâng cao thì tư duy và cách nhìn nhận về thế giới loài
vật cũng thay đổi theo hướng thực tế và khoa học hơn.Truyện viết về loài vật
không còn phù hợp với trình độ tiếp nhận của họ nữa. Vì thế, truyện về loài vật
thích hợp nhất là với đối tượng thiếu nhi, có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời
sống tinh thần của lứa tuổi này. Khi sáng tác các câu chuyện về loài vật, một cách
mặc nhiên các tác giả sẽ hướng đến cách xây dựng cốt truyện, nội dung và nghệ
thuật biểu hiện để phục vụ cho đối tượng tiếp nhận là các em thiếu nhi.
Cùng với sự phát triển chung của văn học thiếu nhi, truyện viết về loài vật
cũng không ngừng phát triển, đạt được nhiều thành tựu. Những tác phẩm văn học
thiếu nhi viết về loài vật với cách viết dung dị, mộc mạc, cốt truyện đơn giản
nhưng vẫn thấm đẫm tính nhân văn, giọng văn trong sáng tràn đầy sự trìu mến yêu
thương. Đặc biệt việc miêu tả thế giới loài vật sinh động tạo nên tính hấp dẫn, kích
thích trí tưởng tượng, mở ra trước mắt các em một thế giới mới mẻ và thú vị. Đồng
21
thời đây cũng là nơi gửi gắm những bài học nhẹ nhàng mà sâu sắc, là một phương
tiện giáo dục sinh động, đi vào suy nghĩ non nớt ngây thơ của các em nhanh chóng
và dễ dàng.
Như vậy lịch sử truyện thiếu nhi về loài vật cũng có độ dài tương ứng với
lịch sử truyện thiếu nhi nói chung. Truyện thiếu nhi về loài vật tuy ra đời muộn
nhưng cũng đã đạt được những thành công nhất định, có những bước phát triển
tương ứng với sự phát triển của văn học thiếu nhi nói chung. Dưới những tác động
của hoàn cảnh lịch sử và xã hội, các tác phẩm truyện thiếu nhi về loài vật ngày
càng nhiều hơn, nội dung phong phú với đội ngũ nhà văn sáng tác chuyên nghiệp
hơn.
1.2.2 Truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài
Nếu tính từ tác phẩm đầu tiên làm rạng danh cho văn học thiếu nhi nói
chung và truyện thiếu nhi về loài vật nói riêng - Dế mèn phiêu lưu ký - đến nay,
truyện thiếu nhi viết cho loài vật đã trải qua quãng đường phát triển gần tám thập
kỷ. Dù còn rất non trẻ, mảng truyện thiếu nhi về loài vật đã thu hút được nhiều nhà
văn sáng tác. Nhiều tác giả đã có những tác phẩm thành công, ghi dấu ấn của mình
trong lòng các bạn độc giả nhỏ tuổi. Trong số các nhà văn viết truyện loài vật cho
thiếu nhi, cho đến nay Tô Hoài vẫn là cái tên nổi bật bậc nhất, xét cả về số lượng
và chất lượng.
1.2.2.1 Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Tô Hoài
Nhà văn Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, ông sinh ngày 27 – 9 – 1920 tại
quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ.
Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài
Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Bút
danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức quê hương ông.
Ngoài ra, Tô Hoài còn có nhiều bút danh khác ít người biết đến hơn như Mắt Biển,
Mai Trang, Hồng Hoa, Duy Phương.
22
Sự nghiệp văn học của Tô Hoài bắt đầu từ rất sớm với những sáng tác đầu
tiên đăng trên Hà Nội tân văn, Tiểu thuyết thứ bảy vào cuối những năm 30. Ngoài
viết văn, Tô Hoài còn hăng hái tham gia cách mạng. Năm 1938, ông tham gia
phong trào ái hữu thợ dệt, làm thư ký ban trị sự Hội ái hữu thợ dệt Hà Đông. Sau
đó, ông tham gia phong trào Thanh niên phản đế. Năm 1943, ông gia nhập tổ văn
hóa cứu quốc đầu tiên ở Hà Nội.
Sau Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài tham gia Nam tiến rồi ông lên Việt Bắc
làm báo, sau đó làm chủ nhiệm Tạp chí Cứu quốc Việt Bắc. Tiếp đó ông làm chủ
bút Tạp chí Cứu quốc. Từ năm 1954, ông về công tác tại Hội nhà văn Việt Nam và
được bầu làm Tổng thư ký của Hội vào năm 1957. Từ năm 1958 cho đến năm
1980, ông tiếp tục tham gia Ban chấp hành, rồi Phó tổng thư ký Hội nhà văn Việt
Nam. Đồng thời từ năm 1966 đến 1996, ông làm chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội.
Ngoài ra, ông còn tham gia tích cực nhiều hoạt động xã hội khác và đảm đương
nhiều trọng trách như: đại biểu Quốc hội khóa VII, phó chủ tịch Ủy ban đoàn kết Á
– Phi, phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Ấn, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hữu nghị
Việt – Xô. Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi.
Tô Hoài chuyên viết văn xuôi. Ông bắt đầu đến với con đường nghệ thuật từ
cuối những năm 30 và chính thức xuất hiện trên văn đàn với truyện ngắn Nước lên
(1940). Ngay sau đó, năm 1941,Dế Mèn phiêu lưu ký của ông đã gây một tiếng
vang lớn trên văn đàn. Từ năm 1941 cho đến trước Cách mạng tháng Tám ông
“viết như chạy thi” và đã có một số lượng tác phẩm tương đối lớn chỉ sau vài năm
sáng tác. Mới ngoài 20 tuổi, Tô Hoài đã sớm khẳng định được vị trí của mình trong
đội ngũ nhà văn thời kì này bằng một loạt tác phẩm độc đáo, đặc sắc, trong đó có
Dế mèn phiêu lưu kí (1941, O chuột (1942)là những truyện về loài vật.Trải qua quá
trình lao động nghệ thuật “cần mẫn và sáng tạo”( Hà Minh Đức - Lời giới thiệu
Tuyển tập Tô Hoài) không ngừng nghỉ suốt hơn 60 năm, Tô Hoài đã sáng tác được
một số lượng tác phẩm đồ sộ (hơn một trăm sáu mươi đầu sách) ở nhiều thể loại
23
khác nhau như: tiểu thuyết, truyện ngắn, kí, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác. Ông
đã có một đời văn vừa dài vừa đầy thành công và ý nghĩa “vừa vào ngề sớm lại vừa
kéo dài tuổi nghề - một sự kéo dài đàng hoàng chứ không phải lê lết trong sự tẻ
nhạt” và “đời văn Tô Hoài gợi ra hình ảnh một dòng sông miên man chảy và mang
trong mình cả cuộc sống bất tận” (Vương Trí Nhàn - Cuộc phiêu lưu giữa trần ai
cát bụi). Với ý thức cố gắng tìm tòi, khám phá trong sáng tạo nghệ thuật không
ngừng, ở thể loại nào ông cũng đạt được những thành công đặc sắc, với nhiều tác
phẩm hấp dẫn, có sức sống và ý nghĩa lâu bền, được nhiều thế hệ bạn đọc yêu
thích. Năm 1996 ông đã được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.
1.2.2.2 Truyện thiếu nhi về loài vật trong sự nghiệp của Tô Hoài
Tô Hoài viết nhiều thể loại, đề tài và ở thể tài nào cũng đạt được những
thành tựu đặc sắc. Đặc biệt, ở mảng truyện loài vật, Tô Hoài đã tạo được ấn tượng
sâu sắc ở mọi đối tượng độc giả cả trong và ngoài nước với số lượng tác phẩm lớn
và chất lượng cao. Hà Minh Đức đã nhận xét: “Tô Hoài là nhà văn viết thành công
nhất, hấp dẫn nhất về các loài vật”[29, tr.465]. Sở trường này đã được thể hiện
ngay từ những ngày đầu Tô Hoài sáng tác văn chương với Dế Mèn phiêu lưu ký và
sau đó là tập truyện ngắn O chuột.
Tô Hoài sáng tác Dế Mèn phiêu lưu ký năm mới 17 tuổi. Tác phẩm ngay sau
khi được đăng lần đầu tiên trên tờ Truyền bá dành riêng cho thiếu nhi đã gây một
ấn tượng mạnh đối với các nhà văn và độc giả bấy giờ, và được đánh giá là tác
phẩm tiên phong cho phong trào sáng tác về đề tài loài vật. Đến nay, tác phẩm này
đã được dịch ra hơn 30 thứ tiếng và được tái bản nhiều lần.
Tô Hoài viết nhiều, với nhiều đề tài và thể loại, từ đề tài miền ngược đến đề
tài miền xuôi; từ truyện ngắn đến tiểu thuyết, truyện đồng thoại đến kịch bản
phim Ở đề tài và thể loại nào, Tô Hoài cũng viết hay và đạt được nhiều thành
công. Nhưng người ta vẫn nhớ đến Tô Hoài trước hết là nhà văn cho thiếu nhi với
sự thành công xuất sắc ở mảng truyện thiếu nhi về loài vật. Có được thành công đó
24
là nhờ tài năng, sự quan sát và khiếu miêu tả của ông, nhưng trên hết là nhờ tâm
huyết của nhà văn cho các tác phẩm của mình.
Sau Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài vẫn tiếp tục hành trình miêu tả thế giới
loài vật, mở đầu là tập truyện ngắn O chuột với 8 truyện ngắn và sau đó là rất
nhiều truyện ngắn khác. Viết về Tô Hoài
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004662_1_9919_2003217.pdf