Luận văn Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ lặn của trường cao đẳng nghề dầu khí

LỜI CAM ĐOAN . I

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT . VI

DANH MỤC CÁC BẢNG.VII

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐÔ THỊ. VIII

MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

VÀ KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ LẶN.4

1.1. Các khái niệm cơ bản về chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng . 4

1.1.1.Sản phẩm và các thuộc tính của sản phẩm. 4

1.1.2. Các đặc điểm của sản phẩm dịch vụ. 6

1.1.3. Khái niệm về chất lượng . 9

1.1.4. Chất lượng sản phẩm . 12

1.1.5. Chất lượng dịch vụ. 14

1.1.6. Khái niệm về quản lý chất lượng. 16

1.1.7. Quá trình hình thành và phát triển các mô hình quản lý chất lượng . 16

1.1.8. Các nguyên tắc cơ bản về quản lý chất lượng. 20

1.1.9. Một số công cụ, phương pháp Quản lý chất lượng . 22

1.2. Dịch vụ lặn và các đặc điểm của dịch vụ lặn . 24

1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển dịch vụ lặn. 24

1.2.2. Các loại hình lặn . 25

1.2.3. Sự cần thiết của dịch vụ lặn. 28

1.2.4. Các yêu cầu đối với dịch vụ lặn . 29

1.2.5. Các đặc điểm ảnh hưởng đến quản lý chất lượng trong dịch vụ lặn . 32

1.2.6. Các hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống tiêu chuẩn áp dụng trong

cung ứng dịch vụ lặn . 37

1.2.6.1. Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000.37

1.2.6.2. Hệ thống tiêu chuẩn của IMCA .38

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ lặn . 39

pdf130 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ lặn của trường cao đẳng nghề dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 14/7/1989 Tổng cục trưởng Tổng cục Dầu khí ra Quyết định số 562/DK-TC đổi tên Trường Công nhân kỹ thuật Dầu khí thành Trường Cán bộ - Công nhân Dầu khí trực thuộc Tổng cục Dầu khí có địa điểm tại huyện Châu Thành - Tỉnh Đồng Nai và có một phân hiệu của trường ở Vũng Tàu. Trường Cán bộ - Công nhân Dầu khí có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kĩ thuật, nghiệo vụ và công nhân chuyên ngành phục vụ cho yêu cầu phát triển của ngành Dầu khí. Ngày 09/9/1991, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng ra Quyết định số 376/CNNg-TCNS đổi tên Trường Cán bộ - Công nhân kĩ thuật Dầu khí thành Trung tâm Đào tạo Dầu khí Việt Nam. Trung tâm Đào tạo Dầu khí Việt Nam tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo quy chế Trường dạy nghề Nhà nước. Ngày 19/9/1995 Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam ra quyết định số 1252/DK-TCNS đổi tên Trung tâm Đào tạo Dầu khí Việt Nam thành Trung tâm Đào tạo và Cung ứng Nhân lực Dầu khí trực thuộc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, tên giao dịch quốc tế là PETROVIETNAM TRAINING AND MANPOWER SUPPLY CENTER viết tắt là PVTMSC, có Trụ sở tại thành phố Vũng Tàu và các Chi nhánh tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Bùi Thị Cẩm Vân Khóa 2010 - 2012 47 Ngày 24/7/2000 Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam ra Quyết định số 1106/QĐ-HĐQT về việc đổi tên Trung tâm Đào tạo và Cung ứng Nhân lực Dầu khí thành Trường Đào tạo Nhân lực Dầu khí trực thuộc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, có Trụ sở tại thành phố Vũng Tàu và các chi nhánh tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Ngãi. Ngày 10/3/2008 Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ra Quyết định số 478/QĐ-DKVN thành lập Trường Cao đẳng nghề Dầu khí trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng nghề Dầu khí có tên giao dịch quốc tế là PETROVIETNAM MANPOWER TRAINING COLLEGE viết tắt là PVMTC. Trụ sở chính tại số 43, đường 30/4, phường 9, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trải qua hơn 37 năm xây dựng và trưởng thành, Trường đã khẳng định vị thế của mình trước sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam, cùng đất nước tiến vào thiên niên kỷ mới. Ngày nay, Trường Cao đẳng nghề Dầu Khí đã xây dựng được một cơ sở đào tạo khang trang đang từng bước được hoàn chỉnh trở thành nơi đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành và cho xã hội. Thực hiện mục tiêu của nhà trường mà Đại hội Đảng bộ khoá XIII nhiệm kỳ 2010-2015 đề ra là: “Tập trung mọi nguồn lực thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng tâm là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu lao động của ngành Dầu khí Việt nam giai đoạn 2010-2020. Kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học, dịch vụ kỹ thuật và thực tế sản xuất để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên, học viên, đồng thời ổn định việc làm, tăng nguồn thu nhằm cải thiện đời sống cho người lao động và tái đầu tư mở rộng năng lực đào tạo của Trường. Xây dựng và phát triển Trường Cao Đẳng Nghề Dầu Khí vững mạnh toàn diện”. Trường có đội ngũ cán bộ, giảng viên giàu kinh nghiệm, được đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn tại các trường đại học, các cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế như Mỹ, Pháp, Úc, Nhật Bản, Nga, Thái Lan, Malaysia, Singapore....và được tiếp cận với thực tế sản xuất của các nhà máy trong ngành dầu khí. Với cơ sở Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Bùi Thị Cẩm Vân Khóa 2010 - 2012 48 vật chất khang trang, thiết bị hiện đại, đồng bộ, trường sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực cho Ngành, cho các dự án, các công trình trọng điểm của ngành Dầu khí, các đơn vị ngoài ngành và các nhà thầu dầu khí nước ngoài. Đội ngũ giáo viên không ngừng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, đã có 02 người là tiến sỹ, 25 người có trình độ Thạc sỹ, 03 người đang làm luận án Tiến sỹ và hơn 30 người đang theo học Cao học. Đội ngũ giáo viên thường xuyên được đào tạo, nâng cao trình độ ở trong nước cũng như ở nước ngoài và được tiếp cận với thực tế sản xuất thông qua các loại hình dịch vụ bảo dưỡng thiết bị tự động hóa và thiết bị công nghiệp, nên chất lượng giáo viên ngày một nâng cao, đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo. Với cơ sở vật chất khang trang, thiết bị hiện đại, đồng bộ, Trường sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực cho Ngành, cho các dự án, các công trình trọng điểm của ngành Dầu khí, cũng như các yêu cầu về nhân lực của các đơn vị ngoài ngành và các nhà thầu dầu khí nước ngoài đang hoạt động trên thềm lục địa Việt Nam. Cơ sở vật chất của Trường không ngừng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. 2.1.1.2. Quy mô Trường Cao đẳng Nghề Dầu khí hiện đang là một trong những trường đào tạo nghề có quy mô lớn nhất nước. Hệ thống trụ sở chi nhánh của Trường bao gồm:  Trụ sở chính của Trường tại Số 43 Đường 30/4, Phường 9, Thành phố Vũng Tàu là nơi làm việc, giao dịch của Hội đồng trường, Ban Giám hiệu và các Phòng chức năng và nơi tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao trình độ, là nơi tổ chức các lớp hội thảo chuyên đề, chuyển giao công nghệ... cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong ngành.  Cơ sở đào tạo An toàn Môi trường tại Số 120 Đường Trần Phú - Bãi Dâu, Phường 5, TP Vũng Tàu chuyên giảng dạy, cấp chứng chỉ các khoá học về an toàn, phòng chống cháy, các khoá an toàn chuyên ngành dầu khí và bảo vệ môi trường. Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Bùi Thị Cẩm Vân Khóa 2010 - 2012 49  Cơ sở đào tạo nguồn nhân lực trình độ Cao đẳng nghề và trung cấp nghề tại Phường Long Toàn, Thị xã Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chuyên đào tạo mới và đào tạo nâng cao đối với các ngành nghề phục vụ cho công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến, vận chuyển, tàng trữ... dầu khí.  Ngoài các cơ sở đào tạo tại Bà Rịa-Vũng Tàu, Trường còn có phân hiệu tại Nghệ An và Chi nhánh Hà Nội - là nơi tổ chức các khoá đào tạo và mở các lớp hội thảo chuyên ngành, và cũng là đầu mối liên hệ giữa Trường với Tập Đoàn Dầu Khí và các đơn vị khác trong và ngoài ngành. Ngày 26 tháng 01 năm 2013, Nhà trường đã tổ chức lễ khánh thành phân hiệu tại Nghệ An (tổng diện tích 20.000 m2) với các hạng mục công trình bao gồm: Nhà học 12 tầng với diện tích xây dựng 1.050 m2, diện tích sàn 12.410 m2; Nhà làm việc 5 tầng với diện tích xây dựng 500 m2, diện tích sàn 2.843 m2; Nhà xưởng 1 tầng với diện tích xây dựng 1.300 m2; Nhà ký túc xá 5 tầng với diện tích xây dựng 400 m2, tổng diện tích sàn 2.000 m2; Nhà ở giáo viên với diện tích xây dựng 400 m2, tổng diện tích sàn 2.000 m2; Nhà để xe với diên tích xây dựng 700 m2; Khu thể dục thể thao: sân bóng đá mini, sân bóng chuyền, Tennis, Cầu lông. Phân hiệu Nghệ An đưa vào sử dụng sẽ phục vụ đắc lực cho công tác đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao, cung cấp đội ngũ kỹ thuật, cán bộ quản lý có trình độ, công nhân kỹ thuật lành nghề cho ngành Dầu khí và cho xã hội, cho các khu công nghiệp lớn tại các tỉnh miền Trung. 2.1.1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh Trong những năm vừa qua, được sự quan tâm, đầu tư rất lớn từ Công ty mẹ (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam), cùng với quyết tâm đổi mới, nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, từ dịch vụ kỹ thuật đến dịch vụ đào tạo, Trường đã đạt được những thành tựu đáng kể. Ta có thể thấy được doanh thu của Trường Cao đẳng Nghề Dầu khí được chia theo từng loại hình dịch vụ qua bảng 2.1 dưới đây. Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Bùi Thị Cẩm Vân Khóa 2010 - 2012 50 Bảng 2.1: Doanh thu PVMTC giai đoạn 2008-2012 ĐVT: VNĐ Năm Loại hình 2008 2009 2010 2011 2012 DV đào tạo an toàn 9.489.907.556 11.324.092.154 12.761.045.292 13.639.996.732 14.358.055.804 DV đào tạo khác 29.541.418.183 23.875.070.329 36.464.305.702 70.807.440.334 53.799.206.180 DV đo lường, hiệu chỉnh thiết bị 1.602.479.184 584.579.178 7.188.710.930 1.451.273.781 3.191.187.316 DV lặn 44.967.198.848 74.036.311.826 77.055.477.902 107.431.724.603 122.147.296.020 DV cung ứng nhân lực - 37.396.576.695 174.685.174.935 325.471.504.816 385.116.547.945 Hoạt động khác 1.446.851.847 3.360.224.529 5.763.044.263 14.040.973.630 17.001.365.819 Tổng cộng 87.047.855.618 150.576.854.711 313.917.759.024 532.842.913.896 595.613.650.084 Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của PVMTC (2008-2012) Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Bùi Thị Cẩm Vân Khóa 2010 - 2012 51 87.047 150.576 313.917 532.842 595.613 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 2008 2009 2010 2011 2012 Triệu đồng 10.865 11.105 10.807 12.749 15.836 0 5.000 10.000 15.000 20.000 2008 2009 2010 2011 2012 Triệu đồng Hình 2.1: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu của PVMTC giai đoạn 2008-2012 Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy doanh thu của PVMTC trong những năm qua luôn tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, dù kinh doanh bất cứ ngành nghề gì thì chỉ tiêu chủ yếu mà doanhg nghiệp quan tâm cũng đều là lợi nhuận mang lại từ việc kinh doanh đó. Ta có thể thấy được mức độ tăng trưởng lợi nhuận trong giai đoạn 2008- 2012 ở Hình 2.2. sau: Hình 2.2: Biểu đồ tăng trưởng lợi nhuận gộp của PVMTC giai đoạn 2008-2012 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ Trường Cao đằng Nghề Dầu khí có các nhiệm vụ chính sau: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Bùi Thị Cẩm Vân Khóa 2010 - 2012 52 − Đào tạo nghề theo ba cấp trình độ: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề. − Bồi dưỡng, nâng cao trình độ kĩ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người lao động. − Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kĩ thuật – công nghệ, nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo. − Tuyển chọn, đào tạo và cung ứng nhân lực cho các đơn vị trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước. − Thực hiện liên doanh liên kết với các trường đại học, cao đẳng, các tổ chức đào tạo trong và ngoài nước để tổ chức đào tạo theo yêu cầu của Tập đoàn và các đơn vị khác có yêu cầu. − Tổ chức sản xuất, kinh doanh và dịch vụ theo qui định của pháp luật. Dựa vào các chức năng nhiệm vụ được Tổng Công Ty giao thì Nhà Trường có hai mảng hoạt động chính: − Các họat động đào tạo và dịch vụ đào tạo. − Các hoạt động dịch vụ kỹ thuật và cung ứng nhân lực cho các đơn vị dầu khí phù hợp với các ngành nghề đào tạo, bao gồm: lặn khảo sát, lặn xây lắp, bảo dưỡng, kiểm định các công trình dầu khí biển; dịch vụ thiết kế hệ thống, lắp đặt, bảo dưỡng, hiệu chuẩn, kiểm định các thiết bị đo lường, điều khiển tự động hóa; dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị công nghiệp. Trong đó dịch vụ lặn phục vụ xây lắp, khảo sát, giám định sửa chữa bảo dưỡng các công trình Dầu khí (kể cả phần dưới nước và trên mặt nước), các loại tàu biển, cầu cảng, thủy điện là một trong những hoạt động mạnh nhất của nhà Trường. Đặc biệt là các thợ lặn được đào tạo chính qui kết hợp với trang thiệt bị hiện đại có thể lặn và làm việc tới độ sâu 70 mét nước và có thể thực hiện các công việc hàn cắt dưới nước, quay phim chụp ảnh dưới nước. Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Bùi Thị Cẩm Vân Khóa 2010 - 2012 53 Trong những năm qua, Trường đã tổ chức và thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho hàng trăm nghìn lượt học viên với trên 70 chuyên ngành, có trình độ khác nhau, góp phần đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực cho các công ty Dầu khí Việt nam và các nước đang khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam. Bên cạnh công tác đào tạo, Trường còn thực hiện các dịch vụ kỹ thuật như: lặn khảo sát, giám định, xây lắp, sửa chữa, bảo dưỡng, hiệu chỉnh và kiểm định các công trình dầu khí cho Vietsopetro, JVPC, Petronas, Cửu Long JOC, Carigalli và các nhà máy, cầu cảng đem lại hiệu quả kinh tế cao nhằm tái đầu tư mở rộng đào tạo, góp phần vào sự phát triển của ngành Dầu Khí Việt Nam. Bước vào giai đoạn 2010 - 2015, trước sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và ngành công nghiệp dầu khí với nhiều dự án tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến và phân phối sản phẩm dầu khí, hóa dầu, nhiệt điện Trường chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, thị trường đào tạo và dịch vụ kỹ thuật, cải tiến phương pháp tổ chức, quản lý, mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, nhằm đáp ứng có hiệu quả nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực và dịch vụ kỹ thuật cho ngành, cho các nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam cũng như cho nền kinh tế quốc dân. Trong các hoạt động của mình, Trường luôn chú trọng đến Chính sách chất lượng, bao gồm chất lượng Đào tạo và chất lượng các Dịch vụ kỹ thuật, Trường đã được Tổ chức AFNOR Internationnal - Cộng Hòa Pháp cấp Chứng chỉ ISO 9001: 2008 cho hoạt động dịch vụ kỹ thuật và hoạt động đào tạo toàn Trường. Tiêu chí chính sách chất lượng của Trường là: “Uy tín, chất lượng, hiệu quả, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, chung sức tạo ra sự hài lòng cho khách hàng về dịch vụ đào tạo và dịch vụ kỹ thuật của Trường”. Phương châm của Trường là: “Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng là tạo ra cơ hội để duy trì và phát triển bền vững nhà Trường”. Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Bùi Thị Cẩm Vân Khóa 2010 - 2012 54 Trường Cao đẳng nghề Dầu Khí đang phấn đấu xây dựng Trường thành một cơ sở đào tạo khang trang, hiện đại, ngang tầm với các cơ sở đào tạo Dầu khí trong khu vực, góp phần xây dựng ngành Dầu khí - ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, trở thành Tập đoàn kinh tế mạnh, thực hiện sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước mà Đại hội Đảng lần thứ XI đã đề ra. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ nhân sự Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức Trường Cao đẳng Nghề Dầu khí Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng, Khoa:  Phòng Đào tạo: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy nghề hằng năm và dài hạn của nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức việc xây dựng các chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề, lập kế hoạch và tổ chức tuyển sinh, thi tốt nghiệp, công nhận và cấp bằng, chứng chỉ nghề, tổ chức thực hiện và quản lý quá trình đào tạo, bồi dưỡng nghề; quản lý việc kiểm tra, thi theo quy định, xây dựng và Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Bùi Thị Cẩm Vân Khóa 2010 - 2012 55 tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên; thực hiện các công việc giáo vụ gồm: lập các biểu bảng về công tác giáo vụ, dạy và học, thực hành, thực tập nghề; theo dõi, tổng hợp, đánh giá chất lượng các hoạt động dạy nghề; thống kê, làm báo cáo theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng như báo cáo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.  Phòng Kế hoạch – Tổng hợp: giúp hiệu trưởng trong việc quản lý các hợp đồng kinh tế, hợp đồng đào tạo, lập kế hoạch mua sắm vật tư và thiết bị, cấp phát vật tư, quản lý tài sản của trường. Xây dựng kế hoạch hoạt động của toàn Trường và tổng hợp báo cáo Tập đoàn quá trình thực hiện kế hoạch của Nhà trường.  Phòng Tài chính - Kế toán: giúp hiệu trưởng quản lý công tác tài chính. Lập kế hoạch thu chi hàng quý, hàng năm của trường; thực hiện các khoản thu chi; lập quyết toán hàng quý, năm theo quy định. Tổ chức kiểm tra các khoản thu và việc chi tiêu các khoản tiền vốn, sử dụng vật tư thiết bị và tài sản khác của tất cả các bộ phận trong trường, tổ chức định kỳ kiểm kê đánh giá tài sản, thiết bị kỹ thuật theo quy định của nhà nước.  Phòng Tổ chức - Hành chính: giúp hiệu trưởng trong việc sắp xếp tổ chức, quản lý và bồi dưỡng giáo viên, cán bộ, công nhân viên, thực hiện công tác hành chính tổng hợp, văn thư, lưu trữ, lễ tân đối ngoại, tổ chức thực hiện chính sách, chế độ đối với giáo viên, cán bộ công nhân viên, công tác bảo vệ nội bộ, thi đua khen thưởng và kỷ luật. Ngoài ra, Phòng được giao nhiệm vụ thực hiện công tác tuyển chọn và cung ứng nhân lực cho các đơn vị trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.  Phòng Công tác chính trị và quản lý HSSV: giúp hiệu trưởng trong việc giáo dục và quản lý học sinh; theo dõi giúp đỡ học sinh tự học, hoạt động văn hoá văn nghệ thể dục thể thao, quản lý học sinh ở nội trú, theo dõi sĩ số của học sinh học trên lớp, theo dõi thi đua và kỷ luật học sinh.  Phòng Dịch vụ Kỹ thuật: Với trên 30 năm cung cấp dịch vụ lặn hỗ trợ xây lắp và dịch vụ kỹ thuật lặn khảo sát, sửa chữa, bảo trì cho các nhà thầu dầu khí Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Bùi Thị Cẩm Vân Khóa 2010 - 2012 56 trong và ngoài nước, Phòng dịch vụ kỹ thuật đã xây dựng được một đội ngũ nhân sự có trình độ quốc tế và dày dạn kinh nghiệm thực tế. Với đội ngũ nhân sự và thiết bị máy móc hiện nay, Phòng dịch vụ kỹ thuật có thể thực hiện toàn bộ công tác lặn phục vụ xây lắp, lặn khảo sát, lặn sửa chữa công trình cho ngành dầu khí và các đối tác khác, đang từng bước vươn ra khu vực và trên thế giới. Ngoài việc thực hiện dịch vụ lặn, Phòng Dịch vụ Kỹ thuật còn tham gia giảng dạy cho lớp lặn thi công, thợ lặn sau khi tốt nghiệp được cung cấp cho các đơn vị trong và ngoài ngành đều phát huy được đào tạo và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được các đơn vị sử dụng đánh giá cao.  Khoa Dầu khí: Khoa Dầu khí quản lý và sử dụng những trang thiết bị hiện đại, đồng bộ cho công tác đào tạo và dịch vụ kỹ thuật như: Phòng mô hình mô phỏng hệ thống khoan dầu khí, Phòng mô hình mô phỏng hệ thống khai thác dầu khí, Phòng mô hình mô phỏng nhà máy chế biến dầu khí/hóa dầu, Phòng thí nghiệm hóa dầu. Với chức năng, nhiệm vụ là đào tạo các chuyên ngành Dầu khí, đặc biệt là chuyên ngành khoan – khai thác, lọc hóa dầu, chế biến dầu khí ở các trình độ Trung cấp nghề, Cao đẳng Nghề và bồi dưỡng nâng cao.  Khoa Cơ khí Động lực: được thành lập từ năm 2008 trên cơ sở hợp nhất các xưởng thực tập: xưởng hàn, xưởng cơ khí, xưởng động cơ, xưởng sửa chữa thiết bị công nghiệp và xưởng sửa chữa van. Khoa Cơ khí Động lực có nhiệm vụ: thực hiện đào tạo theo kế hoạch hằng năm được Nhà trường giao. Ngoài công tác đào tạo, Khoa còn thực hiện công tác dịch vụ kỹ thuật như: dịch vụ bảo dưỡng thiết bị công nghiệp, dịch vụ kiểm tra không phá hủy, dịch vụ xây lắp.  Khoa Điện – Tự động hóa: ngoài nhiệm vụ giảng dạy các khóa đào tạo theo kế hoạch của Trường giao còn thực hiện các loại hình dịch vụ đào tạo và dịch vụ kỹ thuật. Trong những năm qua, khoa Điện – Tự động hóa đã kỹ được nhiều hợp đồng dịch vụ kỹ thuật (như các dịch vụ: thiết kế lập trình hệ thống điều khiển, hiệu chuẩn, kiểm tra các thiết bị đo lường) với các nhà máy, xí nghiệp trong và ngoài Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Bùi Thị Cẩm Vân Khóa 2010 - 2012 57 ngành. Qua các dịch vụ này đã nâng cao trình độ, tay nghề cho giáo viên, học sinh – sinh viên và góp phần tăng doanh thu cho Nhà trường.  Khoa Đào tạo và Bồi dưỡng thường xuyên: được thành lập từ năm 2005, với nhiệm vụ là tổ chức, quản lý các lớp đào tạo ngắn và dài hạn, nhằm mục đích nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, đào tạo trước tuyển dụng cho cán bộ, công nhân viên ngành Dầu khí và ngoài xã hội.  Khoa An toàn Môi trường: Với đội ngũ giáo viên có khả năng giảng dạy lý thuyết và thực hành về an toàn môi trường, từ khóa học an toàn cơ bản đến các khóa chuyên ngành như: an toàn cứu hộ trực thăng, an toàn ngoài khơi và cứu sinh trên biển.  Khoa Ngoại ngữ: được giao nhiệm vụ tổ chức đào tạo ngoại ngữ cho học sinh – sinh viên nghề. Ngoài ra, Khoa Ngoại ngữ còn thực hiện dịch vụ đào tạo chuyên ngành ngoại ngữ cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành Dầu khí. 2.1.4. Dịch vụ lặn của Trường Cao đẳng Nghề Dầu khí Từ những năm đầu sau khi thành lập, Trường Cao đẳng Nghề Dầu khí đã được trang bị đầy đủ các thiết bị lặn chuyên dùng với công nghệ lặn tiên tiến bằng nguồn viện trợ của Vương Quốc Na-Uy. Bên cạnh việc viện trợ các trang thiết bị hiện đại, có chất lượng cao vào thời điểm đó, các chuyên gia của Vương Quốc Na- Uy đã huấn luyện cho những khóa thợ lặn đầu tiên của Trường Cao đẳng Nghề Dầu khí. Năm 1979, Trường Cao đẳng Nghề Dầu khí đã thành lập Phòng Lặn - Khảo Sát Và Kỹ Thuật Công Trình Ngầm với nhiệm vụ thực hiện dịch vụ lặn khảo sát, sửa chữa, lắp đặt công trình ngầm cho các công ty trong ngành dầu khí. Từ đó đến nay Trường không những tiếp nhận sử dụng hiệu quả các thiết bị công nghệ được viện trợ mà còn phát triển dịch vụ lặn và Phòng Lặn - Khảo Sát Và Kỹ Thuật Công Trình Ngầm (nay là Phòng Dịch vụ Kỹ thuật) của Trường trở thành một đơn vị thực Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Bùi Thị Cẩm Vân Khóa 2010 - 2012 58 hiện các dịch vụ lặn hỗ trợ xây lắp, bảo dưởng - sửa chữa và khảo sát công trình biển có chất lượng và uy tín hàng đầu ở Việt Nam. Trường có đội ngũ cán bộ kỹ thuật và thợ lặn chuyên nghiệp có nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao và được đào tạo thêm nhiều ngành nghề liên quan như hàn cắt dưới nước, quay video, chụp ảnh dưới nước, kiểm tra không phá hủy và khảo sát công trình đạt trình độ quốc tế. Trường đã kết hợp với nhiều công ty chuyên ngành lặn, khảo sát, bảo dưỡng và xây lắp công trình ngầm trong và ngoài nước để thực hiện các công trình đòi hỏi kỹ thuật cao, thiết bị hiện đại và công nghệ mới. Trường thường xuyên bổ sung, trang bị thêm nhiều thiết bị và tiếp nhận, học hỏi các kỹ thuật và công nghệ mới trong lĩnh vực lặn, công trình ngầm đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Do đó, trong những năm qua Trường đã liên tiếp nhận được nhiều hợp đồng/dự án trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ lặn phục vụ công tác xây lắp, bảo dưỡng, sửa chữa và khảo sát công trình biển cho gần 30 khách hàng trong và ngoài nước. 2.2. Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ lặn tại Trường Cao đẳng Nghề Dầu khí 2.2.1. Đánh giá chung về kết quả hoạt động của dịch vụ lặn 2.2.1.1. Doanh thu dịch vụ lặn Từ khi ra đời đến nay, cùng với việc được quan tâm đầu tư thích đáng, dịch vụ lặn trở thành một dịch vụ thế mạnh của Trường và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc tạo nguồn thu cho Trường. Có thể thấy, doanh thu dịch vụ lặn luôn tăng trưởng qua các năm. Trừ năm 2010 mức tăng doanh thu khá thấp, chỉ khoảng 4%, các năm còn lại tốc độ tăng trưởng doanh thu tương đối cao, và tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2008-2012 là 30%. Đây là một con số rất ấn tượng trong thời kỳ sản xuất kinh doanh luôn gặp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các đối thủ trong ngành. Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Bùi Thị Cẩm Vân Khóa 2010 - 2012 59 44.976 74.036 77.055 107.431 122.147 0 50.000 100.000 150.000 2008 2009 2010 2011 2012 Triệu đồng Đo lường, hiệu chuẩn 1% Lặn 33% Đào tạo khác 17% Đào tạo an toàn 6%Hoạt động khác 2% Cung ứng nhân lực 41% Hình 2.4: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu dịch vụ lặn giai đoạn 2008-2012 Dịch vụ lặn đã trở thành một thế mạnh của Trường Cao đẳng Nghề Dầu khí, góp phần nâng cao uy tín và thương hiệu của Trường trong ngành dịch vụ dầu khí. Hình 2.5: Doanh thu bình quân các dịch vụ (2008-2012) Tính bình quân các năm từ 2008 đến 2012, doanh thu của dịch vụ lặn chiếm 33% tổng doanh thu của Trường. Như vậy, doanh thu dịch vụ lặn chỉ đứng sau doanh thu dịch vụ cung ứng nhân lực (chủ yếu là cung ứng chuyên gia nước ngoài cho các dự án của các công ty dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam). Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Bùi Thị Cẩm Vân Khóa 2010 - 2012 60 Tuy nhiên điều này không thể khẳng định vai trò của dịch vụ cung ứng nhân lực quan trọng hơn dịch vụ lặn. Lý do là vì dịch vụ lặn là hoàn toàn do Trường tự thực hiện; khi thiếu nhân sự, thiết bị, Trường có thể thuê ngoài nhưng phần lớn công việc và toàn bộ các quá trình quản lý thực hiện cũng như quy trình thực hiện đều do Trường chịu trách nhiệm. Trong khi đó, dịch vụ cung ứng nhân lực Trường được Công ty mẹ chỉ định cung cấp cho một số khách hàng cùng thuộc Tổng công ty - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; do Trường chưa có kinh nghiệm nên Trường chỉ đứng trung gian ký hợp đồng với các khách hàng đó, rồi thuê lại các nhà thầu phụ thực hiện toàn bộ công việc, từ việc tìm chuyên gia nước ngoài, làm thủ tục xin giấy phép làm việc tại Việt Nam, trả lương, trả thuế, thuê nhà ở cho chuyên gia nước ngoài...; Trường hầu như không thực hiện khâu nào trong quá trình cung ứng nhân sự cho các khách hàng. 2.2.1.2. Thị trường và đối thủ cạnh tranh  Thị trường: Khách hàng chủ yếu của dịch vụ lặn khảo sát, sửa chữa, lắp đặt công trình ngầm là các công ty dầu khí có công trình đang họat động thăm dò, khai thác dầu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000271593_0808_1951663.pdf
Tài liệu liên quan