Luận văn Phân tích và đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty TNHH Đăng Công

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CẢM ƠN.ii

MỤC LỤC .iii

DANH MỤC VIẾT TẮT.vi

DANH MỤC BẢNG .vii

DANH MỤC HÌNH.viii

PHẦN MỞ ĐẦU .1

1. Lý do chọn đề tài . 1

2. Mục đích của đề tài . 2

3. Phương pháp nghiên cứu . 2

4. Đối tượng nghiên cứu . 3

5. Kết cấu luận văn. 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH. 4

1.1. Tổng quan về hiệu quả kinh doanh . 4

1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh . 4

1.1.2. Phân biệt giữa kết quả và hiệu quả kinh doanh . 5

1.1.3. Bản chất hiệu quả kinh doanh . 6

1.1.4 . Phân loại hiệu quả kinh doanh . 7

1.1.5. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh . 9

1.2. Nội dung và các chỉ tiêu dùng trong phân tích hiệu quả kinh doanh

. 10

1.2.1. Nội dung phân tích kết quả kinh doanh . 10

1.2.2. Hiệu quả tổng quát . 13

1.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào. 14

1.3.1. Hiệu quả sử dụng lao động . 14

1.3.2. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định . 14

1.3.3. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động . 15

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh . 15

1.5. Nội dung và phương pháp phân tích . 16

1.5.1. Nội dung phân tích . 16

pdf82 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích và đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty TNHH Đăng Công, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, song trên thực tiễn phương pháp đánh giá hiệu quả còn chưa được sự quan tâm hướng dẫn đúng đắn, hợp lý bởi các văn bản pháp quy nhất là đánh giá hiệu quả hoạt động thực tế của các doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, để đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của Công ty TNHH Đăng Công, học viên sẽ chủ yếu sử dụng chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp như: Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên vốn Đồng thời để xem xét một cánh toàn diện, luận văn sẽ phân tích các chỉ tiêu hiệu quả từng mặt. 26 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ĐĂNG CÔNG 2.1. Khái quát chung về Công ty TNHH Đăng Công Các thông tin chính về công ty TNHH Đăng Công như sau: - Tên Doanh nghiệp: Công ty TNHH Đăng Công - Địa chỉ trụ sở công ty: Thôn Phú Cường, xã Lãng Công, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. - Điện thoại: 0211 3635 888 - Fax: 02113 635 888 - Cơ sở pháp lý của công ty: Công ty TNHH Đăng Công được thành lập ngày 26/7/2005 theo giấy phép kinh doanh: 1902000760 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp. - Vốn điều lệ: 9.000.000.000 đ. - Công ty TNHH Đăng Công hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực là sản xuất may mặc. Trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty luôn giữ vốn điều lệ lớn hơn vốn ban đầu. Tuy nhiên ngoài nguồn vốn tự có ban đầu công ty vẫn huy động vốn góp từ bên ngoài nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Đăng Công là công ty mới thành lập, đi vào hoạt động kinh doanh chưa được bao lâu, kinh nghiệm thực tế ít ỏi, nguồn vốn đầu tư còn gặp nhiều khó khăn vì đây là công ty vốn dân doanh, ít được sự quan tâm và giúp đỡ từ phía nhà nước, vốn kinh doanh do cá nhân tự góp vào, tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình theo tỷ lệ vốn góp, do đó cũng gặp khá nhiều rủi ro. tuy nhiên, trong tám năm chính thức đi vào hoạt động, để bắt kịp với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế nước ta và đáp ứng nhu cầu của thị trường, các thành viên trong Công ty đã cùng nhau nỗ lực, đưa Công ty vượt qua những khó khăn của bước đầu chập chững để tiến những bước dài trên con đường hội nhập. Thị trường được mở rộng, mạng lưới tiêu thụ cũng được phát triển rộng khắp cả nước, cho đến nay, Công ty đang dần đi vào ổn định, bước đầu thu được lợi nhuận khá và chắc chắn thu được kết quả cao hơn trong thời gian tới. 27 2.1.2. Ngành nghề kinh doanh của Công ty Công ty TNHH Đăng Công hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực là sản xuất may mặc, trong đó sản xuất may mặc, gia công hàng may mặc xuất khẩu là chủ yếu. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty Cơ cấu bộ máy của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến đến từng phòng ban, bộ phận sản xuất kinh doanh thông qua các trưởng phòng, đảm bảo luôn nắm bắt được những thông tin chính xác về tình hình sản xuất kinh doanh, thị trường cũng như khả năng tài chính của Công ty. Hình 2.1. Sơ đồ mô hình tổ chức của Công ty TNHH Đăng Công Nguồn:Phòng tổ chức hành chính Công ty GIÁM ĐỐC PHÒNG CBSX PHÒNG TC - HC PHÒNGKẾ TOÁN CỬA HÀNG GTSP NGÀNH CƠ ĐIỆN Tổ 1,2,3,4 Tổ 9,10,11,12 XƯỞNG CẮT XƯỞNG GIẶT XƯỞNG MAY III XƯỞNG MAY II XƯỞNG MAY I Tổ 5,6,7,8 28 - Giám đốc xí nghiệp : Là người điều hành chung của xí nghiệp, chịu trách nhiệm cao nhất trong công việc quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như việc làm của cán bộ công nhân viên trong công ty theo luật lao động của Nhà Nước ban hành. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty. - Phòng tổ chức – hành chính : Chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất quản lý lao động, phục vụ công việc hành chính, tổ chức bảo vệ Công ty và y tế cho toàn Công ty. - Phòng kế toán : Chịu trách nhiệm huy động vốn, quản lý, phân phối vốn cho hoạt động sản xuất kịnh doanh. Tiến hành các nghiệp vụ kế toán, thống kê, hoạch định giá thành và phân tích hoạt động kinh tế. Tổ chức việc thanh lý, thanh toán hợp đồng và quyết toán với khách hàng một cách kịp thời, đúng pháp luật, tham mưu cho giám đốc về hoạt động tài chính trong toàn Công ty. - Phòng chuẩn bị sản xuất : Chịu trách nhiệm lập hạn mức cấp phát vật tư trong quá trình sản xuất, giám sát công nghệ kỹ thuật. Quản lý công tác kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động, thiết kế mẫu mã sản phẩm, chịu trách nhiệm cung ứng vật tư, bảo quản vật tư, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, quản lý sử dụng xe vận tải, tổ chức theo dõi hoạt động phục vụ của Công ty. Chịu trách nhiệm cân đối năng lực sản xuất, cân đối nguyên phụ liệu theo từng mã hàng, khách hàng; lên tiến độ chỉ đạo sản xuất kinh doanh, tổ chức ký kêt hợp đồng với khách hàng và giao kế hoạch sản xuất trong nội bộ Công ty cũng như đi gia công. - Mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy quản lý của công ty: Các phòng ban chức năng trong Công ty, ngoài việc thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao còn có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao nhất. Các bộ phận luôn có sự trao đổi thông tin một cách kịp thời, chính xác để giải quyết các vướng mắc, các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất, tạo cho bộ máy quản lý Công ty vận hành một cách linh hoạt, hiệu quả và có tính thích ứng cao với những biến đổi của môi trường. Phòng tổ chức hành chính có trách nhiệm thông báo các số liệu về lực lượng lao động, mức biến 29 động về lao động để phòng chuẩn bị sản xuất làm căn cứ tham mưu đề xuất với giám đốc trong việc ký kết các đơn vị hàng lập kế hoạch sản xuất cho phù hợp. Phòng chuẩn bị sản xuất có trách nhiệm thông báo với phòng kế toán về kế hoạch mua sắm vật tư, các chi phí khai thác vận chuyển nguyên vật liệu nhập ngoại và xuất thành phẩm để phòng kế toán có sự chủ động và đáp ứng một cách tốt nhất. Ngoài ra trong quá trình triển khai sản xuất các ngành may, ngành cắt, ngành cơ điện trong quá trình tiếp nhận kế hoạch và tổ chức sản xuất có vấn đề phát sinh vướng mắc gì thì phải thông báo ngay cho giám đốc hoặc các bộ phận liên quan để bàn bạc sử lý kịp thời nhằm hạn chế tối đa những tổn thất cho Công ty. Các bộ phận luôn có sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi cần thiết, đảm bảo cho sản xuất luôn ổn định và kết quả kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao. 2.1.4. Các sản phẩm chính và thị trường Sản phẩm sản xuất chủ yếu là : áo Jắc két, áo sơ mi, quần âu, vaý các loại,cho mọi lứa tuổi tùy vào nhu cầu của khách hàng ký hợp đồng. Bảng 2.1: Danh mục các sản phẩm chính TT Sản phẩm Đvt Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Áo jaket 2 lớp Tấn 44.500 46.000 47.000 48.500 2 Áo jacket 3 lớp 1.000 m2 29.000 31.000 32.000 34.000 3 Quần sooc 1.000 chiếc 30.000 32.000 33.000 35.000 4 Quần âu 1.000 chiếc 41.000 43.500 45.000 47.000 Nguồn: Phòng cán bộ sản xuất Thị trường chủ yếu là xuất đi các nước : Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Mê Xi Cô, Hàn Quốc, Canada, Bỉ, Nhật Bản, Nga. Đây là thị trường có tiềm năng rất lớn để Công ty khai thác , nhưng đồng thời Công ty cũng phải chịu sự cạnh tranh rất gay gắt của các đối thủ cạnh tranh khác đặc biệt là các công ty may mặc của trung quốc.Để đứng vững trong thị trường cạnh tranh rất khốc liệt này, Công ty đòi hỏi phải sản xuất được cac sản phẩm có chất lượng cao, giao hàng đúng kỳChính vì thế để đạt được những hợp đồng có giá trị , Công ty phải 30 ngày càng hoàn thiện hơn về công tác quản trị chất lượng giữ vững niềm tin trong khách hàng. * Nguyên vật liệu Do nhiệm vụ của doanh nghiệp của doanh nghiệp là sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu như : áo jăckét, áo sơ mi , quần sooc các loại nên nguyên vật liệu chủ yếu của xí nghiệp là: các loại vải, khóa, khuy, cúc.Sau đây là danh mục các nguyên vật liệu chính của xí nghiệp. Bảng 2.2: Danh mục nguyên vật liệu STT Tên vật tư Xuất xứ 1 Vải chính Hồng Kông 2 Vải lót túi Hồng Kông 3 Vải phối cạp Hồng Kông 4 Mêx dựng Hồng Kông 5 Nhãn đơn hang Hồng Kông 6 Nhãn cỡ Hồng Kông 7 Nhãn SD Hồng Kông 8 Nhãn đính cạp Hồng Kông 9 Nhãn in cỡ Hồng Kông 10 Nhãn dán thùng Hồng Kông 11 Khóa Hồng Kông 12 Cúc 4TP Hồng Kông 13 Thẻ bài Hồng Kông 14 Đệm nhựa Hồng Kông 15 Mắc treo Hồng Kông 16 Cúc nhựa Hồng Kông 17 Túi PE Hồng Kông 18 Chỉ 20/3 Việt Nam 19 Chỉ 20/2 Việt Nam 20 Chỉ 20/9 Việt Nam Nguồn: Phòng cán bộ sản xuất Công ty 31 Từ bảng trên ta thấy nguyên vật liệu của xí nghiệp hầu hết là được nhập từ Hồng Kông.Chính vì thế để cho hoạt động sản xuât được tiến hành một cách trôi chảy , Công ty luôn phải nhập trước các loại nguyên vật liệu từ Hồng Kông về để phục vụ kịp thời cho việc sản xuất và giao hang đúng hạn cho khách hang.Đây là một khó khăn rất lớn đối với xí nghiệp, hơn thế nữa nguyên vật liệu của ngành may mặc Việt Nam đang trong tình trạng khan hiếm.Điều này đòi hỏi Công ty phải có những biện pháp và tầm nhìn mới để khắc phục tình trạng này 2.1.5. Nguồn nhân lực của Công ty Do đặc điểm của sản xuất chủ yếu là lao động thủ công, lao động nữ chiếm đa số, chiếm khoảng 79,76% tổng số lao động toàn Công ty nên ảnh hưởng cho Công ty là không nhỏ. Hàng năm có rất nhiều công nhân nữ lập gia đình, phụ nữ nghỉ thai nghén, nghỉ sinh con, công nhân lành nghề đi lao động xuất khẩu và biến động công nhân trong các doanh nghiệp may tại địa bàn cũng làm Công ty gặp không ít khó khăn trong việc thu chi ngân sách, làm giảm tốc độ phát triển của Công ty. Tại thời điểm đánh giá(31/12/2013), toàn Công ty có 341 cán bộ công nhân viên : Trong đó: - Lao động gián tiếp : 25 người = 7,4% - Lao động trực tiếp sản xuất : 316 người = 92,6% - Lao động nam : 69 người = 20,24% - Lao động nữ : 272 = 79,76% - Trình độ đại học – cao đẳng : 24 người = 7,03% - Đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề bậc 2 trở lên : 131 người = 38,65 % - Đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề bậc 2 trở xuống : 184 người = 53,95% 32 Bảng 2.3 : Thống kê về số lượng lao động của Công ty Nguồn :phòng tổ chức - hành chính Công ty Bảng 2.4 Cơ cấu đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý của Công ty Chỉ tiêu ĐVT 2013 Độ tuổi BQ Tỷ lệ Cán bộ lãnh đạo, quản lý Người 2 45 0,59% Cán bộ quản lý Người 23 42 6,74% - Trưởng phòng Người 5 40 1,46% - Quản đốc 5 38 1,46% - Phó phòng Người 5 35 1,46% - Phó quản đốc (đốc công) Người 8 30 2,34% Công nhân trực tiếp SX 316 30,5 92,67% - Công nhân bậc 2 trở lên 132 29 38,65% - Công nhân bậc 2 trở xuống 184 32 53,95 % Nguồn :phòng tổ chức - hành chính Công ty Bảng 2.3 và 2.4 cho thấy đội ngũ lãnh đạo quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất của Công ty có độ tuổi bình quân khá trẻ. Đây là thuận lợi cho Công ty trong quá trình tiến hành sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên số lượng công nhân có tay nghề bậc 2 trở xuống còn chiếm tỷ lệ cao, sẽ là khó khăn khi Công ty sản xuất những sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao. - Kết cấu các loại lao động: Các bộ phận được tổ chức theo hình thức công nghệ với phương thức tổ chức sản xuất theo phương pháp dây chuyền liên tục. Quy trình sản xuất bắt đầu từ khi chế thử sản phẩm mẫu đến khi hoàn thành đơn hàng xuất cho khách hàng. - Lập trình mẫu mã kích thước: pha cắt bán thành phẩm, may lắp ráp, hoàn thiện sản phẩm nhập kho và xuất cho khách hàng. Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số lao động 290 295 314 310 341 Lao động nữ 240 243 255 256 272 Lao động nam 50 52 49 54 69 33 - Lao động công nghệ: lao động công nghệ trực tiếp làm việc tại xưởng cắt, 3 phân xưởng may gồm 12 tổ sản xuất, bộ phận hoàn thành. Các bộ phận sản xuất chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng sản phẩm của công đoạn mình phụ trách. - Lao động chủ yếu: là nữ chiếm 79,76% hay có biến động về hoàn cảnh gia đình, nghỉ thai sản, con ốm, Đây là bộ phận chủ yếu trực tiếp tác động đến kết quả sản xuất của Công ty, nó ảnh hưởng đến quá trình tổ chức lao động và công tác tiền lương của Công ty. - Lao động quản lý và lao động phục vụ: Lực lượng lao động hàng năm của Công ty đặc biệt là trong những năm gần đây mới chỉ giữ ở mức ổn định. Số lượng công nhân được tuyển dụng mỗi năm lên tới hàng chục người nhưng chỉ đủ bù đắp vào phần thiếu hụt lao động do số công nhân nghỉ chế độ hoặc luân chuyển công tác từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác tại địa phương nói riêng cũng như các doanh nghiệp cùng ngành nói chung. Nhìn chung chất lượng lao động của Công ty còn đang ở mức chưa cao. Đây là một khó khăn có ảnh hưởng không nhỏ tới việc ổn định và phát triển sản xuất của Công ty. 2.1.6. Cơ sở vật chất và trang thiết bị Đóng vai trò quan trọng trực tiếp gia công sản phẩm, máy móc thiết bị là một trong các yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm mà Công ty sản xuất ra. Chính máy móc thiết bị đã đổi mới công nghệ sản xuất, góp phần đổi mới quản lý và tổ chức sản xuất, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.Tạo ra mẫu mã mới, sản phẩm mới đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, đầu tư công nghệ sản xuất là quan tâm hàng đầu của Công ty. Thiết bị của Công ty chủ yếu là của hãng JuKi Nhật Bản sản xuất ngoài ra còn có một số máy chuyên dùng do Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Ý sản xuất. Hàng năm Công ty đều có kế hoạch bảo dưỡng, trung tu, đại tu và thay thế, đổi mới thiết bị. Những năm gần đây Công ty đã đầu tư xây dựng mới nhà xưởng và đổi mới thiết bị hết thời hạn, khấu hao, nâng cao trình độ công nghệ với các thiết bị hiện đại bao gồm : máy may bằng 1 kim thắt nút, máy 2 kim cơ động và cố định, máy thùa khuy điện tử, máy đính bọ điện tử, và một số 34 dụng cụ làm việc khác như : bàn là hơi, bàn là điện, kéo cắt tay, thước,Các thiết bị đầu tư đều được đưa vào sử dụng có hiệu quả, khai thác được tính năng và hiệu suất của máy phục vụ sản xuất một cách tốt nhất. Hiện nay trong Công ty có 5 xưởng sản xuất đó là : Xưởng giặt, xưởng cắt, xưởng may I, xưởng may II, xưởng may III với các chủng loại máy móc và số lượng như sau : Bảng 2.5: Thống kê các lọai thiết bị hiện nay có trong Công ty TT Chủng loại máy Số lựơng máy Tên nước sản xuất 1 Máy 1 kim 246 Nhật Bản ( JuKi ) 2 Máy 2 kim 25 Nhật Bản ( JuKi ) 3 Máy vắt sổ 23 Nhật Bản ( JuKi ) 4 Máy thùa khuy,bọ 31 Đài Loan 5 Bàn là hơi 30 Nhật Bản ( JuKi ) 6 Máy nén khí 02 Ý – Đài Loan 7 Máy giặt 06 Đài Loan – Nhật Bản 8 Máy vắt 03 Nhật Bản ( JuKi ) 9 Máy sấy 05 Nhật Bản ( JuKi ) 10 Máy thùa khuy điện tử 04 Nhật Bản ( JuKi ) 11 Máy đính bọ 13 Nhật Bản ( JuKi ) 12 Máy cắt 06 Nhật Bản 13 Máy ép mêx khổ rộng 02 Nhật Bản 14 Máy soi lỗi vải 01 Việt Nam 15 Máy đóng cúc kim loại 08 Việt Nam 16 Các loại máy chuyên dùng 86 Nhật Bản 17 Thiết bị nồi hơi 02 Nhật Bản Tổng cộng 493 Nguồn :Phòng cán bộ sản xuất Trong năm 2013 đã đầu tư mới 02 máy Vắt sổ tự động, 3 máy thùa khuy điện tử trị giá trên 01 tỷ đồng. Đó là sự đầu tư rất có hiệu quả, Thay thế những thiết bị đã được sử dụng lâu , hiệu quả thấp và lạc hậu. Từ đó đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. 35 2.1.7. Công nghệ và quy trình sản xuất Hình 2.2: Dây chuyền sản xuất Nguồn : Phòng cán bộ sản xuất Công ty Thuyết minh sơ đồ dây chuyền sản xuất: Từ nguyên liệu chính bao gồm vải, bông, dựng, mexđược chuyển qua công đoạn cắt, sau đó chuyển qua may, sau khi may xong, sản phẩm sẽ được chuyển qua bộ phận KCS kiểm tra chất lượng, ( Nếu sản phẩm có giặt thì sau khi may chuyển qua bộ phận giặt rồi mới chuyển cho bộ phận KCS). Những sản phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ được chuyển đến bộ phận hoàn tất, tại đây sản phẩm được là, đóng gói tạo ra những sản phẩm hoàn thiện theo đúng yêu cầu của khách hàng và nhập kho thành phẩm trước khi giao cho khách hàng. Do đặc điểm sản xuất và máy móc thiết bị của xí nghiệp, quy trình sản xuất các sản phẩm được thực hiện theo dây chuyền nước chảy mà trong đó bán thành phẩm được di chuyển tự do. Trong suốt quá trình hoạt động, Công ty đã không ngừng học hỏi, tiếp thu những công nghệ tiên tiến của các đơn vị trong ngành như : Công ty may Việt Tiến, công ty may Nhà Bè, công ty may Sông Kho Nguyên liu Kho Phụ liệu Cắt May KCS Là, đóng gói sp Kho thành phẩm Giặt 36 Hồng và không ngừng cải tiến cho phù hợp với mô hình và đặc thù riêng của mình. Đến thời điểm hiện nay, quy trình sản xuất của Công ty ngày càng hoàn thiện, đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng sản phẩm cũng như tiến độ về thời gian giao hàng đối với những khách hàng khó tính, giữ chữ tín với bạn hàng truyền thống và ngày càng thu hút nhiều khách hàng mới. 2.1.8. Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng và công tác quản lý doanh thu bán hàng Hàng đem bán ở công ty chủ yếu là thành phẩm ở giai đoạn cuối, sau khi trải qua quá trình sản xuất và gia công theo đơn đặt hàng của khách hàng. Ngoài ra công ty còn có bộ phận kinh doanh phụ cung cấp một số dịch vụ cho bên ngoài như dịch vụ vận tải cho khách hàng, tận dụng phế liệu như các loại vải vụn, bông cắt thừa, vật tư thừa do tiết kiệm nguyên vật liệu... Để kích thích quá trình tiêu thụ sản phẩm, đồng thời để phù hợp với khả năng thanh toán của mọi khách hàng đến với công ty, công ty đã sử dụng nhiều phương thức thanh toán tiền khác nhau nhưng chủ yếu là các phương thức bán hàng thu tiền ngay và bán hàng trả chậm. Ngoài việc sản xuất theo đơn đặt hàng công ty còn nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ như bán sản phẩm ở các đại lý với hình thức thanh toán định kỳ bán được bao nhiêu hàng trả tiền bấy nhiêu, nếu không bán được hàng công ty chấp nhận việc trả lại hàng của các đại lý. Để hỗ trợ cho việc bán hàng, công ty còn tổ chức quảng cáo, chào hàng, giới thiệu sản phẩm ở nhiều nơi, nhất là triển lãm, mở quầy giới thiệu sản phẩm nhằm thu hút khách hàng ở mẫu mã, chất lượng các loại áo Jacket, sơ mi... Các khách hàng đến với Công ty đều có được sản phẩm với chất lượng cao, phù hợp với điều kiện người tiêu dùng, giá cả hợp túi tiền và có thể lựa chọn hình thức thanh toán thích hợp nhất. Mặt khác, với các khách hàng thường xuyên công ty cho phép mang hàng đi, khi bán được mới phải thanh toán và nếu hàng bị kém phẩm chất hoặc lỗi thời có thể đem tới công ty đổi lấy hàng mới hoặc trả lại. Với các đại lý hợp đồng dài hạn sẽ được hưởng chính sách ưu tiên như hưởng % hoa hồng và có thưởng nếu bán được nhiều hàng. Về công tác quản lý doanh thu bán hàng, công ty luôn chú ý đúng mức một số điểm như sau: 37 * Về quy cách phẩm chất sản phẩm: Trước khi cho nhập kho, thành phẩm đã được bộ phận KCS của công ty kiểm tra lại một cách nghiêm ngặt về chất lượng và quy cách, kiên quyết không cho nhập những thành phẩm không đạt yêu cầu.Khi giao hàng cho khách hàng, công ty cử người kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng, qui cách sản phẩm sản xuất so với chứng từ xuất kho. * Về khối lượng thành phẩm xuất bán: Phòng kế hoạch sản xuất đảm nhận viết lệnh xuất kho (phiếu xuất kho) và hạch toán chi tiết thành phẩm do phòng kế toán làm. Do đó, phòng kế toán và phòng kế hoạch nắm chắc tình hình hiện có của từng loại, từng thứ thành phẩm là cơ sở để ký kết hợp đồng bán hàng viết lệnh xuất giúp khách hàng có thể nhận hàng một cách dễ dàng, nhanh chóng, khâu thanh toán tiền hàng và giao nhận hàng không gây phiền hà gì cho khách hàng. * Về giá cả: Công ty sử dụng giá bán động, tức là giá bán được xác định trên cơ sở giá thành sản xuất thực tế và sự biến động của cung cầu thị trường. Do có sự thay đổi thường xuyên về giá bán nên tại phòng kế toán luôn có bảng thông báo giá bán để mọi khách hàng tới mua hàng đều biết. Trên bảng thông báo có ghi rõ giá bán cho từng loại, từng thứ sản phẩm và thời hạn có hiệu lực của giá để khách hàng tiện theo dõi. 2.1.7. Nguồn vốn và tài sản Bảng 2.6: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Đăng Công giai đoạn 2009 - 2013 TT Các chỉ tiêu cơ bản Đơn vị tính Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 2 Tổng TS (đến 31/12) Trong đó : - TS lưu động - TSCĐ$ ĐTDH Tổng NV(đến 31/12) Trong đó : - NVCSH - Nợ phải trả Tr.đồng Tr.đồng 16.967 7.296 9.671 16.967 9.841 7.126 16.627 8.064 8.563 16.627 9.644 6.983 16.129 7.419 8.709 16.129 9.355 6.774 15.483 6.968 8.516 15.483 8.980 6.503 14.709 6.472 8.237 14.709 8.531 6.178 38 (Nguồn : Phòng kế toánCông ty ). Bảng 2.7: Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty TNHH Đăng Công ĐVT : Triệu Đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1.Nguồn vốn KD 16 967 16 627 16 129 15 483 14709 2.Vốn cố định 9 671 8 563 8 709 8516 8237 3. Vốn lưu động 7 296 8 064 7 419 6967 6472 4.VCĐ/VKD 0,569 0,527 0,539 0,550 0,559 5.VLĐ/VKD 0,431 0,473 0,461 0,450 0,441 Nguồn :Phòng kế toán Công ty Tổng tài sản của Công ty : giảm dần theo các năm là do khấu hao tài sản cố định tăng lên. Năm 2010 các chỉ tiêu về tổng doanh thu, lao động bình quân, thu nhập bình quân/ tháng, sản lượng quy đổi giảm xuống đó là do năm 2010 Công ty gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn đó là nguồn hàng bị giảm một cách đáng kể khi thị trường thế giới có sự cạnh tranh gay găt, nguồn nguyên vật liệu khan hiếm, cũng trong năm 2010 Công ty đang trong tình trạng cắt giảm lao động, tổ chức sắp xếp lại sản xuất chính vì thế đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 3 4 5 6 7 8 Tổng doanh thu Tổng KHTSCĐ LNST Tỷ suất LN Trong đó : - TSLNTT trên DT - TSLNTT trên TTS Thuế $ các khoản nộp NSNN Lao động BQ TNBQ/tháng Tr.đồng Tr.đồng Tr.đồng % % Tr.đồng Người 10.456 1.527 473 0,045 0,024 0,30 1.823 9.874 1.558 340 0,034 0,02 0,31 1.681 12.593 1.651 480 0,038 0,029 0,35 1.920 16.991 1.783 853 0,052 0,055 0,40 2.353 26.336 1.961 1.513 0,057 0,01 0,48 2.866 39 Hình 2.3. Biểu đồ biểu diễn doanh thu, chi phí và lợi nhuận qua các năm 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 Triệu đồng 2009 2010 2011 2012 2013 Năm Doanh thu Chi phí Lợi Nhuận Từ năm 2009 đến 2013 các chỉ tiêu về tổng doanh thu, lao động bình quân, thu nhập bình quân/ tháng, sản lượng quy đổi tăng đều theo các năm. Đây là dấu hiệu rất đáng khích lệ cho tập thể Công ty. Điều này chứng tỏ rằng Công ty đã nỗ lực vượt qua khó khăn của năm 2010 từ đó nâng cao kết quả sản xuất, nâng cao mức sống cho CBCNV, tạo vị thế vững chắc trên thị trường. Công ty đã chủ động được nguồn vốn chủ sở hữu của mình để đào tạo dưới nhiều hình thức cho công nhân như : đào tạo tại chỗ, gửi công nhân học tập ngoài giờ các lớp do các trung tâm giảng dạy cũng như các trường đào tạo chuyên ngành may, kỹ thuật may. Bên cạnh đó còn đầu tư máy móc thiết bị chuyên dùng mới phù hợp với yêu cầu của khách hàng, sản xuất các mặt hàng đặc chủng, xuất sang các nước châu Âu. Ngoài những khó khăn trên Công ty còn gặp những khó khăn về sản xuất như : chi phí sản xuất tăng, giá thành sản phẩm thấp, giá điện tăng 40 Từ những khó khăn trên, với sự nỗ lực phấn đấu bằng nhiều hình thức về tổ chức sản xuất, quản lý, Công ty đã phát huy nội lực của mình đạt được những kết quả qua hàng năm. Cụ thể doanh thu tăng trưởng 155%, thu nhập bình quân tăng 132%, hoàn thành nghĩa vụ với Nhà Nước, giải quyết công ăn việc làm cho 341 công nhân trong đơn vị. Qua phân tích về tỷ suất lợi nhuận cho chúng ta biết đây là bước tiến của Công ty theo chiều hướng tích cực hơn, là nguồn động viên tinh thần cho công nhân lao động trong Công ty, tạo dựng lòng tin với khách hàng. Qua bảng 6 ta thấy năm 2013 nguồn vốn kinh doanh của Công ty có giảm đi nhưng không thay đổi đáng kể so với năm 2012. Năm 2012 vốn cố định của Công ty chiếm tỉ trọng là 55% , vốn lưu động chiếm 45% đến năm 2013 nguồn vốn cố định chiếm tỉ trọng 55,9% cao hơn so với năm 2012 là 0,9% sự thay đổi này không phải đáng kể nhưng cũng cho ta biết được rằng Công ty đã phần nào chú trọng hơn vào việc đầu tư máy móc, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh.Trong điều kiện khoa học công nghệ ngày càng phát triển việc đầu tư trên là đúng hướng. 2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH Đăng Công 2.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn của Công ty TNHH Đăng Công Trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và của Công ty TNHH Đăng Công nói riêng. Vốn kinh doanh là một trong những yếu tố hết sức quan trọng. Việc sử dụng vốn kinh doanh hợp lý, hiệu quả chính là một trong những yêu cầu quan trọng của nhà quản lý, phải thường xuyên đáp ứng để mang lại hiệu quả chung cho toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Để phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn của công ty ta sử dụng các chỉ tiêu sau đây: - Năng suất sử dụng tổng vốn theo doanh thu (HV) Hv = Tổng doanh thu trong kỳ Tổng vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ 41 Chỉ tiêu này cho ta biết cứ một đồng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì đem lại bao nhiêu đồng doanh th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273467_3339_1951506.pdf
Tài liệu liên quan