MỞ ĐẦU .4
1. Lý do chọn đề tài .4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.5
3. Đối tƯợng và phạm vi nghiên cứu.8
4. Mục tiêu nghiên cứu.8
5. Nguồn tƯ liệu và phƯơng pháp nghiên cứu .8
6. Đóng góp chủ yếu của luận văn .10
7. Bố cục luận văn.11
CHƯƠNG 1. SỰ HÌNH THÀNH QUAN HỆ TRIỀU CỐNG GIỮA ĐẠI VIỆT
VỚI TRUNG QUỐC TRONG GIAI ĐOẠNTHẾ KỈ XV-XVI .12
1.1. Khái quát về quan hệ triều cống giữa Đại Việt với Trung Quốc trƯớc
thế kỉ XV.12
1.1.1. Giai đoạn trước thế kỉ XIII.12
1.1.2. Giai đoạn từ thế kỉ XIII đến đầu thế kỉ XV .14
1.2. Bối cảnh Đại Việt trong thế kỉ XV-XVI .18
1.2.1. Tình hình chính trị - quân sự.18
1.2.2. Tình hình kinh tế.23
1.3. Trung Quốc dƯới thời nhà Minh (thế kỉ XV-XVI) .29
1.3.1. Tình hình chính trị - quân sự.29
1.3.2. Tình hình kinh tế.32
1.3.3. Tình hình văn hóa – tư tưởng .35
Tiểu kết chương 1.37
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG TRIỀU CỐNG GIỮA ĐẠI VIỆT VỚITRUNG
QUỐC TRONG THẾ KỈ XV-XVI .
2.1. Hoạt động triều cống giữa triều Lê sơ với nhà Minh
2.1.1. Lệ cống và cống phẩm .
2.1.2. Lộ trình đi sứ .
2.1.3. Thành phần sứ đoàn.
43 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan hệ triều cống Đại việt - Minh thế Kỉ XV - XVI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0]. Nhà Nguyên cũng có dụ quy định về việc thực hiện quan hệ triều
cống giữa hai nước, về vấn đề thời gian cũng như thành phần sứ đoàn đi cống: “dụ cứ
3 năm một kỳ cống, phải tuyển những người nho sĩ, thầy thuốc, thầy số, thầy bói và các
hạng thợ, mỗi hạng ba người, cùng với sản vật như trầm hương, sừng tê, ngọc trai, đồi
mồi, vàng bạc, ngà voi, bát sứcùng đem đến cống’’ [4, tr.220]. Sau khi nhận được tờ
dụ, vua Trần Thánh Tông sai Viên ngoại lang Dương An Dưỡng sang tạ ơn và xin định
cống vật. Từ năm 1263, lệ cống 3 năm một lần cống bắt đầu được thực hiện. Sự kiện này
có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ giữa hai nước, nhất là về vấn đề
triều cống. Trước kia hoạt động triều cống giữa Đại Việt và Trung Quốc chưa có quy
định rõ ràng, được thực hiện vào những dịp tùy ý thì nay đến triều Trần đã được hợp thức
hóa theo một thể lệ rõ ràng hơn.
Mặc dù lệ cống 3 năm đã được phía nhà Nguyên chấp nhận nhưng trên thực tế, hoạt
động triều cống của triều Trần với nhà Nguyên chỉ được thực hiện ở một số năm đầu và
một số thời điểm nhất định chứ không được duy trì liên tục. Có sự gián đoạn trong quan hệ
triều cống giữa hai nước là do âm mưu và những cuộc chiến tranh xâm lược mà nhà
Nguyên thực hiện với Đại Việt. Sự thất bại của nhà Nguyên trong chiến tranh xâm lược
Đại Việt cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ giữa hai nước, trong đó có vấn đề triều
18
cống. Theo thống kê từ chính sử, trong suốt thời Trần, Đại Việt chỉ thực hiện triều cống với
nhà Nguyên vào các năm 1278, 1289, 1292 và năm 1331. Sự kiện cuối cùng nói về việc
triều Trần sang cống nhà Nguyên là vào năm 1331, nhân dịp vua Nguyên sai sứ sang thông
báo việc lên ngôi, vua Trần Hiến Tông sai Doãn Tử Trinh sang sứ. Nội dung của những
chuyến đi sứ này không được ghi chép rõ ràng mà chỉ ghi chung chung là sang tiến cống
nhà Nguyên; thành phần sứ đoàn, lễ vật đem theo, thời gian đi sứcũng không được ghi
chép cụ thể.
Ngoài những chuyến đi sứ với mục đích triều cống, triều Trần còn cử sứ giả sang
nhà Nguyên vào những dịp vua mới lên ngôi, tạ ơn, sang thăm hỏinhằm duy trì mối
quan hệ giữa hai nước.
Với nhà Minh: năm 1368, Chu Nguyên Chương lãnh đạo cuộc khởi nghĩa lật đổ
nhà Nguyên, thiết lập triều Minh, mối quan hệ giữa triều Trần với triều Minh cũng được
thiết lập. Trước đó, vào năm 1359, khi cuộc khởi nghĩa của Chu Nguyên Chương đang
diễn ra, nghĩa quân đang cầm cự với Trần Hữu Lượng, Chu Nguyên Chương đã sai người
sang thông hiếu với Đại Việt [4, tr.22]. Đáp lại sự kiện này, vua Trần Dụ Tông đã sai Lê
Kính Phu thông hiếu với Trung Quốc để dò xét tình hình. Sau khi lên ngôi, Minh Thái Tổ
sai Dịch Tế sang thăm. Vua Trần sai Lễ bộ thị lang Đào Văn Đích sang thăm lại nhà
Minh.
Như vậy, trong suốt thời gian tồn tại, triều Trần đã thiết lập và duy trì mối quan hệ
với cả nhà Nam Tống, Nguyên và Minh. Với mỗi triều đại này, triều Trần đều có chính
sách khéo léo trong việc duy trì việc qua lại, thăm hỏi và triều cống. Với sự kiện nhà
Nguyên và triều Trần thống nhất lệ cống ba năm một lần đánh dấu bước phát triển mới
trong quan hệ triều cống giữa hai nước, là cơ sở để những triều đại sau của Đại Việt tiếp
tục duy trì và thực hiện.
* Dưới triều Hồ:
Năm 1400, Hồ Quý Ly lập ra triều Hồ (1400-1407), quan hệ với nhà Minh không
còn được duy trì như trước. Nguyên nhân chủ yếu là do triều Hồ lúc này đang phải tập
trung vào công cuộc ổn định tình hình trong nước, giải quyết cuộc khủng hoàng toàn diện
19
từ cuối triều Trần. Mặt khác, do phía nhà Minh ngày càng thể hiện rõ âm mưu xâm lược
Đại Việt, tìm mọi cách để hạch sách, đòi hỏi....
Từ đó, việc qua lại thăm hỏi giữa hai nước không được tiến hành. Sử cũ chỉ ghi
chép khái quát một số sự kiện và nội dung cũng không cụ thể. Sự kiện đầu tiên được nhắc
đến là vào năm 1403, vua Minh sai Ổ Tu sang báo tin vua Minh lên ngôi và đổi niên hiệu.
Tuy nhiên, sử sách sau đó không thấy ghi chép về việc triều Hồ cử người sang chúc
mừng. Dưới thời Hồ Hán Thương, Đại Việt phải liên tiếp đối phó với những đòi hỏi, sách
nhiễu từ phía nhà Minh: “bấy giờ sứ nước Minh đi lại liên tiếp ngoài đường, có người
yêu sách, có người trách hỏi. Hán Thương sai người tùy phương cứu giải, vất vả việc ứng
tiếp’’ [29, tr.440]. Đối với hoạt động triều cống, dưới triều Hồ duy nhất có một lần Hồ
Hán Thương sai Phan Hòa Phổ “đem hai con voi đen và trắng biếu nước Minh’’[29,
tr.441]. Nguyên nhân của việc Hồ Hán Thương sai người đem đồ sang biếu nước Minh là
do trước đây Chiêm Thành đã cống cho Đại Việt hai con đen và trắng, dâng đất để xin
hòa hoãn nhưng lại tâu với vua Minh là họ Hồ chiếm đất và bắt cống voi. Nhà Minh có
cớ để sai sứ sang trách hỏi về vấn đề này. Ngoài ra, trong suốt triều Hồ không thấy có ghi
chép thêm sự kiện nào về vấn đề triều cống giữa hai nước. Như vậy, quan hệ triều cống
giữa Đại Việt với Trung Quốc đến triều Hồ đã bị gián đoạn, hoạt động thăm hỏi, qua lại
không được thực hiện thường xuyên, hoạt động triều cống không được thực hiện theo lệ
ba năm một kì cống được hình thành từ thời Trần.
Từ năm 1406, nhà Minh đẩy mạnh những hành động xâm lược Đại Việt, đến năm
1407, triều Hồ kháng chiến thất bại, Đại Việt bước vào thời kì Minh thuộc (1407-1427).
Từ đây, quan hệ triều cống giữa hai nước chấm dứt, thay vào đó là quan hệ thống trị của
nhà Minh đối với nhân dân Đại Việt.
1.2. Bối cảnh Đại Việt trong thế kỉ XV-XVI
1.2.1. Tình hình chính trị - quân sự
Dưới ách đô hộ của nhà Minh, nhân dân Đại Việt đã nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa,
trong đó tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Sau gần 10 năm
(1418-1427) chiến đấu gian khổ, nghĩa quân Lam Sơn đã giành nhiều chiến thắng quan
trọng, gần đi đến thắng lợi cuối cùng. Chính trong hoàn cảnh đó, ban lãnh đạo của khởi
20
nghĩa đã chủ trương dùng biện pháp đàm phán, kết hợp giữa đấu tranh quân sự với ngoại
giao nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh, tránh bớt họa binh đao cho nhân dân hai
nước. Trong những bức thư gửi tướng nhà Minh, Nguyễn Trãi vạch rõ, nếu việc thương
lượng thành công thì mau chóng kết thúc chiến tranh, điều đó không những có lợi cho
nhân dân Đại Việt mà còn có lợi cho nhân dân và quân lính nhà Minh. Với những lời lẽ
sắc bén, khôn ngoan, Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ trương của nghĩa quân là sẵn sàng
giảng hòa mở đường cho quân Minh con đường rút quân trong danh dự, giữ thể diện cho
”thiên triều”. Tuy nhiên, tướng nhà Minh là Vương Thông luôn giữ thái độ chần chừ,
lưỡng lự, lấy cớ chưa có lệnh của triều đình nên chưa có câu trả lời dứt khoát. Trong
những bức thư cuối cùng gửi cho Vương Thông, Nguyễn Trãi đã phân tích một cách có
lý có tình để xóa bỏ những ngờ vực, lo lắng của Vương Thông. Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã
đề xuất việc trao đổi con tin, thậm chí Lê Lợi đã cho con trai mình là Tư Tề cùng tướng
Lưu Nhân Chú vào thành Đông Quan làm con tin với mục đích khiến cho Vương Thông
tin và thực sự đầu hàng. Cuộc đàm phán về việc rút toàn bộ quân Minh về nước đã thành
công và kết thúc bằng một hội thề được tổ chức vào ngày 10-12-1427 tại một địa điểm ở
phía Nam thành Đông Quan. Vương Thông đại diện cho quân Minh cam kết rút hết quân
về nước, bắt đầu từ ngày 29-12-1427.
Văn bản hội thề Đông Quan đã đi vào lịch sử như một bản hiệp định rút quân. Đây
là lần đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, bằng những thắng lợi về quân
sự đập tan ý chí xâm lược của quân thù, và với một bản hiệp định đã buộc quân xâm lược
phải trịnh trọng dưới hình thức tuyên thệ, tuyên bố rút quân về nước, từ bỏ dã tâm xâm
lược Đại Việt.
Như vậy, dù đang giành thế chủ động trong cuộc chiến, liên tiếp giành những
thắng lợi quyết định, đẩy quân Minh vào thế bị động nhưng Lê Lợi và nghĩa quân Lam
Sơn vẫn chủ trương thương lượng với nhà Minh, mong muốn kết thúc chiến tranh nhanh
chóng, sẵn sàng tạo mọi điều kiện để quân Minh rút quân về nước. Chủ trương nảy của
nghĩa quân là một bước đi đúng đắn, khôn khéo trong thời điểm bấy giờ do nhà Minh vẫn
là một trong những triều đại phong kiến lớn mạnh trong lịch sử Trung Quốc, nên việc thất
bại trong chiến tranh giữa là điều không dễ dàng chấp nhận. Ban lãnh đạo của khởi nghĩa
21
Lam Sơn hiểu rõ rằng khi khởi nghĩa giành thắng lợi, việc thiết lập lại và duy trì mối
quan hệ với nhà Minh là tất yếu. Chính vì vậy, việc chủ động thương lượng, viết thư
giảng hòa, nhanh chóng kết thúc chiến tranh mà vẫn giữ được thể diện cho nhà Minh là
cần thiết. Đây là cơ sở quan trọng cho việc tái thiết lập quan hệ với nhà Minh sau chiến
tranh, trong đó có quan hệ triều cống.
Sau khi khởi nghĩa Lam sơn giành thắng lợi, năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế,
lấy niên hiệu là Thuận Thiên, lập nên triều Lê sơ (1428-1527). Triều Lê sơ sau khi thành
lập phải đối diện với nhiều khó khăn ở cả trong và ngoài nước. Ở trong nước, tình hình
gặp khó khăn do đất nước trải qua hơn 20 năm sống dưới ách thống trị của nhà Minh,
kinh tế khó khăn, người dân ly tán, chính quyền nhà nước mới thành lập, đời sống nhân
dân gặp nhiều khó khăn. Ở bên ngoài, triều Lê sơ gặp khó khăn trong việc thiết lập lại
quan hệ bang giao với nhà Minh do phía nhà Minh vẫn còn tâm lý cay cú vì thất bại. Việc
giải quyết những khó khăn trong và ngoài nước là việc làm cần thiết để xây dựng một
vương triều vững chắc trong thời điểm bấy giờ.
Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi lãnh thổ, triều Lê sơ hướng tới xây dựng một
mô hình nhà nước tập quyền mới. Nhắc đến thể chế chính trị mới dưới thời Lê sơ phải kể
đến công lao của Lê Thái Tổ và Lê Thánh Tông. Nếu Lê Thái Tổ là người có công thu
phục lại giang sơn, đặt nền móng ban đầu cho việc xây dựng thể chế chính trị mới thì Lê
Thánh Tông chính là người đã hoàn thiện và đưa thiết chế quân chủ tập quyền phát triển
đến đỉnh cao.
Ở trung ương, vua Lê Thánh Tông đã tiến hành điều chỉnh lại các cơ quan quản lý
nhà nước và các chức quan liên quan, xoá bỏ một số cơ quan và chức quan trung gian
trong bộ máy nhà nước thời điểm đó. Các chức vụ trung gian giữa vua và các cơ quan
hành chính như Tướng quốc, Bộc xạ, Tư đồ, Đại hành khiển đều bị bãi bỏ. Vua trực
tiếp chỉ đạo 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) do quan Thượng thư đứng đầu. Những
bộ này là cơ quan chính phụ trách mọi mặt của triều đình. Giúp việc cụ thể có 6 tự, Viện
Hàn lâm, Viện quốc sử, Quốc tử giám, Bí thư giám. Với những việc làm trên có thể nhận
thấy quyền lực của đất nước giờ đây tập trung trong tay vua. Nhà vua là người đứng đầu
22
đất nước, có quyền lực, nắm mọi quyền hành, giúp việc cho vua có nhiều cơ quan với
chức năng khác nhau.
Ở địa phương, tại các đạo Thừa tuyên, vua Lê Thánh Tông đặt chế độ Tam ty: Đô ty
(Đô tổng binh sứ ty, có nhiệm vụ phụ trách quân đội), Thừa ty (Thừa chính sứ ty, phụ trách
các việc hành chính - dân sự) và Hiến ty (Hiến sát sứ ty, phụ trách việc thanh tra và giám
sát). Dưới đạo Thừa tuyên là các phủ, đứng đầu là Tri phủ, dưới có huyện, đứng đầu là Tri
huyện và châu đứng đầu là Tri châu. Đơn vị hành chính cấp cơ sở là xã ở đồng bằng và các
trang, sách, động ở miền núi. Ở cấp xã, xã quan được đổi thành xã trưởng. Với các khu vực
miền núi, triều Lê sơ vẫn giao cho các tù trưởng cai quản như trước kia. Những việc làm
này thực hiện theo đúng chủ trương của vua Lê Thánh Tông nhằm: “đảm bảo sự thống nhất
trong chính quyền từ trên xuống dưới, từ trung ương đến địa phương, các chức lớn nhỏ
ràng buộc nhau, nặng nhẹ cùng gìn giữ nhau, lẽ phải của nước không bị chuyện riêng, việc
lớn của nước không đến lung lay, khiến có thói tốt làm hợp đạo, đúng phép” [32, tr. 321].
Lê Thánh Tông sau khi lên ngôi đã nhanh chóng chấm dứt tình trạng xung đột
cung đình, đặc biệt là mối hiềm khích, tranh giành lợi ích, quyền lực giữa các phe phái.
Ông đã có nhiều nỗ lực lớn để lập lại kỷ cương đất nước, duy trì sự ổn định chính trị và
đẩy mạnh sự nghiệp phục hưng dân tộc. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông ban hành Hiệu
định quan chế nhằm củng cố chế độ quân chủ tập quyền, khẳng định quyền lực tối cao
của nhà vua. Nhà Việt Nam học người Hàn Quốc là Insun Yu đã nhận xét: “Nếu coi thiết
chế chính trị mà Lê Thánh Tông thiết lập là một hệ thống thì trong hệ thống đó không
một người nào được phép đứng giữa ngai vàng và các quan Thượng thư. Mọi công việc
trong triều đều phải được báo cáo trực tiếp cho nhà vua và phải do chính nhà vua quyết
định’’ [42, tr.304]. Với những việc làm của các vua triều Lê sơ, nhất là từ đời vua Lê
Thánh Tông, chính quyền Lê sơ dã dày công kiến lập và kiên quyết biến đổi thiết chế
chính trị từ chế độ quân chủ quý tộc thời Lý – Trần sang chế độ quân chủ tập quyền quan
liêu.
Sau 100 năm tồn tại (1428-1527), triều Lê Sơ được thay thế bởi nhà Mạc. Năm
1527, Mạc Đăng Dung lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Minh Đức, thiết lập vương
triều mới trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Triều Mạc mới thành lập nhưng lại gặp
23
phải những khó khăn của đất nước trong những năm cuối triều Lê sơ – cuộc khủng hoảng
kéo dài gần hai thập kỉ. Triều Mạc trong những năm đầu đã thi hành những chính sách
nhằm cải thiện tình hình đất nước. Ngay sau khi lên ngôi, Mạc Đăng Dung đã ra lệnh đại
xá thiên hạ, phong tước hiệu cho những người có công. Triều Mạc vẫn giữ nguyên mô
hình thiết chế chính trị và tổ chức bộ máy chính quyền được xây dựng khá hoàn chỉnh
dưới thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497). Mạc Đăng Dung cũng rất quan tâm đến
vấn đề xây dựng và củng cố lực lượng quân sự. Bên cạnh duy trì Ngũ phủ quân của
triều Lê, năm 1528, Mạc Đăng Dung cho đặt thêm 4 vệ: Hưng Quốc, Chiêu Vũ, Cẩm
Y, Kim Ngô. Không những vậy, triều Mạc còn thi hành chính sách dùng người hợp lí
– sử dụng bộ phận quan lại của vương triều cũ đã chấp nhận sự tồn tại của triều Mạc.
Việc sử dụng đội ngũ quan lại cũ tham gia bộ máy cai trị của vương triều mới là một
trong những biện pháp mềm dẻo và thiết thực của triều Mạc trong buổi đầu tạo dựng
chính quyền.
Việc đất nước có độc lập, xây dựng được một bộ máy chính quyền thống nhất từ
trung ương đến địa phương đặt dưới quyền kiểm soát tối cao của Hoàng đế là cơ sở quan
trọng của triều Lê sơ và triều Mạc trong việc thiết lập và duy trì quan hệ với nhà Minh ở
Trung Quốc. Thông qua sự độc lập, tự chủ, Đại Việt hoàn toàn có cơ sở để duy trì quan
hệ triều cống với triều Minh, đồng thời thông qua quan hệ với nhà Minh để có điều kiện
để ổn định tình hình trong nước, từng bước giải quyết những khó khăn sau chiến tranh,
củng cố thể chế nhà nước và bộ máy chính quyền, khẳng định sự tồn tại của một nhà
nước độc lập.
Trong quá trình xây dựng và củng cố chính quyền, quân đội được xem như một
phương tiện hữu hiệu để Nhà nước thực hiện những chủ trương, chính sách đưa ra. Triều
Lê sơ cũng rất chú ý đến việc xây dựng quân đội và quốc phòng. Cùng với cải cách hành
chính, quân đội dưới thời Lê Thánh Tông cũng có nhiều điều chỉnh để phù hợp với tình
hình và phát huy hết khả năng của mình. Quân đội chính quy được chia thành hai bộ phận
chủ yếu: Cấm quân bảo vệ kinh thành, nhà vua và quân ngoài các địa phương. Quân đội
triều Lê sơ được phiên chế thành các lực lượng: bộ binh, thuỷ binh, tượng binh và kỵ
binh, có một đơn vị chuyên sử dụng súng hoả đồng. Năm 1466, vua Lê Thánh Tông đặt
24
quân Ngũ phủ, đứng đầu là Đô đốc phủ. Mỗi phủ gồm 6 vệ, mỗi vệ gồm 5, 6 sở. Binh chế
của triều Lê sơ vào năm 1467, quân ở kinh thành phiên chế thành các ti, vệ, sở, đội. Số
lượng quân đội được quy định rõ ràng: “mỗi ti có 100 người, mỗi vệ từ 5-6 sở, mỗi sở có
20 đội, mỗi đội có 20 người. Tất cả có 66 ti, 300 sở, 120.000 quân. Quân ngũ phủ có 30
vệ, 154 sở, 61.000 người. Quân địa phương có 27 vệ, 257 sở, 137.000 người. Tổng cộng
có khoảng 317.000 người’’ [54, tr.322]. Việc rèn luyện quân đội được tổ chức rất chặt
chẽ và cẩn thận: “Hàng năm đều có ngày tập duyệt ở kinh thành hay địa phương. Các
phiên túc trực phải thường xuyên luyện tập. Năm 1465, Lê Thánh Tông ban bố 31 điều
quân lệnh về thuỷ trận, 32 điều về tượng trận, 27 điều về mã trận, 42 điều về bộ trận.
Năm 1467, Thánh Tông quy định cứ 3 năm tổ chức một kỳ thi khảo võ nghệ của quân sĩ
và định lệ thưởng phạt” [54, tr. 322].
Khi đã xây dựng được chính quyền nhà nước mạnh, xây dựng được một đội quân
hùng hậu, triều Lê sơ ngày càng khẳng định vị thế của mình trong khu vực. Ngoài việc
duy trì quan hệ với nhà Minh, Đại Việt trong giai đoạn này còn có mối quan hệ với nhiều
quốc gia khác trong khu vực. Bằng sức mạnh của mình, triều Lê sơ cũng tự thiết lập cho
mình một hệ thống phiên thần riêng bao gồm một số quốc gia trong khu vực như Ai Lao,
Chiêm Thành, Lão Qua Trong đó Đại Việt giữ vị thế là quốc gia được các nước khác
thực hiện việc triều cống. Đây là cơ sở để Đại Việt duy trì quan hệ với nhà Minh, trong
đó có quan hệ triều cống trong suốt thời gian dài mà không gặp phải sự gián đoạn. Đại
Việt nằm trong hệ thống triều cống của nhà Minh nhưng có được sự tôn trọng nhất định
của nhà Minh vì bản thân đã tự khẳng định được vị thế của mình, nhà Minh cũng phần
nào e dè sự lớn mạnh của triều Lê sơ trong thế kỉ XV-XVI.
1.2.2. Tình hình kinh tế
Vương triều Lê sơ thành lập trong bối cảnh tình hình kinh tế đất nước kiệt quệ sau
chiến tranh. Chính sách thống trị của triều Minh và cuộc chiến tranh kéo dài hơn 10 năm
đã tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế của Đại Việt vốn đã suy sụp trong những năm cuối
triều Trần. Ngay sau khi đất nước giành lại độc lập, các vua triều Lê sơ đã tiến hành khôi
phục sản xuất, hàn gắn vết thương chiến tranh, tạo điều kiện để nền kinh tế phục hồi và
25
phát triển. Phát triển kinh tế là bệ đỡ quan trọng cho việc xây dựng và củng cố chính
quyền.
Kinh tế nông nghiệp: Xuất phát từ đặc trưng nền kinh tế Việt Nam chủ yếu là sản
xuất nông nghiệp nên vấn đề ruộng đất rất được triều Lê sơ quan tâm. Triều Lê sơ một
mặt cho 25 vạn quân về làm ruộng, sử dụng ruộng đất và khôi phục sản xuất; mặt khác
kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê hương, cùng nhau xây dựng lại xóm làng. Dưới
triều Lê sơ, tồn tại 3 hình thái sở hữu ruộng đất: ruộng đất thuộc sở hữu trực tiếp của nhà
nước, ruộng đất công làng xã và ruộng đất tư hữu. Để phân phối ruộng đất hợp lí, triều Lê
sơ đã ban hành hai chính sách quan trọng là quân điền và lộc điền. Hai chính sách này lần
đầu tiên được ban hành vào năm 1428, khi vua Lê Thái Tổ mới lên ngôi nhưng có hiệu
quả nhất là từ sau cải cách của vua Lê Thánh Tông (1460-1497) ). Năm 1477, vua Lê
Thánh Tông ban hành chính sách quân điền mới, có ý nghĩa quan trọng trong việc củng
cố quyền lực tối cao của nhà nước trong sở hữu ruộng đất. Theo đó, nhà vua chính là chủ
sở hữu ruộng đất lớn nhất, có quyền hạn trong việc phân chia ruộng đất. Đây cũng là biểu
hiện cho sự lớn mạnh của bộ máy nhà nước phong kiến nhà Lê, nhà vua nắm quyền sở
hữu ruộng đất lớn, quyền lực ngày càng được khẳng định.
Chính quyền Lê sơ còn thực hiện hàng loạt các biện pháp khác để phát triển kinh
tế nông nghiệp như khai hoang mở rộng diện tích canh tác, lập đồn điền, chăm lo đê điều,
thuỷ lợi; đào kênh, khơi ngòi; quy định mọi công trình xây dựng cần điều động dân phu;
những khi gặp thiên tai, hạn hán, mất mùa, nhà vua thường miễn giảm tô thuế hay lập đàn
cầu đào Chính sách trọng nông của nhà nước Lê sơ đã góp phần quan trọng vào việc phục
hồi và phát triển kinh tế nông nghiệp sau một thời gian dài đình đốn. Nông nghiệp có những
bước phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân được ổn định, ấm no, thực sự có được những
kết quả tốt. Qua đó thể hiện tính đúng đắn của những chính sách phát triển của nhà nước.
Nhân dân vẫn thường lưu truyền về sự thịnh trị, ấm no của Đại Việt dưới triều Lê sơ:
“Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn”.
Kinh tế công thương nghiệp: cùng với sự phát triển nông nghiệp, kinh tế công thương
nghiệp Đại Việt trong thế kỉ XV-XVI cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có tác động
26
không nhỏ đến sự phát triển của đất nước. Sau khi vương triều mới được thành lập, nhu
cầu xây dựng lại kinh thành, trấn lị, nhất là nhu cầu trao đổi, buôn bán của người dân đã
thúc đẩy sự phục hồi và phát triển của các ngành kinh tế thủ công. Các ngành, nghề
truyền thống như kéo tơ, dệt lục, đan lát, rèn sắt, dệt chiếu, làm nón, đúc đồng ngày càng
phát triển ở các làng. Những làng thủ công chuyên nghiệp như Bát Tràng, Nghĩa Đô, Huê
Cầu, Hương Canh, Mao Điền, Bất Đế tiếp tục phát triển. Trong đó Thăng Long là nơi
tập trung nhiều ngành nghề thủ công truyền thống với 36 phố phường.
Về ngoại thương, triều Lê sơ và triều Mạc đã thi hành những chính sách khác
nhau. “Trọng nông ức thương” vốn là chính sách được áp dụng thường xuyên trong quá
trình phát triển kinh tế của chế độ phong kiến Việt Nam. Đến thời Lê sơ, chính sách này
vẫn tiếp tục được thực hiện. Chính sách hạn chế ngoại thương của các vua triều Lê sơ có
thể một phần xuất phát từ nhu cầu tự vệ nhằm ngăn ngừa âm mưu do thám của nước
ngoài, nhất là từ phía nhà Minh bảo vệ nền độc lập dân tộc. Chủ trương hạn chế ngoại
thương đã được phản ánh cụ thể trong bộ Quốc triều hình luật của triều Lê, trong đó có
nhiều điều luật khắt khe nhằm hạn chế và kiểm soát ngoại thương. Từ đó, hạn chế sự qua
lại, trao đổi buôn bán giữa Đại Việt với các nước lân cận, nhất là với nhà Minh. Đây cũng
có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng hàng hóa giữa hai nước không được lưu thông,
dẫn đến việc một số đoàn sứ thần của hai nước trong quá trình đi sứ làm nhiệm vụ đã
tranh thủ buôn bán.
Triều Mạc có chính sách cởi mở hơn với kinh tế công thương nghiệp. Dưới thời Mạc,
tại những cảng biển, thuyền buôn của các nước ra vào tấp nập, hoạt động buôn bán và trao
đổi hàng hóa diễn ra sôi nổi hơn hẳn so với thời Lê sơ. Đây là cơ hội để triều Mạc mở rộng
mối giao lưu với các nước trong và ngoài khu vực, nhất là các nước Đông Nam Á. Buôn bán
với nhà Minh cũng có dấu hiệu khả quan hơn so với thời kỳ trước, là cơ sở để duy trì quan hệ
giữa hai nước.
Chính sự phát triển về kinh tế đã góp phần cải thiện đời sống của nhân dân, ổn
định về chính trị và xã hội của đất nước sau chiến tranh. Đây cũng là cơ sở để triều Lê sơ
xây dựng được bộ máy nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương, nâng cao vị
thế và ảnh hưởng của mình trong khu vực. Một nền kinh tế mạnh, một chính quyền nhà
27
nước mạnh là cơ sở để triều Lê sơ mở rộng ảnh hưởng của mình ra khu vực; triều Mạc
có điều kiện đối phó với những thế lực chống đối trong nước, củng cố sự thống trị của
vương triều mình. Chính bởi có cơ sở là một nền kinh tế phát triển mà triều Lê sơ và
triều Mạc đã xây dựng được cho mình một chính sách đối ngoại khéo léo, thiết lập
mối quan hệ bang giao thân thiện, thể hiện uy thế của một quốc gia độc lập với các
nước khác, nhất là nhà Minh ở Trung Quốc.
1.2.3. Tình hình văn hóa – tư tưởng
Cùng với sự phát triển của thể chế nhà nước, sự ổn định về chính trị, phát triển kinh tế
thì những thành tựu văn hóa – tư tưởng cũng là một trong những yếu tố khẳng định sự phát
triển của Đại Việt trong thế kỉ XV-XVI, đồng thời là một trong những cơ sở thúc đẩy quan
hệ giữa Đại Việt với nhà Minh ở Trung Quốc.
Là một nước có chung đường biên giới với Trung Quốc, lại trải qua hơn 1000 năm
Bắc thuộc nên Đại Việt chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc một cách toàn diện và sâu
sắc, nhất là trong lĩnh vực tư tưởng, tôn giáo. Ngay từ thời Bắc thuộc, Nho giáo, Đạo giáo,
Phật giáo đã nhanh chóng được du nhập vào nước ta. Trong đó, Phật giáo và Nho giáo ngày
càng phát triển mạnh mẽ, có chỗ đứng nhất định trong xã hội. Đại Việt dưới thời Lý và đầu
thời Trần lấy Phật giáo làm tôn giáo chính thống của nhà nước, đưa Phật giáo lên mức cực
thịnh từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIII. Bên cạnh Phật giáo, Nho giáo cũng không ngừng phát
triển, đến cuối thời Trần đã dần thay thế vai trò của Phật giáo.
Sau khi được thành lập, với mục đích xây dựng một thiết chế chính trị tập quyền,
vương triều Lê sơ chủ trương độc tôn Nho giáo, lấy Nho giáo làm tư tưởng chính thống của
giai cấp thống trị. Nho giáo được các vua đầu triều như Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân
Tông coi trọng, nhưng phải đến thời vua Lê Thánh Tông, Nho giáo mới đạt tới đỉnh cao thịnh
vượng. Lê Thánh Tông là người đã đưa Nho giáo lên vị trí hàng đầu trong đời sống văn hóa
tinh thần của thời đại. Đến thời Lê sơ thì “Nho giáo giành được địa vị thống trị và trở thành hệ
tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến, Từ đó, chính quyền phong kiến lấy Nho giáo làm
mẫu mực cho việc dựng nước trị dân, làm khuôn vàng thước ngọc cho việc xây dựng các thiết
chế chính trị và xã hội’’ [64, tr.275-276].
28
Việc đưa Nho giáo thành tôn giáo chính thống, làm công cụ tư tưởng của giai cấp
thống trị đồng thời với việc Đại Việt thời Lê sơ chịu ảnh hưởng sâu sắc của nội dung giáo lý
của Nho giáo. Nho giáo ở Đại Việt được truyền bá từ Trung Quốc sang, chịu ảnh hưởng sâu
sắc của Tống Nho. Học thuyết này do các Nho gia thời Tống tiêu biểu là Hàn Dũ, Chu Đôn
Di, Trình Hạo, Trình Dixây dựng trên cơ sở
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004673_932_2003229.pdf