Luận văn Quản lý chất lượng sản phẩm lúa gạo tài nguyên theo chuỗi cung ứng

Các phương pháp sử dụng tương tự như trong khâu sản xuất, sau đây là các kết quả xử lý:

(a) Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo qua Cronbach’s Alpha

Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha (Phụ lục E) cho thấy các thang đo đều đạt tiêu chuẩn với hệ số Cronbach’s Alpha toàn thang đo đều lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các quan sát thành phần trong thang đo đều lớn hơn 0,3. Vì vậy, không thể loại bỏ bất kỳ quan sát nào trong các thang đo để có thể làm tăng thêm hệ số Cronbach’s Alpha của toàn thang đo. Do vậy, các thang đo thể hiện các khái niệm hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra của hoạt động quản lý chất lượng lúa gạo TN trong khâu bảo quản và chế biến đều đạt yêu cầu.

 

doc322 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 28/02/2022 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý chất lượng sản phẩm lúa gạo tài nguyên theo chuỗi cung ứng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đổi (hệ số Prob>chi2 của kiểm định Breusch-Pagan bằng 0,9801). Hệ số Nagelkerke R2 = 0,893 cho thấy các biến độc lập trong mô hình đã giải thích được 89,3% sự thay đổi chất lượng lúa gạo TN trong khâu bảo quản và chế biến. Có thể nói các biến được đưa vào mô hình đạt kết quả giải thích khá tốt. Trong 07 biến độc lập đưa vào mô hình thì có 05 biến có ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo TN trong khâu bảo quản và chế biến, đó là công nghệ sấy (X21), công nghệ xay xát (X22), kho tàng thiết bị (X24), thời gian bảo quản lúa (X25) và thời gian bảo quản gạo (X26). Phương trình hồi quy nhị phân được trình bày như sau: Trong đó: + Các yếu tố: công nghệ sấy (X21), công nghệ xay xát (X22), kho tàng thiết bị (X24) có ảnh hưởng thuận biến đến chất lượng lúa gạo TN với mức ý nghĩa thống kê cao. Nghĩa là hậu cần chuỗi trong khâu này có công nghệ cao thì chất lượng lúa gạo TN càng tốt. Các tác nhân NMXX và công ty đều có sử dụng công nghệ sấy, xay xát phù hợp giúp thu được gạo TN có chất lượng tốt. Các tác nhân NMXX và công ty đều có sử dụng công nghệ sấy, xay xát phù hợp giúp thu được gạo TN có chất lượng tốt. Riêng yếu tố thời gian bảo quản lúa trước khi sấy/xay xát (trung bình 11 ngày) và thời gian bảo quản gạo sau xay xát đến khi bán cho đại lý sỉ/lẻ hay xuất khẩu (trung bình 30 ngày), gạo TN cũng như các loại gạo khác sẽ giảm chất lượng nếu thời gian lưu kho, bảo quản, chế biến kéo dài. Gạo có khả năng bị mối mọt, ẩm mốc sẽ không còn hương vị thơm ngon, gạo đổi màu làm giảm giá trị dinh dưỡng và hương vị tự nhiên. Theo ý kiến của các công ty thu mua và chế biến lúa gạo TN cho rằng lúa sau khi thu hoạch phải được sấy đủ độ khô trong vòng 24 giờ đưa qua xay xát sẽ giữ được chất lượng gạo tốt sau xay xát và bán trong vòng 2 tuần sẽ giữ được chất lượng gạo tốt. 4.4 CHẤT LƯỢNG GẠO TN TRONG KHÂU TIÊU THỤ 4.4.1 Thực trạng chất lượng gạo TN trong khâu tiêu thụ Những tác nhân sau nông dân trong chuỗi cung ứng có yêu cầu thị trường về lúa gạo TN như: lúa TN không được xịt thuốc bảo vệ thực vật trong vòng 15 ngày trước khi thu hoạch, giống lúa có hạt gạo nhuyễn, độ đục từ 90-100% như trước năm 2009, thơm, ngọt, dẻo, xốp và mềm cơm khi để nguội. Ngoài việc chất lượng lúa bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trong khâu sản xuất, hoạt động xử lý sau thu hoạch của nông dân, thương lái và NMXX là rất quan trọng vì ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng lúa gạo TN. Chẳng hạn, thu hoạch sau 24 giờ cần phải được sấy khô để hạt gạo được thơm, ít gãy hơn nhưng thông thường đến 10-15 ngày lúa TN mới được đưa đi sấy (thời gian nông dân chuyển lúa đến nhà máy/công ty và thời gian chờ sấy tại nhà máy/công ty) nên lúa dễ bị ẩm móc, gạo sau khi xay chà ngã màu vàng và có mùi mốc, đặc biệt là vụ lúa Hè Thu sản xuất trong mùa mưa. Các công ty tiêu thụ gạo TN cho rằng gạo TN chủ yếu tiêu thụ nội địa tập trung ở các thị trường lớn như TP. HCM, Vũng Tàu, Đồng Nai, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các nhà hàng. Gạo TN xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc (chủ yếu là tiểu ngạch) và Hồng Kông (200 tấn). Lý do xuất khẩu thấp là vì chất lượng gạo TN thấp, thị trường không chấp nhận. Tất cả 14 công ty tiêu thụ gạo TN có nhận xét giống nhau về chất lượng gạo TN hiện nay đang xuống cấp về độ mềm cơm, xốp và ngọt. Không giống như trước năm 2009, gạo TN được người tiêu dùng rất ưa chuộng vì cơm nở, xốp, mềm và vị ngọt thơm nhưng hiện nay cơm cứng, khô và nhạt. Chính vì điều này vài công ty không thể tiếp tục liên kết với nông dân do thị trường từ chối gạo TN mà thay bằng gạo khác ngon cơm hơn như RVT, Nàng Hoa, ST20, OM4900. Ngoài ra, họ còn cho rằng người tiêu dùng nội địa phân biệt rất tốt chất lượng gạo TN được sản xuất ở các tỉnh khác nhau và chấp nhận trả giá khác nhau. Chẳng hạn như gạo TN của Long An là ngon nhất trước đây nhưng hiện nay cũng giảm chất lượng, tuy nhiên thị trường vẫn còn chấp nhận loại ‘Tài Nguyên Chợ Đào” này, giá bán lẻ chênh lệch với TN sản xuất Sóc Trăng và Bạc Liêu từ 1,000-2,000đ/kg. Cũng xin nói thêm, “TN Chợ Đào” là thương hiệu của gạo TN tỉnh Long An, được sản xuất ở Cần Đước, Long An chứ không phải được trồng tại Chợ Đào của Long An. Các công ty còn đánh giá chất lượng giữa 2 loại gạo TN. Loại gạo TN đục, hạt nhuyễn được sản xuất theo vụ mùa 6 tháng thì mềm, xốp và ngọt cơm hơn; tuy nhiên loại gạo được thị trường ưa chuộng này có tỷ lệ gãy cao. Loại gạo TN còn lại là TN bạc bụng, hạt to và trong thì cứng cơm hơn. Công ty còn nhấn mạnh, màu sắc của gạo TN rất quan trọng và màu sắc ảnh hưởng đến giá mua và bán của công ty. Màu chuẩn của gạo TN phải là màu “đục trắng” và hạt nhuyễn. Để gạo TN có được màu sắc như vậy thì quy trình sản xuất, khâu dự trữ bảo quản sau thu hoạch rất quan trọng. Nếu sấy sau 1 tuần từ khi thu hoạch chất lượng gạo TN sẽ xuống màu (màu tối), tỷ lệ gãy cao hơn và có mùi hơi mốc. Hậu quả là chất lượng kém, thị trường không chấp nhận hoặc bán giá thấp. Công ty thu mua cả hai hình thức lúa và gạo: mua lúa từ nông dân và thương lái và gạo từ nhà máy xay xát. Sau khi xay chà ra gạo TN, công ty pha trộn với gạo Sóc Miên trước khi phân phối (trừ gạo TN không sử dụng thuốc Paclobutrazol). Tùy theo yêu cầu người tiêu dùng ở mỗi thị trường và giá mà tỷ lệ pha trộn từ 10% đến 50% gạo Sóc Miên. Tuy nhiên, các công ty cũng cho rằng, để không ảnh hưởng đến chất lượng gạo ''thuần'' TN trên thương trường thì tỷ lệ trộn gạo Sóc Miên nên nhỏ hơn 20%. Mặc dù chất lượng gạo TN không còn như trước năm 2009 nhưng một bộ phận người tiêu dùng vẫn muốn giữ ăn gạo TN. Tuy nhiên, qua ý kiến của 39 đại lý bán sỉ/lẻ gạo TN (đại lý vừa bán sỉ vừa bán lẻ) tại Sóc Trăng, Cần Thơ, Trà Vinh, Tiền Giang và TP. HCM, những nơi có tiêu thụ gạo TN từ vùng ĐBSCL, có khác biệt giữa các thị trường như sau. Tại TP. Sóc Trăng các đại lý cho rằng người tiêu dùng ít khi ăn gạo TN riêng lẻ vì khô và cứng mà thường mua trộn với Hương Lài hoặc OM4900 hoặc trộn nếp theo tỷ lệ người tiêu dùng yêu cầu (đại lý không pha trộn trước). Các đại lý bán sỉ/lẻ ở TP. Cần Thơ thường bán TN từ nhiều nguồn khác nhau (từ Sóc Trăng,. Cà Mau và Long An). Họ cho rằng gạo TN ở Long An và Cà Mau là ngon nhất và được tiêu thụ nhiều hơn gạo TN nơi khác mặc dù có giá cao hơn TN được sản xuất ở các tỉnh còn lại. Giá bán nằm trong khoảng 14.000-16.000đ/kg. Đối tượng tiêu thụ chính của gạo TN sữa (gạo TN cũ không sử dụng Paclobutrazol) ở Cần Thơ là người tiêu dùng có thu nhập khá, các tiệm cơm lớn, các bếp ăn tập thể của công ty lớn và khách sạn. Đồng thời, các khách hàng này đòi hỏi tiêu chuẩn khá cao đối với gạo TN, phải là loại gạo TN hạt nhỏ, mềm, xốp, rất hạn chế dư lượng BVTV và phải chắc chắn là giống lúa mùa trồng 6 tháng (không phải là giống TN cao sản 4,5 tháng). Người tiêu dùng Cần Thơ thường trộn gạo TN với gạo Một Bụi để cơm mềm hơn. Tại Tiền Giang, các đại lý ở đây cũng tiêu thụ 2 loại TN. TN của “Long An” và TN của “Miền Tây”. TN từ Long An thì người tiêu dùng không yêu cầu trộn (vì khi sản xuất nông dân chỉ bón thuốc có thành phần Paclobutrazol giai đoạn đầu và bón ít phân đạm hơn ở Sóc Trăng và Bạc Liêu nên người tiêu dùng còn chấp nhận được) nhưng TN ở Miền Tây (giá thấp hơn 1.000-1.500đ/kg so với TN của Long An tùy theo đại lý) người dùng thường mua trộn với gạo Đài Loan. Giá bán khoảng 13.000-14.000đ/kg. Riêng các đại lý bán sỉ/lẻ ở Long An, giá bán từ 13.000 – 15.000đ/kg. Tại Long An, người tiêu dùng thường ăn trộn gạo TN với OM4900 hoặc Nàng Hoa. Tại thị trường Trà Vinh, nơi gạo TN được đánh giá là có phẩm chất khá (không bón Paclobutrazol) nhưng theo các đại lý sỉ/lẻ ở Trà Vinh chia sẻ thì người tiêu dùng vẫn ít sử dụng gạo TN riêng lẻ vì cơm vẫn khô và cứng, họ thường yêu cầu đại lý trộn với các loại gạo thơm (tùy theo sở thích và tùy mức giá khách hàng muốn mua mà các đại lý chọn loại gạo thơm để pha trộn như Một Bụi, OM4900 hoặc Lài Sữa. Tại thị trường bán sỉ/lẻ TP.HCM, gạo TN được phân loại chất lượng rất rõ: TN Chợ Đào Long An, TN cũ loại 1 (không sử dụng Paclobutrazol và trồng theo vụ mùa 6 tháng) và TN mới và giá bán hoàn toàn khác nhau, giao động từ 13.000-18.000đ/kg. Đặc biệt, khoảng 90% gạo tiêu thụ nội địa của các công ty ở các thị trường TP.HCM, Vũng Tàu, Đồng Nai, khu vực phía Bắc đều trộn với một lượng lớn gạo Sóc Miên trước khi đưa đi tiêu thụ. Đây là vấn đề chính làm mất uy tín và chất lượng gạo TN. Nhìn chung, các đại lý bán sỉ/lẻ ở các thị trường khác nhau có giá bán và cách pha trộn cũng khác nhau theo yêu cầu của người tiêu dùng. Người tiêu dùng các tỉnh thì pha trộn với gạo ngon, mềm cơm hơn. Riêng gạo TN phân phối từ công ty thì pha trộn gạo Sóc Miên có hình dáng giống gạo TN nhưng có chất lượng kém hơn và giá thấp hơn. Sauk khi pha trộn gạo Sõ Miên nhưng bán với giá gạo TN. 4.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo TN trong khâu tiêu thụ Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo TN trong khâu tiêu thụ, một nghiên cứu định lượng với đối tượng khảo sát là các đối tượng có tham gia vào khâu tiêu thụ gạo TN với cỡ mẫu 92 quan sát (bao gồm 28 quan sát từ 14 công ty tiêu thụ, 25 quan sát từ 13 NMXX và 39 đại lý bán sỉ/lẻ gạo TN). Mô hình hồi quy nhị phân Binary Logistic được sử dụng với biến phụ thuộc thể hiện chất lượng gạo TN trong khâu tiêu thụ (Y3) được đo lường bằng thang đo dummy với nhận định “Theo Cô/Chú gạo TN trong quá trình tiêu thụ vẫn giữ nguyên chất lượng tốt” với giá trị (1): Đồng ý và giá trị (0): Không đồng ý. Như đã cụ thể trong Chương 3, các biến độc lập trong mô hình gồm 05 biến, đó là thời gian tiêu thụ (X31), phương tiện vận chuyển (X32), bảo quản gạo TN trong khâu tiêu thụ (X33), đấu trộn các loại gạo chất lượng kém hơn (như gạo Sóc Miên) (X34) và giá gạo TN (X35). Kết quả phân tích hồi quy nhị phân được trình bày trong Bảng 4.13. Bảng 4.13: Kết quả hồi quy ảnh hưởng của các yếu tố trong khâu tiêu thụ Biến Hệ số B Sai số chuẩn Kiểm định Wald Giá trị Sig. Hệ số Exp(B) Hằng số -15,377 4,265 13,001 0,000 0,000 Thời gian tiêu thụ (X31) 0,506 0,214 5,601 0,018 1,659 Phương tiện vận chuyển (X32) 1,242 1,010 1,513 0,219 3,464 Bảo quản gạo TN trong khâu tiêu thụ (X33) 2,854 1,189 5,766 0,016 17,363 Đấu trộn các loại gạo chất lượng kém hơn (X34) -2,428 1,114 4,747 0,029 0,088 Giá gạo TN (X35) 4,522 1,173 14,874 0,000 92,044 Hệ số Chi-square = 93,266; giá trị Sig. = 0,000 Giá trị -2 Log likelihood = 34,099 Hệ số Cox & Snell R2 = 0,637; hệ số Nagelkerke R2 = 0,850 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu Kết quả thể hiện mô hình hồi quy hoàn toàn có ý nghĩa vì có 5/5 biến ảnh hưởng đến chất lượng gạo TN. Điều này được khẳng định khi không có hiện tượng đa cộng tuyến và phương sai sai số thay đổi (các hệ số phóng đại phương sai VIF đều nhỏ hơn 1,2 và hệ số Prob>chi2 của kiểm định Breusch-Pagan bằng 0,4152) (Bảng 4.14). Bảng 4.14: Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến và phương sai sai số thay đổi Variable VIF Tolerance X31 1,073 0,932 X32 1,014 0,987 X33 1,063 0,941 X34 1,092 0,916 X35 1,167 0,857 Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity H0: Constant variance Variables: fitted values of Y3 chi2(1) = 0,66 Prob > chi2 = 0,4152 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu Hệ số Nagelkerke R² = 0,850 cho thấy các biến độc lập trong mô hình đã giải thích được 85,0% sự thay đổi chất lượng gạo TN trong khâu tiêu thụ. Có thể nói các biến được đưa vào mô hình đạt kết quả giải thích khá tốt. Trong 05 biến độc lập được đưa vào mô hình, có 04 biến có ảnh hưởng đến chất lượng gạo TN trong khâu tiêu thụ ở mức ý nghĩa thống kê 5%, đó là thời gian tiêu thụ (X31), bảo quản gạo TN trong khâu tiêu thụ (X33), đấu trộn các loại gạo chất lượng kém hơn (X34) và giá gạo TN (X35). Phương trình hồi quy logistic được trình bày như sau: Trong đó: + Các yếu tố X34 (đấu trộn các loại gạo chất lượng kém hơn) có ảnh hưởng nghịch biến đến chất lượng gạo TN trong khâu tiêu thụ ở mức ý nghĩa 5%, tỷ lệ đấu trộn càng nhiều thì chất lượng gạo càng kém (rất khô và rất cứng cơm). + Các yếu tố X31, X33 và X35 (thời gian tiêu thụ, bảo quản gạo TN trong khâu tiêu thụ và giá gạo TN) ảnh hưởng thuận biến đến chất lượng gạo TN trong khâu tiêu thụ ở mức ý nghĩa cao. Do tại thời điểm nghiên cứu hai biến này có thời gian tương đối phù hợp nên đang có tác động tốt đến chất lượng gạo trong quá trình tiêu thụ (ít hơn 3 tuần tùy thị trường tiêu thụ). Chất lượng gạo TN trong khâu tiêu thụ cũng có liên quan giá gạo TN. Khi giá gạo TN cao (đồng nghĩa chất lượng gạo tốt). Vì vậy, các tác nhân trong khâu tiêu thụ cần tăng cường công tác bảo quản thay vì tìm cách tăng lợi nhuận thông qua việc trộn lẫn gạo TN với các loại gạo chất lượng kém. Ngoài ra, qua phỏng vấn các tác nhân trong toàn chuỗi cung ứng, từ nông dân cho đến thương lái, NMXX và công ty đều khẳng định giá gạo TN tăng khi họ quan tâm đến các yếu tố để tạo ra gạo thành phẩm đạt chất lượng tốt hơn. Thực tế, chất lượng gạo TN bị giảm mạnh trong khâu tiêu thụ do công ty và đại lý bán sỉ/lẻ đã trộn lẫn gạo TN với gạo khác, đặc biệt là gạo Sóc Miên, loại gạo có cùng hình dạng nhưng chất lượng thấp hơn và giá rẻ hơn gạo TN (từ 3.000 - 5.000đ/kg). Người tiêu dùng sử dụng loại gạo này sẽ cảm thấy cơm khô, cứng, không ngọt và không còn mùi thơm. Hành động này trực tiếp làm giảm chất lượng gạo TN sâu hơn (vốn dĩ đã giảm chất lượng trong khâu sản xuất và bảo quản chế biến như đã được phân tích) và về lâu dài làm giảm giá trị thương hiệu Gạo TN. Riêng nhóm người tiêu dùng pha trộn gạo TN với các loại gạo khác mềm cơm hơn đều mong muốn được sử dụng loại gạo TN cũ trước năm 2009 vì chất lượng rất ngon. 4.5 HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG LÚA GẠO TÀI NGUYÊN Để đánh giá các hoạt động quản lý chất lượng lúa gạo TN trong chuỗi cung ứng có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng lúa gạo TN, nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách phỏng vấn ý kiến 15 chuyên gia có liên quan về quản lý chất lượng và lúa gạo TN nhằm khám phá và hiệu chỉnh thang đo đo lường hoạt động quản lý chất lượng lúa gạo TN theo chuỗi cung ứng làm cơ sở cho nghiên cứu định lượng. Sau đó, một nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng cách phỏng vấn 175 quan sát là các tác nhân chuỗi cung ứng lúa gạo TN nhằm đánh giá thực trạng hoạt động quản lý chất lượng trong các khâu sản xuất, bảo quản chế biến và tiêu thụ; đồng thời phân tích các yếu tố hoạt động quản lý chất lượng ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo TN theo chuỗi cung ứng. 4.5.1 Kết quả nghiên cứu định tính Như đã trình bày trong Chương 3, các thang đo được xây dựng để đo lường hoạt động quản lý chất lượng theo chuỗi cung ứng gồm 04 nhóm yếu tố tương ứng cho 04 hoạt động là hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra trong hoạt động quản lý chất lượng lúa gạo TN với 16 biến độc lập (Bảng 4.15). Bảng 4.15: Kết quả thang đo các hoạt động quản lý chất lượng lúa gạo TN Yếu tố Mã hóa Nội dung Ý kiến Quyết định Hoạch định HD1 Sản phẩm sản xuất đã có mục tiêu tiêu chuẩn chất lượng cụ thể 15/15 Chấp nhận HD2 Tác nhân chuỗi cung ứng đề ra mục đích và mục tiêu cụ thể để nâng cao không ngừng chất lượng sản phẩm 15/15 Chấp nhận HD3 Tác nhân chuỗi cung ứng có quy trình chính thức, kế hoạch nhằm đảm bảo chất lượng lúa sản xuất được thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng 15/15 Chấp nhận Tổ chức TC1 Tác nhân chuỗi cung ứng có phương thức trao đổi thông tin để ghi nhận ý kiến khách hàng đối với chất lượng lúa và có phương thức giải quyết khiếu nại hay đề nghị của khách hàng 12/15 Chấp nhận TC2 Thông tin phản hồi của khách hàng về sản phẩm sẽ được vận dụng để xây dựng tiêu chuẩn, cải tiến chất lượng sản phẩm 14/15 Chấp nhận TC3 Tác nhân chuỗi cung ứng có biện pháp để thu nhập, ghi nhận ý kiến và đề xuất và giải quyết khiếu nại, kiến nghịvề chất lượng sản phẩm 14/15 Chấp nhận TC4 Tác nhân chuỗi cung ứng tham gia vào giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng trong các khâu sản xuất, bảo quản chế biến và tiêu thụ 12/15 Chấp nhận TC5 Tác nhân chuỗi cung ứng được thường xuyên tham gia học tập và đào tạo để không ngừng nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm 15/15 Chấp nhận TC6 Tác nhân chuỗi cung ứng được đào tạo về phương pháp và kỹ thuật kiểm tra chất lượng bằng thống kê 13/15 Chấp nhận Lãnh đạo LD1 Tác nhân chuỗi cung ứng mong muốn thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm 15/15 Chấp nhận LD2 Tác nhân chuỗi cung ứng có đường lối rõ ràng cho các hoạt động nâng cao chất lượng 14/15 Chấp nhận LD3 Tác nhân chuỗi cung ứng có các chế độ khuyến khích lao động có liên quan về thưởng nổ lực nâng cao chất lượng 14/15 Chấp nhận LD4 Tác nhân chuỗi cung ứng tập trung vào kế hoạch dài hạn hơn là ngắn hạn 13/15 Chấp nhận Kiểm tra KT1 Kỹ thuật kiểm tra chất lượng bằng thống kê được ứng dụng để đảm bảo chất lượng trong khâu sản xuất 15/15 Chấp nhận KT2 Kỹ thuật kiểm tra chất lượng bằng thống kê được ứng dụng để đảm bảo chất lượng sản phẩm trong bảo quản và chế biến 15/15 Chấp nhận KT3 Kỹ thuật kiểm tra chất lượng bằng thống kê để đảm bảo chất lượng gạo thành phẩm 14/15 Chấp nhận Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính Sau khi phỏng vấn, các chuyên gia nhận định các yếu tố thang đo đều quan trọng và không có bổ sung thêm các yếu tố khác. Do đó, các thang đo ban đầu đều được giữ nguyên và được sử dụng trong nghiên cứu định lượng. 4.5.2 Kết quả nghiên cứu định lượng Mục tiêu của nghiên cứu định lượng là nhằm đánh giá thực trạng quản lý chất lượng trong các khâu sản xuất, bảo quản chế biến và tiêu thụ; đồng thời, phân tích các yếu tố về hoạt động quản lý chất lượng ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo TN theo chuỗi cung ứng. Các phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu định lượng bao gồm: - Phương pháp đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha đánh giá nhằm đánh giá sự phù hợp của các thang đo đo lường hoạt động quản lý chất lượng lúa gạo TN với dữ liệu thị trường; - Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm gom nhỏ số lượng các biến quan sát ban đầu thành tập hợp các nhóm nhân tố thể hiện hoạt động quản lý chất lượng lúa gạo TN theo chuỗi cung ứng; - Phương pháp thống kê mô tả thông qua tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn nhằm thể hiện sự đánh giá về thực trạng quản lý chất lượng trong các khâu sản xuất, chế biến bảo quản và tiêu thụ; - Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính nhằm xác định và đo lường ảnh hưởng của các yếu tố về hoạt động quản lý chất lượng đến chất lượng lúa gạo TN theo chuỗi cung ứng. 4.5.2.1 Thực trạng quản lý chất lượng lúa gạo TN trong khâu sản xuất Kết quả các phương pháp trên được trình bày lần lượt như sau: (a) Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo qua Cronbach’s Alpha Kết quả (Phụ lục C) cho thấy các thang đo đều đạt tiêu chuẩn với hệ số Cronbach’s Alpha toàn bộ thang đo đều lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các quan sát thành phần trong thang đo đều lớn hơn 0,3. Vì vậy, các thang đo thể hiện các khái niệm hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra của hoạt động quản lý chất lượng lúa gạo TN trong khâu sản xuất đều đạt yêu cầu. (b) Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA Sau khi kiểm tra các điều kiện qui định của phân tích nhân tố khám phá EFA (đã được trình bày ở chương 3), kết quả phân tích trong Bảng 4.16 cho thấy các điều kiện của phân tích nhân tố khám phá EFA đều đạt yêu cầu, chứng tỏ các thang đo đều thỏa điều kiện để phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo, cụ thể như sau: - Kết quả kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) trong bảng kiểm định KMO và Bartlett’s với sig = 0,000 và chỉ số KMO = 0,729 > 0,5 đều đáp ứng được yêu cầu; - Tại các mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1 đạt yêu cầu; - Hệ số tải của các biến này cũng đều lớn hơn 0,5 nên đạt yêu cầu. Bảng 4.16: Kết quả phân tích EFA của các yếu tố quản lý chất lượng trong khâu sản xuất Giá trị KMO và kiểm định Bartlett Đo lường Kaiser-Meyer-Olkin sự đầy đủ của mẫu 0,729 Giá trị kiểm định Bartlett Chi-Square xấp xỉ 684,980 Độ tự do df 120 Độ tin cậy Sig. 0,000 Tổng phương sai của các yếu tố quản lý chất lượng trong khâu sản xuất Nhân tố Giá trị ban đầu Trích tổng tải của bình phương Tổng % phương sai % tích lũy Tổng % phương sai % tích lũy 1 3,231 20,193 20,193 2,655 16,594 16,594 2 2,447 15,295 35,488 1,907 11,920 28,514 3 1,897 11,859 47,348 1,394 8,709 37,224 4 1,599 9,995 57,343 1,024 6,400 43,623 5 0,793 4,958 62,301 6 0,734 4,585 66,886 15 0,337 2,105 98,041 16 0,313 1,959 100,000 Kết quả ma trận xoay nhân tố các yếu tố quản lý chất lượng khâu sản xuất Quan sát Nhân tố Nhân tố 1 Nhân tố 2 Nhân tố 3 Nhân tố 4 SXTC4 0,634 SXTC5 0,631 SXTC2 0,618 SXTC6 0,615 SXTC3 0,601 SXTC1 0,597 SXKT1 0,780 SXKT2 0,754 SXKT3 0,732 SXLD1 0,665 SXLD3 0,661 SXLD4 0,592 SXLD2 0,591 SXHD3 0,715 SXHD2 0,636 SXHD1 0,584 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu Như vậy, sau khi phân tích nhân tố EFA thang đo các nhân tố quản lý chất lượng trong khâu sản xuất ảnh hưởng đến chất lượng gạo TN thì có 4 nhân tố được rút trích từ 16 biến quan sát. Các nhân tố được đặt tên như sau: - Nhân tố thứ nhất gồm 06 biến quan sát (SXTC4, SXTC6, SXTC5, SXTC2, SXTC3, SXTC1) được nhóm lại bằng kết quả nhóm nhân tố, vẫn giữ tên là Sản xuất - Tổ chức và đây là biến X42 trong mô hình hồi quy. - Nhân tố thứ hai gồm 03 biến quan sát (SXKT1, SXKT2, SXKT3) được nhóm lại bằng kết quả nhóm nhân tố, vẫn giữ tên là Sản xuất – Kiểm tra và đây là biến X44 trong mô hình hồi quy. - Nhân tố thứ ba gồm 04 biến quan sát (SXLD3, SXLD1, SXLD2, SXLD4) được nhóm lại bằng kết quả nhóm nhân tố, vẫn giữ tên là Sản xuất – Lãnh đạo và đây là biến X43 trong mô hình hồi quy. - Nhân tố thứ tư gồm 03 biến quan sát (SXHD3, SXHD2, SXHD1) được nhóm lại bằng kết quả nhóm nhân tố, vẫn giữ tên là Sản xuất – Hoạch định và đây là biến X41 trong mô hình hồi quy. (c) Quản lý chất lượng lúa gạo TN trong khâu sản xuất Kết quả đánh giá thực trạng hoạt động quản lý chất lượng ở khâu sản xuất (Phụ lục D), có thể thấy một xu thế chung là các hoạt động này vẫn chỉ nằm ở mức trung bình, đa số các nhận định được đánh giá nằm trong khoảng từ 2,56 đến 3,00 điểm. Mặc dù nông dân có ý định và mục tiêu muốn nâng cao phẩm chất gạo TN, nhưng ở khâu tổ chức thực hiện và khâu kiểm tra thì nông dân rất yếu. Nông dân có tham gia các lớp đào tạo về kỹ thuật để nâng cao chất lượng lúa tại địa phương nhưng nông dân chưa đủ nguồn lực để tổ chức thực hiện, cụ thể hóa các mục tiêu mong muốn thành các quy trình, hoạt động quản lý chất lượng một cách cụ thể. 4.5.2.2 Thực trạng quản lý chất lượng lúa gạo TN trong khâu bảo quản và chế biến Các phương pháp sử dụng tương tự như trong khâu sản xuất, sau đây là các kết quả xử lý: (a) Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo qua Cronbach’s Alpha Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha (Phụ lục E) cho thấy các thang đo đều đạt tiêu chuẩn với hệ số Cronbach’s Alpha toàn thang đo đều lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các quan sát thành phần trong thang đo đều lớn hơn 0,3. Vì vậy, không thể loại bỏ bất kỳ quan sát nào trong các thang đo để có thể làm tăng thêm hệ số Cronbach’s Alpha của toàn thang đo. Do vậy, các thang đo thể hiện các khái niệm hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra của hoạt động quản lý chất lượng lúa gạo TN trong khâu bảo quản và chế biến đều đạt yêu cầu. (b) Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA Sau khi tiến hành kiểm tra các điều kiện của phân tích nhân tố khám phá EFA (đã được trình bày ở chương 3), kết quả phân tích Bảng 4.17 cho thấy các điều kiện của phân tích nhân tố khám phá EFA đều đạt yêu cầu, chứng tỏ các thang đo đều thỏa điều kiện để phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo, cụ thể như sau: - Kết quả kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) trong bảng kiểm định KMO và Bartlett's với sig = 0,000 và chỉ số KMO = 0,725 > 0,5 đều đáp ứng được yêu cầu; - Tại các mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1 đạt yêu cầu; - Hệ số tải của các biến này đều lớn hơn 0,5: đạt yêu cầu. Bảng 4.17: Kết quả phân tích EFA của các yếu tố quản lý chất lượng trong khâu bảo quản và chế biến. Giá trị KMO và kiểm định Bartlett Đo lường Kaiser-Meyer-Olkin sự đầy đủ của mẫu 0,725 Giá trị kiểm định Bartlett Chi-Square xấp xỉ 790,378 Độ tự do df 120 Độ tin cậy Sig. 0,000 Tổng phương sai giải thích các yếu tố quản lý chất lượng trong khâu chế biến Nhân tố Giá trị ban đầu Trích tổng tải của bình phương Tổng % phương sai % tích lũy Tổng % phương sai % tích lũy 1 3,246 20,286 20,286 2,690 16,812 16,812 2 2,465 15,407 35,694 1,957 12,231 29,043 3 2,174 13,589 49,283 1,683 10,518 39,561 4 1,730 10,814 60,097 1,238 7,736 47,297 5 0,799 4,996 65,093 6 0,765 4,781 69,874 ... ... ... ... ... ... ... 15 0,339 2,120 98,206 16 0,287 1,794 100,000 Ma trận xoay nhân tố các yếu tố quản lý chất lượng trong khâu chế biến Quan sát Nhân tố Nhân tố 1 Nhân tố 2 Nhân tố 3 Nhân tố 4 CBTC5 0,677 CBTC4 0,644 CBTC3 0,639 CBTC1 0,638 CBTC2 0,628 CBTC6 0,617 CBLD4 0,737 CBLD3 0,704 CBLD1 0,688 CBLD2 0,656 CBHD3 0,736 CBHD1 0,729 CBHD2 0,666 CBKT2 0,782 CBKT3 0,734 CBKT1 0,579 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu Như vậy, sau khi phân tích nhân tố EFA thang đo các nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_van_quan_ly_chat_luong_san_pham_lua_gao_tai_nguyen_theo.doc
Tài liệu liên quan