Luận văn Quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên đất liền Việt Nam – Campuchia của bộ đội Biên Phòng

MỞ ĐẦU 1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN C

ỐC GIA 6

1.1. Một số khái niệm liên quan 6

1.1.1. Khái niệm về lãnh thổ quốc gia và ố

1.1.2. Khái niệm quả lý hà ư c ề ốc gia

6 7

1.1.3. Xác lập đường biên gi i 8

1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý của quản lý nhà nước về biên giới quốc gia 11

1.2.1. Q đ ểm củ Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về quả lý hà ư c

về biên gi i quốc gia và tổ chức lự lượng quản lý, bảo vệ biên gi i quốc gia 11

1.2.2. Cơ sở pháp lý

1.3. Chủ thể quản lý nhà nước về biên giới

1.3.1. Cá ơ , tổ chức có liên quan

1.3.2. Bộ đội Biên phòng - chủ thể đặc biệt quả lý hà ư c về biên

gi i quốc gia

1.4. Nội dung quản lý nhà nước về biên giới quốc gia

1.4.1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiế lược về biên gi i quôc gia

1.4.2. Ký kết, ban hành à tổ hứ thự h ệ á đ ề ư ố tế, các

 ă ả pháp l ật ố ề ố

pdf114 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên đất liền Việt Nam – Campuchia của bộ đội Biên Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khu vực biên giới có tính cộng đồng cao, có truyền thống lao động cần cù, sống chất phác, thật thà và thuỷ chung; tự lực, tự cường trong sản xuất; đoàn kết trong chiến đấu chống ngoại xâm, kiên cường, quả cảm, không sợ gian khổ, hy sinh. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhiều địa danh ở khu vực biên giới tuyến Việt nam – Campuchia là c n cứ địa cách mạng, là chiến trường quan trọng để tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc; là nơi cung cấp sức người, sức của cho kháng chiến. Nhân dân các dân tộc ở KVBG gồm nhiều thành phần dân tộc sống xen kẽ, có quan hệ dân tộc, thân tộc khá sâu sắc với các dân tộc ở KVBG Campuchia. Đặc biệt, quan hệ dân tộc, thân tộc hai bên biên giới ở một bộ phận đồng bào đã vượt qua ý thức quốc gia, pháp luật của Nhà nước; nhất là dân tộc Khơmer ở KVBG Tây Nam Bộ với người Khơme Crôm ở Campuchia, đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên với nhân dân KVBG Campuchia. Do dân cư phân bố không đều, một số địa bàn ở KVBG Tây Nguyên không có dân hoặc dân ở cách xa đường biên giới. Mặt khác, địa hình khu vực biên giới thuận tiện về giao thông (khu vực biên giới vùng Nam Bộ), cùng với những tập quán quan hệ giữa các dân tộc hai bên biên giới, được sự hậu 45 thuẫn của các thế lực thù địch, tình trạng vượt biên giới trái phép xảy ra thường xuyên. Địch và các loại đối tượng đã lợi dụng xâm nhập, hoạt động phá hoại làm cho tình hình vi phạm chủ quyền, an ninh biên giới trở nên phức tạp. Khu vực biên giới tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia có 9 tôn giáo chính, với 5 . 4 tín đồ, như Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hoà Hảo... Hầu hết hoạt động của các tôn giáo nói trên đều chấp hành tốt pháp luật và sự giám sát, quản lý của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, bọn phản động lợi dụng đạo Tin Lành ở KVBG Tây Nguyên, đạo Cao Đài, Hoà Hảo ở KVBG Tây Nam Bộ đã có biểu hiện kích động, lôi kéo một bộ phận quần chúng tham gia phát triển đạo trái pháp luật, vượt biên giới trái phép, gây rối, khiếu kiện đòi lại ruộng đất làm cho ANCT, trật tự ATXH diễn biến phức tạp. Tình trạng di, dịch cư tự do của đồng bào dân tộc các tỉnh phía Bắc vào Tây Nguyên chưa có sự quản lý chặt chẽ đã dẫn đến nạn tàn phá rừng, phá hoại hoa màu, tranh chấp đất canh tác với người dân tộc bản địa, gây ra những bức xúc và nhiều “điểm nóng” trong đời sống cộng đồng. Bên cạnh đó, số dân ở các xã nội địa ra, vào làm n ở KVBG, qua lại biên giới trái phép, buôn lậu, khai thác lâm thổ sản, đào đãi vàng bừa bãi; “sự thay đổi về cơ cấu dân số một cách tự phát, mất cân đối đã làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp, gây khó kh n cho công tác quản lý, bảo vệ biên giới. Nếu ta xử lý không khéo các vấn đề xã hội sẽ tạo ra kẽ hở, các thế lực thù địch lợi dụng kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, cực đoan, đòi tự trị, li khai” [ 5, tr. ]. + Kinh tế - xã hội Những n m qua, Đảng và Nhà nước đã ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế, v n hoá - xã hội cho miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo nên đời sống của đồng bào tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia về cơ bản đã được nâng lên một cách rõ rệt. Nhưng do điều kiện tự nhiên, tập quán du canh, du cư, mặt bằng dân trí thấp, trình độ kỹ thuật canh tác, nuôi trồng còn nhiều hạn chế, lạc hậu, 46 thiếu vốn, thiếu sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp chính quyền nên thu nhập của một bộ phận đồng bào rất thấp, đời sống còn nhiều khó kh n, tỉ lệ đói nghèo của người dân tộc thiểu số luôn cao hơn so với cư dân khác trong vùng. Các thế lực thù địch, phản động triệt để lợi dụng vấn đề này tuyên truyền, kích động đồng bào đi biểu tình, đòi lại ruộng đất, vượt biên giới trái phép, lôi kéo, mua chuộc, lợi dụng người dân tộc thiểu số để hoạt động phá hoại làm cho tình hình chủ quyền, an ninh ở khu vực biên giới diễn biến phức tạp. Sau hơn 42 n m hoà bình, thống nhất đất nước, cùng với cả nước, hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới tuyến Việt Nam - Campuchia được xây dựng, củng cố. Tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp thường xuyên được kiện toàn nên vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của chính quyền các cấp, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, khu vực biên giới tuyến Việt Nam – Campuchia còn nhiều hạn chế do những thiếu sót, khuyết điểm của ta trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo, chính sách ruộng đất và những yếu kém của hệ thống chính trị cơ sở ở một số địa phương, nên khi địch tác động vào đã làm cho khu vực biên giới trở thành một “điểm nóng” về chính trị và chủ quyền lãnh thổ, an ninh BGQG. Từ những điều kiện nêu trên, việc tuyên truyền, giáo dục vận động quần chúng nhân dân các dân tộc ở khu vực biên giới thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước còn có hạn chế. Việc huy động lực lượng, phương tiện của địa phương và nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh BGQG, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân và thế trận BPTD gặp nhiều khó kh n. Đây là những vấn đề đặt ra cho các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương và các lực lượng quản lý, BVBG cần có biện pháp tháo gỡ. 2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về biên giới trên đất liền Việt Nam-CămPuchia của Bộ đội Biên phòng 47 2.2.1. Tổ chức lực lượng Bộ đội Biên phòng Tổ chức của Bộ đội Biên phòng thay đổi nhiều lần và chỉ thực sự ổn định từ khi có Nghị quyết -NQ/TW ngày / / 5 của Bộ Chính trị về xây dựng Bộ đội Biên phòng trong tình hình mới. Tổ chức và nhiệm vụ của lực lượng Bộ đội Biên phòng trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia đã được quy định cụ thể trong Nghị định số / /NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng như sau: Bộ đội Biên phòng được tổ chức, chỉ huy thống nhất từ trung ương đến đơn vị cơ sở, gồm cấp: Cấp Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương), Đồn Biên phòng đặt dưới sự quản lý, chỉ huy của Bộ quốc phòng. Tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia: Gồm có tỉnh biên giới, tương ứng là Bộ Chỉ huy Biên phòng cấp tỉnh gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắc L k, Đắc Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang, với tổng số đồn Biên phòng. Tổ chức Bộ chỉ huy BĐBP các tỉnh tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia gồm: chỉ huy trưởng, chính uỷ, phó chính uỷ, các phó chỉ huy trưởng, các phòng chức n ng (tham mưu, chính trị, trinh sát, hậu cần, kỹ thuật, phòng chống tội phạm và ma tuý); các đơn vị trực thuộc như: tiểu đoàn huấn luyện, đơn vị cơ động, bệnh xá Hệ thống các đồn, trạm biên phòng là thành phần quan trọng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ BGQG và tác chiến phòng thủ KVBG. Đồn biên phòng là đơn vị cơ sở của BĐBP trực thuộc sự quản lý, chỉ huy của chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh. Các đồn biên phòng được bố trí cố định ở gần đường biên giới, quản lý và bảo vệ KVBG đất liền có chính diện trung bình khoảng 12 - 25 km và chiều sâu (tính từ biên giới trở vào hết địa giới hành chính) một xã, phường, thị trấn biên giới. Tổ chức đồn biên phòng có đồn trưởng, chính trị viên, các phó đồn 48 trưởng và các đội công tác gồm: đội tổng hợp bảo đảm, đội vận động quần chúng, đội trinh sát biên phòng, đội vũ trang, đội kiểm soát hành chính. Tổ chức của BĐBP như trên bảo đảm giúp cho chỉ huy quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới thống nhất, nhanh chóng, có hiệu quả trong mọi tình huống. Hiện nay, tổ chức của BĐBP các tỉnh tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia nhìn chung là tương đối phù hợp, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Tỷ lệ sỹ quan bình quân khoảng 22%, quân nhân chuyên nghiệp khoảng 28,25%, viên chức quốc phòng khoảng 0,75%, hạ sĩ quan, chiến sĩ khoảng 49%. Tuy nhiên, cũng còn một số vấn đề cần nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế, như tổng quân số hiện có chỉ đạt khoảng 79,5%, tỷ lệ cơ cấu giữa sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, chiến sĩ chưa cân đối, tỷ lệ cán bộ người địa phương, người dân tộc thiểu số còn ít. Về trình độ, khả n ng chuyên môn, nghiệp vụ: cán bộ, chiến sĩ biên phòng các tỉnh tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia được lựa chọn kỹ, bảo đảm tin cậy về chính trị, luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đại đa số bộ phận cán bộ, chiến sĩ có phẩm chất đạo đức cách mạng và có ý thức kỷ luật tốt, yên tâm gắn bó với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh BGQG. Tỉ lệ đội ngũ cán bộ đã qua chiến đấu cao hơn so với các tuyến biên giới khác. Đội ngũ cán bộ biên phòng tỉnh đều trưởng thành từ cơ sở, gắn bó với địa bàn, với cấp uỷ, chính quyền và nhân dân, có nhiều kinh nghiệm trong công tác biên phòng và xây dựng đơn vị. Đội ngũ cán bộ cơ sở đồn, trạm biên phòng là lực lượng trẻ, khoẻ, được thử thách, rèn luyện qua hoạt động thực tiễn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cán bộ, chiến sĩ biên phòng các tỉnh tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia thực sự là lực lượng chuyên trách, nòng cốt trong quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh BGQG. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, chiến sĩ BĐBP các tỉnh tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia từng bước được nâng lên, gần 80% cán bộ, sĩ 49 quan được đào tạo cơ bản, có kiến thức về chính trị, quân sự, nghiệp vụ biên phòng, an ninh, pháp luật và đối ngoại đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác biên phòng trong tình hình mới. 2.2.2. Công tác quản lý nhà nước về biên giới trên đất liền Việt Nam- CămPuchia của Bộ đội Biên phòng 2.2.2.1. Tham mưu xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược về biên giới quốc gia Biên giới quốc gia có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đối với hòa bình, ổn định và sự phát triển của đất nước; biên giới quốc gia luôn gắn liền với lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, ANCT, TTATXH. Những n m qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh khu vực biên giới, t ng cường công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, đàm phán, giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ, phân giới cắm mốc, t ng dày tôn tạo hệ thống mốc quốc giới với các nước láng giềng và đạt được những kết quả quan trọng; độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia được giữ vững.. Thực hiện tư tưởng chỉ đạo của chiến lược bảo vệ BGQG là bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ (vùng đất, vùng trời, vùng biển...), bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân các dân tộc trên biên giới nói riêng và cả nước nói chung nhằm góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, v n minh”. Trên cơ sở đó Bộ đội Biên phòng đã tham mưu cho Bộ Quốc phòng tham mưu cho Đảng và nhà nước đề ra những định hướng đúng đắn về việc xây dựng hệ thống các chủ trương, chính sách, các quy phạm pháp luật về biên giới như ký kế kết các điều ước quốc tế với nước có chung đường biên giới, ban hành các v n bản pháp luật về biên giới như luật biên giới quốc gia; luật an ninh quốc gia; các chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) gắn với t ng cường quốc phòng-an ninh (QP-AN) ở khu 50 vực biên giới và các vùng biển của đất nước như: Quyết định / /QĐ-TTg (2003- ) đối với các xã biên giới Việt - Trung; Quyết định 6 / 7/QĐ- TTg (2007- ) đối với các xã biên giới Việt - Lào và Việt Nam - Campuchia. Ngoài ra, các chương trình 5, 4, 67, A... đã đầu tư trực tiếp nhiều dự án phát triển kinh tế- xã hội cho khu vực biên giới nhằm xây dựng vùng biên giới vững mạnh toàn diện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho quân dân biên giới. Đồng thời, tạo điều kiện giúp BĐBP đẩy mạnh các chương trình phối hợp với các cấp, các ngành, các đoàn thể, địa phương trong xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh, huy động sức mạnh toàn dân trong xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển với các nước láng giềng. Thực hiện chiến lược biên giới quốc gia Bộ đội Biên phòng các tỉnh biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia đã triển khai đồng bộ các mặt công tác giữ gìn ANCT, TTATXH ở KVBG, phối hợp chặt chẽ với LLVT địa phương ng n chặn, dập tắt các vụ gây rối, bạo loạn chính trị, làm thất bại âm mưu của bọn phản động lưu vong, giữ vững ổn định tình hình trong mọi tình huống. Đã vô hiệu hoá hoạt động của các đối tượng phản động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng; phát hiện bóc gỡ các tổ chức nội gián cũ, đấu tranh ng n chặn hoạt động tình báo, gián điệp, hoạt động của một số phần tử cơ hội chính trị, giải quyết các điểm nóng, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh trên biên giới. Chủ động nắm chắc diễn biến tình hình và đấu tranh có hiệu quả với những âm mưu, thủ đoạn hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch trong việc tuyên truyền, kích động quần chúng, gây rối, khiếu kiện, biểu tình, vượt biên giới trái phép; đấu tranh có hiệu quả với các hoạt động chia rẽ tình đoàn kết giữa hai dân tộc Việt Nam - Campuchia, xâm nhập, móc nối, phá hoại của các tổ chức phản động, hoạt động buôn lậu, buôn bán vũ khí, chất nổ, ma tuý qua biên giới. Phối hợp với các đơn vị của Bộ chỉ huy quân sự và Sở công an các tỉnh biên giới tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh, huyện biên giới; mở nhiều đợt cao điểm tấn công truy quét tội phạm và tệ nạn xã hội, bắt giữ và xử lý các vụ vi phạm 51 ANCT, TTATXH, ổn định chính trị xã hội ở KVBG. Đồng thời, xây dựng thế trận BPTD, gắn với thế trận an ninh nhân dân và thế trận quốc phòng toàn dân; xây dựng kế hoạch phòng, chống gây rối, gây bạo loạn ở từng địa bàn, tập trung vào những địa bàn trọng điểm ở khu vực biên giới. Thường xuyên tiến hành tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, xây dựng “thế trận lòng dân”, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững ANCT, TTATXH ở khu vực biên giới. Tổ chức tuần tra, kiểm soát trên biên giới, tập trung vào các đoạn biên giới phức tạp, khu vực tranh chấp, lấn chiếm; phát hiện, ng n chặn, bắt giữ, xử lý những hành vi vi phạm, như: vượt biên giới trái phép, lấn chiếm biên giới, xâm canh, xâm cư, buôn lậu qua biên giới Tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật của Nhà nước, các điều ước quốc tế có liên quan đến chủ quyền, an ninh BGQG đối với người, phương tiện trong nước và nước ngoài. Trong đó, tập trung vào hoạt động tại khu kinh tế cửa khẩu, hoạt động đánh bắt thủy sản trên các sông, suối biên giới, hoạt động du lịch qua lại hai bên biên giới và các hoạt động khác ở KVBG. Qua đó, phát hiện xử lý các hành vi vi phạm, giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương và cùng các ban, ngành, đoàn thể xây dựng, củng cố các tổ chức cơ sở chính trị ở xã, thị trấn biên giới vững mạnh; củng cố, kiện toàn các lực lượng công an, dân quân tự vệ, tổ chức đoàn thanh niên, hội phụ nữ gắn với xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, ANCT, TTATXH ở các xã biên giới. Tham gia thực hiện các chương trình phát triển KT-XH, v n hoá, giáo dục, như: xoá mù chữ, phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở các xã vùng sâu, vùng c n cứ cách mạng ở KVBG; xoá đói giảm nghèo, làm đường giao thông nông thôn, xây dựng đường, trường, trạm ở các xã đặc biệt khó kh n. Trong đó, đã tham mưu cho địa phương xây dựng một 52 số công trình kết hợp kinh tế với quốc phòng, đường tuần tra biên giới, hệ thống thuỷ lợi, giao thông, điện, đường, trường, trạm ở khu vực biên giới. Quan hệ với chính quyền và lực lượng BVBG của Campuchia trao đổi tình hình và phối hợp xử lý các vụ vi phạm về chủ quyền an ninh biên giới, phòng chống tội phạm. Tích cực, chủ động tham gia phân giới cắm mốc theo kế hoạch và tham gia quản lý, BVBG, xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị. 2.2.2.2. Xây dựng, tổ chức thực hiện các Điều ước quốc tế và các văn bản pháp luật quốc gia về biên giới Quản lý nhà nước về biên giới quốc gia là hoạt động quản lý tổng hợp mang tính đặc thù, liên quan chặt chẽ đến quốc gia láng giềng. Trong hoạt động quản lý phải dựa vào các quy phạm pháp luật trong các điều ước quốc tế và các quy phạm pháp luật trong các v n bản pháp luật quốc gia. Về luật pháp quốc tế: Việt Nam đã ký Hiệp ước hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia ngày 18/02/1979; ký các Hiệp ước, hiệp định về quy chế biên giới, Nghị định thư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Campuchia những n m -1985 và 2005-2006; Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết các vấn đề biên giới giữa hai nước ký ngày 20/7/1983; Hiệp ước hoạch định BGQG Việt Nam - Campuchia ký ngày 27/02/1985 và Hiệp ước bổ sung hoạch định BGQG Việt Nam - Campuchia ký ngày 10/10/2005 góp phần quan trọng trong việc gìn giữ hoà bình, ổn định trong khu vực biên giới giữa hai nước. Về nội luật: Hệ thống các v n bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước, bảo vệ biên giới quốc gia trong mỗi giai đoạn cách mạng, mỗi thời kỳ đều đã đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia của từng thời kỳ. Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng, Luật biên giới quốc gia, Luật an ninh quốc gia ra đời đã đánh dấu một mốc lịch sử cho sự phát triển và trưởng thành của lực 53 lượng Bộ đội Biên phòng trong nhiệm vụ quản lý nhà nước về biên giới, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Có thể nói, về số lượng các v n bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước, bảo vệ biên giới quốc gia và xây dựng Bộ đội Biên phòng cơ bản là đủ. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển mới của tình hình, nhiều v n bản ban hành đã lâu nên hiện nay đã lạc hậu, một số quy định không còn phù hợp cần phải tiếp tục nghiên cứu sửa đổi. 2.2.2.3. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về biên giới quốc gia. Trong những n m qua, Bộ đội Biên phòng đã chủ trì và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức n ng của các Bộ, ngành liên quan soạn thảo để trình cấp có thẩm quyền ký, ban hành hơn 7 v n bản pháp luật, trong đó có hai dự án luật quan trọng về chủ quyền lãnh thổ và quyền tài phán quốc gia trên biển, đó là Luật biên giới quốc gia và Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng; v n bản cấp chính phủ, trong đó có các nghị định của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền, khu vực biên giới biển, khu vực cửa khẩu đất liền, quản lý, bảo vệ an ninh trật tự cửa khẩu cảng biển, về hoạt động đối ngoại biên phòng, xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý bảo vệ biên giới quốc gia; 35 v n bản cấp Bộ; 23 v n bản hướng dẫn thi hành Ngoài nhiệm vụ được giao trực tiếp soạn thảo các v n bản, Bộ đội Biên phòng còn là thành viên tham gia các Ban soạn thảo, Tổ biên tập nhiều dự án luật, pháp lệnh, các điều ước quốc tế về biên giới quốc gia, các Nghị định của Chính phủ có liên quan đến quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội và hoạt động của Bộ đội Biên phòng như: Luật an ninh quốc gia, Luật Quốc phòng, Luật Hải quan, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; tham gia hàng ngàn v n bản quy phạm pháp luật do các Bộ, ngành gửi xin ý kiến liên quan đến dự án luật, pháp lệnh và các hiệp ước, hiệp định về biên giới, biển, hàng không, về bưu chính viễn thông, vận tải trên biển; rà soát 54 hơn nghìn v n bản quy phạm pháp luật có liên quan, đề nghị hết hiệu lực 449 v n bản; sửa đổi, bổ sung v n bản; ban hành mới 121 v n bản; nghiên cứu đề xuất công bố được 12 bộ thủ tục hành chính liên quan đến thủ tục xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu, phục vụ tốt cho chính sách đối ngoại, mở cửa, phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước. Với khẩu hiệu "Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt", thực hiện cùng n, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng đồng bào dân tộc, những n m qua, các đơn vị Bộ đội Biên phòng nói chung và cán bộ, chiến sỹ các đơn vị Bộ đội Biên phòng tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia nói riêng đã tích cực tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, xây dựng và phát triển kinh tế, v n hóa, xã hội, xoá đói giảm nghèo, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh, củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động nhân dân tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới của Tổ quốc. Trong đó, Bộ đội Biên phòng luôn đi đầu trong công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về biên giới trong mọi thời kỳ. Đáng chú ý, từ khi Luật Biên giới quốc gia và Pháp lệnh Bộ đội biên phòng được ban hành, các đơn vị Bộ đội Biên phòng đã đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng một cách bài bản, hiệu quả, cụ thể: - Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng đã phối hợp với các cơ quan chức n ng của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Luật Biên giới quốc gia, Pháp lệnh Bộ đội biên phòng và các v n bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành cho cán bộ chủ trì các Bộ, ngành, Uỷ ban Nhân dân các địa phương; tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng báo cáo viên về nội dung, phương pháp tuyên truyền; tổ chức viết các tin, bài trên báo, tạp chí, 55 quay phim, chụp ảnh đưa các phóng sự trên đài phát thanh, đài truyền hình và các phương tiện thông đại chúng để giúp cho mọi người dân nắm và hiểu được Luật Biên giới quốc gia, Pháp lệnh Bộ đội biên phòng. - Tham mưu cho Bộ Quốc phòng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các học viện, nhà trường thuộc Bộ Quốc phòng tổ chức phổ biến Luật Biên giới quốc gia, Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng và các nghị định của Chính phủ để quán triệt và thực hiện thống nhất trong toàn quân. - Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng các tỉnh, thành phố phối hợp với cơ quan tư pháp và các ngành chức n ng địa phương tổ chức phổ biến Luật Biên giới quốc gia, Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng cho các cơ quan, ban, ngành, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và nhân dân, nhất là nhân dân ở khu vực biên giới hiểu rõ để chấp hành và phối hợp, giúp đỡ Bộ đội biên phòng trong xây dựng, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới và xây dựng Bộ đội biên phòng vững mạnh (cho đến nay đã có 44 tỉnh, thành biên giới và 11 tỉnh nội địa tổ chức hội nghị cấp tỉnh và 100% các quận, huyện biên giới tổ chức quán triệt, học tập Luật Biên giới quốc gia). Có thể thấy rõ, kết quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên giới quốc gia của Bộ đội biên phòng đã làm cho nhận thức của cán bộ, nhân dân về biên giới quốc gia ngày càng được nâng cao. Trách nhiệm của công dân trong thực hiện Luật Biên giới quốc gia và các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ngày càng được đề cao và thực hiện tốt. Sau mười bốn n m thực hiện, Luật Biên giới quốc gia đã đi vào đời sống xã hội, nhất là ở các tỉnh, huyện, xã nơi có biên giới, đã giúp cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước về biên giới quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, từng bước xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện, góp phần xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị với các nước láng giềng. 56 2.2.2.4. Tham mưu cho cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương về công tác quản lý, bảo vệ biên giới, xây dựng thế trận biên phòng toàn dân ngày càng vững mạnh. - Bộ đội Biên phòng là lực lượng được Đảng, Nhà nước giao cho trọng trách nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, ngoài chủ động tích cực xây dựng kế hoạch, phương án và đổi mới phương pháp, hình thức quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, các đơn vị Bộ đội Biên phòng trên toàn quốc nói chung, tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia nói riêng đã thường xuyên bám sát địa bàn, t ng cường công tác nắm tình hình, chủ động tham mưu và cùng cấp uỷ, chính quyền địa phương xây dựng củng cố phong trào quần chúng bảo vệ an ninh biên giới; xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, xoá đói giảm nghèo, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc. Phối hợp chặt chẽ với các ngành, lực lượng (kể cả chính quyền, lực lượng biên giới của nước láng giềng) để tạo nên sức mạnh tổng hợp trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới. Vận dụng linh hoạt các đối sách của Đảng, Nhà nước và những kinh nghiệm của cha ông ta để giải quyết có hiệu quả những vấn đề có liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân nhất là đồng bào dân tộc ở khu vực biên giới tích cực tham gia phong trào tự quản đường biên, mốc quốc giới và giữ gìn an ninh trật tự thôn, bản, góp phần tham gia xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh. T ng cường mối quan hệ chặt chẽ với các lực lượng bảo vệ biên giới của các nước láng giềng nhằm xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, đẩy lùi các hoạt động lấn chiếm, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên gi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_bien_gioi_quoc_gia_tren_dat_lie.pdf
Tài liệu liên quan