Luận văn Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp tại huyện Lệ thủy, tỉnh Quảng Bình

MỞ ĐẦU .1

1. Lý do chọn đề tài luận văn .1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn .3

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn .5

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .6

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.8

7. Kết cấu của luận văn .8

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH

TẾ NÔNG NGHIỆP.9

1.1. Tổng quan về kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông nghiệp cấp huyện.9

1.1.1. Khái niệm kinh tế nông nghiệp .9

1.1.2. Mục tiêu của nền kinh tế nông nghiệp .9

1.1.3. Một số tiêu chí đánh giá nền kinh tế nông nghiệp cấp huyện.10

1.2. Quản lý Nhà nước về kinh tế nông nghiệp cấp huyện .15

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước .15

1.2.2. Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp.16

1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở cấp huyện .17

1.2.4. Yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý Nhà nước về

kinh tế nông nghiệp ở cấp huyện.23

1.3. Kinh nghiệm trong quản lý Nhà nước về kinh tế nông nghiệp của một số nước

trong khu vực và một số địa phương trong nước .25

1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực trong quản lý Nhà nước về kinh

tế nông nghiệp .25

1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp cấp huyện của một số

địa phương trong nước.29

1.3.3. Bài học kinh nghiệm Quản lý Nhà nước về kinh tế nông nghiệp huyện Lệ

Thuỷ, tỉnh Quảng Bình .35

pdf131 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp tại huyện Lệ thủy, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g gồm Phong Thủy, An Thủy, Lộc Thủy và cao su ở xã Trường Thủy, Phú Thủy, Văn Thủy,... Đối với trồng trọt: Trong giai đoạn 2011 - 2016, UBND huyện và phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lệ Thủy đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng phù hợp với đặc điểm tự nhiên và thế mạnh của từng vùng. Hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong thực hiện cơ giới hóa từ khâu làm đất, phòng trừ sâu bệnh đến khâu thu hoạch, chế biến sản phẩm,... tạo được nguồn sản phẩm hàng hóa tập trung, có chất lượng cao theo yêu cầu thị trường. 50 Trong giai đoạn 2011 - 2016 huyện đã quy hoạch các vùng sản xuất tập trung như lúa, ngô, sắn, lạc,... đồng thời ứng dụng các kỹ thuật canh tác mới và giống năng suất, chất lượng cao như giống CXT30, TBR225, GL105, Lai BTE1, QB01, SVN1, BT09, Tám Xoan, và Rai Su ở các vùng khác nhau, giống ngô NH68. Do đó năng suất hầu hết cây trồng trong giai đoạn này đã tăng lên đáng kể. Kết quả quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp huyện giai đoạn 2011 - 2016 của huyện Lệ Thủy được thể hiện ở Biểu đồ 5.1. Đối với cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày và cây ăn quả tập trung phát triển một số loại cây trồng làm nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất, chế biến của công nghiệp như lạc, vừng, cao su, hồ tiêu và keo. Diện tích của các loại cây này tăng đều qua các năm. Đối với chăn nuôi: Trong giai đoạn 2011 - 2016, huyện đã quy hoạch, lập kế hoạch phát triển các trang trại chăn nuôi có quy mô lớn, áp dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến tập trung ở các xã có diện tích đất lớn, có Biểu đồ 5.2: Thực trạng chăn nuôi giai đoạn 2011-2016 và quy hoạch đến năm 2020 Nguồn: UBND huyện Lệ Thủy 2017 Biểu đồ 5.1: Sự biến động của năng suất các loại cây trồng chủ lực huyện Lệ Thủy giai đoạn 2011-2016 và quy hoạch đến 2020 Nguồn: UBND huyện Lệ Thủy, 2017 51 điều kiện phát triển chăn nuôi tập trung như Mai Thủy, Liên Thủy, Cam Thủy. Giải quyết thị trường đầu ra cũng là một yếu tố quan trọng trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp. Thực hiện nội dung này UBND huyện Lệ Thủy đã đề xuất UBND tỉnh hỗ trợ và giao cho Công ty TNHH MTV Lệ Ninh làm đầu mối cho nông dân của toàn huyện trong việc sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất con giống lợn và bò, hỗ trợ công tác thú y, kỹ thuật chăn nuôi, bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Do đó tổng đàn cũng như sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng lên nhanh trong giai đoạn 2011 - 2016, đặc biệt tăng nhanh ở các năm 2014 - 2016 (Biểu đồ 5.2). Về lĩnh vực thủy sản: Trong giai đoạn 2011 - 2016, UBND huyện phối hợp với các ban ngành liên quan hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện theo hướng toàn diện, mở rộng quy mô, đa dạng đối tượng nuôi, chú ý các sản phẩm có giá trị cao, phù hợp với nhu cầu thị trường như tôm thẻ chân trắng, cá hồng, cá trắm, cá đối mục, cá chim trắng,... Phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên 2 loại mặt nước: nước lợ, nước ngọt. Phát triển các cơ sở sản xuất giống thủy sản. Hỗ trợ người dân kỹ thuật và kiểm dịch đảm bảo phát triển nuôi trồng bền vững. Biến động về sản lượng thủy sản huyện Lệ Thủy gian đoạn 2011 - 2016 được thể hiện ở Biểu đồ 5.3. Về lâm nghiệp: Trong giai đoạn 2011 - 2016, huyện Lệ Thủy đã tích cực chỉ đạo và thực hiện các nội dung quy hoạch và kế hoạch về phát triển, bảo vệ rừng. Thực hiện đề án giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng và chuyển đổi diện tích rừng trồng kém hiệu quả sang trồng cao su tiểu điền, hỗ trợ nông dân chăm sóc và khai thác rừng trồng hiệu quả. Khai thác hợp lý tài nguyên rừng, chuyển diện tích rừng nguyên sinh có tính đa dạng sinh học cao sang rừng đặc dụng ở các xã Kim Thủy, Lâm Thủy nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì độ che phủ và chế độ thủy văn của các sông. Phát triển trồng cây phân tán hai bên tuyến Quốc lộ 1A, đường Hồ Biểu đồ 5.3: Biến động sản lượng thủy sản huyện Lệ Thủy giai đoạn 2011-2016 và quy hoạch đến 2020 Nguồn: UBND huyện Lệ Thủy 2017 52 Chí Minh, các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ, đường liên thôn, liên xã, đường nội đồng, các băng và cụm cây ở quanh trụ sở các cơ quan, công sở, trường học, bệnh viện, trạm xá, các khu công nghiệp, các điểm du lịch. Do đó diện tích rừng trồng tăng lên đáng kể trong giai đoạn này. 2.2.2. Ban hành và thực hiện chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp Ở khía cạnh này, UBND huyện, các phòng: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kinh tế và Hạ tầng, Tài chính - Kế hoạch, Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Thuế phối hợp xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về nông nghiệp làm cơ sở cho các chủ thể kinh tế đầu tư kinh doanh nông nghiệp. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện giai đoạn 2011 - 2020 huyện Lệ Thủy ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về nông nghiệp, trong đó nổi bật là: Các chính sách liên quan đến việc thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2011 - 2020. Các nội dung cụ thể tập trung vào đổi mới, sắp xếp lại các HTX và xây dựng phương án sản xuất tập trung gắn với chuỗi giá trị bao tiêu sản phẩm; kiện toàn các HTX theo Luật HTX năm 2012 và xây dựng chỉ tiêu các HTX ngành nghề theo tiêu chí nông thôn mới phù hợp với điều kiện ở huyện Lệ Thủy; xây dựng các mô hình hợp tác xã liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị. Nghị quyết về cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại cho hộ sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng thiên tai, biến đổi khí hậu được ban hành và thực hiện trên toàn địa bàn huyện; Nghị quyết về đề xuất danh mục cây trồng, vật nuôi được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp. Các quyết định về phê duyệt các dự án bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2016; quyết định thành lập ban chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững huyện Lệ Thủy. Các nghị quyết, quyết định về bồi dưỡng nhân lực quản lý Nhà nước, thu hút nhân tài, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp; Quyết định về xây dựng nguồn lực đào 53 tạo nghề và tổ chức đào tạo nghề miễn phí cho lực lượng lao động nông thôn, ưu tiên các đối tượng lao động trẻ ở các vùng sâu, vùng xa. Tất cả các chính sách, kế hoạch được ban hành và thực hiện trong giai đoạn 2011 - 2016 đã bám sát định hướng phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 - 2020, và bao hàm nhiều lĩnh vực từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp đến chế biến và dịch vụ nông nghiệp. Các chính sách, kế hoạch được xây dựng và thực hiện bao phủ tất cả các nhóm đối tượng và ở các vùng miền khác nhau, gồm vùng biển, vùng đồng bằng và vùng núi tương ứng với các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, phát triển cây con và lâm nghiệp. 2.2.3. Hoạch định, tổ chức thực hiện và quản lý các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp Hoạch định, tổ chức thực hiện và quản lý các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp chủ yếu tập trung vào hệ thống tưới tiêu và giao thông nội đồng. Đây là một chuỗi các hoạt động được thực hiện theo một quá trình liên tục, có thể nói đây là hạng mục quan trọng cho phát triển nông nghiệp theo định hướng thị trường và cũng là điều kiện để thực hiện hoạt động công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt ở những vùng sản xuất nông nghiệp thấp trũng của huyện Lệ Thủy (gồm các xã: An Thủy, Lộc Thủy, Hồng Thủy, Liên Thủy và một phần của xã Cam Thủy, Mai Thủy,), ngoài giao thông nội đồng thì hệ thống tưới, tiêu nước là hết sức quan trọng để giảm rủi ro trong sản xuất. Hoạt động này không chỉ dừng ở khâu xây dựng mà giám sát, quản lý sử dụng trong sản xuất nông nghiệp cũng đặc biệt quan trọng để duy tu bảo dưỡng và kịp thời sửa chữa, nâng cấp hạ tầng cơ sở. Trước tình hình thiên tai xảy ra ngày càng khắc nghiệt và rủi ro ngày càng cao cho kinh tế nông nghiệp của huyện do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, UBND huyện đặc biệt chú trọng vào cải thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp. Cụ thể, trong giai đoạn 2011 - 2016, UBND huyện đã ban hành các thiết kế mẫu định hình trong xây dựng kênh mương, giao thông nội đồng, quy hoạch hệ thống hồ đập, trạm cấp nước cho các vùng sản xuất trọng yếu, tập trung ở 6 xã vùng giữa (vùng sản xuất lúa 54 trọng điểm của huyện). Thành lập các đoàn kiểm tra, thanh tra, giám sát định kỳ và đột xuất trên toàn huyện (khi có các nguy cơ hoặc sự cố xảy ra). Nạo vét và kè cống các kênh mương chính và cống trên đường Việt Xô - Tiến Giang, xã Văn Thủy; Trạm Bơm HTX Tam Hương, xã Phú Thủy; Khắc phục sạt lở kênh mương xã Liên Thủy; Nạo vét khe cát các xã vùng cát; sửa chữa cống Ba Za xã Thanh Thủy cùng với việc hỗ trợ nạo vét 7 tuyến kênh mương ở các xã trọng điểm sản xuất lúa với tổng kinh phí đầu tư lên đến 864 tỷ đồng. 2.2.4. Kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác và sử dụng các nguồn lực vào sản xuất nông nghiệp của huyện Đây là một trong những nội dung trọng tâm, mang tính chiến lược trong quản lý Nhà nước về kinh tế nông nghiệp của huyện. Thực hiện nội dung này, UBND huyện Lệ Thủy chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số phòng, ban liên quan tham mưu ban hành các Quyết định phê duyệt các chương trình, dự án cho giai đoạn 2011 - 2015 và tiếp tục giai đoạn 2016 - 2020, gồm các chương trình phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, cánh đồng lớn, bê tông hóa kênh mương, an toàn hồ đập, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích, chương trình giống, sản xuất lúa kênh tác theo kỹ thuật SRI, dồn điền đổi thửa tạo cánh đồng lớn,... Ban hành các quy chế hoạt động thực hiện các chương trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, chương trình nông thôn mới,... Phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên ban chỉ đạo thực hiện từng chương trình cụ thể ở trên. Trong bối cảnh kinh tế xã hội có nhiều biến động, diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm dần, sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ làm giảm hiệu quả đầu tư. Đồng thời xu thế phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa đã tạo động lực để UBND huyện thực hiện các chỉ đạo trung ương và của tỉnh tiến hành dồn điền đổi thửa, phát huy hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, tập trung vào đất lúa, ớt, rau các loại. UBND huyện Lệ Thủy đã chỉ đạo thực hiện đánh giá các chính sách hỗ trợ phát triển cánh đồng mẫu lớn lúa thương phẩm và lúa giống. Đặc biệt, huyện Lệ Thủy đã giám sát chặt chẽ và định kỳ hàng năm tình hình người dân bỏ ruộng đất, chuyển đổi sản xuất lúa Hè Thu sang lúa tái sinh ở những vùng đất có tiềm năng để 55 hạn chế tình trạng bỏ hoang hoặc lãng phí ruộng đất và cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp. Kết quả tổng quan các báo cáo cũng cho thấy trong giai đoạn 2011 - 2016, UBND huyện đã định kỳ triển khai các cuộc đánh giá về tài nguyên nước làm cơ sở tiến hành đầu tư nạo vét kênh mương, xây dựng hồ đập và trạm bơm ở tất cả các xã trên địa bàn huyện. Ngoài ra, huyện cũng thúc đẩy chỉ đạo một số xã vùng trũng tận dụng mặt nước và tài nguyên nước dồi dào về mùa mưa để chăn thả vịt ngay sau thu hoạch lúa tái sinh hoặc nuôi cá kết hợp trong ruộng lúa tái sinh. Đối với nguồn tài nguyên rừng, UBND huyện đã đưa ra quyết định thành lập Ban quản lý trồng và khai thác rừng bền vững nhằm theo dõi, giám sát, quản lý trồng và khai thác rừng hợp lý. Trong giai đoạn 2011 - 2016, từ kết quả giám sát đánh giá chất lượng rừng, UBND huyện đã đưa ra các quyết định phù hợp để chuyển đổi đất rừng tự nhiên nghèo kiệt sang rừng trồng đảm bảo độ che phủ trên địa bàn huyện. Biểu đồ 5.4 thể hiện diện tích rừng tự nhiên giảm đột biến từ năm 2014 và được thay thế bằng rừng trồng. Biểu đồ 5.5: Sự biến động về phân bổ lao động giữa các ngành nghề huyện Lệ Thủy từ 2011-2016 Nguồn: UBND huyện Lệ Thủy , 2017 Biểu đồ 5.4: Biến động diện tích rừng trồng và rừng tự nhiên giai đoạn 2011-2016 Nguồn: UBND huyện Lệ Thủy, 2017 ha 56 Các nguồn nhân lực khác cũng được giám sát, đánh giá và có kế hoạch sử dụng hợp lý cho phát triển nông nghiệp của huyện. Đặc biệt là nguồn lực lao động nông nghiệp được đánh giá, đào tạo để chuyển đổi nghề nghiệp. Bên cạnh các chủ trương, chính sách đào tạo nghề và nâng cao năng lực sản xuất, huyện cũng đưa ra các chính sách nhằm nâng cao năng lực tổ chức sản xuất tập trung, liên kết thị trường dưới hình thức nông trại, trang trại, tổ nhóm. Giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động dịch vụ (Biểu đồ 5.5) nhằm tăng năng suất, hiệu quả sử dụng nguồn lực lao động nói chung và lao động nông nghiệp nói riêng. 2.2.5. Quản lý việc ứng dụng tiến bộ Khoa học - Công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp Quản lý việc ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp cũng là một trong những hoạt động quan trọng của quản lý Nhà nước về kinh tế nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy, Phòng Kinh tế và Hạ tầng là cơ quan tham mưu trực tiếp. Trong giai đoạn 2011 - 2016, thực hiện các chủ trương, chính sách thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp của Trung ương và của tỉnh, hoạt động quản lý Nhà nước tại huyện Lệ Thủy được thực hiện mạnh mẽ hơn từ việc tham vấn các nhà khoa học tìm kiếm công nghệ kỹ thuật phù hợp; hỗ trợ chuyển giao công nghệ đến liên kết hợp tác sản xuất tiêu thụ; phát triển các mặt hàng nông nghiệp đặc sản, truyền thống và xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu. Các hoạt động cụ thể gồm: - Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân truy cập và khai thác kịp thời các thông tin về ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào sản xuất. Ở khía cạnh này, UBND huyện đã thành lập Ban truyền thông thông tin sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại để chuyển giao các mô hình sản xuất thành công, các kỹ thuật mới đến người dân. Đồng thời, thành lập mạng lưới tuyên truyền viên thông qua các tổ chức đoàn thể, hội nông dân, phụ nữ, thanh niên và hợp tác xã. - Tập hợp và đưa ra những giải pháp khoa học công nghệ chủ yếu, tạo môi trường để các nhà khoa học, các doanh nghiệp hỗ trợ nông dân có hiệu quả. Trong 57 gian đoạn 2011 - 2016, UBND huyện, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Khuyến nông đã phối hợp với Trường Đại học Nông lâm Huế, Viện Nghiên cứu lúa miền Nam và các công ty giống cây, con như CP, Greenfeed, các tổ chức phi chính phủ quốc tế như SNV, Plan, Trung tâm bảo tồn thiên nhiên việt.. để thực hiện các nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất. Điển hình là ứng dụng máy gieo sạ hàng giảm chi phí sản xuất và tăng hiệu quả; chuyển đổi một loạt giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao ở các địa bàn khác nhau của huyện... - Hỗ trợ kinh phí thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ có tính khả thi cao. Một số đề tài, dự án nghiên cứu nổi bật gồm quy trình sản xuất lúa tái sinh sạch, năng suất cao; chuỗi giá trị bò laisind, bò Bratman, gà đồi, chuỗi hồ tiêu, chuỗi keo... ở địa bàn các xã Kim Thủy, Ngân Thủy, Sơn Thủy, Thái Thủy.... - Hỗ trợ các hình thức liên kết hợp tác: Hội chợ thương mại, ký kết tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp như lúa tái sinh, rượu Tuy Lộc, gạo sạch, mướp đắng, khoai gieo, rau sạch thương hiệu Lệ Thủy,... - Hỗ trợ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và xây dựng thương hiệu các mặt hàng nông sản sản xuất theo hướng an toàn, gồm rau sạch, gạo, mướp đắng, khoai gieo. 2.2.6. Tổ chức, quản lý, sử dụng và đào tạo nhân lực quản lý nông nghiệp. Năng lực của đội ngũ quản lý nông nghiệp là điều kiện tiên quyết quyết định hiệu quả quản lý kinh tế nông nghiệp của địa phương. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nông nghiệp được phát huy hiệu quả khi được tạo điều kiện để học tập, bồi dưỡng, nghiên cứu nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng; có môi trường làm việc phù hợp và được tạo điều kiện để ứng dụng, thể hiện năng lực. Đội ngũ nhân lực có sự phân cấp quản lý theo từng ngành, lĩnh vực và phối hợp của nhiều đơn vị. Kết quả điều tra cho thấy, trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân lực quản lý Nhà nước của huyện từ đại học trở lên trong giai đoạn 2011 - 2016 và kế hoạch năm 2016 - 2020. Trình độ trên đại học trong đội ngũ nhân lực chiếm tỷ lệ cao (trên 58 70%) và tăng nhanh nhờ thực hiện công tác tuyển dụng thu hút nhân tài theo đề án của tỉnh, hỗ trợ phương tiện cho cán bộ nông nghiệp xã, tham quan học tập ở các tỉnh khác. Ngoài ra, hàng năm UBND huyện xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ sau đại học trong lĩnh vực nông nghiệp; ban hành chính sách hỗ trợ một phần kinh phí cho các cán bộ quản lý tham gia đào tạo thạc sỹ. Đồng thời UBND huyện đã xây dựng các chính sách, chương trình hỗ trợ cán bộ trẻ, có năng lực tâm huyết với nghề nghiệp đi đào tạo trong và ngoài nước về quản lý kinh tế nông nghiệp, khoa học kỹ thuật,... đủ khả năng cập nhật được các thông tin về thị trường, thông tin về khoa học công nghệ và thông tin của các đối tác cạnh tranh. Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực đã đạt được vẫn còn tồn tại một số vấn đề như vị trí làm việc của nhiều cán bộ quản lý Nhà nước chưa phù hợp với chuyên môn đào tạo làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc cũng như định hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nông nghiệp của một số cơ quan, bộ phận của huyện. 2.2.7. Quản lý về xây dựng và phát triển kinh tế hộ nông dân, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp Nhà nước, quản lý khuyến nông Thực hiện nhiệm vụ này, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài chính - Kế hoạch và Trạm Khuyến nông huyện được phân công trách nhiệm xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế, theo dõi, giám sát cho từng nhóm đối tượng. Theo đánh giá của các đối tượng là lãnh đạo các cấp tỉnh, huyện và xã thì công tác quản lý có sự phân cấp nhưng chưa rõ ràng. Chẳng hạn, sự chồng chéo về chức năng quản lý Nhà nước đối với kinh tế HTX dịch vụ nông nghiệp đã phân cấp về Phòng Tài chính - Kế hoạch quản lý nhưng về mặt tổ chức sản xuất do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nên gây khó khăn trong việc báo cáo, quản lý tổ chức của các HTX và sự chồng chéo về chức năng làm cho quản lý Nhà nước còn nhiều bất cập. Việc ký kết các văn bản pháp lý về hợp tác quốc tế trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Lệ Thủy trong những năm gần đây theo chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Lệ Thủy không chỉ hợp tác trong phạm vi địa phương, nội địa mà còn hướng đến các hợp tác về quốc tế mang tính toàn diện 59 và bền vững. Đánh giá của lãnh đạo các cấp qua phỏng vấn sâu thể hiện rằng, hợp tác quốc tế trong nông nghiệp không những giải quyết được các vấn đề trước mắt như thu hút nguồn vốn, nguồn nhân lực chất lượng, các kỹ thuật công nghệ hiện đại mà còn tầm nhìn, chiến lược, phương pháp và tiếp cận trong quản lý kinh tế nông nghiệp. Xác định được tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong nông nghiệp, huyện đã và đang nỗ lực tìm kiếm các liên kết hợp tác, tuy nhiên do điều kiện sản xuất manh mún, quy mô nhỏ lẻ, điều kiện sản xuất thô sơ, nguồn lực còn nghèo và cơ chế chính sách chưa phát triển xứng tầm nên việc liên kết hợp tác quốc tế trong nông nghiệp còn hạn chế. Hầu hết chỉ dừng lại ở các hợp tác ký kết với các công ty, doanh nghiệp địa phương hoặc đầu mối trung gian các doanh nghiệp Trung Quốc. Trong giai đoạn 2011 - 2016, huyện đã tập trung ban hành và thực hiện một số chính sách hỗ trợ hợp tác trong nông nghiệp như chính sách dồn điền đổi thửa, chính sách đất đai, thuê đất, cải tạo đất, tạo cánh đồng lớn, hỗ trợ các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; hỗ trợ trồng rừng sản xuất, trồng rừng gổ lớn; hỗ trợ doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm lúa, rau sạch, sản phẩm chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; xây dựng thương hiệu khu sản xuất khoai deo tập trung; ký kết với các công ty để tiêu thụ các chuỗi hàng hóa gồm hồ tiêu, chăn nuôi bò, chăn nuôi lợn, gà đồi, trồng rau thủy sinh, trồng hoa, nuôi ong lấy mật... thành quả của công tác quản lý phát triển kinh tế hợp tác thể hiện qua việc tăng quy mô và số lượng các loại hình trang trại hiệu quả trên địa bàn huyện, đặc trưng là các trang trại chăn nuôi, trang trại tổng hợp và trang trại thủy sản. Do đó, số lượng các loại hình gia trại và trang trại trên địa bàn huyện phát triển mạnh, từ 22 trang trại năm 2011 lên 119 trang trại năm 2016 (Biểu đồ 5.6). Các loại hình trang trại, gia trại phát triển rất đa dạng bao gồm chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, lâm nghiệp và trang trại tổng hợp. Trong đó, loại hình trang trại chăn nuôi phát triển nhanh nhất từ 9 trang trại năm 2011 lên 57 trang trại năm 2016. Tiếp đến là trang trại kinh doanh tổng hợp (hay còn gọi là trang trại hỗn hợp) với 01 trang trại năm 2011 tăng lên 47 trang trại năm 2016. Trong lúc đó, trang trại trồng trọt có xu hướng giảm mạnh và đến năm 2016 không còn trang trại trồng trọt nào. Do các 60 trang trại trồng trọt gặp nhiều khó khăn trong sản xuất cũng như thị trường đầu ra. Hơn thế nữa lợi nhuận từ sản xuất trồng trọt thấp hơn các loại hình khác nhưng đòi hỏi đầu tư cao, đặc biệt là nguồn lực lao động. Do đó, hầu hết các trang trại trồng trọt chuyển sang loại hình trang trại hỗn hợp. Biểu đồ 5.6: Sự biến động số lượng các loại hình trang trại nông nghiệp trên địa bàn huyện Lệ Thủy giai đoạn 2011 - 2016 “Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lệ Thủy, 2017” Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên do sự phát triển sản xuất nông nghiệp chưa đồng bộ với các chủ trương, chính sách và nhận thức của các bên tham gia chưa đầy đủ nên các mối liên kết hợp tác còn lỏng lẻo và ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và tiêu thụ nông sản trên địa bàn huyện. 2.2.8. Kiểm tra giám sát hoạt động quản lý Nhà nước về kinh tế nông nghiệp Để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động quản lý Nhà nước về kinh tế nông nghiệp, UBND huyện Lệ Thủy chỉ đạo các đơn vị nồng cốt là Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Phòng Tài nguyên và Môi trường, Kinh tế hạ tầng, Tài chính – Kế hoạch huyện phối hợp với các cá nhân, đơn vị liên quan, 61 UBND các xã thị trấn để đôn đốc thực hiện, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện tất cả chính sách, chương trình, dự án tại các địa phương liên quan đến phát triển nông nghiệp theo đúng quy hoạch, kế hoạch của huyện đã ban hành. Trong giai đoạn 2011 - 2016, các dự án trọng điểm mang tính chiến lược về phát triển nông nghiệp của huyện được kiểm tra, giám sát chặt chẽ bao gồm dự án giảm nghèo bền vững (SRDP); dự án phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo; dự án bảo vệ phát triển rừng Redd+ và dự án bảo tồn đa dạng sinh học tại xã Kim Thủy, Ngân Thủy và Sơn Thủy giai đoạn 2015 - 2045; dự án tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích, đề án phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2016 - 2020....... 2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý Nhà nước về kinh tế nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy 2.3.1. Về quy hoạch, kế hoạch Những năm 2011 đến năm 2016, đặc biệt năm 2016 là năm khắc nghiệt nhất của lĩnh vực ngư nghiệp. Đây là lĩnh vực đóng góp không nhỏ trong nền kinh tế nông nghiệp của huyện Lệ Thủy với 3 xã ven biển của huyện người dân sống phụ thuộc vào ngư nghiệp. Ngoài ảnh hưởng của thiên tai khắc nghiệt, sản lượng đánh bắt sụt giảm, dịch bệnh trên nuôi trồng thủy sản ngày càng gia tăng, gây nhiều thua lỗ cho ngư dân thì sự cố ô nhiễm môi trường biển xảy ra vào tháng 4 năm 2016 càng làm nghiêm trọng hơn sinh kế của ngư dân. Trước tình hình đó, nhiều chính sách, dự án, chương trình, hoạt động đã được Trung ương, tỉnh và các ban, ngành của huyện triển khai thực hiện, bao gồm các chính sách về chuyển đổi nghề nghiệp, khuyến khích và hỗ trợ đầu tư cơ sở sản xuất giống thủy sản, nuôi cá nước ngọt, trồng nấm, chăn nuôi gia súc, trồng rau thủy canh,... Trong đó, bao quát nhất là tập trung triển khai Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xác định thiệt hại, thực hiện bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế”. 62 Kết quả đánh giá của người dân các xã vùng núi, vùng đồng bằng và ven biển về công tác quản lý Nhà nước trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy được trình bày ở Bảng 2.4. Từ bảng 2.4 cho thấy, tỷ lệ rất cao cán bộ và người dân ở cả ba vùng đánh giá hoạt động quy hoạch, lập kế hoạch phát triển nông nghiệp của huyện trong giai đoạn 2011 - 2016 là “tốt” hoặc “rất tốt”. Nguyên nhân chính được người dân đề cập là trong giai đoạn này, huyện đã có nhiều chính sách, kế hoạch mang tính toàn diện, hệ th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_kinh_te_nong_nghiep_tai_huyen_l.pdf
Tài liệu liên quan