Luận văn Quản lý nhà nước về logistics cảng hàng không tại thành phố Hồ Chí Minh

MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài . 1

2. Tình hình nghiên cứu. 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 4

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn . 5

7. Kết cấu luận văn. 5

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

LOGISTICS CẢNG HÀNG KHÔNG . 6

1.1. Tổng quan về logistics cảng hàng không. 6

1.1.1. Khái quát về logistics cảng hàng không . 6

1.1.2. Logistics cảng hàng không. 13

1.2. Quản lý nhà nước về logistics cảng hàng không . 17

1.2.1. Khái niệm về quản lý nhà nước về logistics cảng hàng không. 17

1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về logisitcs cảng hàng không . 18

1.2.3. Sự cần thiết quản lý nhà nước về logistics cảng hàng không . 21

1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia về quản lý nhà nước về logistics

cảng hàng không. 27

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về logistics cảng hàng không của

Singapore. 27

1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về logistics cảng hàng không của

Thái Lan . 30

1.3.3. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về logistics cảng hàng không

rút ra cho Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng . 31

Tiểu kết chương 1. 35

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LOGISTICS

CẢNG HÀNG KHÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. 36

2.1. Khái quát về thành phố Hồ Chí Minh . 36

pdf92 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về logistics cảng hàng không tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực hiện xử lý hàng hóa. 1.3.3. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về logistics cảng hàng không rút ra cho Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng Qua việc nghiên cứu quản lý nhà nước đối với logistics cảng hàng không ở một số nước và thành phố trên thế giới có thể rút ra một số kinh nghiệm có thể tham khảo cho việc quản lý nhà nước về logistics cảng hàng không ở Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng như sau: - Chính phủ nhận thức rõ vai trò của quản lý nhà nước đối với logistics cảng hàng không với sự phát triển của đất nước cũng như nhận thức đầy đủ thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa đối với hệ thống dịch vụ logistics cảng hàng không. Từ nhận thức đó, Chính phủ đặt mục tiêu phát triển khu vực cảng trở thành trung tâm dịch vụ logistics tích hợp các kinh nghiệm từ các nước hàng 32 đầu thế giới về năng lực vận tải hàng hải đường bộ, xếp dỡ, lưu kho, thủ tục hành chính và liên kết mạng kết hợp với công nghệ thông tin vượt trội. - Xây dựng khuôn khổ pháp lý đồng bộ, thống nhất là điều kiện quan trọng cho việc quản lý nhà nước đối với logistics cảng hàng không, đặc biệt với các nước đang phát triển cần có hệ thống pháp luật và chính sách hướng tới thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển dịch vụ logistics cảng. Cần có “bàn tay hữu hình” của Nhà nước, thành lập Ủy ban quốc gia về dịch vụ logistics để gắn kết, thống nhất quản lý, tổ chức thực hiện những chương trình trọng điểm và phối hợp các ngành hiệu quả hơn, trọng tâm hơn cho dịch vụ logistics cảng Hàng không. - Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho dịch vụ logistics cảng như ưu đãi thuế cho các công ty dịch vụ logistics cảng; Nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với dịch vụ logistics cảng bằng việc đầu tư kinh phí cho các doanh nghiệp dịch vụ logistics dưới các hình thức ưu đãi thuế, trợ cấp và đào tạo để tăng năng suất và hiệu quả cho dịch vụ logistics tại cảng hàng không. - Hình thành quỹ hàng không hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho dịch vụ logistics và phát triển kinh doanh cho các công ty dịch vụ logistics; Thành lập Hiệp hội dịch vụ logistics cảng với nhiệm vụ hỗ trợ và phát triển hoạt động dịch vụ logistics cảng, đẩy mạnh chương trình đào tạo, huấn luyện nhằm phát triển đội ngũ lao động chuyên nghiệp và hùng hậu trong lĩnh vực dịch vụ logistics cảng, coi đây là một trong những mục tiêu chính có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển dịch vụ logistics cảng hàng không. - Khuyến khích các công ty trong nước liên doanh với các hãng nước ngoài để thiết lập hệ thống dịch vụ logistics toàn cầu, các công ty đa quốc gia, các nhà dịch vụ logistics quốc tế đặt trụ sở tại khu vực cảng bên cạnh việc đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng cho dịch vụ logistics quan trọng, có quy mô lớn, hiện đại. Chính phủ cần cho phép được thành lập công ty dịch vụ 33 logistics 100% vốn nước ngoài. Sử dụng hệ thống các công ty cung cấp dịch vụ logistics nhằm chuyên môn hóa giúp giảm được chi phí đồng thời nâng cao được sự hài lòng của khách hàng. Phát huy những sáng kiến, kinh nghiệm nhằm thu hút các công ty dịch vụ logistics cũng như các nhà sản xuất, kinh doanh nước ngoài đầu tư vào kinh doanh tại khu vực cảng hàng không. - Hoàn thiện các chính sách ưu đãi hỗ trợ và khuyến khích phát triển ngành dịch vụ logistics hiện đại, hoàn thiện hệ thống đuờng xá, nâng cấp hệ thống giao thông vận tải đường bộ, hậu cần hàng không, tàu sân bay, giảm tắc nghẽn giao thông đường bộ thành phố và phát triển mạng lưới giao thông vận tải liên kết. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cả đường biển, đường bộ, đường sắt và đường không cũng như hạ tầng công nghệ thộng tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý nhà nước đối với dịch vụ logistics cảng hàng không. Đầu tư nhiều cho việc xây dựng các trung tâm dịch vụ logistics cảng hàng không quốc tế tại các vị trí chiến lược trên lãnh thổ. - Tập trung vào việc lập quy hoạch sắp xếp kế hoạch phát triển các bãi kho vận hậu cần và các thiết bị trong ngành dịch vụ logistics cảng hàng không, chọn lựa những vị trí thích hợp ở gần các khu liền kề thành phố, cụm công nghiệp, vùng kinh tế trọng điểm. Ưu tiên đầu tư vào hệ thống kho bãi với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, được máy tính hoá. Hệ thống cảng hàng không, công ty vận tải hàng không, hãng hàng không, công ty dịch vụ logistics cảng hàng không được liên kết thành một chuỗi dịch vụ theo đúng mô hình một cửa (One - Stop Shop). Xây dựng và phát triển các bãi kho vận xung quanh các cảng và gần các điểm mấu chốt giao thông vận tải. Các bãi kho vận hậu cần cần tập trung vào việc hợp lý hóa với các dịch vụ logistics cảng hàng không. - Tạo bước ngoặt quan trọng đối với nền kinh tế bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hầu hết các khâu của dịch vụ logistics cảng. Việc đẩy mạnh ứng dụng thông tin vào trong hoạt động dịch vụ logistics và phát 34 triển kinh doanh dịch vụ logistics điện tử (E-Logistics), giúp cho các công ty có thể giao sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng và cung cấp các dịch vụ gia tăng. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin còn giúp tiết kiệm được thời gian, giảm thiểu chi phí kiểm kê sổ sách, giấy tờ, giảm thiểu tổn thất trong quá trình lưu kho và thời gian lưu kho, nhằm đơn giản hoá trong việc tiến hành các thủ tục hành chính liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu, thông quan và trung chuyển. Giúp cho hoạt động dịch vụ logistics tiết kiệm được thời gian và chi phí trong khi hàng nằm tại cảng chờ thông quan, nâng cao năng lực cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thêm vào đó, việc ứng dụng mạng lưới cổng (Portnet) đã giúp ngành dịch vụ logistics cảng quản lý thông tin tốt hơn, đảm bảo thông tin thông suốt hơn từ các hãng tàu, các nhà vận tải đến các nhà giao nhận hàng hoá và các cơ quan chính phủ. 35 Tiểu kết chương 1 Trong Chương 1, Luận văn đã làm rõ nội hàm của các khái niệm chính, trong đó có khái niệm quản lý nhà nước về logistics cảng hàng không và nội dung quản lý nhà nước về logistics cảng hàng không nói chung, logistics cảng hàng không Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng; theo đó, quản lý nhà nước về logistics bao gồm những nội dung sau đây: - Tổ chức thực hiện các quy định pháp luật quản lý nhà nước về logistics cảng hàng không. - Quy hoạch và quản lý việc đầu tư xây dựng, khai thác, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng, kho bãi phục vụ logistics cảng hàng không. - Quản lý, tạo thuận lợi cho hoạt động logistics trong cung ứng các dịch vụ công tại cảng hàng không. - Quản lý, đảm bảo an ninh, an toàn hàng không trong hoạt động logistics cảng hàng không. - Quản lý hoạt động tìm kiếm, cứu nạn và điều tra sự cố trong logistics cảng hàng không. - Hợp tác quốc tế về logistics cảng hàng không. - Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động logistic cảng hàng không. 36 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LOGISTICS CẢNG HÀNG KHÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Khái quát về thành phố Hồ Chí Minh 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và điều kiện Kinh tế - Xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý khoảng 10 0 10' - 10 0 38 vĩ độ bắc và 106 0 22' - 106 0 54 ' kinh độ đông; phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang; Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730 km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á; trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km; Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế; với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn/năm; Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 07 km; thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 2.095,239 km2, dân số: 7.123.340 người với 24 quận - huyện.[30] Tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh (theo kết quả Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020): Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng khá cao, bình quân 9,6%/năm, từ năm 2015, GDP năm sau tăng cao hơn năm trước; quy mô kinh tế được mở rộng, chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh được cải thiện, đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) ngày càng tăng, giai đoạn 2015 - 2018 đạt 33,1%; tăng trưởng kinh tế giảm phụ thuộc vào vốn đầu tư; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng định hướng, dịch vụ chiếm 59,9%, công nghiệp - xây dựng chiếm 39,2% và nông nghiệp chiếm 0,9%; chuyển dịch cơ cấu nội 37 ngành rõ rệt, tăng dần các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, 4 ngành công nghiệp trọng yếu. Tổng thu ngân sách nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh (không tính các khoản thu quản lý qua ngân sách) thực hiện năm 2018 là 378.543 tỉ đồng, đạt 100,47% dự toán, tăng 8,65% so với năm 2017. Đóng góp ngân sách của Thành phố vào ngân sách cả nước thuộc diện cao nhất. năm 2015 chiếm 30%, năm 2018 chiếm 26,6%; góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội.[30] Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp Thành phố tại các cửa khẩu trên cả nước ước đạt 42.157,1 triệu USD, tăng 10,7 % so năm trước; trong đó kim ngạch xuất khẩu không tính dầu thô đạt 39.583,9 triệu USD, tăng 11,4% so năm trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Thành phố xuất qua cảng Thành phố (gồm cả dầu thô) trong năm 2019 ước đạt 39.682,7 triệu USD, tăng 17,3% so năm trước, trong đó khu vực kinh tế nhà nước đạt 3.296,5 triệu USD, giảm 3,5%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt 11.584,3 triệu USD, tăng 6,4%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 24.801,9 triệu USD, tăng 27,1%. Tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp Thành phố qua cảng Thành phố ước đạt 4.312,4 triệu USD, tăng 6,0% so với tháng trước; trong đó khu vực kinh tế nhà nước đạt 114,0 triệu USD, giảm 8,6%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt 2.025,7 triệu USD, tăng 7,7%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2.172,7 triệu USD, tăng 5,5%. Tính chung cả năm 2019, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp Thành phố tại các cửa khẩu trên cả nước ước đạt 51.398,1 triệu USD, tăng 9,2% so cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp Thành phố qua cảng Thành phố ước đạt 44.076,6 triệu USD, tăng 10,9% so cùng kỳ năm trước; trong đó khu vực kinh tế nhà nước đạt 1.423,4 triệu USD, giảm 14,9%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt 21.261,8 triệu USD, tăng 1,3%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 21.391,4 triệu USD, tăng 25,3%. [30] 38 2.1.2 Tác động của điều kiện tự nhiên và điều kiện Kinh tế - Xã hội đến quản lý nhà nước về logistics cảng hàng không tại Thành phố Hồ Chí Minh 2.1.2.1. Thuận lợi Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm thương mại lớn nhất, trung tâm tiêu thụ hàng hóa hàng đầu của Việt Nam, đóng vai trò đầu mối giao thương quan trọng cho cả dải đất khu vực miền Trung, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, với tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ hiện chiếm khoảng 24,3% tổng mức bán của cả nước. Thành phố đã chỉ đạo Sở Công thương thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với các sở ngành chức năng xây dựng và công bố Quy hoạch phát triển ngành thương mại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, định hướng năm 2030. Đây là bản quy hoạch ngành đầu tiên của thành phố được phê duyệt và ban hành theo Quyết định 1891/QĐ-UBND ngày 8-5-2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, ngành thương mại TP được quy hoạch dựa trên 4 lĩnh vực cốt lõi, bao gồm xuất khẩu; hậu cần (logistics); hội chợ triển lãm và lĩnh vực bán buôn - bán lẻ, được xác định có nhiều lợi thế cạnh tranh để phát triển bền vững, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, sớm đưa TP trở thành trung tâm thương mại trọng yếu ở khu vực Đông Nam Á. Cụ thể, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt từ 8,55% đến 11,53%/năm; giai đoạn năm 2021 - 2025 từ 10,89% đến 14,02%/năm; giai đoạn năm 2026 - 2030 từ 6,82% đến 9,06%/năm. Thành Phố Hồ Chí Minh cũng quy hoạch tỷ trọng bán lẻ hàng hóa theo các loại hình phân phối hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị...) đến năm 2020 đạt tối thiểu 40%, năm 2025 đạt 50% và năm 2030 đạt 60%. Ngoài ra, sẽ xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố giai đoạn 39 từ nay đến năm 2020, trên cơ sở cân đối hài hòa nhu cầu phát triển và tính khả thi của từng dự án cụ thể.[30] Ngoài ra, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện 8 đề án, chương trình nhánh (bao gồm Quy hoạch Định hướng phát triển hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020; Chương trình nâng cấp, sửa chữa mạng lưới chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020; Đề án nâng cao hiệu quả công tác quản lý hệ thống phân phối; Đề án Phát triển xuất khẩu giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến 2030; Đề án Phát triển ngành logistics trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến 2025, định hướng đến 2030; Kế hoạch Phát triển thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 2016 - 2020; Chương trình Hợp tác thương mại giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành Đông - Tây Nam bộ và Chương trình Bình ổn thị trường) để triển khai quy hoạch một cách đồng bộ, đạt hiệu quả cao nhất. 2.1.2.2. Không thuận lợi Logistics cảng hàng không là một lĩnh vực dù không mới, nhưng chưa thực sự được đầu tư xứng đáng vói tiềm năng của nó. Hiện tại, Thành phố cũng còn đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình mở rộng đầu tư cho phát triển lĩnh vực này. Cụ thể như về kho bãi, không gian, tàu đỗ sân bay vẫn là những bài toán khó, chưa thể gỡ trong ngày một ngày hai. Bên cạnh đó, giao thông quanh khu vực sân bay Tân Sân Nhất cũng đã được cải thiện trong thời gian gần đây, tuy nhiên để đảm bải khai thác một cách tối đa nhất, cần có những điều chỉnh phù hợp hơn. Hiện nhân lực được đào tạo phục vụ trong lĩnh vực logistics hàng không vẫn còn khan hiếm, thậm chí có nhiều sinh viên, tuy nhiên mức độ thích ứng với công việc, nhất là lĩnh vực logistics hàng không vẫn còn yếu, cần quá trình đào tạo thêm. Mặt khác, cùng với quá trình hội nhập ngày càng nhanh, thông qua việc Việt Nam ký kết thêm nhiều hiệp định thương mại tự do song phương, 40 đa phương kéo theo nhiều áp lực cho thành phố trong việc cải tiến chất lượng, đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông, kho bãi. 2.2. Tình hình phát triển logistics cảng hàng không tại Thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1. Tổng quan về cảng hàng không tại Thành phố Hồ Chí Minh Logistics nói chung và logistics hàng không nói riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay phát triển dựa trên nền tảng liên kết vùng và phát huy các thế mạnh của thành phố. Đây là trung tâm dịch vụ lớn của khu vực miền Nam, hầu hết hàng hóa xuất nhập khẩu đều thông qua các cảng của thành phố. Cảng hàng không tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã và đang hoạt động, bên cạnh đó còn có việc mở rộng và xây dựng trung tâm logistics kết nối sân bay Long Thành, dự án đang được Chính phủ nghiên cứu và sắp triển khai. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (trước đây được gọi là Phi trường Tân Sơn Nhứt) là sân bay quốc tế lớn nhất ở Việt Nam. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với diện tích 850 ha đứng thứ nhất về mặt diện tích cũng như công suất nhà ga (với công suất thiết kế năm 2018 là 28 triệu lượt khách/năm và quá tải khi lượng hành khách lên tới 38 triệu khách/năm, so với công suất hiện tại của sân bay Nội Bài là 20-25 triệu và diện tích 815ha, Sân bay Đà Nẵng là 13 triệu) và cũng là sân bay có lượng khách lớn nhất Việt Nam. Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 8 km về phía bắc ở quận Tân Bình, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là đầu mối giao thông quan trọng của cả miền Nam. Năm 2015, sân bay này phục vụ 26.546.475 lượt khách, nằm trong nhóm 50 sân bay có lượng khách nhiều nhất thế giới. Năm 2016, sân bay này đã phục vụ 32,6 triệu lượt khách, tăng 22,8% so với năm 2015 và 38,5 triệu luợt khách năm 2018.[37] 41 Sân bay cũng là trụ sở hoạt động chính của tất cả các hãng hàng không Việt Nam, là nơi đóng trụ sở của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam quản lý toàn bộ các sân bay dân dụng ở Việt Nam. Tên giao dịch chính thức: Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Sân bay này thuộc sự quản lý và khai thác của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV), trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Đối với hiện trạng cảng hàng không Tân Sơn Nhất hiện tại với 82 vị trí đỗ tàu bay và diện tích kho hàng 217.000, công suất phục vụ 700.000 tấn hàng/năm. Bên cạnh đó, hiện trạng vẫn còn tồn đọng những vấn đề nhất định như: Tính kết nối giữa các phương tiện giao thông còn kém, tình trạng cấm giờ gây khó khăn cho việc trung chuyển hàng hóa, cơ sở hạ tầng còn thiếu và đặc biệt việc mở rộng sân bay gặp rất nhiều khó khăn do thiếu quỹ đất 2.2.2. Các lĩnh vực logistics cảng hàng không tại Thành phố Hồ Chí Minh 2.2.2.1. Vận tải hàng không Tân Sơn Nhất hiện nay là sân bay lớn nhất, chiếm 75% lưu lượng hành khách quốc tế. Hiện có 5 hãng hàng không nội địa và 45 hãng hàng không quốc tế (6 hãng bay theo mùa, trong đó LOT Polish Airlines thuê chuyến theo mùa) đang có đường bay đến Tân Sơn Nhất. IndiGo là hãng hàng không mới nhất có đường bay đến sân bay này (từ 10 năm 2019). Sân bay này cũng là trung tâm của hãng hàng không quốc gia Việt Nam Airlines và cung cấp các chuyến bay đến 17 quốc gia trên toàn thế giới trên năm châu lục, làm tăng khả năng kết nối và lựa chọn để vận chuyển hàng hóa. Về vận chuyển hàng hóa, dịch vụ cung ứng có thêm sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường, ngoài các đơn vị vận chuyển hàng hóa của các hãng hàng không nội địa giúp đa dạng hoá loại hình dịch vụ. Ví dụ, bộ phận vận chuyển hàng hóa của hãng hàng không Malaysia MASkargo khai thác một chuyến bay vận tải hàng không 42 A330-200 đến Thành phố Hồ Chí Minh. Finnair Cargo khai thác ba chuyến bay chở hàng hàng tuần để vận chuyển hàng hóa giữa châu Âu và Việt Nam. Vận chuyển hàng hóa bằng máy bay cho kết quả nhanh nhất, an toàn nhất, tuy nhiên, chi phí cao nhất. Do vậy, phương án này thường phù hợp với một số mặt hàng có giá trị cao, nhạy cảm về thời gian như: Thư tín, bưu phẩm nhanh; Động vật sống, nội tạng người, hài cốt; Hàng dễ hư hỏng như thực phẩm, hoa tươi, hàng ướp bằng đá khô; Dược phẩm; Hàng hóa giá trị: vàng, kim cương; Hàng xa xỉ như đồ điện tử, thời trang Xét theo chu trình từ chủ hàng đến người nhận hàng, sẽ có rất nhiều bên tham gia vào quá trình vận chuyển gồm: Các công ty bưu chính (Postal Company) như EMS, Viettel, Các công ty chuyển phát quốc tế (Courier) Kerry Express; Công ty chuyển phát nhanh quốc tế như DHL Express, FedEx, UPS; Các công ty giao nhận hàng không như ISO Logistics; Các hãng hàng không và các công ty khai thác máy bay sử dụng máy bay của mình để vận chuyển hàng hóa. (Hình 2.2) Trên thực tế, các hãng chuyển phát nhanh có máy bay riêng sẽ tự vận chuyển hàng hóa của mình, phần còn lại sẽ thuê các hãng hàng không. Các công ty bưu chính, chuyển phát và giao nhận là khách hàng chính của các hãng hàng không. Hiện nay, các công ty giao nhận (forwarder) chiếm 80% khối lượng các lô hàng được vận chuyển bằng đường hàng không. Theo nhiều chuyên gia trong ngành “hậu cần hàng không”, thương mại điện tử ngày càng chứng tỏ tác động mạnh mẽ đến ngành logistics. Theo đó, các công ty điện tử như Samsung, LG, Microsoft đã có mặt tại tại Việt Nam và thúc đẩy vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không. Mỗi tuần có khoảng 1.000 tấn hàng hóa qua đường hàng không. Trong đó, thị trường vận tải hàng không thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng gần 60 % lượng hàng hóa của các hãng điện tử nổi tiếng kể trên. 43 Hình 2.2: Quy trình vận chuyển hàng hóa hàng không Nguồn: Tạp chí hàng không Năm 2019, các mặt hàng như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện có trị giá nhập khẩu đạt 13.355,9 triệu USD, tăng 53,7% so cùng kỳ năm 2018, chiếm tỷ trọng 30,3%; Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác có trị giá nhập khẩu đạt 5.357,9 triệu USD, giảm 6,5%, chiếm tỷ trọng 12,2%; Vải các loại có trị giá nhập khẩu đạt 2.365,3 triệu USD, giảm 3,6%, chiếm tỷ trọng 5,4%; Chất dẻo nguyên liệu có giá trị nhập khẩu đạt 1.951,8 triệu USD, giảm 2,9%, chiếm tỷ trọng 4,4%; Sắt thép có trị giá nhập khẩu đạt 1.654,6 triệu USD, tăng 8,4%; Dược phẩm có trị giá nhập khẩu đạt 1.341,5 triệu USD, giảm 3,8%; Điện thoại các loại và linh kiện có trị giá nhập khẩu đạt 1.249,0 triệu USD, tăng 5,2%; Nguyên phụ liệu dệt, may, da giày có trị giá nhập khẩu đạt 731,6 triệu USD, tăng 2,9% so cùng kỳ.[28] 44 Chính phủ hiện đang yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải đẩy nhanh tiến độ báo cáo nghiên cứu tính khả thi của sân bay Long Thành để kịp trình Quốc hội thông qua vào cuối năm 2019. Sân bay này cách thành phố Hồ Chí Minh 40 km về hướng đông với tổng mức vốn đầu tư cho dự án là 336,630 tỷ đồng (khoảng 16.03 tỷ USD). Theo tính toán, sân bay Long Thành sẽ trở thành một trong những trung tâm trung chuyển vận tải hàng không tại khu vực Đông Nam Á. Dự kiến sau năm 2035, tổng công suất đạt 100 triệu/khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm, dự kiến hoàn thành và đưa vào khai thác chậm nhất đến năm 2025. Logistics hàng không tại thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây có sự tăng trưởng nhanh chóng. Thị trường hàng không năm 2019 tiếp tục có sự tăng trưởng cao về sản lượng hành khách (chiếm 21,5%, bằng 84,1% so với cùng kỳ). [36] Tính đến thời điểm hiện tại, Thành phố Hồ Chí Minh có 4 hãng hàng không kinh doanh vận chuyển hàng không là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines, VietJet Air và VASCO theo hệ thống mạng đường bay trục - nan kết hợp phát triển mạng đường bay “điểm đến điểm” với các cảng hàng không địa phương. Vietnam Airlines là nhà vận chuyển chính trên thị trường nội địa với thị phần đạt 68,3%, tiếp theo là VietJet Air chiếm 23,8% thị phần, Jetstar Pacific và VASCO chiếm 7,9% thị phần. Thị trường quốc tế có sự tham gia khai thác của 64 hãng hàng không nước ngoài từ 26 quốc gia/vùng lãnh thổ, trong đó có 24 hãng hàng không lớn trong khu vực cũng như trên thế giới khai thác các chuyến bay chuyên chở hàng hóa như Singapore Airlines Cargo, Cargolux Airlines, Emirates Airlines, Etihad Airways, Federal Express, Lufthansa Cargo, Korean Air, Turkish Airlines... Các hãng hàng không nước ngoài và 3 hãng hàng không Việt Nam là Vietnam Airlines, VietJet Air và Jetstar Pacific 45 Airlines đang khai thác hơn 140 đường bay quốc tế từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng và Phú Quốc.[28] So với đường bộ, vận tải hàng không chiếm tỉ phần thấp. Tuy nhiên ngành hàng không chuyên vận chuyển hàng hóa giá trị cao, quãng đường dài trong thời gian nhanh nên vẫn mang lại giá trị lớn. Dự đoán đến năm 2035, hàng không Việt Nam được đánh giá nằm trong 5 thị trường tăng trưởng nhanh nhất thế giới, là cơ hội cho hàng hàng không, doanh nghiệp logistics hàng không phát triển. Việt Nam đã nghiên cứu và đưa ra cho phí logistics chiếm khoảng 20,9% GDP. Tại Việt Nam có nhiều loại hình vận tải, tuy nhiên, vận tải đường hàng không chiếm thị phần thấp nhất, chỉ chiếm 0,023% thị phần hàng hóa, vận tải hành khách chiếm 0,06%. Tuy nhiên, do đặc thù hàng hóa có giá trị, mức độ tăng trưởng cao, Việt Nam xếp thứ 7 trong các thị trường hàng không. Với đà phát triển này, dự báo đến năm 2035 thị trường hàng không Việt Nam sẽ nằm trong TOP 5 thị trường hàng không có sự tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Với sự bùng nổ của thương mại điện tử đã thúc đẩy dịch vụ ngành hàng không phát triển mạnh. Ngành không là ngành đặc thù, nhân lực đào tạo bài bản còn hiếm. Dịch vụ logistics ngành hàng không có tốc độ và tiềm năng cao nhất trên thế giới, nhưng muốn phát triển được dịch vụ này cần phải có chính sách đầu tư, đào tạo nhân lực một cách bài bản. Hiện cả nước có khoảng 4.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics và 70% số đó tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Các doanh nghiệp logistics Việt Nam chủ yếu ở quy mô nhỏ: 90% doanh nghiệp khi đăng ký có vốn dưới 10 tỷ đồng (thấp hơn mức vốn đăng ký bình quân của doanh nghiệp cả nước), 1% có mức vốn trên 100 tỷ đồng, 1% có mức vốn từ 50-100 tỷ đồng, 3% có mức vốn từ 20-50 tỷ đồng và 5% có mức vốn từ 10-20 tỷ đồng. Có tới 2.000 doanh nghiệp logistics là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cũng cho thấy quy mô nhỏ bé. 46 Với 4.000 doanh nghiệp, nhưng chỉ có gần 400 doanh nghiệp tham

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_logistics_cang_hang_khong_tai_t.pdf
Tài liệu liên quan