PHẦN MỞ ĐẦU. 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ THỂ
THAO THÀNH TÍCH CAO . 8
1.1. Những vấn đề lý luận chung. 8
1.1.1. Quản lý nhà nước. 8
1.1.2. Thể thao thành tích cao . 10
1.1.3. Quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao. 16
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thể thao thành tích
cao . 17
1.2.1. Yếu tố Đảng cầm quyền . 17
1.2.2. Năng lực lãnh đạo quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức . 18
1.2.3. Nguồn lực cho phát triển thể thao thành tích cao. 19
1.2.4. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế . 19
1.3. Nội dung quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao . 20
1.4. Vai trò của quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao. 30
1.4.1. Tạo lập và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật để quản lý giám sát hoạt
động của thể thao thành tích cao. . 30
1.4.2. Tổ chức quản lý và định hướng hoạt động thể thao thành tích cao . 31
Tiểu kết chương 1. 34
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ THỂ THAO
THÀNH TÍCH CAO TRONG LỰC LưỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN. 35
2.1. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao
trong lực lượng Công an nhân dân. 35
2.1.1.Quá trình phát triển của thể thao thành tích cao trong lực lượng
Công an nhân dân. 35
2.1.2. Bối cảnh quốc tế và trong nước liên quan đến sự phát triển của thể
thao thành tích cao trong lực lượng công an nhân dân . 37
2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao
trong lực lượng Công an nhân dân. 39
2.2.1. Hệ thống văn bản pháp luật . 39
106 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao trong lực lượng công an nhân dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạch đào tạo VĐV trẻ có tài năng, là nguồn bổ sung cho các đội
tuyển Quốc gia, đồng thời chuẩn bị lực lượng tham dự Olympic trẻ Châu Á tổ
chức tại Singapore và các giải quốc tế khác Cùng với đó, Vụ còn phối hợp
41
với các đơn vị có liên quan tham gia soạn thảo các văn bản như: Thông tư liên
tịch với Bộ Tài chính về khuyến khích các đơn vị ngoài công lập tham gia đào
tạo tài năng thể thao Quốc gia; Thông tư liên tịch với Bộ xây dựng quy định
về hệ thống tiêu chuẩn chuyên môn đối với các công trình thể thao; Quyết
định số 66/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cụ TDTT trực thuộc Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch,
Bên cạnh các văn bản pháp quy do Chính phủ ban hành, Bộ Công an
cũng đã có những chỉ đạo, ban hành các Quyết định, Kế hoạch, Chỉ thị triển
khai thực hiện sâu rộng kế hoạch phát triển thể thao thành tích cao trong toàn
lực lượng như:
- Kế hoạch số 101/KH-BCA-X11 ngày 04/5/2012 của Bộ Công an về
việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ thể dục
thể thao ngành Công an đến năm 2020;
- Chỉ thị số 08/CT-BCA-X11 của Bộ Công an ngày 21/9/2012 về tăng
cường công tác điều lệnh, huấn luyện quân sự, võ thuật trong lực lượng Công
an nhân dân;
- Quyết định số 7258/QĐ-BCA ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ
Công an về việc thành lập Trung tâm HL&TĐ Thể thao CAND.
2.2.2. Tổ chức bộ máy
Theo nguyên lý chung nhất, bộ máy hành chính nhà nước là một tổ
chức có quyền ban hành các quyết định hành chính thuộc quyền hành pháp;
hoạch định và phê chuẩn các chủ trương, đường lối, chính sách quản lý và tổ
chức thực hiện các quyết định đó; đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của công dân, của
xã hội về sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Tổ chức bộ máy nhằm tạo ra
một cơ cấu với các mối quan hệ ổn định, vững chắc, thông suốt từ trung ương
đến các đơn vị hành chính cơ sở thấp nhất, cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính
là một hệ thống thứ bậc và được phân định theo nhiều tiêu chí khác nhau:
42
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thể dục, thể thao;
- Ủy ban Thể dục thể thao chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện
quản lý nhà nước về thể dục thể thao;
- Bộ Công an chủ trì và phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
phát triển thể dục, thể thao trong Công an nhân dân; tích cực đào tạo VĐV trẻ
và VĐV trình độ cao tham gia thi đấu tranh huy chương tại các Đại hội thể
thao khu vực và thế giới; triển khai công tác giáo dục đạo đức thể thao đối với
VĐV thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp;
- Căn cứ vào Quyết định 66/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục
TDTT: Tổng cục TDTT là cơ quan trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch quản lý nhà nước và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về
thể dục, thể thao trong phạm vi cả nước;
- Căn cứ Quyết định số 7832/QĐ-BCA ngày 29 tháng 12 năm 2014 của
Bộ trưởng Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức
bộ máy của Tổng cục Chính trị Công an nhân dân: Tổng cục Chính trị CAND
có chức năng tham mưu cho Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công
an tập trung xây dựng lực lượng CAND trong sạch, vững mạnh toàn diện theo
hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước;
- Căn cứ Quyết định số 7258/QĐ-BCA ngày 31 tháng 12 năm 2015 của
Bộ trưởng Bộ Công an thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và tổ chức bộ máy của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao Công an
nhân dân: Trung tâm HL & TĐ thể thao CAND chịu sự quản lý trực tiếp của
Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị CAND; chịu sự quản lý nhà nước về
công tác thể dục, thể thao của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đồng thời
chịu sự quản lý theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
43
Trung tâm HL&TĐ Thể thao CAND được xây dựng trên mặt bằng diện
tích 7,0 ha với nhiều hạng mục công trình và được tổ chức bàn giao tiếp nhận
các hạng mục công trình từ tháng 8/ 2008 – 2013, với tổng số vốn đầu tư gần
200 tỉ đồng, đến nay các hạng mục công trình đều đã được đưa vào quản lý và
sử dụng. Ngày 15/6/2011, Bộ trưởng Bộ Công an có Quyết định số 2071/QĐ-
BCA và số 2072/QĐ-BCA về việc thành lập Trung tâm Thể thao CAND
thuộc Cục Công tác chính trị.
Sau hơn 04 năm đi vào hoạt động, đến ngày 31/12/2015, Bộ trưởng Bộ
Công an đã ký Quyết định số 7258/QĐ-BCA về việc thành lập và quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trung tâm HL&TĐ
Thể thao CAND trực thuộc Tổng cục Chính trị CAND, do Giám đốc phụ
trách (hưởng chế độ, chính sách Phó Cục trưởng) và 04 Phó Giám đốc (hưởng
chế độ, chính sách Trưởng phòng). Ngoài ra còn biên chế thành 04 Đội, 01
Ban và 01 Câu lạc bộ gồm: Đội Hậu cần – Tài vụ; Đội Y tế, Y sinh huấn
luyện; Đội Thể thao ứng dụng; Ban Quản lý huấn luyện; Câu lạc bộ Bóng đá
CAND.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm HL&TĐ Thể thao CAND được
thực hiện như sau:
2.2.2.1. Cấp ủy và lãnh đạo Trung tâm HL&TĐ Thể thao CAND: gồm
5đồng chí
+ 01 Giám đốc, phụ trách, chỉ đạo chung toàn đơn vị, công tác tổ chức,
tài chính, đội Y tế, y sinh huấn luyện, CLB Bóng đá và một số môn thể thao
như Bắn súng, Bóng đá, Tennis, Dance sport
+ 04 Phó Giám đốc, phụ trách đội Tổng hợp, công tác Chính trị nội bộ,
công đoàn, đội thể thao ứng dụng, phục trách Ban huấn luyện, công tác Phụ
nữ và một số môn thể thao như Boxing, Muay, Pencak Silat, Vovinam
44
2.2.2.2. Về bộ máy quản lý và vận hành Trung tâm HL&TĐ Thể
thao CAND
+ Đội Tổng hợp gồm 6 đồng chí phụ trách chung, trực tiếp chỉ đạo
công tác tham mưu tổng hợp, tổ chức cán bộ, bảo vệ nội bộ, thực hiện chính
sách đối với toàn đơn vị, đảm bảo an ninh trật tự, quản lý sử dụng cơ sở vật
chất phục vụ nhiệm vụ chính trị
Ngoài ra còn có Tổ bảo vệ, gồm 12 nhân viên hợp đồng có nhiệm vụ
bảo vệ công tác an ninh, trông giữ phương tiện, cơ sở vật chất.
+ Đội Hậu cần – Tài vụ gồm 09 đồng chí, chịu trách nhiệm chung
trước cấp ủy, lãnh đạo về công tác hậu cần, tài chính, kế toán của đơn vị. Trực
tiếp phụ trách, thực hiện công tác tài chính, kế toán.
Ngoài ra còn có 13 nhân viên hợp đồng cấp dưỡng; 07 nhân viên vệ sinh;
05 nhân viên hợp đồng bể bơi; và 01 nhân viên hợp đồng xây dựng cơ bản.
+ Đội Y tế, Y sinh huấn luyện gồm 05 đồng chí phụ trách việc xây
dựng kế hoạch, báo cáo giám đốc các công việc liên quan đến hoạt động
chung của bộ phận, dự trù kinh phí, thiết bị, vật tư Chủ trì các công tác của
bộ phận nghiên cứu khoa học, hội nghị, hội thảo, kiểm tra đánh giá y sinh
học, tuyển chọn VĐV, khám chữa bệnh, phục hồi chấn thương, tư vấn dinh
dưỡng, hồi phục, cải thiện thành tích, cứu hộ, cứu đuối
+ Đội Thể thao ứng dụng gồm 05 đồng chí, phụ trách chung, chịu trách
nhiệm trước lãnh đạo Trung tâm về mọi mặt hoạt động của Đội, phụ trách
công tác chuyên môn huấn luyện thể thao ứng dụng nghiệp vụ các môn: Điền
kinh, Võ, Võ ứng dụng CAND, Bắn súng, Bơi,
+ Ban Quản lý huấn luyện gồm 07 đồng chí, chịu trách nhiệm chính,
tham mưu giúp Ban Giám đốc phối hợp với các bộ phận chức năng, theo dõi,
báo cáo kết quả công việc, thành tích thi đấu và các mặt công tác khác của các
bộ môn thể thao CAND.
45
+ Câu lạc bộ Bóng đá CAND gồm 05 đồng chí, phụ trách về tài chính,
kế hoạch, tổ chức thi đấu, quản lý vận động viên (ăn, ở, sinh hoạt, học tập)
Nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức bộ máy Trung tâm HL&TĐ Thể
thao CAND:
- Tổ chức, quản lý, huấn luyện các đội thể thao thành tích cao CAND
làm nhiệm vụ thi đấu quốc gia và quốc tế;
- Tổ chức tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện tài năng trẻ thể thao, các
vận động viên năng khiếu nghiệp dư, bổ sung cho các đội thể thao thành tích
cao CAND;
- Đào tạo, huấn luyện đội ngũ vận động viên, huấn luyện viên bổ sung
cho các đơn vị, địa phương (võ thuật, bắn súng, bơi lội, điền kinh);
- Tổ chức huấn luyện quân sự, võ thuật, thể dục thể thao cho sinh viên
các trường CAND, cán bộ, chiến sỹ khi có yêu cầu; phối hợp với các đơn vị
liên quan tổ chức thực hiện công tác giáo dục quốc phòng và an ninh theo
quy định;
- Phối hợp và hỗ trợ tập huấn các đội thể thao của Công an các đơn vị,
địa phương khi có yêu cầu; tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ chuyên trách,
huấn luyện viên, trọng tài các môn thể thao, thể thao ứng dụng, quân sự, võ
thuật trong lực lượng CAND;
- Tổ chức nghiên cứu, đề xuất hoạt động của các môn thể thao ứng
dụng và đảm bảo ứng dụng khoa học y sinh vào công tác huấn luyện thể thao
thành tích cao, huấn luyện ứng dụng chiến đấu;
- Nghiên cứu đề xuất nâng cấp, mua sắm trang thiết bị tập luyện, thi
đấu đảm bảo phục vụ hoạt động của Trung tâm; đề xuất chế độ dinh dưỡng,
chăm sóc sức khỏe, chế độ đặc thù cho vận động viên, huấn luyện viên,
trọng tài;
46
- Tổ chức phục vụ các hoạt động thi đấu thể thao, thể thao ứng dụng,
quân sự, võ thuật do Bộ Công an đăng cai tổ chức; thực hiện chế độ hợp đồng
đối với các vận động viên, huấn luyện viên theo quy định;
- Tổ chức quản lý 25 môn Thể thao thành tích cao với trên 700 VĐV
các tuyến (quản lý ăn, ở, học tập, tập luyện tại Trung tâm hơn 400 VĐV) và
thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành về công tác Thể dục thể thao, quân sự,
võ thuật.
2.2.3. Các nguồn lực cho phát triển thể thao thành tích cao
2.2.3.1. Công tác khai thác cơ sở vật chất
- Bộ Công an: tạo điều kiện để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sử
dụng cơ sở vật chất hiện có của các đơn vị Công an cho nhiệm vụ tập huấn, tổ
chức các giải thi đấu quốc gia và quốc tế
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch quan tâm giúp đỡ Công an các đơn vị, địa phương cùng cấp được
hưởng ưu đãi cơ sở vật chất khi sử dụng các hạng mục, công trình thể thao để
phục vụ các hoạt động thể thao do lực lượng Công an nhân dân tổ chức. Cơ
quan chuyên môn thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham gia tư vấn cho
các đơn vị Công an trong việc xây dựng các công trình thể dục, thể thao đúng
tiêu chuẩn, kỹ thuật phục vụ thi đấu thể thao hiệu quả.
Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an thì Trung tâm HL&TĐ
Thể thao CAND là đơn vị sự nghiệp công lập có thu. Tuy nhiên với điều kiện
các công trình được đầu tư một số mới được bàn giao, một số đã xuống cấp
nghiêm trọng. Vì vậy, việc khai thác hiện nay chủ yếu thu từ các nhà đầu tư
liên doanh, liên kết đang được triển khai thực hiện. Hiện nay, Trung tâm
HL&TĐ Thể thao CAND đang liên doanh khai thác với Công ty Cổ phần
Động Lực và Công ty Cổ phần Lan Anh.
2.2.3.2. Nguồn lực con người
* Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức quản lý thể dục, thể thao
47
- Bộ Công an: Hằng năm xây dựng kế hoạch mở các lớp tập huấn, bồi
dưỡng chuyên môn thể dục, thể thao cho các cán bộ làm công tác thể dục thể
thao nhằm nâng cao năng lực quản lý, tổ chức, huấn luyện thể dục, thể thao
trong lực lượng Công an nhân dân;
Tuyển chọn cán bộ, huấn luyện viên tham gia các khóa đào tạo, huấn
luyện, tập huấn bồi dưỡng kiến thức về thể dục, thể thao do Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tổ chức;
Cử cán bộ, huấn luyện viên đi đào tạo Chương trình Đại học và sau
Đại học Thể dục thể thao ở các trường do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
quản lý.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tạo điều kiện cho cán bộ làm công
tác quản lý thể dục thể thao, huấn luyện viên, trọng tài trong Công an nhân
dân được dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tổ chức; được tham gia trong thành phần đoàn cán bộ thể dục,
thể thao đi thăm quan, học tập ở nước ngoài để nâng cao trình độ và giao lưu
quốc tế (Kinh phí do nghành Công an tự túc);
Phối hợp mở các lớp bồi dưỡng về công tác quản lý, tập huấn chuyên
môn nghiệp vụ thể dục thể thao cho cán bộ làm công tác thể dục thể thao
trong lực lượng Công an nhân dân (tập trung các bộ môn võ thuật và bơi ứng
dụng); Cử cán bộ, huấn luyện viên tham gia giảng dạy, huấn luyện các lớp bồi
dưỡng về công tác thể dục, thể thao do Bộ Công an (hoặc Công an các đơn vị,
địa phương cùng cấp) tổ chức;
Tạo điều kiện cho các huấn luyện viên, vận động viên Công an nhân
dân được học tập tại các trường Đại học, Cao đẳng thể dục, thể thao do Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý;
Tạo điều kiện cho các bác sỹ, y sỹ, nhân viên chuyên môn trong lĩnh
vực chăm sóc, phục hồi sức khỏe cho vận động viên của Công an được tham
48
gia các khóa đào tạo, huấn luyện chuyên ngành y học thể dục thể thao do Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức;
Tổ chức, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho phát triển
thể thao thành tích cao là một trong những nội dung quan trọng của quản lý
nhà nước về thể dục thể thao nói chung, thể thao thành tích cao trong lực
lượng công an nhân dân nói riêng, đã được Luật Thể dục thể thao quy định;
Để quản lý và vận hành bộ máy, hiện tại Trung tâm sử dụng đội ngũ
cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên gồm:
- Biên chế: 43 đồng chí
- Công nhân viên, hợp đồng huấn luyện viên, hợp đồng lao động mùa
vụ: 58 đồng chí
- Trong đó, hợp đồng không xác định thời hạn: 10 đồng chí (đối với
công việc cấp dưỡng, bảo vệ, vệ sinh); hợp đồng có xác định thời hạn (36
tháng đối với công việc huấn luyện): 21 đồng chí; hợp đồng 03 tháng: 24
đồng chí
- Các tổ chức đoàn thể quần chúng: Đoàn Thanh niên cơ sở (60 đoàn
viên); Công đoàn cơ sở (66 đoàn viên); Hội Phụ nữ cơ sở (42 hội viên).
Thực trạng đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên, bác sĩ của Trung tâm
Huấn luyện và Thi đấu thể thao Công an nhân dân [26]
Cán bộ
Năm
2012 2013 2014 2015 2016
n % n % n % n % n %
Tổng số 63 65 65 67 66
Cán bộ quản lý 18 28,57 20 30,76 20 30,76 20 29,85 21 31,81
- Ban Giám đốc 03 04,76 05 07,69 05 07,69 05 07,46 05 07,57
- Cán bộ quản
lý chuyên môn
15 23,80 15 23,07 15 23,07 15 22,38 16 24,24
49
Huấn luyện
viên
24 38,09 24 36,92 24 36,92 23 34,32 22 33,33
Cán bộ phục
vụ
21 33,33 21 32,30 21 32,30 24 35,82 23 34,84
- Kế toán 02 03,17 02 03,07 02 03,07 03 04,47 03 04,54
- Cơ sở vật chất 03 04,76 03 04,61 03 04,61 04 05,97 03 04,54
- Phục vụ nuôi
dưỡng
13 20,63 13 20,00 13 20,00 13 19,40 13 19,69
- Chăm sóc và
phục hồi sức
khỏe
03 04,76 03 04,61 03 04,61 04 05,97 04 06,06
Trình độ
chuyên môn
56 88,89 56 86,15 58 89,23 58 86,56 58 87,87
- Trên Đại học 02 03,17 02 03,07 03 04,61 04 05,97 04 06,06
- Đại học 40 63,49 40 61,53 40 61,53 39 58,20 38 57,57
- Cao đẳng,
trung cấp
14 22,22 14 21,53 15 23,07 15 22,38 16 24,24
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện thể thao thành tích cao trong lực
lượng Công an nhân dân của Trung tâm HL & TĐ thể thao CAND)
Từ kết quả thu được ở bảng 1 cho thấy:
- Số lượng cán bộ làm công tác quản lý thể thao thành tích cao trong
lực lượng Công an nhân dân đã được tuyển dụng và bổ sung tăng từ 18 người
năm 2012 lên 21 người năm 2016, chiếm 31,81% tổng số cán bộ, huấn luyện
viên, bác sĩ, công nhân viên trong Trung tâm. Cán bộ có trình độ trên Đại học,
Cao đẳng và trung cấp cũng được nâng lên rõ rệt. Điều đó chứng tỏ sự quan
tâm của các cấp lãnh đạo, đồng thời thể hiện năng lực, trình độ của Huấn
luyện viên cấp cao ngày càng được nâng cao.
Bên cạnh đó, số lượng cán bộ làm công tác chăm sóc và phục hồi sức
khỏe cũng tăng lên trong những năm gần đây, điều này góp phần nâng cao
50
chất lượng chăm sóc và phục hồi chức năng vận động cho đội ngũ VĐV,
HLV, tác động lớn đến thành tích thi đấu.
- Số lượng cán bộ có trình độ đại học chiếm đa số, năm 2012 chiếm
63,49%, đến năm 2016 là 57,57% tổng số cán bộ, công nhân viên trong Trung
tâm. Tuy nhiên, số lượng đối tượng này hầu như không có sự thay đổi đáng
kể, thậm chí có dấu hiệu giảm qua các năm từ 2012 đến 2016.
- Với số lượng HLV làm công tác huấn luyện là 24 người (chiếm
38,49%) năm 2012, sang năm 2015 là 23 người (chiếm 34,32%), và con số
này tiếp tục giảm còn 22 người (chiếm 33,33%). Có thể thấy, số lượng HLV
so với số lượng cán bộ, công nhân viên, đặc biệt so với tổng số VĐV đang
được tập luyện, thi đấu trong thể thao CAND còn thấp, cần phải có biện pháp
bổ sung kịp thời.
* Chế độ dinh dưỡng cho huấn luyện viên, vận động viên (tính bằng
tiền) với mức như sau:
+ Chế độ dinh dưỡng của HLV, VĐV trong những ngày tập trung
tập luyện [23]
(Đơn vị tính: Đồng/ Người/ Ngày)
TT CẤP ĐỘI TUYỂN
MỨC ĂN HÀNG
NGÀY
1 Đội tuyển của Bộ 150.000
2 Đội tuyển trẻ của Bộ 120.000
3 Đội tuyển năng khiếu của Bộ 90.000
4 Đội tuyển Công an các đơn vị, địa phương dự
giải toàn lực lượng Công an nhân dân
120.000
5 Huấn luyện viên, vận động viên tham gia hội
thao do Công an các đơn vị, địa phương tổ chức
90.000
(Nguồn: Thông tư 19/2015/TT-BCA, ngày 11 tháng 5 năm 2015 của Bộ Công
an quy định một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên và các hoạt
động thể dục, thể thao trong Công an nhân dân)
51
+ Chế độ dinh dưỡng của HLV, VĐV trong những ngày thi đấu thể
thao [23].
(Đơn vị tính: Đồng/ Người/ Ngày)
TT CẤP ĐỘI TUYỂN
MỨC ĂN
HÀNG NGÀY
1 Đội tuyển của Bộ 200.000
2 Đội tuyển trẻ của Bộ 150.000
3 Đội tuyển năng khiếu của Bộ 120.000
4 Đội tuyển Công an các đơn vị, địa phương dự giải
toàn lực lượng Công an nhân dân
150.000
5 Huấn luyện viên, vận động viên tham gia hội thao do
Công an các đơn vị, địa phương và các giải thi đấu
thể thao do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương tổ chức
120.000
(Nguồn: Thông tư 19/2015/TT-BCA, ngày 11 tháng 5 năm 2015 của Bộ
Công an quy định một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên và
các hoạt động thể dục, thể thao trong Công an nhân dân)
Trung bình mỗi ngày, một VĐV tiêu thụ 5000 – 6000 cal, trong khi
người bình thường là 1000 cal, vì vậy, VĐV cần lượng dinh dưỡng gấp 5 – 6
lần người bình thường. Với mức ăn hàng ngày từ 90.000 đồng đến cao nhất
200.000 đồng cũng không phải quá thấp so với nhiều địa phương, nó phần
nào thể hiện sự quan tâm, đầu tư cho lĩnh vực thể thao thành tích cao, là
nguồn động viên và giúp các HLV, VĐV nỗ lực phấn đấu hơn nữa để giành
thành tích cao trong thi đấu. Tuy nhiên, có thể thấy, chế độ dinh dưỡng hiện
nay chưa đáp ứng được một nửa yêu cầu, ngoài ra chế độ dinh dưỡng của
VĐV, HLV vẫn còn phụ thuộc hoàn toàn vào cách thực hiện của bếp ăn tại
các Trung tâm huấn luyện thể thao, và chưa có sự kiểm soát từ các chuyên gia
dinh dưỡng, chưa thật sự tìm hiểu xem môn thể thao nào cần thực phẩm dinh
52
dưỡng gì và VĐV cần bổ sung thức ăn ra sao để phát triển cơ hay chỉ thể lực
nói chung nhằm phù hợp với các nội dung thi đấu. Đó là vấn đề cần xem xét
và thực hiện một cách cụ thể, khoa học hơn từ phía các nhà quản lý thể thao
thành tích cao ở Việt Nam nói chung, ở Trung tâm HL&TĐ Thể thao CAND
nói riêng.
* Chế độ đãi ngộ, khen thưởng
Theo Điều 12, Thông tư 19/2015/TT-BCA thì Chế độ thưởng đối với
huấn luyện viên, vận động viên đạt thành tích tại các giải quốc tế, ngoài các
mức tiền thưởng được hưởng theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Quyết định số
32/2011/QĐ-TTg ngày 06/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ
đối với HLV, VĐV thể thao được tập huấn và thi đấu còn được Bộ Công an
thưởng thêm như sau:
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
TT
Thành tích
Tên cuộc thi
Huy
chƣơng
vàng
Huy
chƣơng
bạc
Huy
chƣơng
đồng
Phá kỷ
lục cộng
thêm
I Đại hội, giải thể thao quy mô quốc tế
1 Đại hội Olympic 50 30 20 20
2 Đại hội Olympic trẻ 20 10 8 8
3
a) Giải vô địch thế giới hoặc
cúp thế giới từng môn của các
môn thể thao nhóm I (trong
chương trình thi đấu Olympic)
30 20 15 15
b) Giải vô địch thế giới hoặc
cúp thế giới từng môn của các
môn thể thao nhóm II (các môn
thể thao còn lại)
20 15 10 10
53
II Đại hội, giải thể thao quy mô Châu lục
1
Đại hội thể thao châu Á
(ASIAD)
25 15 10 10
2
Đại hội thể thao bãi biển châu
Á, Đại hội thể thao Võ thuật -
trong nhà châu Á
20 15 10 10
a) Giải vô địch châu Á hoặc
cúp châu Á từng môn của các
môn thể thao nhóm I (các môn
thể thao trong chương trình thi
đấu Olympic)
25 15 10 10
b) Giải vô địch thế giới hoặc
cúp thế giới từng môn của các
môn thể thao nhóm II (các môn
thể thao còn lại)
20 15 10 10
III Đai hội, giải thể thao quy mô khu vực
1 Đại hội thể thao Đông Nam Á 15 10 5 5
2
a) Giải vô địch Đông Nam Á
từng môn thể thao
nhóm I (trong chương trình
Olympic)
10 5 3 3
b) Giải vô địch Đông
Nam Á từng môn thể thao
nhóm II (các môn thi còn lại)
10 5 3 3
(Nguồn: Thông tư 19/2015/TT-BCA, ngày 11 tháng 5 năm 2015 của Bộ
Công an quy định một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên và
các hoạt động thể dục, thể thao trong Công an nhân dân)
54
Qua số liệu ở bảng trên có thể thấy, ngoài chế độ khen thưởng theo
Quyết định số 32/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an còn
có chế độ thưởng thêm cho các VĐV, HLV đạt thành tích trong thi đấu. Mức
thưởng khá cao so với nhiều Trung tâm thể thao và địa phương trong cả nước.
Tuy nhiên, kể từ khi Quyết định số 32/QĐ-TTg được ban hành đến nay
đã gần 7 năm, mức lương cơ bản của nhà nước đã có nhiều lần thay đổi nên
mức tiền công cũng như mức thưởng bằng tiền đối với các VĐV, HLV lập
thành tích trong thi đấu cũng cần được điều chỉnh trong thời gian tới để các
VĐV, HLV không bị thiệt thòi. Ngoài ra, việc khen thưởng theo cơ chế cào
bằng, ngang nhau, đôi khi gây bất công bằng trong đội ngũ VĐV, HLV có
thành tích. Làm thế nào để VĐV, HLV thể thao thành tích cao không bị thiệt
thòi, vấn đề đặt ra đối với đội ngũ làm công tác lãnh đạo quản lý, cần có động
thái để kịp thời khuyến khích, ghi nhận xứng tầm với những đóng góp của các
VĐV, HLV đỉnh cao có công đóng góp cho nền thể thao Việt Nam và hình
ảnh đất nước Việt Nam trên thế giới.
2.2.3.3. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ, công tác y tế, y
sinh huấn luyện thể dục thể thao
- Bộ Công an: Chỉ đạo các đơn vị Công an liên quan đến lĩnh vực thể dục,
thể thao đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ và y học thể dục,
thể thao trong công tác tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện thể dục thể thao
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao của Bộ
Công an tiếp cận kết quả nghiên cứu đề tài khoa học về các vấn đề lý luận và
thực tiễn trong việc tổ chức, quản lý, cơ chế hoạt động thể dục, thể thao áp
dụng trong Công an nhân dân; tiếp thu nghiên cứu ứng dụng khoa học – công
nghệ phục vụ tiêu chuẩn rèn luyện thể lực cho các đối tượng trong lực lượng
Công an nhân dân; quan tâm công tác thông tin khoa học và chuyển giao công
nghệ thể dục, thể thao
55
Chỉ đạo Viện khoa học Thể dục thể thao, các trường Đại học Thể dục
thể thao, Bệnh viện Thể thao Việt Nam, trung tâm Doping và Y học thể dục
thể thao hỗ trợ các trung tâm huấn luyện, đào tạo thể thao của Công an, ứng
dụng nghiên cứu khoa học, y học thể thao cho công tác huấn luyện kỹ thuật,
tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dữ liệu về vận động
viên thể thao thành tích cao và vận động viên trẻ kế cận; tăng cường năng lực
chữa trị chấn thương và phòng chống Doping.
Đảm bảo công tác bảo vệ sức khỏe, phục hồi chấn thương cho CBCS,
HLV, VĐV, đã khám, điều trị và phục hồi cho 1425 lượt CBCS, HLV, VĐV
đau ốm, chấn thương, chuyển bệnh viện cho 35 lượt VĐV chấn thương cần
điều trị chuyên sâu. Trực cấp cứu phục vụ hội thao, thi đấu thể thao, giao hữu
võ thuật, kiểm tra đánh giá tiêu chuẩn rèn luyện thể lực với trên 80 lượt; tổ
chức tọa đàm về việc áp dụng các biện pháp Y sinh học trong đánh giá trình
độ luyện tập, phòng tránh chấn thương, mua sắm trang thiết bị phục vụ công
tác y tế, y sinh để ứng dụng trong khoa học huấn luyện VĐV thể thao thành
tích cao.
2.2.3.4. Thực trạng về số lượng các môn thể thao và trình độ chuyên
môn của HLV, VĐV, bác sĩ trong Trung tâm HL&TĐ Thể thao CAND
* Thực trạng về số lượng môn và số lượng HLV, VĐV các môn thể
thao thành tích cao
TT Môn Thể thao Số lƣợng HLV Số lƣợng VĐV
1 Bắn Súng 04 44
2 Bơi 02 20
3 Bóng Bàn 03 27
4 Boxing 03 43
5 Cầu Mây 02 26
6 Cầu Lông 02 23
7 Cờ Tướng 03 25
56
8 Cử Tạ 04 38
9 Điền Kinh 04 37
10 Judo 02 22
11 Karatedo 03 44
12 Muay 02 25
13 Pencak Silat 03 47
14 Taekwondo 03 44
15 Vật dân tộc 02 22
16 Vật tự do 03 38
17 Võ cổ truyền 02 38
18 Vovinam 02 38
19 Wushu 03 47
20 Quần vợt 03 14
21 Dance sports 02 14
22 Bóng Chuyền 02 12
23 Thể Hình 02 14
24 Kiếm 02 13
25 Bóng đá 06 99
Tổng số 63 814
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện thể thao thành tích cao
trong lực lượng Công an nhân dân của Trung tâm HL & TĐ thể thao CAND)
Võ là một trong những môn thể thao trọng điểm, không chỉ nhằm mục
đích thi đấu giành thành tích cao, mà còn góp phần nâng cao bản lĩnh công
tác, lòng dũng cảm, tính kiên trì và rèn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_the_thao_thanh_tich_cao_trong_l.pdf