TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN . ii
MỤC LỤC.iii
DANH MỤC VIẾT TẮT . vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ . vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG.viii
MỞ ĐẦU. 1
NỘI DUNG . 8
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ QUỸ KHÁM CHỮA BỆNH
BẢO HIỂM Y TẾ . 8
1.1. Một số khái niệm, đặc điểm, phân loại . 8
1.1.1. Bảo hiểm . 8
1.1.2. Bảo hiểm y tế . 9
1.1.3. Quỹ bảo hiểm y tế . 11
1.1.4. Quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế . 14
1.2. Quản lý quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. 14
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý quỹ khám chữa bệnh bảo
hiểm y tế. 14
1.2.2. Bộ máy quản lý và nhân lực . 15
1.2.3. Nội dung quản lý quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế . 17
1.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lý quỹ khám chữa bệnh
bảo hiểm y tế . 23
112 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế - Từ thực tiễn huyện Hướng hóa, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi
sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với người đang hưởng trợ cấp
thất nghiệp.
Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác.
Mức đóng bảo hiểm y tế của nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia
đình như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ
hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người
thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ
nhất. Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế được thực hiện khi các thành
40
viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài
chính.
Đối với đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng thì không
áp dụng giảm trừ mức đóng.
Trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không
xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người
quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều
hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức có thêm một
hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao
động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng
lao động có mức tiền lương cao nhất.
Trường hợp đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo nhóm do người sử
dụng lao động đóng đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
khác nhau thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự ưu tiên theo nhóm: Do người lao
động và người sử dụng lao động đóng; do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng; do
ngân sách nhà nước đóng; do người sử dụng lao động đóng.
Mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước đối với một số đối tượng như sau:
Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình
cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số
30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chương trình
hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững và các huyện được áp dụng cơ chế,
chính sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP;
Hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ
gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ; Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không
thuộc trường hợp là người thuộc hộ gia đình nghèo theo tiêu chí về thu nhập,
người thuộc hộ nghèo đa chiều có thiếu hụt về bảo hiểm y tế quy định tại
41
Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn
2016 - 2020 và các quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ
sung hoặc thay thế chuẩn nghèo áp dụng cho từng giai đoạn.
Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế đối với Học sinh, sinh
viên; người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và
diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ.
Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước
hỗ trợ mức đóng thì được hưởng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế theo đối
tượng có mức hỗ trợ cao nhất.[17]
Quỹ KCB BHYT được hình thành từ sự đóng góp của người lao động,
chủ sử dụng lao động, tổ chức BHXH, Ngân sách nhà nước, người tham gia
đóng và các nguồn thu hợp pháp khác nhằm đảm bảo nguồn tài chính ổn định,
đầy đủ cho công tác CSSK cho người tham gia BHYT.
Hàng tháng, chậm nhất vào ngày cuối tháng, người SDLĐ trích tiền
đóng BHYT trên quỹ tiền lương, tiền công tháng của những NLĐ tham gia
BHYT; đồng thời, trích từ tiền lương, tiền công tháng của từng NLĐ theo quy
định chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở
tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước. BHXH huyện phối hợp đối chiếu với
hệ thống Ngân hàng và Kho bạc nơi mở tài khoản chuyên thu số tiền nộp
BHYT của đơn vị SDLĐ. Trên cơ sở đó, hàng quý BHXH huyện thông báo
bằng văn bản tình hình lao động tham gia và tình hình thu nộp BHYT đến
từng cơ quan, đơn vị.
Qua bảng 2.4 ta thấy số đối tượng tham gia BHYT ngày càng tăng, cụ
thể năm 2015 tăng 11% tương đương với 6.850 người so với năm 2014; năm
2016 tăng 5% tương đương 3.686 người so với năm 2015; năm 2017 tỷ lệ
tăng so với năm 2016 thấp chỉ 1% với 482 người; năm 2018 số người tham
42
gia BHYT có xu hướng tăng trở lại với 9% tương đương 6.600 người so với
năm 2017.
Qũy tiền lương làm căn cứ trích nộp tăng dần qua các năm, cụ thể
và số tiền phải thu trong năm tăng dần qua các năm, cụ thể: năm 2015
quỹ tiền lương tăng 11% tương đương 109.868 triệu đồng, số phải thu tăng
11% với số tiền 4.944 triệu đồng so với năm 2014; năm 2016 quỹ tiền lương
tăng 5% tương đương 59.120 triệu đồng, số phải thu tăng 13% với số tiền
6.387 triệu đồng so với năm 2015; năm 2017 quỹ tiền lương tăng 11% tương
đương 126.230 triệu đồng, số phải thu tăng 9% với số tiền 4.796 triệu đồng so
với năm 2016; năm 2018 quỹ tiền lương tăng 9% tương đương 112.192 triệu
đồng số phải thu giảm 2% với số tiền 1.479 triệu đồng so với năm 2017,
nguyên nhân tăng chủ yếu do tăng lương tối thiểu vùng và lương cơ sở qua
các năm theo Nghị định của chính phủ và một phần do mở rộng đối tượng
tham gia BHYT, nguyên nhân giảm do điều chỉnh giảm số phải thu tiền truy
đóng BHYT đối với trẻ em dưới 6 tuổi năm 2016, năm 2017 và năm 2018
theo công văn số 1635/BHXH – QLT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của BHXH
tỉnh Quảng Trị về việc tạm thời điều chỉnh giảm số phải thu tiền truy đóng
BHYT đối với trẻ em dưới 6 tuổi năm 2016, 2017, 2018 với số tiền 3.932
triệu đồng.
Số tiền đã nộp trong năm so với tổng số phải thu ( kể cả số phải thu trong
năm và số phải thu năm trước chuyển qua) chiếm tỷ lệ chưa cao, cụ thể:
Năm 2014 số tiền đã nộp chiếm 75,7% so với tổng số phải thu;
Năm 2015 số tiền đã nộp chiếm 69,2% so với tổng số phải thu;
Năm 2016 số tiền đã nộp chiếm 79,7% so với tổng số phải thu;
Năm 2017 số tiền đã nộp chiếm 81,4% so với tổng số phải thu;
Năm 2018 số tiền đã nộp chiếm 99,3% so với tổng số phải thu.
43
Số tiền chưa thu chuyển năm sau có tỷ lệ nợ đọng còn cao, năm 2014
chiếm 24,3% so với tổng số phải thu; năm 2015 chiếm 30,8%; năm 2016
chiếm 20,3%; năm 2017 chiếm 18,6%; năm 2018 tỷ lệ nợ đọng BHYT giảm
mạnh chỉ còn 0,7% so với tổng số phải thu nguyên nhân giảm mạnh trong
năm 2018 là do điều chỉnh giảm số phải thu tiền truy đóng BHYT đối với trẻ
em dưới 6 tuổi năm 2016, 2017, 2018 theo hướng dẫn tại công văn số
1635/BHXH – QLT của BHXH tỉnh Quảng Trị.
Bên cạnh sự nỗ lực tuyên truyền, thúc đẩy gia tăng diện bao phủ
BHYT, số thu quỹ BHYT đồng thời cũng được tăng lên qua các năm góp
phần giảm thiểu về tài chính y tế cho Ngân sách nhà nước, xóa bỏ bao cấp
qua giá, thực hiện giá thị trường đối với các dịch vụ công có sự kiểm soát của
Nhà nước, chuyển chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước trực tiếp cho cơ
sở KCB sang hỗ trợ người dân tham gia BHYT gắn với lộ trình tính đúng,
tính đủ giá dịch vụ y tế; tăng diện bao phủ BHYT góp phần quan trọng trong
việc đảm bảo cân đối quỹ BHYT.
2.2.4. Công tác quản lý chi
Phạm vi được hưởng BHYT
Người tham gia BHYT đi khám bệnh, chữa bệnh được quỹ BHYT chi
trả các chi phí sau đây:
Chi phí khám bệnh theo mức giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Chi phí ngày giường theo mức giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt
khi:
Điều trị nội trú từ cơ sở y tế tuyến huyện trở lên.
Nằm lưu không quá 03 ngày/người/ đợt điều trị tại trạm y tế xã, phòng
khám đa khoa khu vực được Sở y tế quyết định có giường lưu, thanh toán
theo mức giá giường lưu được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
44
Chi phí các dịch vụ kỹ thuật trong phạm vi chuyên môn theo danh mục
và mức giá đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đúng quy định.
Đối với các dịch vụ kỹ thuật do cán bộ của cơ sở y tế tuyến trên thực
hiện theo chế độ luân phiên hoặc theo chương trình chỉ đạo tuyến để nâng cao
năng lực chuyên môn cho tuyến dưới theo quy định của Bộ Y tế nhưng chưa
được phê duyệt giá: Quỹ BHYT thanh toán theo mức giá đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt thực hiện tại cơ sở chuyển giao kỹ thuật.
Chi phí thuốc, hóa chất, vật tư y tế sử dụng trực tiếp cho người bệnh
theo danh mục, tỷ lệ và điều kiện thanh toán do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định,
được cơ sở y tế cung ứng theo quy định của pháp luật về đấu thầu mua sắm
thuốc, hóa chất, vật tư y tế nhưng chưa được kết cấu vào giá của các dịch vụ
kỹ thuật.
Chi phí máu và các chế phẩm của máu theo quy định tại Thông tư
số 33/2014/TT-BYT ngày 27/10/2014 của Bộ Y tế quy định giá tối đa và chi
phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu
đạt tiêu chuẩn.
Chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong
trường hợp cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến khám bệnh,
chữa bệnh đối với các đối tượng sau:
Người có công với cách mạng, bao gồm: Người hoạt động cách mạng
trước ngày 01/01/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến
ngày khởi nghĩa tháng 8/1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh,
người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy
giảm khả năng lao động từ 81% trở lên ( được ký hiệu mã đối tượng tham gia
là CC). Trẻ em dưới 6 tuổi, kể cả trẻ đủ 72 tháng tuổi mà trong năm đó chưa
đến kỳ nhập học (TE) và ký hiệu mức hưởng là số 1 trên mã thẻ BHYT quy
định tại Quyết định số 1314/QĐ-BHXH.
45
Người có công với cách mạng theo quy định pháp luật về người có công
với cách mạng, trừ các đối tượng được cấp mã CC ( được ký hiệu mã đối
tượng tham gia là CK ); Cựu chiến binh theo quy định pháp luật về cựu chiến
binh ( ký hiệu CB); người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu
nước; người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở
Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975; thanh niên xung phong thời
kỳ kháng chiến chống Pháp và thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm
vụ trong kháng chiến; dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp,
chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế theo quy định
tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trừ các đối tượng được cấp mã
CC, CK và CB; ( ký hiệu là KC); người thuộc hộ gia đình nghèo (HN); người
dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó
khăn, đặc biệt khó khăn (DT); người đang sinh sống tại vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (DK); người đang sinh sống tại xã đảo,
huyện đảo (XD); người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng
theo quy định của pháp luật (BT); thân nhân của người có công với cách
mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi
dưỡng liệt sỹ ( TS) và ký hiệu mức hưởng là số 2 trên mã thẻ BHYT quy định
tại Quyết định số 1314/QĐ-BHXH.
Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ Quân đội nhân
dân Việt Nam đang tại ngũ; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối
với quân nhân đang công tác tại Ban Cơ yếu Chính phủ; học viên cơ yếu
hưởng sinh hoạt phí từ ngân sách Nhà nước theo chế độ, chính sách như đối
với học viên Quân đội ( ký hiệu QN). Sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ
quan, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật, hạ sỹ quan, chiến sỹ nghĩa vụ đang
công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân hưởng
sinh hoạt phí từ ngân sách Nhà nước ( ký hiệu CA). Người làm công tác cơ
46
yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại các tổ chức cơ yếu
thuộc các Bộ, ngành, địa phương ( ký hiệu CY) và ký hiệu mức hưởng là số 5
trên mã thẻ BHYT quy định tại Quyết định số 1314/QĐ-BHXH.
Mức hưởng BHYT
Người tham gia BHYT đi khám bệnh, chữa bệnh đúng quy định tại
các Điều 26, 27 và 28 Luật BHYT và Khoản 4 và 5, Điều 22 sửa đổi, bổ sung
của Luật BHYT được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh
trong phạm vi được hưởng BHYT với mức hưởng như sau:[17]
100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT
(không áp dụng tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ
kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế), chi phí vận chuyển đối với
người tham gia BHYT có mức hưởng ghi trên thẻ BHYT ký hiệu bằng số 1
quy định tại Quyết định số 1314/QĐ-BHXH.
100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT
(áp dụng tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ
thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế), chi phí vận chuyển đối với người
tham gia BHYT có mức hưởng ghi trên thẻ BHYT ký hiệu bằng số 2 quy định
tại Quyết định số 1314/QĐ-BHXH.
100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT
(áp dụng tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ
thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); đối với tất cả các trường hợp có
chi phí một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở hoặc
khi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế tuyến xã.
100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT
(áp dụng tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ
thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế) đối với các trường hợp đã có thời
gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên tính đến thời điểm đi khám bệnh,
47
chữa bệnh và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT
trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở. Người bệnh có trách nhiệm lưu giữ
chứng từ thu phần chi phí cùng chi trả làm căn cứ để cơ quan BHXH cấp
Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm.
95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT
(áp dụng tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ
thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế) đối với người tham gia BHYT có
mức hưởng ghi trên thẻ BHYT ký hiệu bằng số 3 quy định tại Quyết định số
1314/QĐ-BHXH.
80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT
(áp dụng tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ
thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế) đối với người tham gia BHYT có
mức hưởng ghi trên thẻ BHYT ký hiệu bằng số 4 quy định tại Quyết định số
1314/QĐ-BHXH.
100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh, kể cả chi phí ngoài phạm vi được
hưởng BHYT, chi phí vận chuyển đối với người tham gia BHYT có mức
hưởng ghi trên thẻ BHYT ký hiệu bằng số 5 quy định tại Quyết định số
1314/QĐ-BHXH.
Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh
không đúng tuyến, sau đó được cơ sở nơi tiếp nhận chuyển tuyến đến cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh khác thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí
khám bệnh, chữa bệnh theo mức hưởng quy định tại khoản 3 Điều 22 của
Luật bảo hiểm y tế, trừ các trường hợp sau: cấp cứu; đang điều trị nội trú
được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Tại bệnh viện tuyến Trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú;
48
Tại bệnh viện tuyến tỉnh: 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2015
đến ngày 31/12/2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 trong
phạm vi cả nước;
Tại bệnh viện tuyến huyện, trung tâm y tế huyện nơi chưa tách riêng
bệnh viện huyện: 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, nội trú từ
ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh
ngoại trú, nội trú từ ngày 01/01/2016.
100% chi phí của mức hưởng ghi trên thẻ BHYT quy định tại Quyết định
số 1314/QĐ-BHXH một số trường hợp cụ thể:
Từ ngày 01/01/2016, người tham gia BHYT đăng ký ban đầu tại trạm y
tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được
quyền khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám
đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh;
Người tham gia BHYT có mã nơi sinh sống ghi trên thẻ ký hiệu là K1
hoặc K2 hoặc K3 khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ
BHYT thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện,
điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung ương;
Từ ngày 01/01/2021, người tham gia BHYT tự đi khám bệnh, chữa bệnh
không đúng tuyến tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước, được
quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị nội trú.
Trường hợp hết giai đoạn cấp cứu, người bệnh được chuyển đến khoa,
phòng điều trị khác để tiếp tục theo dõi, điều trị hoặc chuyển tuyến khám
bệnh, chữa bệnh;
Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại cơ sở y tế thuộc vùng giáp
ranh của hai tỉnh: người bệnh được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế tương
đương với nơi đăng ký ban đầu ghi trên thẻ BHYT hoặc tại cơ sở y tế khác có
49
tiếp nhận đăng ký ban đầu nếu không có cơ sở y tế tương đương với nơi đăng
ký ban đầu ghi trên thẻ BHYT.
Trường hợp người bệnh được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở
y tế thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh được phát hiện
hoặc phát sinh ngoài bệnh ghi trên Giấy chuyển tuyến.
Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh BHYT vào ngày nghỉ, ngày lễ, người
bệnh được quỹ BHYT thanh toán trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng theo
quy định. Người bệnh phải tự chi trả phần chi phí ngoài phạm vi quyền lợi và
mức hưởng BHYT (nếu có).
Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại các cơ sở y tế ngoài công
lập, thanh toán theo giá do cơ sở y tế quy định nhưng không vượt quá giá của
cơ sở y tế công lập cùng hạng trên cùng địa bàn.
Đối với cơ sở y tế công lập có thực hiện các dịch vụ y tế xã hội hóa,
thanh toán theo giá do cơ sở y tế quy định nhưng không vượt quá giá thanh
toán BHYT đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Mức thanh toán chi phí vận chuyển như sau:
Trường hợp sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh chỉ định chuyển tuyến thì quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận
chuyển cả chiều đi và về cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó theo mức bằng
0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách thực tế giữa hai cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh và giá xăng tại thời điểm chuyển người bệnh. Nếu có nhiều hơn một
người bệnh cùng được vận chuyển trên một phương tiện thì mức thanh toán
cũng chỉ được tính như đối với vận chuyển một người bệnh. Cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh tiếp nhận người bệnh ký xác nhận trên phiếu điều xe của cơ
sở chuyển người bệnh đi; trường hợp ngoài giờ hành chính thì phải có chữ ký
của bác sỹ tiếp nhận người bệnh;
50
Trường hợp không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh thì quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển một
chiều (chiều đi) cho người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo
khoảng cách thực tế giữa hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giá xăng tại thời
điểm chuyển người bệnh lên tuyến trên. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định
chuyển tuyến có trách nhiệm thanh toán khoản chi này trực tiếp cho người
bệnh trước khi chuyển tuyến, sau đó thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội.
Phân bổ và sử dụng quỹ BHYT
- Dành 90% số thu BHYT cho nguồn quỹ KCB BHYT để chi trả chi phí
khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia BHYT và chi CSSKBĐ.
- Chi phí quản lý quỹ BHYT, tổng mức chi phí quản lý quỹ BHYT hằng
năm do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định trong tổng chi phí quản
lý của BHXH Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, không vượt
quá 5% số thu BHYT;
- Quỹ dự phòng BHYT là phần còn lại sau khi đã trích trừ chi phí quản lý
quỹ BHYT. Nhưng tối thiểu dành 5% số tiền đóng BHYT cho quỹ dự phòng.
Sơ đồ 2.2: phân bổ và sử dụng quỹ BHYT
Quỹ BHYT
90% Qũy
khám chữa
bệnh
Chi trả các khoản chi phí
KCB BHYT
Chi chăm sóc sức khỏe
ban đầu
10% còn lại:
Quỹ dự phòng
Chi phí quản lý quỹ
51
Qũy KCB BHYT tại cở sở KCB BĐ là nguồn quỹ còn lại sau khi đã trừ
đi chi phí chăm sóc sức khỏe ban đầu để lại tại trường và các cơ quan, tổ chức
doanh nghiệp đủ điều kiện.
Qũy KCB BHYT được sử dụng tại cơ sở y tế y tế đăng ký KCB BĐ
được xác định như sau:
+ Tỷ lệ trích đối với cơ sở y tế thực hiện KCB ngoại trú và nội trú:
90% để chi KCB tại cơ sở; chi KCB đối với trường hợp người bệnh đến
KCB tại các cơ sở y tế khác và chi phí vận chuyển ( nếu có);
10% còn lại để điều chỉnh, bổ sung khi vượt quá quỹ KCB được sử
dụng.
+ Tỷ lệ trích đối với cơ sở y tế chỉ thực hiện KCB ngoại trú:
45% để chi KCB ngoại trú tại cơ sở; chi KCB đối với trường hợp người
bệnh đến KCB ngoại trú tại các cơ sở y tế khác và chi phí vận chuyển ( nếu
có);
05% để điều chỉnh, bổ sung cho cơ sở y tế khi vượt quá quỹ KCB được
sử dụng;
50% còn lại, cơ quan BHXH dùng để thanh toán chi phí KCB nội trú.
Trích để lại cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân có
đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế để mua thuốc, vật tư y tế tiêu hao,
trang thiết bị và dụng cụ y tế thông thường để tổ chức khám bệnh, chữa bệnh
trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em, học sinh, sinh viên.
Được xác định theo công thức sau:
∑ Thẻ
ĐKKCB
BĐ
∑Qũy KCB huyện - ∑CSSKBĐ
∑Thẻ BHYT trong năm
Qũy KCB
tại CS
KCBBĐ
x =
52
Kinh phí
CSSKBĐ tại
trường
=
Số học sinh
tham gia
BHYT
x
mức
lương cơ
sở
x
5%
hoặc
7%
Mức trích để lại cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc
dân bằng 7% tổng thu quỹ bảo hiểm y tế tính trên tổng số học sinh, sinh viên
đang theo học tại cơ sở giáo dục có tham gia bảo hiểm y tế (kể cả học sinh,
sinh viên tham gia bảo hiểm y tế theo nhóm đối tượng khác); bằng 5% tổng
thu quỹ bảo hiểm y tế tính trên tổng số trẻ em dưới 6 tuổi đang theo học tại cơ
sở giáo dục mầm non.
Trích để lại cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tổ chức y tế cơ quan
để thực hiện khám bệnh, chữa bệnh trong công tác chăm sóc sức khỏe ban
đầu cho các đối tượng do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quản lý (trừ cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp có tổ chức y tế cơ quan có ký hợp đồng khám
bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu với tổ chức Bảo hiểm xã hội). Mức để
lại bằng 1% tổng số tiền đóng bảo hiểm y tế của cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp đóng cho tổ chức Bảo hiểm xã hội.
- Từ bảng 2.4 và bảng 2.5 trên ta thấy số thẻ đăng ký KCB ban đầu tại
TTYT huyện Hướng Hóa ngày càng tăng thể hiện sự tin tưởng của nhân dân
vào công tác KCB tại TTYT huyện trong những năm gần đây, cụ thể:
Năm 2014 số người đăng ký KCB BĐ tại TTYT huyện Hướng Hóa
chiếm 94,6% so với số người tham gia BHYT trên địa bàn huyện;
Năm 2015 số người đăng ký KCB BĐ tại TTYT huyện Hướng Hóa
chiếm 98,2% so với số người tham gia BHYT trên địa bàn huyện, tăng 15,3%
tương đương 9.001 người so với số thẻ ĐK KCB BĐ năm 2014;
Từ năm 2016 trở đi số người đăng ký KCB BĐ tại TTYT huyện Hướng
Hóa tăng cao, chiếm 104,1% so với số người tham gia BHYT trên địa bàn
huyện, tăng 11,7% tương đương 7.915 người so với số thẻ ĐK KCB BĐ năm
53
2015; Năm 2017 số người đăng ký KCB BĐ tại TTYT huyện Hướng Hóa
chiếm 103,7% so với số người tham gia BHYT trên địa bàn huyện, tăng 0,3%
tương đương 210 người so với số thẻ ĐK KCB BĐ năm 2016; Năm 2018 số
người đăng ký KCB BĐ tại TTYT huyện Hướng Hóa chiếm 100,7% so với số
người tham gia BHYT trên địa bàn huyện, tăng 5,8% tương đương 4.426
người so với số thẻ ĐK KCB BĐ năm 2017. Nguyên nhân do đa số người
tham gia BHYT trên địa bàn huyện lựa chọn đăng ký KCB BĐ tại TTYT
huyện và một số người ở huyện khác trong tỉnh, đối tượng thân nhân công an
trên địa bàn huyện do BHXH tỉnh Quảng Trị quản lý và cấp thẻ đều lựa chọn
đăng ký KCB BĐ tại TTYT huyện.
- Qua bảng 2.5 ta thấy: Tổng Tổng quỹ KCB theo số thẻ đăng ký
KCBBĐ được BHXH tỉnh giao hằng năm tăng dần.
Năm 2015 tăng 22,4% tương đương 7.478 triệu đồng so với năm 2014;
Năm 2016 tăng 9,7% tương đương 3.982 triệu đồng so với năm 2015;
Năm 2017 tăng 15,7% tương đương 7.053 triệu đồng so với năm 2016;
Năm 2018 tăng 10,8% tương đương 5.621 triệu đồng so với năm 2017.
- Kinh phí CSSKBĐ có nhiều sự biến động qua các năm, cụ thể:
Năm 2014 chiếm 1,0% trong tổng quỹ KCB BHYT được BHXH tỉnh giao.
Năm 2015 chiếm 0,5% trong tổng quỹ KCB BHYT được BHXH tỉnh giao.
Kinh phí giảm 33,8% tương đương 113 triệu đồng so với năm 2014;
Năm 2016 chiếm 0,8% trong tổng quỹ KCB BHYT được BHXH tỉnh giao.
Kinh phí tăng 57,8% tương đương 128,1 triệu đồng so với năm 2015;
Năm 2017 chiếm 0,4% trong tổng quỹ KCB BHYT được BHXH tỉnh giao.
Kinh phí giảm 34,9% tương đương 122 triệu đồng so với năm 2016;
Năm 2018 chiếm 0,7% trong tổng quỹ KCB BHYT được BHXH tỉnh giao.
Kinh phí tăng 75,8% tương đương 172,7 triệu đồng so với năm 2017.
- Tổng quỹ KCB tại cơ sở KCB BĐ tăng theo từng năm, cụ thể:
54
Năm 2014 chiếm 99,0% trong tổng quỹ KCB BHYT được BHXH tỉnh
giao.
Năm 2015 chiếm 99,5% trong tổng quỹ KCB BHYT được BHXH tỉnh
giao. Nguồn quỹ KCB để tại TTYT huyện tăng 22,9% tương đương 7.591
triệu đồng so với năm 2014;
Năm 2016 chiếm 99,2% trong tổng quỹ KCB BHYT được BHXH tỉnh
giao. Nguồn quỹ KCB để tại TTYT huyện tăng 9,5% tương đương 3.853,9
triệu đồng so với năm 2015;
Năm 2017 chiếm 99,6% trong tổng quỹ KCB BHYT được BHXH tỉnh
giao. Nguồn quỹ KCB để tại TTYT huyện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_quy_kham_chua_benh_bao_hiem_y_te_tu_thuc_ti.pdf