Luận văn Thiết kế e-Book hướng dẫn học sinh tự học phần hóa vô cơ lớp 10 chương trình nâng cao

MỤC LỤC

MỤC LỤC . 0

MỞ ĐẦU . 4

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI . 4

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. 5

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU . 5

4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. 5

5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 5

6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC . 5

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 5

8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU . 6

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI. 7

1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 7

1.2. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC . 9

1.2.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học [9] . 9

1.2.2. Các xu hướng đổi mới phương pháp dạy và học . 9

1.2.3. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học hoá học trường THPT [9] . 10

1.2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học hóa học. 12

1.2.5. Ưu điểm và hạn chế của việc ứng dụng ICT trong dạy học hoá học . 13

1.3. TỰ HỌC . 14

1.3.1. Tự học là gì? . 14

1.3.2. Vai trò của tự học . 14

1.3.3 Các hình thức của tự học . 15

1.3.4. Chu trình học . 15

1.3.5. Vai trò của người thầy đối với việc tự học của học sinh . 17

1.3.6. Tự học với việc tiếp cận và tận dụng những công nghệ mới . 17

1.4. E-BOOK . 18

1.4.1.Khái niệm e-book. 18

1.4.2. Ưu và nhược điểm của e-book . 19

1.4.3. Các yêu cầu thiết kế e-book . 19

1.4.4. Các công cụ chính thiết kế e-book . 20

1.4.4.1. ELearning XHTML editor (eXe) [10] . 20

1.4.4.2. Adobe Captivate 3 [10] . 22

1.5. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG E-BOOK TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG. 27

1.5.1. Mục đích điều tra . 28

1.5.2. Đối tượng điều tra . 281.5.3. Tiến hành điều tra . 28

1.5.4. Kết quả điều tra . 28

1.5.5. Kết luận . 32

Chương 2. THIẾT KẾ E-BOOK HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC PHẦN HÓA VÔ

CƠ LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO . 33

2.1.TỔNG QUAN VỀ PHẦN HÓA VÔ CƠ LỚP 10 NÂNG CAO . 33

2.1.1. Mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học của chương 5 [9] . 33

2.1.1.1. Mục tiêu của chương . 33

2.1.1.2. Nội dung của chương . 33

2.1.1.3. Phương pháp dạy học . 35

2.1.2. Mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học của chương 6 [9] . 39

2.1.2.1. Mục tiêu của chương . 39

2.1.2.2. Nội dung của chương . 39

2.1.2.3. Phương pháp dạy học . 42

2.1.3. Cấu trúc chung và phương pháp dạy học phần hóa vô cơ lớp 10 nâng cao [29] . 42

2.1.3.1. Cấu trúc chung . 43

2.1.3.2. Phương pháp dạy học các bài về chất sau lý thuyết chủ đạo . 43

2.2.NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ E-BOOK HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC . 43

2.3.QUY TRÌNH THIẾT KẾ E-BOOK HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC . 44

2.3.1. Chuẩn bị . 44

2.3.2. Xây dựng nội dung. 44

2.3.2.1. Phiếu học tập trong dạy học hóa học . 45

2.3.2.2. Thiết kế phiếu học tập hướng dẫn tự học lý thuyết . 46

2.3.2.3. Thiết kế phần hướng dẫn giải bài tập SGK . 50

2.3.3. Thiết kế e-book . 51

2.3.4. Chạy thử sản phẩm - Ghi đĩa CD . 51

2.3.5. Thực nghiệm sư phạm . 51

2.3.6. Đánh giá kết quả - Rút kinh nghiệm – Hoàn thiện e-book . 51

2.4. CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CỦA E-BOOK HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC . 52

2.4.1. Cấu trúc e-book. 52

2.4.2. Nội dung e-book . 52

2.4.2.1. Trang chủ . 52

2.4.2.2. Trang “E-book” . 53

2.4.2.3. Thiết kế một bài học cụ thể (ví dụ : Bài Clo) . 57

2.4.2.4. Thiết kế trang “Đố vui hóa học” (ví dụ : chương 6). 71

2.4.2.5. Trang “Hướng dẫn” . 74

2.4.2.6. Trang “Liên hệ” . 752.5. SỬ DỤNG E-BOOK HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC PHẦN HÓA VÔ CƠ LỚP 10 CHƯƠNG

TRÌNH NÂNG CAO. 75

2.5.1 Đặc điểm của e-book hướng dẫn HS tự học . 75

2.5.2 Hình thức sử dụng e-book hướng dẫn HS tự học . 76

1. Hình thức 1: HS nghiên cứu trước e-book ở nhà, GV sử dụng e-book để dạy học trên lớp . 76

2. Hình thức 2: HS tự học bài mới bằng e-book ở nhà sau đó thuyết trình trên lớp, GV nhận xét và

bổ sung . 79

3. Hình thức 3: HS tự ôn tập bằng e-book ở nhà sau khi học trên lớp . 81

2.5.3. Một số lưu ý để sử dụng e-book hướng dẫn HS tự học hiệu quả . 83

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM . 85

3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM . 85

3.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM . 85

3.3. ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM . 85

3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM . 86

3.5. TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM . 87

3.5.1. Chọn lớp thực nghiệm – đối chứng . 87

3.5.2. Gặp GV tham gia thực nghiệm . 87

3.5.3. Tiến hành sử dụng e-book hướng dẫn HS tự học . 87

3.5.4. Kiểm tra đánh giá kết quả . 88

3.6. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM . 89

3.6.1. Nhận xét của giáo viên về e-book . 89

3.6.2. Nhận xét của học sinh về e-book . 92

3.6.3. Kết quả bài kiểm tra của học sinh . 94

3.6.3.1. Kết quả kiểm tra lần 1: bài Khái quát nhóm Halogen . 94

3.6.3.2. Kết quả kiểm tra lần 2: bài Clo . 96

3.6.3.3. Kết quả kiểm tra lần 3: bài Hợp chất có oxi của Clo. 98

3.6.3.4. Kết quả kiểm tra lần 4: bài Luyện tập Clo và hợp chất của Clo . 100

3.6.3.5. Kết quả kiểm tra lần 5: bài Brom và Iot . 101

3.6.3.6. Kết quả kiểm tra lần 6: bài Luyện tập chương 5 . 103

3.6.3.7. Kết quả kiểm tra lần 7: bài Oxi . 105

3.6.3.8. Kết quả kiểm tra lần 8: bài Ozon và hidropeoxit . 107

3.6.3.9. Kết quả kiểm tra lần 9: bài Lưu huỳnh . 109

3.6.3.10. Kết quả kiểm tra lần 10: bài Hidro sunfua . 111

3.6.3.11. Kết quả kiểm tra lần 11: bài Hợp chất có oxi của lưu huỳnh. 113

3.6.3.12. Kết quả kiểm tra lần 12: bài Luyện tập chương 6 . 114

3.6.3.13. Kết quả tổng hợp 12 bài kiểm tra . 116

3.7. BÀI HỌC KINH NGHIỆM . 118

KẾT LUẬN . 1191. Kết luận . 119

2. Kiến nghị và đề xuất . 121

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 123

PHỤ LỤC . 128

pdf147 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế e-Book hướng dẫn học sinh tự học phần hóa vô cơ lớp 10 chương trình nâng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệ, vận dụng.  Đố vui hóa học: Nội dung phần hóa vô cơ lớp 10 (gồm 2 chương về Nhóm halogen và Nhóm lưu huỳnh) có rất nhiều kiến thức hóa học liên quan đến môi trường và đời sống. Do đó, dạy cho HS biết cách liên hệ kiến thức đã học với thực tiễn là một trong những biện pháp tổ chức hoạt động tự lực nghiên cứu SGK nhằm phát huy tính tích cực, khả năng tự học của HS. Đáp ứng yêu cầu đó, e-book cung cấp phần Đố vui hóa học sau mỗi chương giúp HS vừa giải trí, vừa ứng dụng kiến thức mình vừa học được, HS sẽ thấy hứng thú và dễ ghi nhớ bài hơn. Đây cũng chính là cách dạy học theo kiểu giải quyết vấn đề. Việc học tập thực sự chỉ có hiệu quả khi kiến thức thu được trong quá trình học tập giúp HS có thể tự mình giải quyết được những vấn đề mình chưa bao giờ được học. Phần “Đố vui hóa học” gồm các hình thức sau:  Vì sao?: bao gồm các câu hỏi chứa đựng những tình huống có vấn đề, đặt HS vào một mâu thuẫn nhận thức giữa kiến thức đã học và hiện tượng trong thực tế, đòi hỏi HS phải tự vận dụng kiến thức để giải thích (e-book không cung cấp đáp án). Nếu HS không thể trả lời được thì HS phải tự tìm đáp án thông qua việc đọc sách, tra cứu thông tin trên internet, hay hỏi trực tiếp bạn bè, thầy côĐiều này giúp HS rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, tự tìm kiếm thông tin.  Chất gì thế nhỉ?: gồm các câu hỏi được đặt dưới dạng thơ, hỏi về các chất khí, các axit, muối liên quan tới các chất đã học. Hình thức này giúp HS dễ nhớ, dễ thuộc, lại vừa mang tính chất thư giãn, giải trí.  Ô chữ hóa học: đây là một hình thức mới lạ của e-book này mà các e-book đã xuất bản trước đó chưa quan tâm. HS được đặt vào bài toán nhận thức là giải các từ hàng ngang để suy ra một từ hàng dọc. Hình thức này cũng giúp HS có một tâm trạng thoải mái như đang tham gia vào một trò chơi mà không bị quá căng thẳng, áp lực trước một vấn đề học tập hóc búa. Cũng vì vậy mà giải ô chữ được khá nhiều trò chơi trên truyền hình áp dụng. b. Thể hiện ý tưởng bằng eXe  Xây dựng cấu trúc của trang “E-book” Mở chương trình eXe, xây dựng cây đề cương cho e-book bằng cách thao tác với ô Outline bằng các nút: Add Page (thêm Node mới), Rename (đổi tên trang nội dung), Delete (xoá Node đang chọn và toàn bộ nội dung của nó). Để thay đổi vị trí của các node trên cây đề cương, ta có thể dùng các nút bấm hình mũi tên ở phía dưới ô Outline để đẩy lên, xuống, sang trái, sang phải... - Kích chọn Node cha (tên mặc định là Home): chọn nút Rename, đổi tên là “E-book hướng dẫn học sinh tự học phần hóa vô cơ lớp 10 chương trình nâng cao” - Kích chọn nút Add Page để thêm 2 Node mới, đổi tên cho các node đó là: + Chương 5: Nhóm Halogen + Chương 6: Nhóm Oxi Trong mỗi chương, kích Add Page để thêm các node gồm các bài học trong 2 chương, sửa tên lại theo tên bài cho đúng và node “Đố vui hóa học” (tương tự thêm các trang con là các la mã và đề mục của bài học).  Xây dựng nội dung của trang “chương 5” và “chương 6” Trong trang mở đầu của mỗi chương bao gồm 2 phần: “Mục tiêu” và “Cấu trúc của chương” - Phần “Mục tiêu” được xây dựng bằng iDevice Objective - Phần “Cấu trúc của chương” được xây dựng bằng iDevice Activity 2.4.2.3. Thiết kế một bài học cụ thể (ví dụ : Bài Clo) a. Ý tưởng thiết kế Bài học gồm các phần sau:  Mục tiêu của bài học + Kiến thức cần chuẩn bị  Nội dung cụ thể của bài học: gồm 5 phần: I. Tính chất vật lí II. Tính chất hóa học III. Ứng dụng IV. Trạng thái tự nhiên V. Điều chế  Củng cố: bao gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm được thiết kế dưới 2 hình thức: câu hỏi đa lựa chọn, câu điền khuyết.  Hướng dẫn giải bài tập SGK: hướng dẫn giải 4 bài tập trong SGK 10 nâng cao (trang 125).  Tư liệu đọc thêm: gồm các thông tin về lịch sử hóa học tìm ra Clo, tiểu sử nhà bác học Carl William Scheele; hóa học với đời sống. b. Thể hiện ý tưởng bằng eXe và Adode Captivate  Dùng Adode Captivate thiết kế bài trắc nghiệm của phần Củng cố Bài trắc nghiệm của Bài Clo gồm 15 câu hỏi, gồm 2 dạng: - Từ câu 2  câu 15, dùng dạng câu hỏi nhiều lựa chọn, làm theo các bước sau: Bước 1: Mở dự án muốn tạo câu hỏi. Lựa chọn slide muốn tạo ra câu hỏi trong danh sách các silde của dự án. Silde câu hỏi sẽ được thêm vào sau silde được chọn. Bước 2: Từ menu “Insert”, lựa chọn “Question Slide”. Bước 3: Trong hộp chọn “Question Types” lựa chọn mục “Multiple choice” và kích chọn dạng câu hỏi cho điểm (grade question) hay câu hỏi điều tra (survey question). Bước 4: Giữ nguyên tiêu đề mặc định cho câu hỏi hoặc gõ vào tiêu đề mới trong hộp soạn thảo văn bản. Tiêu đề này sẽ xuất hiện trên slide câu hỏi trong đoạn phim. Bước 5: Trong mục “Question”, gõ vào câu hỏi. Bước 6: Nhập vào giá trị tính điểm cho câu hỏi này (tối đa là 100 điểm và tối thiểu là 0 điểm). Bước 7: Trong mục “Answers”, kích chọn vào nút bấm “Add” và gõ vào nhữngcâu trả lời. Nếu sai có thể bấm nút “Delete” để xóa câu trả lời từ danh sách. Bước 8: Xác định câu trả lời nào là lựa chọn đúng trong danh sách bằng cách kích chọn vào nút bấm lựa chọn (màu xanh đầu danh sách). Bước 9: Trong “Type”, lựa chọn khả năng có nhiều câu trả lời đúng hoặc chỉ một câu trả lời đúng. Bước 10: Trong mục “Numbering”, lựa chọn kiểu kí tự xuất hiện ở đầu mỗi câu trả lời là kiểu chữ cái hoa, thường hoặc con số. Bước 11: Lựa chọn nút “Option”. Bước 12: Trong mục “Type”, kích chọn menu popup và lựa chọn đây là câu hỏi phân loại hay câu hỏi điều tra. Bước 13: Nếu bạn muốn các nút bấm điều khiển “Clear” (xóa), “Back” (quay trở vềtrang trước), ”Skip” (bỏ qua) xuất hiện trong silde thì kích chọn mục này. Bước 14: Trong mục “If correct answer and If wrong answer ”, bạn lựa chọn khả năng phân nhánh nếu người học trả lời đúng hoặc sai. Bước 15: Để kết thúc, kích chọn nút bấm “Ok”. - Câu 1: dạng câu hỏi điền khuyết, làm theo các bước sau: Bước 1: Trong hộp chọn “Question Types” lựa chọn mục “Fill the blank”. Bước 2: Trong hộp “Phrase”, gõ vào những câu có chứa khoảng trắng được điền bởi người học. Bước 3: Lựa chọn một từ hoặc cụm từ trong hộp “ Phrase” và kích vào mục “Add Blank”. Bước 4: Trong hộp “Blank Answer”, lựa chọn loại câu trả lời:  The user will type in the answer, which will be compared to the list below: người sử dụng tự điền câu trả lời.  The user will select an answer from the list below: người sử dụng lựa chọn câu trả lời trong danh sách. Tùy chọn “The answer is case-sensitive”: câu trả lời là khác giữa chữ hoa và chữ thường. Bước 5: Kích chọn nút bấm “Add” và nhập vào từ hoặc cụm từ điền đúng cho chỗ trống. Kích chọn nút “Add” hoặc “Delete” để bổ sung vào danh sách lựa chọn. Bước 6: Kích chọn “Ok”. - Sau khi thiết kế xong 15 câu hỏi, chon menu “Publish” để xuất bản thành file flash (.swf) để nhúng vào eXe. Ngoài ra, chúng tôi xin được giới thiệu thêm cách thực hiện loại câu hỏi đúng – sai và loại câu hỏi ghép đôi được sử dụng trong để tạo các câu hỏi trắc nghiệm trong các bài học khác của e-book:  Câu hỏi đúng sai (true/false) Thực hiện tương tự các bước như dạng câu hỏi đa lựa chọn nhưng trong hộp chọn “Question Types” lựa chọn mục “True/False”. Trong “Type”, lựa chọn khả năng đúng/sai (“True or False”, “Yes or No”).  Câu hỏi ghép đôi (matching question) - Trong hộp chọn “Question Types” lựa chọn mục “Matching”. - Trong hộp “Question”, gõ vào chính xác câu hỏi ghép đôi. - Trong hộp “Answer”, kích chọn nút “Add” dưới mỗi cột và gõ vào từ hoặc cụm từ để phù hợp với nhau. Có thể dùng nút “Delete” để loại bỏ câu trả lời hoặc di chuyển câu trả lời trong cột. - Để thiết lập các cặp hỏi/đáp phù hợp với nhau: kích chọn 1 cụm từ ở cột 1, sau đó chọn một cụm từ tương ứng ở cột 2 và kích chọn nút “Match”. Một dòng kẻ được tạo ra kết nói 2 phần này lại. Bạn có thể sửa bằng cách bấm vào nút “Clear Matches” để bỏ sự lựa chọn này. - Trong mục “Style”, có thể chọn kiếu “drag drop” nếu muốn người học sử dụng chuột để kéo thả chọn phương án trả lời, chọn kiếu “drop down list” nếu muốn người học chọn phương án từ danh sách. - Để kết thúc, kích chọn nút bấm “Ok”.  Dùng eXe thiết kế nội dung toàn bài Clo - Khi click chuột vào “Bài 30: Clo” bên cây đề cương của e-book, giao diện sẽ hiện ra gồm 2 phần: Mục tiêu của bài học và Kiến thức cần chuẩn bị. Trong eXe, thực hiện như sau: Xây dựng mục tiêu bài giảng (Objective) + Bước 1: Kích chọn iDevice Objective trên bảng danh sách iDevice. + Bước 2: Thay đổi tiêu đề hiển thị (VD: Mục tiêu, mục đích...). + Bước 3: Nhập mục tiêu của khoá học vào ô nội dung (như hình dưới). + Bước 4: Kích chọn vào nút Done (nút có dấu  màu xanh) để lưu nội dung. Lập danh sách những kiến thức chuẩn bị (Preknowledge) Kích chọn iDevice PreKnowledge trên bảng điều khiển iDevice và thực hiện tương tự như iDevice Objective. - Khi click chuột vào các la mã tương ứng của bài học, nội dung từng trang sẽ được hiện ra như sau: I. Tính chất vật lí  Thiết kế các PHT bằng cách chọn iDevice Activity như sau: chọn iDevice Activity trên bảng điều khiển iDevice và thực hiện tương tự như iDevice Objective. Tùy theo dụng ý của GV mà có thể chèn thêm hình ảnh, audio/video, file đính kèm vào nội dung bài học.  Thiết kế phần trả lời PHT bằng cách chọn iDevice Cloze Activity như sau: chọn iDevice Cloze Activity  trong ô Cloze, nhập đoạn văn bản cần dùng  chọn từ cần ẩn, sau đó kích chọn nút Show/Hide word  kích chọn Done ().  Thiết kế phần “Cùng suy nghĩ” bằng cách chọn iDevice Reflection. Dạng câu hỏi tự luận (Reflection) được dùng để đưa một câu hỏi vào bài giảng, học viên tự tìm hiểu câu hỏi và trả lời. GV cũng có thể cài đặt phản hồi (feedback) để định hướng cho câu trả lời của học viên: chọn iDevice Reflection , nhập tiêu đề vào ô Reflection  nhập câu hỏi tự luận vào ô Reflection Question  nhập phản hồi (nếu cần) vào ô Feedback  kích nút Done (). II. Tính chất hóa học Thiết kế các phiếu học tập số 2,3 và phần trả lời các PHT tương tự như trên, chú ý chèn thêm các file video thí nghiệm, file flash mô phỏng III. Ứng dụng - Thiết kế phiếu học tập số 4 và phần trả lời các PHT tương tự như trên. - Thiết kế Thư viện hình ảnh về những ứng dụng của Clo bằng cách chọn iDevice Image Gallery. Thư viện ảnh bao gồm một tập hợp các ảnh. Khi hiển thị ở chế độ thông thường chúng ta chỉ nhìn thấy ảnh thu nhỏ của ảnh gốc. Chỉ khi kích chuột vào ảnh thu nhỏ thì chúng ta mới có thể nhìn thấy ảnh gốc. + Kích chọn Image Gallery từ bảng iDevices. + Kích chọn Add an Image để lựa chọn hình ảnh đưa vào thư viện. + Đối với mỗi hình ảnh, ta có thể: nhập tiêu đề cho hình ảnh vào ô tiêu đề phía dưới mỗi hình ảnh; di chuyển hình ảnh sang bên trái (hoặc bên phải) của thư viện ảnh thông qua các nút di chuyển sang trái (sang phải) như hình vẽ ở dưới; xoá hình ảnh khỏi thư viện bằng nút có biểu tượng thùng rác như hình ở dưới. + Kích nút Done (). IV. Trạng thái tự nhiên Thiết kế tương tự như trang “III. Ứng dụng” V. Điều chế Thiết kế tương tự như trang “II. Tính chất hóa học” - Thiết kế phần “Củng cố” trong eXe bằng cách chọn iDevice Activity  chèn file flash đã tạo bằng chương trình Adobe Captivate vào  kích nút Done (). - Thiết kế phần “Hướng dẫn giải bài tập SGK” trong eXe bằng cách chọn iDevice Reflection  gõ đề bài vào, nhập phần gợi ý trả lời ở ô Feedback  kích nút Done (). Phần hướng dẫn sẽ được giấu đi khi giao diện trang được hiện ra, nếu HS muốn xem phần gợi ý thì click chuột vào nút “Click here”. - Thiết kế phần “Tư liệu đọc thêm” trong eXe bằng cách chọn iDevice Activity tương tự như các phần trên. 2.4.2.4. Thiết kế trang “Đố vui hóa học” (ví dụ : chương 6) a. Ý tưởng thiết kế Trang “Đố vui hóa học” gồm các phần sau:  Vì sao?: gồm 5 câu hỏi “Vì sao” chứa đựng những tình huống có vấn đề về oxi, lưu huỳnh và hợp chất của chúng, đòi hỏi HS phải vận dụng kiến thức đã học để tự giải thích (e-book không cung cấp đáp án).  Chất gì thế nhỉ?: gồm 12 câu hỏi dưới dạng thơ, hỏi về các chất khí, các axit, muối liên quan tới oxi, lưu huỳnh và hợp chất của chúng. HS trả lời bằng cách điền vào ô trống sau chữ “Đáp án”.  Ô chữ hóa học : gồm 1 ô chữ có 7 từ hàng ngang và 1 từ hàng dọc, chủ đề xoay quanh những kiến thức trong nhóm Oxi . HS trả lời bằng cách điền các chữ cái (không dấu) vào các ô trống trong hàng ngang để suy ra từ hàng dọc. b. Thể hiện ý tưởng bằng eXe - Thiết kế phần “Vì sao?” trong eXe bằng cách chọn iDevice Reflection: không cung cấp phần feedback, mục đích để HS tự tìm câu trả lời. - Thiết kế phần “Chất gì thế nhỉ?” trong eXe bằng cách chọn iDevice Cloze Activity  gõ câu hỏi, đáp án là từ cần ẩn  kích nút Done (). - Thiết kế phần “Ô chữ hóa học” trong eXe bằng cách chọn iDevice Cloze Activity  vẽ một Table, chia ô hàng ngang hàng dọc  gõ các từ hàng ngang, chọn từ cần ẩn  kích nút Done (). 2.4.2.5. Trang “Hướng dẫn” Trang này được thiết kế với mục đích hướng dẫn cách sử dụng từng phần trong e-book (có phim minh họa). Ở đây hướng dẫn chi tiết cách khởi động, cài đặt, sử dụng e-book (đặc biệt là một số thao tác sử dụng các chức năng tương tác trong e-book) giúp HS nhanh chóng làm quen và sử dụng e-book, phục vụ tốt hơn cho việc tự học. 2.4.2.6. Trang “Liên hệ” Trang này được thiết kế với mục đích cung cấp họ tên và địa chỉ liên lạc của người thiết kế e-book nhằm mong nhận được sự phản hồi từ phía HS, GV khi sử dụng e-book, góp phần nâng cao chất lượng của e-book. 2.5. SỬ DỤNG E-BOOK HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC PHẦN HÓA VÔ CƠ LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO 2.5.1 Đặc điểm của e-book hướng dẫn HS tự học - Sử dụng PHT gồm những câu hỏi mang tính chất dẫn dắt, định hướng, nêu vấn đề để hướng dẫn HS tự học. - Giúp HS thuận tiện hơn khi tự học bằng cách tạo nhiều chức năng tương tác với e-book: điền vào chỗ trống, trả lời câu hỏi, giải ô chữ - Có các câu hỏi tư duy giúp tăng khả năng suy luận và vận dụng kiến thức của HS. - Có nhiều sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh, mô phỏng, phim thí nghiệm giúp HS hứng thú học tập và dễ tiếp thu kiến thức. - Tăng cường nhiều hình thức câu hỏi trắc nghiệm: câu hỏi đa lựa chọn, câu điền khuyết, câu ghép đôi giúp HS tự ôn luyện, tự củng cố và tự kiểm tra, đánh giá những kiến thức vừa học được. - Có phần hướng dẫn giải bài tập SGK bằng cách cung cấp những gợi ý giúp HS tự củng cố, khắc sâu kiến thức. - Bổ sung các tư liệu đọc thêm giúp HS mở rộng, liên hệ, vận dụng kiến thức. - Tăng cường nhiều hình thức đố vui hóa học giúp HS vừa học vừa chơi, liên hệ lý thuyết với thực tiễn nhờ đó làm tăng tính hứng thú, yêu thích hóa học của HS. 2.5.2 Hình thức sử dụng e-book hướng dẫn HS tự học Với cách thiết kế e-book như trên, và với mục đích của e-book là hướng dẫn cho HS tự học với SGK, e-book chủ yếu được sử dụng dưới hình thức là một công cụ giúp HS tự học ở nhà. Tuy nhiên, chúng tôi còn đề xuất một số hình thức sử dụng e-book trong dạy học phần Hóa vô cơ lớp 10 chương trình nâng cao như sau: 1. Hình thức 1: HS nghiên cứu trước e-book ở nhà, GV sử dụng e-book để dạy học trên lớp  Cách thực hiện - HS nghiên cứu trước e-book ở nhà. - GV dạy học trên lớp bằng e-book. - GV sẽ phát cho HS các PHT được in ra giấy, khi GV nêu câu hỏi (dựa trên các PHT trong e- book), HS sẽ điền câu trả lời vào PHT của mình. - GV gọi một số HS trả lời, hoặc cho HS chấm chéo PHT của nhau trước khi cho HS xem đáp án được hiện trên e-book. - GV so sánh, nhận xét, kết luận bài học.  Áp dụng Các bài học được lựa chọn áp dụng hình thức này đa số là các bài có kiến thức khó, mới, bài mở đầu của chương mà HS cần được GV hướng dẫn để nắm rõ kiến thức làm tiền đề để HS tự học các bài tiếp theo.  Ví dụ : Bài 29: Khái quát nhóm Halogen Đây là bài đầu tiên của chương, giúp HS có cái nhìn tổng quát về các nguyên tố, đơn chất và hợp chất trong nhóm Halogen. Bài này được nghiên cứu sau khi HS đã học xong các lí thuyết chủ đạo nên cần được thiết kế để khai thác triệt để những kiến thức của HS về cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn, định luật tuần hoàn, liên kết hóa học, phản ứng oxi hóa – khử A. CHUẨN BỊ - GV: máy tính, máy chiếu để dạy học bằng e-book. - HS: nghiên cứu trước bài học trong đĩa e-book ở nhà, nắm vững mục tiêu và các kiến thức chuẩn bị cho bài học, tập trả lời các phiếu học tập. B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Vào bài -Hoạt động 1: GV phát cho HS PHT số 1 Sử dụng BTH để trả lời các câu hỏi sau đây: a) Nhóm halgen là nhóm mấy trong BTH? Gồm mấy nguyên tố? Đọc tên và kí hiệu của các nguyên tố đó? b) Xác định vị trí của từng nguyên tố halogen trong BTH? c) Nhận xét chung về vị trí của các nguyên tố trên trong BTH? (GV cho HS xem flash: BTH các nguyên tố hóa học) - Sau khi HS hoàn thành PHT xong, GV gọi 1 HS trả lời rồi cho HS xem đáp án được hiện trên e-book → GV nhận xét, kết luận. -Hoạt động 2: GV phát cho HS PHT số 2 Sử dụng BTH để trả lời các câu hỏi sau đây: a) Viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố F, Cl, Br, I? b) Từ đó, rút ra nhận xét về: - Số electron lớp ngoài cùng  cấu hình electron lớp ngoài cùng của các halogen (khái quát) - Từ F I số lớp electron thay đổi như thế nào ? c) Dựa vào hình 5.1 phía dưới, hãy cho biết số electron độc thân (ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích) của các halogen? (Hình 5.1: Sơ đồ phân bố e vào obitan ở trạng thái cơ bản và kích thích của nguyên tử halogen) d) Từ đặc điểm electron lớp ngoài cùng của nguyên tử halogen nhận xét cách hình thành phân tử halogen (liên kết gì? năng lượng liên kết ?) (Mô phỏng 5.1: Sự tạo thành liên kết trong phân tử Clo) - Sau khi HS hoàn thành PHT xong, GV cho 2HS ngồi cạnh nhau chấm chéo bài rồi cho HS xem đáp án được hiện trên e-book → HS so sánh, GV kết luận. I. NHÓM HALOGEN TRONG BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ - HS xem BTH và điền câu trả lời vào phần trả lời PHT số 1 a) Nhóm halogen là nhóm, gồm nguyên tố. b) Tên KHHH Ô Chu kỳ c) Cả 5 nguyên tố trên đều đứng.. II. CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ CÁC NGUYÊN TỐ TRONG NHÓM HALOGEN - HS xem BTH, hình 5.1, mô phỏng 5.1 và điền câu trả lời vào phần trả lời PHT số 2 a) Nguyên tử F Cl Br I Cấu hình e lớp ngoài cùng .. .. .. .. b) Nhận xét : - Các halogen đều có..e lớp ngoài cùng  Cấu hình e lớp ngoài cùng là:.. - Từ F  I số lớp e . và e lớp ngoài cùng cách . hạt nhân hơn c) -Trạng thái cơ bản: nguyên tử các halogen có .. e độc thân -Trạng thái kích thích: Từ Cl → I có thể có e độc thân (do có phân lớp còn trống) d) -Các nguyên tử halogen kết hợp với nhau bằng liên kết thành phân tử -Năng lượng liên kết X – X của phân tử X2 → các phân tử halogen tương đối tách thành hai nguyên tử. III. KHÁI QUÁT VỀ TÍNH CHẤT CỦA -Hoạt động 3: GV phát cho HS PHT số 3 Quan sát những hình ảnh về các đơn chất halogen trên BTH và bảng 5.1 SGK và cho nhận xét về: a) Sự biến đổi trạng thái? màu sắc? độ âm điện ? nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, bán kính nguyên tử của các halogen ? b) Nhận xét về tính tan trong nước của các halogen? (Bảng 5.1: Một số đặc điểm của các halogen) - Sau khi HS hoàn thành PHT xong, GV gọi 1 HS trả lời rồi cho HS xem đáp án được hiện trên e-book → GV nhận xét, kết luận. -Hoạt động 4: GV phát cho HS PHT số 4 Quan sát các hình ảnh và mô phỏng sau để trả lời câu hỏi: a) Từ đặc điểm electron lớp ngoài cùng ở trạng thái cơ bản của các halogen, năng lượng liên kết X – X, độ âm điện, bán kính nguyên tử, hãy dự đoán tính chất hóa học cơ bản của các halogen và quy luật biến đổi tính chất đó? b) Dựa vào số electron độc thân ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích → số oxi hóa của các nguyên tố halogen? (Hình 5.2: Minh họa về tính chất của halogen + Mô phỏng 5.2: Sự tạo thành ion Clorua Cl-) -Hoạt động 5: Củng cố GV chiếu phần củng cố trong e-book. Hoạt động 6: Dặn dò - BTVN: 1  8 trang 119 SGK. - HS về đọc thêm các thông tin trong phần Tư liệu đọc thêm của e-book. CÁC HALOGEN 1. Tính chất vật lí - HS xem bảng 5.1 và điền câu trả lời vào phần trả lời PHT số 3 Nhận xét sự biến đổi tính chất vật lí của các đơn chất từ F đến I: – Trạng thái : từ thể khí chuyển sang thể rồi thể – Màu sắc : dần – Độ âm điện :. ..dần – tos , t o nc, Rntử : ..dần – Tính tan:  Flo trong nước vì nó phân huỷ rất mạnh.  Các halogen khác tan tương đối ..trong nước và tan trong một số dung môi hữu cơ. 2. Tính chất hóa học - HS điền câu trả lời vào phần trả lời PHT số 4 a) Do có ..e lớp ngoài cùng nên dễ ..thêm .e để tạo thành ion (có cấu hình e bền vững của khí hiếm) → thể hiện tính .. X + ..e → X- - X là phi kim . - Khả năng oxi hóa của các halogen ..dần từ F → I (do Rntử dần và độ âm điện dần) b) Trong các hợp chất, Flo luôn có số oxi hóa là ... Các halogen khác ngoài số oxi hóa -1 còn có các số oxi hóa -HS trả lời các câu trắc nghiệm của bài. - HS có thể xem phần hướng dẫn giải bài tập trong e-book. - HS tìm hiểu phần Tư liệu đọc thêm 2. Hình thức 2: HS tự học bài mới bằng e-book ở nhà sau đó thuyết trình trên lớp, GV nhận xét và bổ sung  Cách thực hiện - HS tự học bài mới bằng e-book ở nhà, lên lớp HS sẽ thuyết trình hoặc học nhóm theo phần bài học mà GV đã phân công trước. - GV không giảng bài mới đó, chỉ đóng vai trò hướng dẫn, theo dõi hoạt động của các nhóm để hỗ trợ, nhận xét và bổ sung. - Các nhóm trả lời câu hỏi do GV đặt ra hoặc thảo luận các câu hỏi phát sinh. - GV nhận xét, đánh giá, chốt lại các ý chính, kết luận.  Áp dụng Các bài học được lựa chọn áp dụng hình thức này đa số là các bài có nhiều kiến thức liên quan tới đời sống, các bài có nội dung tương tự các bài học trước mà HS có thể tự học dễ dàng.  Ví dụ : Bài 41: Oxi Đây là bài về một đơn chất cụ thể, đó là Oxi. Bài học này các em đã có kiến thức nền tảng ở lớp 8 và được phát triển hơn ở lớp 10 do đó cần thiết kế bài học theo hướng khai thác triệt để những kiến thức cũ của HS để tránh trùng lặp và vận dụng những kiến thức đã có về cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn, định luật tuần hoàn, liên kết hóa học, phản ứng oxi hóa – khử A. CHUẨN BỊ - GV: phân nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm HS trước một tuần. - HS: tự nghiên cứu bài trong đĩa e-book ở nhà, nắm vững mục tiêu và các kiến thức chuẩn bị cho bài học, chuẩn bị trước các nội dung mà GV đã phân công. B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Vào bài - Mời các nhóm lên thuyết trình phần bài học đã giao. -Hoạt động 1: Nhóm 1: Cấu tạo phân tử - tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên của oxi Cần nêu được các nội dung sau: - CTPT, CTCT của O2 - Tính chất vật lý của oxi, có dẫn chứng minh họa (sưu tầm thêm hình ảnh khí oxi, oxi lỏng) - Quá trình nào trong tự nhiên sinh ra oxi - Chuẩn bị bài dựa trên các phiếu học tập trong e-book. I. Cấu tạo phân tử II. Tính chất vật lý-Trạng thái tự nhiên - HS tham khảo PHT số 1,2,3 trong e-book. - Nhóm 1 thuyết trình, trả lời thắc mắc của các (phương trình). → GV nhận xét, bổ sung, kết luận. -Hoạt động 2: Nhóm 2: Tính chất hóa học của oxi Cần nêu được các nội dung sau: -Tính chất hóa học cơ bản của oxi, giải thích. - Số oxi hóa của oxi trong các hợp chất. -Các phản ứng của oxi (có thí nghiệm minh họa), viết phương trình, đọc tên sản phẩm. → GV nhận xét, bổ sung, kết luận về tính chất hóa học của oxi là tính oxi hóa mạnh. -Hoạt động 3: Nhóm 3: Ứng dụng Cần nêu được các nội dung sau: - Ứng dụng của oxi trong sản xuất và đời sống. (có hình ảnh minh họa) → GV cho HS cả lớp thảo luận thêm. -Hoạt động 4: Nhóm 4: Điều chế Cần nêu được các nội dung sau: - Nguyên tắc của quá trình điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, phương trình. - Phương pháp điều chế oxi trong công nghiệp, nguyên liệu, phương trình. → GV nhận xét, lưu ý phương trình điều chế - GV đặt thêm câu hỏi Cùng suy nghĩ: Quan sát hình vẽ và thí nghiệm điều chế oxi trong PTN, hãy thử trả lời các câu hỏi sau: + Tại sao phải lắp miệng ống nghiệm số 1 (trên giá đỡ) hơi chúc xuống? + Vì sao nên thu O2 bằng cách dời chỗ nước mà không thu oxi bằng cách dời chỗ không khí? -Hoạt động 5: Củng cố GV củng cố lại các nội dung trọng tâm của bài: tính chất hóa học, điều chế. Hoạt động 6: Dặn dò BTVN: Bài tập 1 5/ SGK trang 162 - HS về đọc thêm các thông tin trong phần Tư liệu đọc thêm của e-book. nhóm khác (nếu có). III. Tính chất hóa học của oxi - HS tham khảo PHT số 4, 5 trong e-book. - Nhóm 2 thuyết trình, làm thí nghiệm hoặc chiếu phim thí nghiệm. - Trả lời thắc mắc của các nhóm khác (nếu có). IV.Ứng dụng - HS tham khảo PHT số 6 trong e-book. - Nhóm 3 thuyết trình, minh họa bằng hình ảnh về ứng dụng của oxi. - Thảo luận thêm với các nhóm khác về những ứng dụng của oxi mà bạn biết. V. Điều chế - HS tham khảo PHT số 7 trong e-book. - Nhóm 4 thuyết trình, minh họa bằng hình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2011_11_03_9558433918_4191_1872630.pdf
Tài liệu liên quan