LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỤC LỤC. 1
MỞ ĐẦU. 4
CHưƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU. 7
1.1. TỔNG QUAN VỀ VI KHUẨN LACTOBACILLUS . 7
1.1.1. Vị trí, đặc điểm chung. 7
1.1.2. Chức năng sinh học và các đặc điểm probiotic của vi khuẩn
Lactobacillus. 8
1.1.3. Ứng dụng của Lactobacillus . 12
1.2. TỔNG QUAN VỀ ENZYME THỦY PHÂN MUỐI MẬT – BILE
SALT HYDROLASE (BSH) . 13
1.2.1. Sự hình thành và chuyển hóa của mật trong đường tiêu hóa. 13
1.2.2. Enzyme thủy phân muối mật Bile salt hydrolase . 18
1.3. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VI KHUẨN
LACTOBACILLUS CÓ KHẢ NĂNG PHÂN GIẢI MUỐI MẬT HIỆN
NAY. 19
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới. 20
1.3.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam . 21
CHưƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
98 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xác định khả năng phân giải muối mật của các chủng vi khuẩn lactobacillus phân lập từ hệ tiêu hóa của người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong nghiên cứu này có khả
năng chịu axit và muối mật tốt so với với các chủng vi khuẩn lactic trong một
số nghiên cứu trƣớc. Nghiên của Nguyễn Văn Thanh và cộng sự (2007) đã chỉ
ra rằng trong môi trƣờng pH 3 – 4, tỷ lệ sống của các chủng L. acidophilus và
L. casei là 41- 65% [70]. Trong điều kiện pH 2, tỷ lệ sống sót của 2 chủng vi
khuẩn lactic L. casei VTCC186 và D3– L. pentosus trong sản phẩm kefir
chanh dây là 39,36- 52,01%. Các chủng này cũng có khả năng sinh trƣởng
trên môi trƣờng có sự hiện diện của muối mật với nồng độ 0,3% [37]. Năm
2012, Hassanzadazar và cộng sự đã nghiên cứu khả năng chịu axit của một số
46
chủng vi khuẩn lactobacilli phân lập từ phô mai Koozeh trong điều kiện pH 2
và 3. Họ đã quan sát thấy rằng khả năng sống của các chủng lactobacilli giảm
đáng kể sau khi đƣợc ủ ở pH 3 và ở pH 2 không có tế bào vi khuẩn nào sống
sót sau 1 giờ ủ [71]. Nhóm nghiên cứu của Deshpande cũng đã báo cáo kết
quả thử nghiệm khả năng chống chịu dịch dạ dày của L. casei tại pH 2, 3, và
4. Kết quả của họ cho thấy rằng các chủng L. casei này có khả năng sống sót
ở các mức pH thử nghiệm qua 90 phút [72].
Trong một số báo cáo trƣớc đây, ngƣời ta cho rằng Lactobacillus sp.
không thể sinh trƣởng khi nồng độ muối mật trong môi trƣờng cao hơn 0,3%
[73]. Nhƣng ở nghiên cứu của chúng tôi, khi ủ dƣới điều kiện kỵ khí, các
chủng thử nghiệm đều cho thấy khả năng tồn tại với sự có mặt của muối mật
ở nồng độ 0,7%. McAuliffe và cộng sự đã báo cáo rằng L. acidophilus NCFM
không thể sinh trƣởng ở cả môi trƣờng MRS lỏng và trên đĩa thạch khi bổ
sung vào môi trƣờng này muối mật ở nồng độ 0,3% và 0,5% [74]. Tƣơng tự
với kết quả nghiên cứu trên, Gu và cộng sự cũng quan sát thấy rằng chủng L.
plantarum CGMCC 8198 và L. casei 1.539 có khả năng sống sót thấp, lần
lƣợt là 48% và 8% khi trải qua 4 giờ nuôi cấy trong môi trƣờng MRS lỏng
đƣợc bổ sung 0,3% muối mật [21]. Một nghiên cứu khác của Shehata et al.
(2016) cho thấy trong môi trƣờng MRS có bổ sung 0,3% muối mật, tỷ lệ sống
sót của các chủng vi khuẩn lactic dao động trong khoảng 69,8- 85%, các
chủng này cũng có tỷ lệ sống sót từ 68- 88,3% sau 3 giờ ủ trong môi trƣờng
dịch dạ dày nhân tạo ở pH 2,0 [75]. Nhƣ vậy có thể thấy, so với những chủng
đã đƣợc nghiên cứu trƣớc đây, 3 chủng Lac.VFE-04, Lac.VFE-08 và
Lac.VFE-14 có khả năng chịu pH axit và muối mật vƣợt trội hơn hẳn.
47
3.4. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG PHÂN GIẢI MUỐI MẬT CỦA
CÁC CHỦNG VI KHUẨN LACTOBACILLUS
3.4.1. Khả năng phân giải muối mật của các chủng vi khuẩn
Lactobacillus trong môi trƣờng nuôi cấy
Sự tồn tại của vi sinh vật khi đi qua đƣờng tiêu hóa có tầm quan trọng
rất lớn trong việc duy trì lợi ích cho sức khỏe của probiotic [76]. Nhiều yếu tố
có thể ảnh hƣởng đến sự sống sót của vi khuẩn trong đƣờng tiêu hóa, bao gồm
pH của môi trƣờng, thời gian tiếp xúc với pH, sự hiện diện và nồng độ nhất
định của muối mật, vv. Trong môi trƣờng ruột non, sự hiện diện của muối mật
là yếu tố không mong muốn nhất cho sự tồn tại của các sinh vật probiotic
[77]. Do đó, vi khuẩn Lactobacillus có enzyme thuỷ phân muối mật đã đƣợc
tìm thấy có khả năng sống sót cao hơn trong đƣờng tiêu hóa. Hơn nữa, hoạt
động của BSH là một trong khả năng gián tiếp làm thế nào để giảm lƣợng
cholesterol trong cơ thể con ngƣời [40].
Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trong số 9 chủng kiểm
tra bao gồm Lac.VFE 04, Lac. VFE 08, Lac. VFE 09, Lac. VFE 11, Lac. VFE
14, Lac. VFE 17, Lac. VFE 48, Lac. VFE 72 và Lac. VFE 76, có 3 chủng cho
thấy có khả năng phân giải muối mật SGDC. Khi quan sát trên đĩa thạch 3
chủng bao gồm Lac.VFE 04; Lac.VFE 08 và Lac.VFE 14 có xuất hiện vòng
tủa trắng xung quanh khuẩn lạc ở đĩa thạch MRS có bổ sung muối mật
SGDC. Trong khi đó ở đĩa thạch MRS không bổ sung muối mật và đĩa thạch
có bổ sung muối mật SGC không thấy xuất hiện vòng tủa trắng xung quanh
khuẩn lạc của cả 9 chủng nghiên cứu (Hình 3.7).
48
Hình 3.7. Khả năng phân giải muối mật của 9 chủng Lactobacillus
Các đĩa đƣợc ủ trong môi trƣờng kỵ khí trong 48 giờ tại 37 ºC. (a) MRS; (b)
MRS bổ sung 5 mM SGC (c) MRS bổ sung 5 mM SGDC; (1) Lac.VFE-04;
(2) Lac.VFE-08; (3) Lac.VFE-09; (4) Lac.VFE-11; (5) Lac.VFE-14.
Năm 2015, R.González Vázquez và cộng sự đã tiến hành thí nghiệm về
khả năng tồn tại và thủy phân muối mật của các chủng vi khuẩn Lactobacillus
sp. dƣới các điều kiện áp lực trong đƣờng tiêu hóa. Kết quả cho thấy chủng vi
khuẩn L. casei J57 có khả năng sống sót trong đƣờng tiêu hóa và có hoạt tính
thủy phân các sản phẩm muối mật chính và thứ cấp. Khả năng phân giải các
loại muối mật glycocholate, taurocholate, glycodeoxycholate và
taurodeoxycholate của chủng vi khuẩn này lần lƣợt là 44,91; 671,72; 45,27 và
61,57 U/mg. Tuy nhiên chủng đối chứng là L. casei Shirota lại không có khả
năng phân giải muối mật liên hợp với glycine mà chỉ có khả năng phân giải
các muối mật tauroconjugates [78]. Trong một nghiên cứu sàng lọc vi khuẩn
lactic có hoạt tính làm giảm cholesterol, Dƣơng Nhật Linh và cộng sự đã tiến
hành kiểm tra hoạt tính enzyme BSH của các chủng vi khuẩn trong môi
trƣờng MRS bổ sung 0,5% muối natri taurocholate. Kết quả cho thấy có 32
chủng vi khuẩn lactic có khả năng sinh enzyme BSH tạo vòng kết tủa xung
quanh khuẩn lạc. 32 chủng cho hoạt tính chung dao động trong khoảng từ
49
0,032-0,092 U/mg và hoạt tính riêng dao động trong khoảng 0,748-5,061
U/mg. Trong đó có chủng vi khuẩn lactic VN2.2 có hoạt tính riêng cao nhất
đạt 5,061 U/mg [55].
Nghiên cứu của Ridlon et al. (2006), đã chứng minh đƣợc Lactobacillus
spp. có thể thực hiện các hoạt động BSH khác nhau khi có các loại muối mật
khác nhau. Cụ thể, muối mật hình thành từ glycine dễ dàng bị thủy phân hơn
muối mật hình thành từ taurine [40, 79]. Rani và cộng sự cũng đã tiến hành
kiểm tra khả năng phân giải của enzyme LgBSH từ vi khuẩn L. gasseri FR4
trên các loại muối mật GC, GDC, TC và TDC. Kết quả của họ chỉ ra rằng
hoạt tính của LgBSH là mạnh nhất trên cơ chất GDC (~18 µmol/min/mg),
LgBSH cũng cho thấy khả năng phân giải tốt hơn ở các muối mật glyco-
conjugated (GC và GDC) so với các muối mật tauro-conjugated (TC và TDC)
[80]. Một nghiên cứu khác từ Corzo và Gilliland (1999) cho thấy ba chủng L.
acidophilus thể hiện hoạt tính thủy phân cao hơn trên muối natri của
cholylglycine so với cholyltaurine [81]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 3
chủng Lactobacillus có khả năng phân giải đƣợc muối SGDC. Tuy nhiên
không có chủng vi khuẩn nào có khả năng phân giải đƣợc muối SGC.
3.4.2. Kết quả xác định sự có mặt của các gen bsh
Hoạt tính thủy phân muối mật của các vi khuẩn đƣờng ruột trong đó có
cả Lactobacillus là cơ chế giúp chúng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt
của ruột và cũng là một trong những con đƣờng gián tiếp làm giảm mức độ
cholesterol ở cơ thể ngƣời. Các enzyme BSH đƣợc mã hóa bởi các gen bsh
tƣơng ứng, đóng vai trò quan trọng trong quá trình biến đổi axit mật.
DNA tổng số đƣợc tách từ vi khuẩn Lactobacillus sau khi xác định
đƣợc nồng độ thông qua máy quang phổ nanodrop đƣợc tiến hành PCR với 4
loại mồi bsh khác nhau. Các mồi bsh 1, 2, 3, 4 đƣợc thiết kế dựa trên trình tự
tƣơng đồng của gen bsh trên các chủng Lactobacillus khác nhau. Sản phẩm
50
PCR thu đƣợc một băng đặc hiệu rõ nét, các băng có kích thƣớc từ 500 bp –
650 bp tƣơng ứng kích thƣớc tính toán lý thuyết. Từ đó có thể khẳng định
đƣợc sự có mặt của gen bsh ở các chủng vi khuẩn này.
Ở cả 3 chủng vi khuẩn Lac.VFE-04; Lac.VFE-08 và Lac.VFE-14, cả 4
gen mã hóa cho enzyme thủy phân muối mật (bsh1, bsh2, bsh3, và bsh4) đều
đƣợc phát hiện.
Hình 3.8. Kết quả điện di sản phẩm PCR các gen bsh1, bsh2, bsh3 và bsh4
(lần lƣợt từ trái sang phải) của các chủng Lac.VFE-04; Lac.VFE-08 và
Lac.VFE-14.
M: thang DNA chuẩn 1kb plus.
L. plantarum WCFS1 là loài đầu tiên đƣợc dự đoán trong genome
mang bốn gen bsh (bsh1, bsh2, bsh3 và bsh4). Để kiểm tra chức năng của các
gen này, Lambert và cộng sự đã sử dụng một loài thiếu hụt các gen này là
Lactococcus lactis, và biến nạp vào vi khuẩn từng loại trong bốn gen bsh biểu
hiện quá mức. Sau các thử nghiệm và phân tích, nhóm nghiên cứu đã kết luận
rằng chịu trách nhiệm phần lớn cho hoạt tính BSH của L. plantarum WCFS1
là gen bsh1. Ngoài ra, bsh1 cũng cho thấy sự liên quan đến khả năng hấp thụ
các loại muối mật riêng biệt [61]. Các enzyme BSH của L. plantarum
CGMCC 8198 cũng có vị trí xúc tác tƣơng tự nhƣ L. plantarum WCFS1,
51
nhƣng chúng chịu trách nhiệm thủy phân các cơ chất khác nhau. Trong khi
BSH4 của L. plantarum CGMCC 8198 có hoạt tính thủy phân mạnh với
TDCA thì BSH4 của L. plantarum WCFS1 lại ƣu tiên thủy phân cơ chất
GDCA [21].
Trong nghiên cứu kiểm tra sự có mặt của BSH trong bộ gen
Lactobacillus của 170 loài khác nhau, S. O’Flaherty và cộng sự đã thấy rằng
28% loài Lactobacillus mã hóa protein BSH, những loài này chủ yếu đƣợc
tìm thấy trong hệ tiêu hóa của động vật có xƣơng sống. Điều này chứng tỏ các
chủng Lactobacillus đã sản sinh enzyme BSH phân giải muối mật để thích
nghi đƣợc với điều kiện sống khắc nghiệt [51]. Nghiên cứu của Thibault
Allain và cộng sự đã tiến hành thử nghiệm biểu hiện ba gen mã hóa cho
enzyme BSH có trong bộ gen của L. johnsonii La1 bao gồm bsh47, bsh56,
bsh12, phân tích mô hình cấu trúc các gen và thử nghiệm trên chuột nhiễm
Giadia. Kết quả cho thấy BSH đã phát huy tác dụng đáng kể trong việc chống
lại ký sinh trùng Giadia [52].
Nghiên cứu trên chủng L. fermentum MTCC 8711, S Jayashree và cộng
sự đã xác định đƣợc hai gen bsh1 và bsh2 của chủng này mã hóa cho các
protein tƣơng ứng là BSH1 và BSH2 với 26% trình tự axit amin giống nhau.
Khi biến nạp các gen này vào chủng L. fermentum bản địa cho kết quả hoạt
động của BSH đƣợc cải thiện rõ. [53].
3.5. KHẢ NĂNG ỨC CHẾ SINH TRƢỞNG TRÊN VI KHUẨN GÂY
BỆNH S. AUREUS
S. aureus là một trong những nhân tố chính gây nhiễm trùng ở ngƣời
cũng nhƣ động vật [82, 83]. Do sử dụng kháng sinh liều cao để tiêu diệt vi
khuẩn này có nguy cơ gây kháng kháng sinh, nên hiện nay probiotics đang
đƣợc sử dụng nhƣ một liệu pháp thay thế kháng sinh để chống lại vi khuẩn
này [30].
52
Lactobacillus đã đƣợc biết đến từ lâu với khả năng sinh chất kháng
khuẩn bao gồm H2O2, kháng sinh, các axit hữu cơ. Trong nghiên cứu này,
dịch nuôi vi khuẩn đã loại bỏ tế bào của các chủng vi khuẩn Lac.VFE-04,
Lac.VFE-08 và Lac.VFE-14 đều thể hiện khả năng ức chế sinh trƣởng của
vi khuẩn S. aureus ATCC-23235, khả năng ức chế của mỗi chủng là khác
nhau đƣợc thể hiện trên Hình 3.9. Hoạt tính ức chế sự sinh trƣởng của S.
aureus của các chủng vi khuẩn này đƣợc xác định bằng cách đo đƣờng kính
vòng kháng khuẩn trên đĩa petri. Kích thƣớc vòng kháng khuẩn thu đƣợc
có đƣờng kính từ 11,7 ± 1,3 – 19,0 ± 1,0 mm. Trong đó chủng Lac.VFE-14
có đƣờng kính vòng kháng khuẩn lớn nhất là 19,0 ± 1,0 mm, tiếp theo là
các chủng Lac.VFE-08 với đƣờng kính là 14,0 ± 1,0 mm và Lac.VFE-04
là 11,7 ± 1,3 mm.
Hình 3.9. Khả năng ức chế sự sinh trƣởng với S. aureus của các chủng
Lactobacillus
Trong nghiên cứu của Fornitano et al. (2019), L. rhamnosus đã thể hiện
khả năng ức chế sự sinh trƣởng của S. aureus cũng nhƣ làm giảm khả năng
sản xuất enzyme gây độc coagulase (giảm từ 20,45 – 22,73%) [84]. Đối với
probiotic L. rhamnosus HN001, sau 4 tuần thử nghiệm trên các đối tƣợng
binh sĩ dƣơng tính với nhiễm S. aureus, số lƣợng S. aureus giảm đến 73- 83%
53
so với nhóm dùng giả dƣợc [30]. Nghiên cứu của Misaghi et al. (2017) cho
thấy các vi khuẩn Lactobacillus gồm L. axitophilus, L. fermentum và L.
paracasei ức chế sự sản xuất các Staphylococcal enterotoxin bao gồm SEA,
SEC và SEE của vi khuẩn S. aureus [31].
Nhƣ vậy có thể thấy các chủng vi khuẩn Lac.VFE-04, Lac.VFE-08 và
Lac.VFE-14 trong nghiên cứu này có khả năng ức chế sự sinh trƣởng của S.
aureus, có tiềm năng trong tƣơng lai để hỗ trợ điều trị bệnh nhiễm trùng do S.
aureus.
3.6. ĐỊNH DANH VI KHUẨN
rRNA 16S là một đoạn gen đa bản sao, bao gồm các vùng bảo tồn và
biến đổi cao, là một phần của quá trình dịch mã do đó nó có mặt ở hầu hết các
vi khuẩn, nên nó thƣờng đƣợc sử dụng để nhận dạng loài và phân biệt loài
[85]. Hiện nay, phƣơng pháp định danh dựa theo sinh học phân tử dựa theo kỹ
thuật giải trình tự đoạn gen rARN 16S đang đƣợc sử dụng phổ biến.
3.6.1. Kết quả tách DNA tổng số
Những vi khuẩn đã xác định là Lactobacillus trong những thí nghiệm
trƣớc đƣợc tiến hành tách chiết DNA theo quy trình trong phần phƣơng pháp
nghiên cứu. Các mẫu DNA sau khi tách chiết đƣợc kiểm tra bằng cách điện di
trên gel agarose 1%.
Hình 3.10 cho thấy sự xuất hiện của 3 băng sáng và rõ nét do đó có thể
kết luận đa thu đƣợc DNA. Các mẫu DNA sau đó đƣợc tiến hành kiểm tra
nồng bằng máy quang phổ nanodrop với kết quả đƣợc trình bày trong Bảng
3.4.
54
Hình 3.10. Kết quả điện di các mẫu DNA của các chủng Lac.VFE-04;
Lac.VFE-08 và Lac.VFE-14.
M: thang DNA chuẩn 1kb plus.
Độ tinh sạch (A260/A280) là một chỉ số để xác định mức độ tinh khiết,
không bị lẫn tạp chất của mẫu DNA. Do axit nucleic hấp thụ mạnh ánh sáng ở
bƣớc sóng 260 nm, khi có lẫn tạp chất chúng sẽ hấp thụ ánh sáng ở bƣớc sóng
280 nm. Xác định đƣợc tỉ số A260/A280 đồng nghĩa với việc xác định đƣợc
lƣợng DNA trong mẫu có bị lẫn quá nhiều tạp chất hay không.
Bảng 3.4. Kết quả đo nồng độ DNA của các mẫu
Kết quả đo đã chỉ ra rằng, nồng độ DNA trung bình đạt đƣợc khoảng
500 ng/µL. Độ tinh sạch (A260/A280) đo đƣợc nằm trong khoảng 1,8 - 2,0 đảm
Mẫu A260/A280 Nồng độ (ng/µl)
Lac.VFE-04 1,89 541
Lac.VFE-08 1,81 495
Lac.VFE-14 1,88 571
55
bảo độ sạch cho phản ứng tiếp theo.
3.6.2. Kết quả PCR
Đoạn gen rRNA 16S đƣợc khuếch đại bằng PCR với cặp mồi đặc hiệu
(16S-F và 16S-R) theo quy trình đã đƣợc nêu trong phần phƣơng pháp nghiên
cứu. Theo thiết kế, sản phẩm PCR thu đƣợc kích thƣớc là 1500 bp. Các sản
phẩm tạo thành từ PCR đƣợc kiểm tra trên gel agarose 1%. Kết quả điện di
đƣợc trình bày nhƣ Hình 3.11.
Hình 3.11. Kết quả sản phẩm PCR của các chủng Lac.VFE-04; Lac.VFE-08
và Lac.VFE-14.
Kết quả cho thấy sự xuất hiện của 3 băng sáng và rõ nét, so với marker
sử dụng trong hình, các băng của sản phẩm PCR đều có kích thƣớc khoảng
1500 basepair, phù hợp với kích thƣớc tính toán lý thuyết. Từ đó chúng tôi có
thể kết luận: đã khuếch đại thành công đoạn gen rRNA 16S.
3.6.3. Kết quả giải trình tự
Kết quả giải trình tự đƣợc xử lý với phần mềm BioEdit. Các trình tự
nucleotide hoàn chỉnh đƣợc so sánh với ngân hàng dữ liệu gen của NCBI
bằng cách sử dụng công cụ BLAST (https://blast.ncbi.nlm.nih.gov/Blast.cgi).
56
Sau khi phân tích và so sánh với các trình tự 16S đã đƣợc công bố trên
ngân hàng gen NCBI, cho thấy Lac.VFE-04 và Lac.VFE-14 có mức độ tƣơng
đồng cao (99-100%) so với chủng L. plantarum. Trong khi đó, Lac.VFE-08
có độ tƣơng đồng lên tới 98,65% so với L. rhamnosus NBRC 3425
(NR_113332.1). Từ đây xây dựng đƣợc cây phát sinh chủng loại đánh giá mối
quan hệ di truyền các chủng phân lập với một số chủng thuộc chi
Lactobacillus.
Bảng 3.5. Kết quả so sánh với các trình tự 16S đã đƣợc công bố trên ngân
hàng gen (NCBI) của Lac.VFE -04, Lac.VFE -08 và Lac.VFE -14
Kí hiệu
chủng
phân lập
Tên chủng
Mã số đăng ký
trên NCBI
Query cover
(mức độ bao
phủ)
Identify
(Tƣơng
đồng)
Lac.VFE
-04
L. plantarum S7 GU195646.1 100% 99%
L. plantarum T3R1C1 JX193637.1 100% 99%
L. plantarum ST-III CP002222.1 100% 99%
Lac.VFE
-08
L. rhamnosus NBRC
3425
NR_113332.1 98% 98,65%
L. rhamnosus JCM
1136
NR_043408.1 97% 98,38%
L. rhamnosus JCM
1136
NR_043408.1 97% 98,38%
Lac.VFE
-14
L. plantarum ZZU 23 AB830324.1 100% 100%
L. plantarum C KM507561.1 100% 100%
L. plantarum KLB
416
KM670024.1 100% 100%
Các chủng khảo sát dựa trên cây phát sinh chủng loại chia thành 2
nhóm rõ rệt. Trong đó, Nhóm 1 cho thấy chủng phân lập Lac.VFE-08 có mối
57
quan hệ di truyền gần nhất với chủng L. rhamnosus JCM 1136 và các chủng
thuộc chi Lactobacillus nhƣ L. paracasei, L. casei, L. zeae (Hình 3.12).
Nhóm 2, các chủng phân lập Lac.VFE-04, Lac.VFE-14 thể hiện mối quan hệ
di truyền cao nhất với các chủng thuộc loài L. plantarum.
Hình 3.12. Quan hệ phát sinh chủng loại trình tự gene 16S các chủng phân
lập Lac. VFE-04, Lac. VFE-08, Lac. VFE-14 phân tích bằng phần mềm
MEGA7 Neighbor-Joining Tree.
Dựa trên kết quả cây phát sinh loài, 2 dòng Lac.VFE -04 và Lac.VFE -
14 có quan hệ gần với L. plantarum và Lac.VFE -08 là L. rhamnosus.
L. plantarum là vi khuẩn Gram dƣơng, dạng que ngắn, vi hiếu khí,
dung nạp axit, không hình thành bào tử, hàm lƣợng G + C thấp. Theo Tang và
cộng sự, chủng L. plantarum MA2 có thể chịu đƣợc H2O2 lên tới 2 mM và
quá trình lên men của nó có khả năng khử mạnh, ức chế peroxit hóa lipid
[86]. Gần đây, chủng L. plantarum đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm bởi
tính ứng dụng rộng rãi của chúng trong y tế, với các đặc tính chống oxy hóa,
chống ung thƣ, chống viêm, chống nhiễm trùng, chống béo phì và chống đái
Nhóm
1
Nhóm
2
58
tháo đƣờng [87].
L. rhamnosus là một loại vi khuẩn Gram dƣơng hình que, kỵ khí, có thể
sống ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể con ngƣời, bao gồm cả đƣờng tiêu
hóa. L. rhamnosus một trong những chủng vi khuẩn probiotic đƣợc sử dụng
rộng rãi nhất với các tác dụng có lợi đã đƣợc ghi nhận bao gồm phòng ngừa
và điều trị nhiễm trùng dạ dày và tiêu chảy, kích thích phản ứng miễn dịch
của cơ thể và ngăn ngừa một số triệu chứng dị ứng [88].
Nhƣ vậy, các chủng mà chúng tôi tuyển chọn đƣợc có tiềm năng sử
dụng làm probitic và ứng dụng trong y học.
59
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. KẾT LUẬN
Chúng tôi đã phân lập đƣợc 115 chủng vi khuẩn từ các mẫu phân.
3 chủng vi khuẩn Lac.VFE-04, Lac.VFE-08 và Lac.VFE-14 phân giải
đƣợc muối mật SGDC nhƣng không phân giải đƣợc muối mật SGC, STC và
STDC.
3 chủng này mang cả 4 gene bsh 1, bsh 2, bsh 3 và bsh 4.
Lac.VFE-14 thể hiện khả năng sinh H2O2 mạnh hơn so với Lac.VFE-04,
Lac.VFE-08. Chúng có khả năng sống sót cao trong môi trƣờng có muối mật
0,3% và ở pH 2-3.
3 chủng Lac.VFE-14, Lac.VFE-08 và Lac.VFE-04 có khả năng ức chế
sự sinh trƣởng của vi khuẩn S. aureus ATCC-23235.
Lac.VFE-08 có độ tƣơng đồng cao nhất là 98,65 % so với L. rhamnosus
NBRC 3425. Trong khi đó, Lac.VFE-04 và Lac.VFE-14 có mức độ tƣơng
đồng cao nhất với L. plantarum S7 (99%) và L. plantarum ZZU 23 (100%).
4.2. KIẾN NGHỊ
Kết quả nghiên cứu trên nhằm bổ sung nguồn dữ liệu cho các nghiên
cứu về vi khuẩn Lactobacillus sp có khả năng phân giải muối mật ở Việt
Nam, là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm tìm ra các chủng
Lactobacillus có tiềm năng trở thành các chủng probiotic ứng dụng trong y
học. Từ các chủng vi khuẩn Lactobacillus đã tuyển chọn đƣợc ở trên, để chắc
chắn chúng có đầy đủ khả năng để trở thành các chủng probiotic thích hợp
cho con ngƣời sử dụng cần phải tiến hành thêm thí nghiệm khác.
60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Clarke S.F., Murphy E.F., Nilaweera K., Ross P.R., Shanahan F.,
O’Toole P.W., Cotter P.D., 2012, The gut microbiota and its
relationship to diet and obesity: new insights, Gut microbes, 3(3),
pp.186-202.
2. Koliada A., Syzenko G., Moseiko V., Budovska L., Puchkov K.,
Perederiy V., Gavalko Y., Dorofeyev A., Romanenko M., Tkach S.,
2017, Association between body mass index and
Firmicutes/Bacteroidetes ratio in an adult Ukrainian population, Vol.
17, pp. 120
3. Krajmalnik-Brown R., Ilhan Z.E., Kang D.W., DiBaise J.K. 2012,
Effects of gut microbes on nutrient absorption and energy regulation,
Nutrition in Clinical Practice, 27(2), pp. 201-214.
4. Fitzpatrick L.R., 2013, Probiotics for the treatment of Clostridium
difficile associated disease, World journal of gastrointestinal
pathophysiology, 4(3), pp. 47.
5. Denev S. 2006, Role of Lactobacilli Gastrointestinal Ecosystem,
Bulgarian Journal of Agricultural Science, 12(1) pp 63.
6. Kumar R., Grover S., Batish V.K. 2011, Hypocholesterolaemic effect
of dietary inclusion of two putative probiotic bile salt hydrolase-
producing Lactobacillus plantarum strains in Sprague–Dawley rats,
British Journal of Nutrition, 105(4), pp. 561-573.
7. Yuji A., Yasuhiro N., Yasuhiro K., Kenji T., Yasuhiko K., 2015, A
highly acid-resistant novel strain of Lactobacillus johnsonii No. 1088
has antibacterial activity, including that against Helicobacter pylori,
and inhibits gastrin-mediated acid production in mice,
Microbiologyopen, 4(3), pp. 465–474.
8. Jeun J., Kim S., Cho S.Y., Jun H.J., Park H.J., Seo J.G., Chung M.J.,
Lee S.J., 2010, Hypocholesterolemic effects of Lactobacillus
61
plantarum KCTC3928 by increased bile acid excretion in C57BL/6
mice, Nutrition, 26(3), pp. 321-330.
9. Makarova K., Slesarev A., Wolf Y., Sorokin A., Mirkin B., Koonin E.,
2006, Comparative genomics of the lactic acid bacteria, Proceedings of
the National Academy of Sciences of the United States of America,
103(42), pp. 15611–15616.
10. Tannock G.W., 2004, A special fondness for lactobacilli, Applied and
environmental microbiology, 70(6), pp. 3189-3194.
11. Lebeer S., Vanderleyden J., De Keersmaecker S.C., 2008, Genes and
molecules of lactobacilli supporting probiotic action, Microbiology and
Molecular Biology Reviews, 72(4), pp. 728-764.
12. Goktepe I., Juneja V.K., Ahmedna M., 2005, Probiotics in food safety
and human health, CRC Press.
13. Mukhtar H., 2006, Biosynthesis of protease from Lactobacillus
paracasei: kinetic analysis of fermentation parameters.
14. Fekadu Mersha D., Pandita A Biotechnology Effect of Protease
Enzyme Produced From Lactobacillus Species on the Milk.
15. Vonk R.J., Reckman G.A., Harmsen H.J., Priebe M.G., 2012,
Probiotics and lactose intolerance, Intech, 7, pp. 149-160.
16. Narayanan N., Roychoudhury P.K., Srivastava A., 2004, L (+) lactic
acid fermentation and its product polymerization, Electronic journal of
Biotechnology, 7(2), pp. 167-178.
17. Wang J., Zhang H., Chen X., Chen Y., Bao Q., 2012, Selection of
potential probiotic lactobacilli for cholesterol-lowering properties and
their effect on cholesterol metabolism in rats fed a high-lipid diet,
Journal of dairy science, 95(4), pp. 1645-1654.
18. Tomaro-Duchesneau C., Jones M.L., Shah D., Jain P., Saha S., Prakash
S., 2014, Cholesterol assimilation by Lactobacillus probiotic bacteria:
an in vitro investigation, BioMed research international 2014.
62
19. Choi E.A., Chang H.C., 2015, Cholesterol-lowering effects of a
putative probiotic strain Lactobacillus plantarum EM isolated from
kimchi, LWT-Food Science and Technology, 62(1), pp. 210-217.
20. Kim Y., Yoon S., Lee S.B., Han H.W., Oh H., Lee W.J., Lee S.M.,
2014, Fermentation of soy milk via Lactobacillus plantarum improves
dysregulated lipid metabolism in rats on a high cholesterol diet, PloS
one, 9(2) pp. 88231.
21. Gu X.C., Luo X.G., Wang C.X., Ma D.., Wang Y., He Y.Y., Li W.,
Zhou H., Zhang T.C., 2014, Cloning and analysis of bile salt hydrolase
genes from Lactobacillus plantarum CGMCC No. 8198, Biotechnology
letters, 36(5), pp. 975-983.
22. Dong Z., Zhang J., Lee B., Li H., Du G., Chen J., 2012 A bile salt
hydrolase gene of Lactobacillus plantarum BBE7 with high
cholesterol-removing activity, European Food Research and
Technology, 235(3), pp. 419-427.
23. Takemura N., Okubo T., Sonoyama K., 2010, Lactobacillus plantarum
strain No. 14 reduces adipocyte size in mice fed high-fat diet,
Experimental biology and medicine, 235(7), pp. 849-856.
24. Hertzberger R., Arents J., Dekker H.L., Pridmore R.D., Gysler C.,
Kleerebezem M., de Mattos M.J.T., 2014, H2O2 production in species
of the Lactobacillus acidophilus group: a central role for a novel
NADH-dependent flavin reductase, Appl. Environ. Microbiol, 80(7),
pp. 2229-2239.
25. Edith L., Joseph L., Diane E. H., 2011, Glutathione peroxidase-1 in
health and disease: from molecular mechanisms to therapeutic
opportunities, Antioxidants & redox signaling, 15(7), pp. 1957-1997.
26. M.K. Boateng, S.L. Price, K.D., Huddersman, Susannah E. W., 2011,
Antimicrobial activities of hydrogen peroxide and its activation by a
novel heterogeneous Fenton’s‐like modified PAN catalyst, Journal of
applied microbiology, 111(6), pp. 1533-1543.
63
27. Belicová A., Mikulášová M., Dušinský R., 2013, Probiotic potential
and safety properties of Lactobacillus plantarum from Slovak Bryndza
cheese, BioMed research international 2013.
28. Kang D.K., Oh H., Ham J.S., Kim J., Yoon C., Ahn Y., Kim H. 2005,
Identification and characterization of hydrogen peroxide-generating
Lactobacillus fermentum CS12-1, Asian-australasian journal of animal
sciences, 18(1), pp. 90-95.
29. Zsolt Z., Edina N., Ágnes B., Anna H., 2005, Influen
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_xac_dinh_kha_nang_phan_giai_muoi_mat_cua_cac_chung.pdf