LỜI CAM ĐOAN.1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .2
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU BẢNG.3
MỞ ĐẦU.7
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ
CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG.13
1.1. Phân loại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. 13
1.1.1. Người lao động và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài. 13
1.1.2. Phân loại doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm
việc ở nước ngoài. 16
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ
đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 19
1.2.1. Các yếu tố nội tại của doanh nghiệp . 19
1.2.2. Các yếu tố khách quan . 27
1.2.3 Một số yếu tố khác . 33
1.3. Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về hoạt
động XKLĐ và tiêu chí phân loại, đánh giá doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực XKLĐ. 34
1.3.1. Về chủ trương và cơ sở pháp lý đối với hoạt động XKLĐ. 34
1.3.2. Về cơ chế tổ chức, cấp giấy phép, tuyển chọn và quản lý lao động làm
việc ở nước ngoài . 35
1.3.3. Về chính sách quản lý tài chính đối với đào tạo nguồn nhân lực xuất
khẩu, hỗ trợ XKLĐ, chính sách thuế, lệ phí sắp xếp việc làm và khuyến khích
chuyển thu nhập về nước . 35
107 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng bộ tiêu chí phân loại và đánh giá các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan chức năng của Nhà
nước trong việc xây dựng, ban hành các văn bản pháp quy cũng như điều hành hoạt
động XKLĐ khá đồng bộ; hình thành mối liên thông trong tạo nguồn và quản lý lao
động giữa địa phương với doanh nghiệp XKLĐ, nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho
người lao động đi làm việc ở nước ngoài được thuận tiện. Xây dựng được nhiều
điển hình, mô hình và phong trào đi xuất khẩu lao động ở địa phương, có khoảng
gần 55 tỉnh, thành phố thành lập Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động để giúp địa
phương quản lý và triển khai công tác này góp phần hạn chế các hiện tượng tiêu cực
cũng như lừa đảo trong xuất khẩu lao động. Nhiều địa phương đưa được hàng nghìn
người đi làm việc ở nước ngoài hàng năm. Công tác mở thị trường đã được đầu tư
hơn, ổn định các thị trường sẵn có và phát triển các thị trường mới như: Malaysia,
Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Cata, Bun-ga-ri, Liên bang Nga, Cộng hoà Séc,
CHDCND Lào, UAE, Lybia, Kadzacstan. Công tác đào tạo LĐ đã đi vào nề nếp, có
chính sách hỗ trợ đào tạo lao động xuất khẩu từ nguồn ngân sách, đào tạo một số
nghề đặc thù, nghề đòi hỏi kỹ thuật cao mà thị trường lao động quốc tế có yêu cầu;
có nhiều doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng cơ sở dạy nghề tiên tiến để đào tạo người
lao động đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động ngoài nước, hình thành hệ
thống các cơ sở đào tạo LĐ xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp XKLĐ ngày một lớn
mạnh về quy mô và năng lực. Hầu hết các doanh nghiệp đã có ý thức trong khai
thác thị trường lao động ngoài nước, một số doanh nghiệp tập trung khai thác những
thị trường đặc thù như xuất khẩu thuyền viên vận tải biển, lao động công nghệ cao,
tuy số lượng ít, nhưng hiệu quả cao. Công tác quản lý, bảo vệ quyền lợi cho người
lao động đã tăng cường cả phía Nhà nước và doanh nghiệp. Hệ thống quản lý lao
động Việt Nam làm việc ở ngoài nước, hiện đã có 09 Ban Quản lý lao động tại 09
quốc gia, vùng lãnh thổ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Cộng hòa Séc,
UAE, Ả-rập Xê-út, Ca-ta, và Libya.
44
Song còn một số hạn chế: Một là, chất lượng nguồn lao động xuất khẩu của ta
còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường LĐ ngoài nước, đặc biệt là
trong một số nghề đòi hỏi công nghệ hoặc trình độ ngoại ngữ cao. Ý thức tổ chức
kỷ luật và tuân thủ pháp luật của một bộ phận LĐ Việt Nam còn thấp. Hai là, quản
lý Nhà nước trong XKLĐ còn có những lúc chưa kịp thời, đồng bộ trong khâu thực
hiện ở các cấp, các ngành. Ba là, thông tin - tuyên truyền về XKLĐ chưa đáp ứng
được với nhu cầu thực tế, thường xuyên công khai, minh bạch. Vì vậy vẫn còn
nhiều người lao động bị kẻ xấu lừa đảo, thu tiền bất chính; chưa thực sự tạo được
chuyển biến mạnh mẽ của người dân và toàn xã hội về XKLĐ. Bốn là, hoạt động
XKLĐ của các doanh nghiệp dịch vụ chưa đạt được hiệu quả cao và việc thực thi
đúng các quy định của Pháp luật chưa được cao dẫn đến nhiều vấn đề phát sinh
trong quá trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
2.3. Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ hiện nay
Để có số liệu và tư liệu phân tích thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp
XKLĐ hiện nay, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp các số liệu
thống kê của Cục QLLĐNN thuộc Bộ LĐTBXH trên cơ sở vận dụng Luật Người
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và các văn bản hiện hành.
2.3.1. Về quy mô của các doanh nghiệp
Theo số liệu thống kê của Cục QLLĐNN dựa trên các hồ sơ cấp hoặc đổi giấy
phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của
các doanh nghiệp XKLĐ, hiện nay có bốn loại hình doanh nghiệp chính hoạt động
trong lĩnh vực XKLĐ là: Doanh nghiệp có 100% vốn của nhà nước (chiếm tỷ lệ
khoảng 16,67%), doanh nghiệp nhà nước nắm cổ phần chi phối (chiếm tỷ lệ khoảng
36,67%), doanh nghiệp Trách nhiệm hữu hạn (chiếm tỷ lệ 20%) và doanh nghiệp cổ
phần (khoảng 26,66%). Trước đây hầu hết các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài là doanh nghiệp 100% vốn của nhà nước,
tuy nhiên thực hiện chính sách cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, những
doanh nghiệp thuộc loại hình này chuyển đổi thành doanh nghiệp nhà nước nắm cổ
phần chi phối hoặc doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn một thành viên, ngoài ra
45
chúng ta mở rộng xem xét cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực này cho các loại
hình doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có 100% vốn
điều lệ của các tổ chức và cá nhân Việt Nam.
2.3.2. Về tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh
Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp, quy mô vốn, bộ máy,.. doanh nghiệp tổ
chức theo dõi và quản lý hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
theo một số hình thức như sau:
Căn cứ vào số liệu tổng hợp từ các hồ sơ cấp hoặc đổi giấy phép XKLĐ tại
Cục QLLĐNN cho thấy doanh nghiệp bố trí bộ phận theo dõi và quản lý lao động
ngoài nước, gồm một số cán bộ thuộc phòng chức năng kiêm nhiệm hoặc chuyên
trách việc theo dõi và quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài, chiếm 76,67%
trong tổng số 170 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động XKLĐ (tính đến tháng
06.2013). Bên cạnh đó, doanh nghiệp phân công bộ phận để tổ chức, quản lý đào
tạo và phổ biến kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước
ngoài. Tổ chức các bộ phận theo dõi sẽ không làm bộ máy của doanh nghiệp bị
phình to, cồng kềnh, lãnh đạo doanh nghiệp có thể chỉ đạo trực tiếp hoạt động của
các bộ phận này.
Doanh nghiệp thành lập phòng nghiệp vụ xuất khẩu lao động, chuyên trách tổ
chức, quản lý hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong doanh
nghiệp có thể có một phòng nghiệp vụ theo dõi tất cả các thị trường và các hoạt
động liên quan đến xuất khẩu lao động hoặc có nhiều phòng nghiệp vụ về xuất khẩu
lao động theo dõi theo từng thị trường hoặc khu vực lao động đưa đi, tùy theo quy
mô hoạt động của doanh nghiệp đó. Theo số liệu thống kê của Cục QLLĐNN, có
121 doanh nghiệp có phòng nghiệp vụ xuất khẩu lao động, chiếm 71,17%.
- Với những doanh nghiệp hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài ở quy mô lớn hơn, doanh nghiệp có Trung tâm xuất khẩu lao động với các
phòng ban chuyên trách theo từng khâu tổ chức hoạt động hoặc theo từng thị
trường. Trung tâm xuất khẩu lao động sẽ giúp hoạt động này độc lập hơn trong việc
khai thác thị trường, tuyển chọn lao động, đào tạo nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng
46
kiến thức cần thiết cho người lao động, tổ chức đưa đi và quản lý, bảo vệ NLĐ đi
làm việc ở nước ngoài. Hiện nay có khoảng 160 doanh nghiệp có Trung tâm XKLĐ,
chiếm tỷ lệ 94% (Nguồn: Báo cáo của Cục Quản lý lao động ngoài nước).
- Để mở rộng hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực đưa người lao động đi
làm việc ở nước ngoài các doanh nghiệp thành lập hoặc cho phép các chi nhánh tham
gia tuyển chọn, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Theo quy định
tại Điều 16 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, mỗi doanh
nghiệp được giao nhiệm vụ cho không quá 03 chi nhánh ở 03 tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương. Theo số liệu của Cục QLLĐNN, hiện nay có 103 doanh nghiệp
thành lập Chi nhánh hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài chiếm 61% tổng
số doanh nghiệp XKLĐ.
Ngoài ra, có một số doanh nghiệp áp dụng tất cả các hình thức tổ chức hoạt
động nêu trên. Doanh nghiệp vừa thành lập bộ phận theo dõi, quản lý lao động ngoài
nước; bộ phận quản lý đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho người lao động; thành lập
Phòng nghiệp vụ xuất khẩu lao động; đồng thời doanh nghiệp cũng có Trung tâm
xuất khẩu lao động riêng và cho phép các chi nhánh tham gia hoạt động xuất khẩu lao
động. Việc thành lập và cho phép nhiều hình thức tổ chức hoạt động giúp doanh
nghiệp đẩy mạnh số lượng lao động đưa đi, mở rộng hoạt động đưa người lao động đi
làm việc ở nước ngoài, tăng tính cạnh tranh, nhưng đồng thời cũng phải tăng số lượng
cán bộ tham gia hoạt động này, khiến bộ máy hoạt động của doanh nghiệp cồng kềnh.
Hiện nay có 43 doanh nghiệp có đầy đủ các hình thức cơ cấu tổ chức nêu trên (chiếm
25%).
Ví dụ: Công ty TNHH một thành viên xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư giao
thông vận tải (TRACIMEXCO), địa chỉ: 22 Phan Đình Giót, phường 2, quận Tân
Bình TP. Hồ Chí Minh, hoạt động theo Giấy phép XKLĐ số 283/LĐTBXH-GP,
ngoài bộ phận theo dõi, quản lý lao động ngoài nước, bộ phận theo dõi đào tạo, bồi
dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động, phòng nghiệp vụ xuất khẩu lao động
và Trung tâm xuất khẩu lao động do công ty trực tiếp quản lý, công ty còn giao
khoán cho 03 chi nhánh tham gia hoạt động xuất khẩu lao động tại các địa bàn khác nhau.
47
2.3.3. Về cơ sở vật chất
Mức đầu tư của doanh nghiệp cho cơ sở vật chất của các bộ phận, trung tâm
xuất khẩu lao động cũng là một yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp trong lĩnh vực này.
Đối với mức đầu tư cho văn phòng làm việc của bộ phận trực tiếp tham gia
hoạt động xuất khẩu lao động, trong 170 doanh nghiệp có 34 doanh nghiệp đầu tư
dưới 100 m2 văn phòng làm việc (chiếm 20%); 35 doanh nghiệp, chiếm 20,58%
đầu tư cho văn phòng làm việc liên quan đến xuất khẩu lao động từ 200 đến 300 m2
; 79 doanh nghiệp đầu tư từ 300 đến 500 m2 văn phòng cho bộ phận này (chiếm
46,5%); còn lại 22 doanh nghiệp đầu tư văn phòng làm việc cho bộ phận xuất khẩu
lao động trên 500m2 (chiếm 12,92%).
Trong số 170 doanh nghiệp, 167 doanh nghiệp có cơ sở đào tạo cho người lao
động trước khi đi, 01 doanh nghiệp liên kết với đơn vị khác để đào tạo cho lao động
của doanh nghiệp mình và 02 doanh nghiệp không có cơ sở đào tạo. Trong đó, 28
doanh nghiệp có cơ sở đào tạo quy mô khoảng 200 m2 (chiếm 16,66%), 42 doanh
nghiệp có cơ sở đạo tạo quy mô khoảng từ 300 đến 500 m2 (chiếm 25%), 50 doanh
nghiệp có cơ sở đào tạo quy mô khoảng 1.000 m2 (chiếm 30%) và 47 doanh nghiệp
còn lại có quy mô cơ sở đào tạo trên 1.000 m2 (chiếm 28,34%).
Về mức đầu tư cơ sở vật chất cho đào tạo giảng dạy, trong số 167 doanh
nghiệp có cơ sở đào tạo, 117 doanh nghiệp đầu tư máy móc, trang thiết bị giảng
dạy, đào tạo ngoại ngữ dưới 3 tỷ đồng (chiếm 70%). Mức đầu tư trang thiết bị giảng
dạy khoảng từ 3 đến 5 tỷ đồng có 20 doanh nghiệp (chiếm 11,66%) và còn lại 31
doanh nghiệp đầu tư trên 5 tỷ đồng cho trang thiết bị giảng dạy của cơ sở đào tạo
người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài (chiếm 18,34%).
2.3.4. Về phát triển thị trường ngoài nước
Hiện nay, Việt Nam có gần 500.000 lao động và chuyên gia làm việc trên 40
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tuy nhiên người lao động tập trung chủ yếu
vẫn tại các thị trường Châu Á truyền thống là: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
Malaysia và các nước Trung Đông. Một số thị trường khác thuộc các nước Đông
48
Âu, Úc, New Zealand và một số nước tại Châu Phi có lao động Việt Nam đang
làm việc và sinh sống nhưng không nhiều.
Chỉ tiêu phát triển, mở rộng thị trường việc làm ngoài nước có vai trò đặt biệt
quan trọng trong thể hiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên thời gian
qua, chủ yếu các doanh nghiệp phát triển thị trường theo một tâm lý đám đông,
chưa thực sự có một kế hoạch dài hơn trong phát triển thị trường, chỉ tập trung ở
những thị trường khá dễ tính như: Đài Loan, Malaysia hay một số nước Trung
Đông, Châu Phi. Doanh nghiệp chưa tạo được tính chủ động trong mở rộng thị
trường chủ yếu dựa vào Nhà nước qua hoạt động ngoại giao, các doanh nghiệp dịch
vụ chưa tạo được uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước, trong 170 doanh
nghiệp mới có 90 doanh nghiệp (chiếm 53%) tập trung đầu tư, khai thác thị trường
Đài Loan. Đây là một trong những thị trường hấp dẫn đối người lao động Việt Nam,
thu nhập của người lao động tương đối cao trong khi phía chủ sử dụng không yêu
cầu tay nghề quá khắt khe. Các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam cũng đánh giá đây
là thị trường phù hợp với người lao động Việt Nam. Bên cạnh Đài Loan, thị trường
Nhật Bản hiện nay cũng là mục tiêu để các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam hướng
đến khai thác và phát triển thị trường. Trong số 170 doanh nghiệp có 100 doanh
nghiệp XKLĐ Việt Nam được phép đưa tu nghiệp sinh Việt Nam sang tu nghiệp và
thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản, chủ yếu trong các nghề may công nghiệp, lắp ráp
điện tử, gia công cơ khí và xây dựng. Chính sách của Nhật Bản không cho phép tiếp
nhận lao động nước ngoài trình độ thấp hoặc không có tay nghề vào làm việc. Đối
với lao động nước ngoài có tay nghề, lao động kỹ thuật cao, Chính phủ Nhật Bản
khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho họ vào làm việc ở Nhật Bản.
Các thị trường khác như Malaysia, hiện nay vẫn còn khoảng 160 doanh nghiệp
hoạt động dịch vụ tập trung đầu tư phát triển thị trường này. Lý do các doanh
nghiệp chọn thị trường này để đầu tư là chi phí thấp, người lao động không cần
trình độ tay nghề cao, các chi phí phải nộp trước khi xuất cảnh không cao, thời gian
49
từ lúc người lao động đăng ký tham gia chương trình đến khi xuất cảnh không lâu
và nhu cầu của thị trường lớn.
Đối với thị trường Hàn Quốc, việc áp dụng Luật cấp phép lao động mới (EPS)
của Chính phủ Hàn Quốc áp dụng từ năm 2004, giúp cho người lao động có thể
đăng ký trực tiếp và thi tuyển tự do, không phải thông qua các công ty dịch vụ. Cơ
quan phái cử và cơ quan tiếp nhận đều là các tổ chức công hoạt động dựa trên ngân
sách nhà nước. Chương trình EPS là chương trình phi lợi nhuận. Lao động EPS
được hưởng các chế độ như người lao động bản địa: được tăng lương mỗi năm 1 lần
theo quy định của chính phủ Hàn Quốc, được hưởng các chế độ bảo hiểm. Như vậy,
đến nay chỉ có một số doanh nghiệp tham gia đưa lao động thuyền viên tàu cá xa bờ
Hàn Quốc và lao động kỹ thuật cao (25/170 doanh nghiệp, chiếm 15%)
Ngoài các thị trường nêu trên, khoảng 70 doanh nghiệp, chiếm 42% tập trung
đầu tư vào một số thị trường khác như Trung Đông, Bắc Phi (Lybia) và một số nước
Đông Âu
Việc tập trung đầu tư và khai thác thị trường nào, bao nhiêu thị trường, phải
dựa trên khả năng và quy mô hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Mở rộng đầu tư vào
các thị trường, giúp doanh nghiệp đa dạng hóa các đơn hàng tiếp nhận lao động, từ
đó mở rộng khả năng đáp ứng nhu cầu công việc đối với người lao động trong nước.
Tuy nhiên việc đầu tư khai thác nhiều thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải có quy
mô doanh nghiệp đủ lớn, tiềm lực tài chính và cơ sở vật chất đầy đủ đáp ứng yêu
cầu của thị trường lao động nước ngoài.
Để khai thác hợp đồng tại các thị trường lao động ở nước ngoài các doanh
nghiệp thường phải trực tiếp ra nước ngoài tìm kiếm đối tác, xác định nhu cầu tiếp
nhận lao động của chủ sử dụng lao động, thẩm định trực tiếp các điều kiện của hợp
đồng và điều kiện làm việc của người lao động. Tìm kiếm, khai thác và thẩm định
trực tiếp tại nước ngoài giúp việc triển khai và thực hiện các hợp đồng được đảm
bảo tốt hơn, giảm tỷ lệ rủi ro phá vỡ hợp đồng và giúp doanh nghiệp có đầy đủ
thông tin về thị trường và hợp đồng để thông báo và thu hút người lao động đăng ký
50
tham gia chương trình. Ra nước ngoài trực tiếp tìm kiếm,khai thác thị trường cũng
là hình thức mà hầu hết các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam hiện nay thực hiện.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể khai thác và tìm kiếm đơn hàng thông
qua đại lý dịch vụ nước ngoài (các công ty môi giới nước ngoài). Doanh nghiệp
không phải chi phí tốn kém cho việc ra nước ngoài để tìm kiếm và khai thác các
hợp đồng mà thông qua những công ty môi giới nước ngoài có quan hệ, giao dịch
với doanh nghiệp lâu năm và có uy tín. Tuy nhiên việc khai thác hợp đồng thông
qua công ty môi giới cũng có sự rủi ro nhất định, Doanh nghiệp không thẩm tra
được trực tiếp các điều kiện làm việc của hợp đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có
thể liên kết cùng khai thác một hợp đồng do một doanh nghiệp đã tìm kiếm và thẩm định.
Trong quá trình triển khai hợp đồng, doanh nghiệp thường xuyên phải liên hệ
với chủ sử dụng hoặc công ty môi giới nước ngoài từ khi làm các thủ tục để người lao
động xuất cảnh, quản lý trong thời gian người lao động làm việc ở nước ngoài, giải
quyết các vấn đề phát sinh, đến khi người lao động kết thúc hợp đồng về nước. Theo
số liệu theo dõi của Cục Quản lý lao động ngoài nước, khoảng 90% doanh nghiệp
thường xuyên liên hệ với chủ sử dụng và đối tác nước ngoài. Việc thường xuyên liên
hệ với đối tác nước ngoài, giúp cho doanh nghiệp tăng cường mối quan hệ với đối
tác, dễ dàng hơn trong quản lý người lao động và giải quyết các vấn đề phát sinh liên
quan đến người lao động. Tìm kiếm được đối tác nước ngoài tốt và thường xuyên giữ
mối liên hệ với họ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trong việc thực hiện hợp
đồng, giảm chi phí khai thác thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp.
2.3.5. Về công tác tạo nguồn và tuyển chọn lao động
Theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
hiện nay, công tác tuyển chọn lao động được thực hiện theo hai hình thức: người lao
động trực tiếp đăng ký dự tuyển tại trụ sở doanh nghiệp và người lao động đăng ký
với doanh nghiệp tuyển tại địa phương mình.
51
a) Người lao động trực tiếp đăng ký dự tuyển tại trụ sở doanh nghiệp
- Người lao động thông qua phương tiện truyền thông, quảng cáo của doanh
nghiệp hoặc qua giới thiệu của cơ quan chức năng của Nhà nước, của bạn bè, người
thân ... trực tiếp đến doanh nghiệp hoặc chi nhánh doanh nghiệp đăng ký dự tuyển
đi làm việc tại nước ngoài.
- Người lao động có thể yêu cầu doanh nghiệp hoặc chi nhánh doanh nghiệp
nơi mình đến dự tuyển cung cấp các điều kiện tuyển chọn như: thị trường cần tuyển
lao động, số lượng cần tuyển, giới tính, độ tuổi, công việc đảm nhận, nơi làm việc,
thời hạn hợp đồng, điều kiện sức khoẻ, tay nghề, ngoại ngữ, các khoản chi phí, các
quyền và nghĩa vụ của người lao động...
b) Người lao động trực tiếp đăng ký dự tuyển tại địa phương nới cư trú
- Người lao động có thể đăng ký dự tuyển đi làm việc ở nước ngoài tại các
Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động các cấp ở địa phương (xã, huyện, tỉnh) hoặc trung
tâm giới thiệu việc làm thuộc Phòng Lao động- Thương binh xã hội huyện hoặc Sở
LĐ-TBXH tỉnh, TP nơi mình cư trú.
- Ban chỉ đạo XKLĐ phổ biến các nội dung như: số lượng cần tuyển, giới tính,
độ tuổi, công việc, nơi làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện sức khoẻ, tay nghề,
ngoại ngữ, các khoản chi phí, các quyền và nghĩa vụ của người lao động của từng
thị trường mình đăng ký dự tuyển.
Từ những nguyên tắc của 02 hình thức trên, hiện nay 100% các doanh
nghiệp đang áp dụng các mô hình liên thông giữa địa phương và doanh nghiệp dịch
vụ nhằm:
- Thống nhất nhận thức về trách nhiệm của địa phương trong công tác xuất
khẩu lao động nhằm góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và phát triển
kinh tế - xã hội tại địa phương;
- Tạo ra cơ chế thông thoáng về thủ tục, thực hiện các chính sách hỗ trợ người
lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với điều kiện từng địa phương, đồng
thời quản lý chặt chẽ hoạt động tuyển chọn lao động xuất khẩu;
52
- Đưa thông tin về xuất khẩu lao động trực tiếp đến người lao động, ngăn ngừa
các hiện tượng tiêu cực trong xuất khẩu lao động;
- Giúp các doanh nghiệp tuyển chọn được những người lao động có nhân thân
tốt, phù hợp với yêu cầu của công việc ở nước ngoài; phối hợp với doanh nghiệp
trong việc đào tạo lao động, quản lý lao động và xử lý các vấn đề phát sinh.
2.3.6. Số lượng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dịch
vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là số lượng lao động đưa
đi hàng năm của các doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu định lượng cơ bản, phản ánh
hoạt động của doanh nghiệp trong năm và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu phí
dịch vụ, nguồn thu chủ yếu của doanh nghiệp. Hàng năm, Hiệp hội XKLĐ Việt
Nam (VAMAS) đã căn cứ vào số lượng người lao động do các doanh nghiệp đưa
đi; đồng thời các doanh nghiệp không vi phạm hoạt động XKLĐ dựa trên số liệu
cung cấp của Cục QLLĐNN, Hiệp hội XKLĐ thì được khen thưởng. Năm 2012,
Hiệp hội XKLĐ đã khen thưởng cho 08 doanh nghiệp trong năm 2012 đã đưa 1000
lao động trở lên đi làm việc ở nước ngoài và các doanh nghiệp trên không bị cơ
quan chức năng nhà nước xử lý vi phạm từ mức phạt hành chính trở lên, bao gồm
(xem bảng 2.5):
Bảng 2.5. Danh sách các doanh nghiệp được khen thưởng năm 2012
STT Tên giao dịch
Tên Doanh nghiệp Số lao
động
1 TRAENCO Công ty cổ phần Traenco 2332
2 TTLC Công ty cổ phần XKLĐ, Thương mại và Du lịch 1956
3 LETCO Công ty TNHH 1 TV đào tạo và cung ứng NL 1753
4 SIMCO SDA Công ty cổ phần Simco Sông Đà 1676
5 ISALCO Công ty TNHH 1 TV vận tải biển & XKLĐ 1203
6 TRADIMEXCO
Công ty TNHH 1 TV thương mại & dịch vụ xuất
nhập khẩu Hải Phòng
1166
7 SONA
Công ty TNHH 1 TV cung ứng nhân lực quốc tế
và thương mại
1101
8 VITOURCO
Công ty cổ phần Du lịch và xuất nhập khẩu Vĩnh
Phúc
1044
[Nguồn: Báo cáo của Cục QLLĐNN, Bộ LĐTBXH]
53
Các doanh nghiệp đưa bình quân trên 500 và dưới 1.000 lao động đi làm việc ở
nước ngoài hàng năm chiếm 71%, trong đó các doanh nghiệp đưa bình quân từ 100
đến 500 lao động/ năm, chiếm tỷ trọng lớn. Nguyên nhân của việc phần lớn các
doanh nghiệp có số lượng lao động đưa đi ít là do kinh tế thế giới đang trong giai
đoạn suy thoái, xuất khẩu hàng hóa giữa các nước giảm mạnh, ảnh hưởng trực tiếp
đến kinh tế các nước tiếp nhận lao động nước ngoài. Bên cạnh đó, xảy ra khủng
hoảng chính trị tại các nước Trung đông và Bắc phi, nơi tiếp nhận số lượng lớn lao
động Việt Nam sang làm việc hàng năm, dẫn đến số lượng lao động tiếp nhận của thị
trường này giảm xuống hoặc ngừng hẳn. Đặc biệt như thị trường Lybia, khi chiến sự
xảy ra vào đầu năm 2011, Việt Nam đã phải tổ chức sơ tán và đưa hơn 10.000 lao
động về nước an toàn.
Một nguyên nhân khác là trước đây các doanh nghiệp dịch vụ chạy theo số
lượng lao động đưa đi, ít chú trọng đầu tư đào tạo lao động có nghề. Hàng năm, Việt
Nam đưa một số lượng lớn lao động phổ thông sang các thị trường không đòi hỏi lao
động có tay nghề, làm công việc giản đơn với mức lương thấp, ví dụ như Malaysia
hàng năm có khoảng 30.000 lao động đi làm việc. Tuy nhiên, do là lao động giản đơn
nên điều kiện làm việc không đảm bảo, việc làm bấp bênh, thu nhập thấp, nên người
lao động dần tẩy chay những thị trường này. Những doanh nghiệp chỉ chạy theo số
lượng lao động, thường ít có sự đầu tư khai thác thị trường, đào tạo lao động có nghề
vì thế cũng dễ bị ảnh hưởng từ tác động của thị trường, số lượng lao động đưa đi của
các doanh nghiệp này sụt giảm, hoặc mỗi năm chỉ đưa một vài lao động đi làm việc ở
nước ngoài.
2.3.7. Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động
trước khi xuất cảnh
Với quan điểm xã hội hoá công tác đào tạo, tăng tính chủ động của người lao
động khi có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài, tại Điều 62 Luật Người lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định “Người lao động
có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài phải chủ động học nghề, ngoại ngữ, tìm
hiểu pháp luật có liên quan”. Thực tế thời gian qua cho thấy, lao động có nghề
54
thường được bố trí làm các công việc ít nặng nhọc hơn, điều kiện làm việc tốt hơn
và thu nhập cũng cao hơn, đồng thời ý thức chấp hành kỷ luật lao động, nội quy nơi
làm việc và nơi ở, khả năng hoà nhập với công việc và cuộc sống của số lao động đã
qua đào tạo cũng tốt hơn. Vì vậy, tăng tỷ trọng lao động có nghề đã trở thành mục
tiêu phấn đấu của nhiều doanh nghiệp. Để làm được việc này, thời gian qua nhiều
doanh nghiệp đã chủ động phối hợp với các cơ sở dạy nghề từ Trung ương đến địa
phương để tuyển chọn lao động, phối hợp mở các khoá đào tạo, bồi dưỡng tay nghề
cho lao động trước khi xuất cảnh.
Theo số liệu thống kê của Cục QLLĐNN cho thấy tỷ lệ lao động đã qua đào
tạo trước khi đi làm việc tại các thị trường là khác nhau, phản ánh yêu cầu của từng
thị trường. Nếu như tại thị trường Nhật bản, người lao động trước khi đi làm việc đã
qua đào tạo chiếm 70% - 80%; tại thị trường Châu Âu, tỷ lệ này là 92% - 100%; thì
tại thị trường Malaysia, tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm từ 5,2% đến 12,5%.
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có trình độ chuyên môn cao có mức
thu nhập cao hơn những người đi làm việc không qua đào tạo. Mức lương trung
bình của người lao động đi làm việc tại thị trường Nhật Bản từ 900 Đôla Mỹ đến
1.500 Đôla Mỹ, trong khi mức lương trung bình của người lao động đi làm việc tại
Malaysia từ 180 Đôla Mỹ đến 350 Đôla Mỹ, ngoại trừ một số trường hợp doanh
nghiệp khai thác được hợp đồng đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn cao, người lao động
làm việc tại Malaysia có mức thu nhập từ 600 Đôla Mỹ đến 900 Đôla Mỹ (xem
bảng 2.6).
Có thể thấy việc doanh nghiệp đầu tư cho đào tạo tay nghề của người lao
động, sẽ giúp doanh n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000272645_6185_1951730.pdf