Ôn tập kiến thức Giáo dục công dân 12

Bài 7: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ

1. Quyền bầu cử và quyền ứng cử các cơ quan Đại biểu của nhân dân

* Các cơ quan Đại biểu của nhân dân (còn gọi là các cơ quan quyền lực nhà nước) gồm: Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

a Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó, nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp (DCGT) ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước.

=>Lưu ý: Khi nhân dân thực hiện quyền bầu cử và quyền ứng cử là đang thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp (DCTT). Còn câu "thông qua đó, nhân dân thực thi hình thức DCGT." nghĩa là thông qua việc thực hiện quyền bầu cử và quyền ứng cử thì nhân dân mới có điều kiện để thực thi hình thức DCGT, chứ không phải việc thực hiện quyền bầu cử và quyền ứng cử là thực hiện hình thức DCGT.

b. Nội dung

* Người có quyền: Mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử. Trường hợp không được bầu cử gồm:

 + Người đang bị tước quyền bầu cử.

 + Người đang phải chấp hành hình phạt tù.

 + Người đang bị tạm giam.

 + Người mất năng lực hành vi dân sự (không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của bản thân).

 

doc13 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 682 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập kiến thức Giáo dục công dân 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quy định của PL) hoặc không hành động (không làm những việc phải làm theo quy định của PL). + Xâm phạm, gây thiệt hại cho những quan hệ XH được PL bảo vệ. ­ Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí (NLTNPL) thực hiện: NLTNPL là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định PL, có thể nhận thức, điều khiển và chịu trách nhiệm đới với HV của mình. -Thứ ba, người trái PL phải có lỗi: Lỗi thể hiện thái độ của người biết HV của mình là sai, trái PL, có thể gây hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý làm hoặc vô tình để mặc cho sự việc xảy ra. VD: Biết việc vượt đèn đỏ có thể dẫn đến hậu quả xấu nhưng vẫn vượt (cố ý làm). Người lớn thấy trẻ cầm vật nhọn đùa nghịch với nhau có thể đẫn đến hậu quả xấu nhưng vẫn làm ngơ, không ngăn cản dẫn đến việc hai trẻ đó gây thương tích cho nhau, trong trường hợp này người lớn đã có lỗi vô tình để mặc cho sự việc xảy ra. =>Kết luận: VPPL là HV trái PL, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ XH được PL bảo vệ. 3. Trách nhiệm pháp lí (TNPL) * TNPL là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu những hậu quả bất lợi từ hành vi VPPL của mình. *Mục đích áp dụng trách nhiệm pháp lí: + Buộc cá chủ thể VPPL chấm dứt HV trái PL . + Giáo dục, răn đe người khác để họ tránh, hoặc kiếm chế những việc làm trái PL. 4. Các loại VPPL và trách nhiệm pháp lí: a. Vi phạm hình sự (VPHS): * Là những HV nguy hiểm cho XH bị coi là tội phạm, quy định tại Bộ luật Hình sự. *TNPL: Phải chịu trách nhiệm hình sự. * Độ tuổi chịu TNHS: - Người từ đủ 14 -> dưới 16 tuổi chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. - Người từ 16 tuổi trở lên chịu TNHS về mọi tội phạm (mọi VPHS). b. Vi phạm hành chính (VPHC): * Là hành vi VPPL có mức độ nguy hiểm cho XH thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước . * TNPL: Phải chịu trách nhiệm hành chính. * Độ tuổi chịu TNHC: - Người từ 14 đến dưới 16 tuổi chịu TNHC về VPHC do cố ý. - Người từ đủ 16 tuổi trở lên chịu TNHC về mọi VPHC. c. Vi phạm dân sự (VPDS): * Là hành vi VPPL xâm phạm tới các quan hệ: - Tài sản (các quan hệ gắn liền với của cải vật chất như quan hệ sở hữu về nhà cửa, tiền bạc, xe cộ, quan hệ hợp đồng) - Nhân thân (những quan hệ gắn liền với các quyền cá nhân mỗi người như: họ tên, danh dự, tính mạng, sức khỏe, quyền học tập, phát triển, lao động, cư trú...) *TNPL: Phải chịu TNDS. * Độ tuổi chịu TNDS: - Người từ đủ 6 tuổi -> dưới 18 tuổi: người đại diện theo PL thay mặt chịu TNDS. - Người từ đủ 18 tuổi trở lên: tự chịu TNDS đối với mọi VPDS. d. Vi phạm kỉ luật: Là hành vi VPPL xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước do PL lao động, PL hành chính bảo vệ. *TNPL: Phải chịu TNKL, hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác khác, buộc thôi việc... Đối tượng chịu: Cán bộ, công chức, viên chức, người LĐ VPKL. => Lưu ý: Học sinh vi phạm kỉ luật trường, lớp không thuộc loại vi phạm này. ----* ---- BÀI 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT * Bình đẳng trước PL (BĐTPL) nghĩa là mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị XH khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của PL. 1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ: có nghĩa là công dân bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước NN và XH theo quy định của PL. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. ­ Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện NV. ­ Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần, địa vị xã hội. - Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và làm nghĩa vụ như nhau nhưng mức độ sử dụng các quyển và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người. 2. Công dân bình đẳng về TNPL nghĩa là bất kì công dân nào VPPL đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mính và bị xử lí theo quy định của PL. 3. Trách nhiệm của NN trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của CD trước PL - Tạo các điều kiện vật chất, tinh thần để bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng giai đoạn phát triển. - Xử lí nghiêm minh những hành vi vi phạm quyền, lợi hợp pháp của công dân, XH. - Không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống PL phù hợp với từng thời kì nhất định. ---- * ---- BÀI 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 1. Bình đẳng (BĐ) trong hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) a. BĐ trong HN&GĐ được hiểu là BĐ về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong GĐ trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi GĐ và XH. b. Nội dung BĐtrong HN&GĐ * BĐ giữa vợ và chồng: V - C có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Thể hiện: ­ Trong quan hệ nhân thân: Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau (Tôn trọng các quyền lợi, danh dự của nhau, quyền và nghĩa vụ đối với con cái, nơi ở...) ­ Trong quan hệ tài sản: + Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung. + Tài sản riêng (TSR) của ai người đó toàn quyền chiếm hữu, sử dụng,định đoạt, phải tôn trọng quyền có TSR và không xâm phạm đến TSR của nhau. * BĐ giữa các thành viên của gia đình - BĐ giữa cha mẹ và con: + Cha mẹ có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với con. Không được: phân biệt đối xử giữa, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con (kể cả con nuôi), lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái PL, trái đạo đức. + Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, không được ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ. - BĐ giữa ông bà và cháu: Ông bà có NV và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho các cháu. Cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà. - BĐ giữa anh, chị, em: Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau, có NV và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. 2. BĐ trong lao động (LĐ) a. BĐ trong LĐ là bình đẳng giữa mọi CD trong thực hiện quyền LĐ thông qua việc tìm việc làm, bình đẳng giữa người sử dụng LĐ và người LĐ thông qua hợp đồng LĐ, bình đẳng giữa LĐ nam và LĐ nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước. b. Nội dung cơ bản của BĐ trong LĐ * BĐ trong thực hiện quyền LĐ nghĩa là mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình, không bị phân biệt đối xử về giới tính, DT, tín ngưỡng, tôn giáo, nguồn gốc GĐ, thành phần KT. => Người LĐ có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao được ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tài năng, làm lợi cho doanh nghiệp và cho đất nước. *Công dân BĐ trong giao kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) - HĐLĐ là sự thỏa thuận giữa người LĐ và người sử dụng LĐ về việc làm có trả công, điều kiện LĐ, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ LĐ. - Việc giao kết HĐLĐ phải tuân theo nguyên tắc: + Tự do, tự nguyện, bình đẳng. + Không trái PL và thoả ước LĐ tập thể. + Giao kết trực tiếp giữa người LĐ với người sử dụng LĐ. * Bình đẳng giữa LĐ nam và LĐ nữ - LĐ nam và LĐ nữ được BĐ về quyền trong LĐ: BĐ vè cơ hội tiếp cận việc làm, vè tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, tại nơi làm việc. - Tuy nhiên, LĐ nữ được quan tâm đến đặc điểm về cơ thể, sinh lí và chức năng làm mẹ trong LĐ. Ví dụ: Được nghỉ chế độ thai sản, không bị người sử dụng LĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng LĐ vì lí do kết hôn, thai sản và nuôi con nhỏ, không bố trí LĐ nữ làm những việc nặng nhọc, độc hại có ảnh hưởng xấu đến chức năng làm mẹ. 3. BĐ trong kinh doanh (KD) a. BĐ trong KD là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ KT, từ việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm, hình thức tổ chức KD, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình SX KD đều bình đẳng theo quy định của PL. b. Nội dung quyền BĐ trong KD ­ Công dân có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức KD. ­ Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí KD trong nghề mà PL không cấm. ­ Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần KT khác nhau đều được bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. ­ Mọi doanh nghiệp đều BĐ về quyền chủ động mở rộng quy mô, ngành, nghề KD; chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng; tự do liên doanh. .. ­ Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ KD. ---- * ---- BÀI 5: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO 1. BĐ giữa các dân tộc (DT) a. BĐ giữa các DT được hiểu là các DT trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc, màu dađều được NN và PL tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển. b. Nội dung quyền BĐ giữa các DT: Các DT ở Việt Nam đều được BĐ trong mọi lĩnh vực của đời sống XH. Cụ thể: * Về chính trị: Các DT đều có quyền tham gia quản lí NN và XH, tham gia vào bộ máy NN, tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước. Quyền này được thực hiện theo hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. * Về kinh tế: NN luôn quan tâm đầu tư phát triển KT đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Mục tiêu: Rút ngắn khoảng cách , khắc phục sự chênh lệch vè trình độ phát triển KT - XH giữa các DT. * Về văn hóa, giáo dục - Các DT có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình. Những phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của từng DT được giữ gìn, khôi phục, phát huy. - Các DT ở Việt Nam được BĐ trong hưởng thụ nền giáo dục của nước nhà, được NN tạo điều kiện BĐ về cơ hội học tập. c. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc: tạo khối đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, là sức mạnh đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. 2. Nội dung quyền BĐ giữa các tôn giáo (TG) a. Các khái niệm liên quan: * Tín ngưỡng (TN) là niềm tin tuyệt đối, không chứng minh vào sự tồn tại thực tế của những bản chất siêu nhân (VD: Tin có thần, phật, ma quỷ, chúa, thánh...). * Tôn giáo (TG) là một hình thức TN có tổ chức với những quan niệm, giáo lí thể hiện sự TN và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái TN đó. * Quyền BĐ giữa các TG: được hiểu là các TG ở VN đều có quyền hoạt động TG trong khuôn khổ của PL, đều BĐ trước Pl, những nơi thờ tự TN, TG được PL bảo hộ. b. Nội dung quyền BĐ giữa các TG * Các TG hợp pháp đều BĐ trước PL, có quyền hoạt động TG theo quy định của PL: - Công dân thuộc các TG khác nhau, người có TG hoặc không có TG đều BĐ về quyền và NV công dân, phải tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử vì lí do TG. - Đồng bào theo đạo và các chức sắc TG có trách nhiệm sống tốt đời, đẹp đạo, giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước, phát huy những giá trị văn hóa đạo đức tốt đẹp của TG, của DT, thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân và ý thức chấp hành PL. * Hoạt động TN, TG theo quy định của PL được NN bảo đảm, các cơ sở TG hợp pháp được PL bảo hộ: - Quyền hoạt động TN, TG trên tinh thần tôn trọng PL, phát huy giá trị VH, đạo đức TG được Nhà nước đảm bảo. - Các cơ sở TN, TG như: chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, trụ sở, các cơ sở đào tạo, hợp pháp được PL bảo hộ; nghiêm cấm việc xâm phạm các tài sản đó. c.Ý nghĩa: Là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết toàn DT, thúc đẩy tình đoàn kết trong ND, tạo thành sức mạnh tổng hợp cho công cuộc xây dựng đất nước. ---- * ---- BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN 1. Các quyền tự do cơ bản của công dân: a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân: * Khái niệm: Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. * Nội dung: Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người vì lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ. => Một số trường hợp được bắt người: - TH 1: VKS, Tòa án trong phạm vi thẩm quyền mà PL cho phép có quyền QĐ bắt bị can, bị cáo để tạm giam, khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội. -TH 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp khi: + Có căn cứ cho rằng ngưới đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. + Có người chính mắt trông thấy, xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm. + Thấy ở người hoặc tại chỗ ở của một người nào đó có dấu vết của tội phạm. - TH 3: Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. =>Các trường hợp trên phải do người có thẩm quyền tiến hành, riêng trường hợp thứ 3 thì ai cũng có quyền bắt. b.Quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm: * Khái niệm: Công dân có quyền được bảo đảm an tòan về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. * Nội dung: - Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác: =>Xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe là hành vi cố ý hoặc vô ý làm tổn hại đến tính mạng và sức khỏe của người khác. + Không ai được đánh người; đặc biệt nghiêm cấm hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác. + Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng: như giết người, đe dọa giết người, làm chết người. - Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác: => xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm Là hành vi bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người khác. + Không một ai dù ở cương vi nào có quyền xâm phạm đến nhân phẩm, làm thiệt hại đến danh dự của người khác. + Xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự của CD là vi phạm PL và đạo đức. c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của CD: * Khái niệm: Chỗ ở của công dân đượcNN và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác khi chưa được người đó đồng ý. Chỉ trong trường hợp được PL cho phép và phải có quyết định của cơ quan NN có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một người. Trong trường hợp này thì việc khám cũng không được tiens hành tùy tiện mà phải tuân theo đúng trình tự thủ tục do pháp luật quy định. * Nội dung: - Về nguyên tắc không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác. - Trường hợp được phép khám xét chỗ ở của công dân: + Khi có căn cứ khẳng định tại nơi ở của một người nào đó có chứa các phương tiện, công cụ thực hiện tội phạm; hoặc có chứa các tài liệu liên quan đến vụ án. + Khi cần bắt tội phạm quả tang hoặc tội phạm truy nã đang lẫn tránh ở đó. => Các trường hợp khám xét tên phải do người có thẩm quyền thực hiện và phải theo đúng trình tự, thủ tục do PL quy định. d. Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín: * Khái niệm: Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp PL có quy định và phải có quyết định của cơ quan NN có thẩm quyền. * Nội dung: - Không ai được tự ý bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác. - Người làm nhiệm vụ chuyển thư phải đưa đến tay người nhận, không được giao nhầm, để mất thư của nhân dân. - Chỉ người có thẩm quyền và chỉ trong trường hợp cần thiết mới được kiểm soát thư, điện tín của CD, việc kiểm soát phải theo đúng trình tự thủ tục do PL quy định. - Người vi phạm tùy mức độ có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu TNHS. e. Quyền tự do ngôn luận: * Quyền tự do ngôn luận là quyền của CD được tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về những vấn đề mình quan tâm trong các lĩnh vực của ĐSXH. * Cách thức thực hiện: - Trực tiếp phát biểu tại các cuộc họp; - Viết bài gửi đăng trên các phương tiện thông tin; - Đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu khi tiếp xúc cử tri hoặc viết thư gửi các đại biểu trình bày, đề đạt nguyện vọng về những vấn đề mình quan tâm. 2. Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các quyền tự do cơ bản: ­ Học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của mình. ­ Phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm vi phạm ­ Tích cực tham gia giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành quyết định bắt người, khám người trong những trường hợp được pháp luật cho phép. ­ Tự rèn luyện, nâng cao ý thức PL, tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác. ---- * ---- Bài 7: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ 1. Quyền bầu cử và quyền ứng cử các cơ quan Đại biểu của nhân dân * Các cơ quan Đại biểu của nhân dân (còn gọi là các cơ quan quyền lực nhà nước) gồm: Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. a Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó, nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp (DCGT) ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước. =>Lưu ý: Khi nhân dân thực hiện quyền bầu cử và quyền ứng cử là đang thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp (DCTT). Còn câu "thông qua đó, nhân dân thực thi hình thức DCGT..." nghĩa là thông qua việc thực hiện quyền bầu cử và quyền ứng cử thì nhân dân mới có điều kiện để thực thi hình thức DCGT, chứ không phải việc thực hiện quyền bầu cử và quyền ứng cử là thực hiện hình thức DCGT. b. Nội dung * Người có quyền: Mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử. Trường hợp không được bầu cử gồm: + Người đang bị tước quyền bầu cử. + Người đang phải chấp hành hình phạt tù. + Người đang bị tạm giam. + Người mất năng lực hành vi dân sự (không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của bản thân). *Cách thức thực hiện ­ Quyền bầu cử của công dân thực hiện theo các nguyên tắc: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. ­ Quyền ứng cử của công dân được thực hiện theo hai con đường: tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử. * Ý nghĩa: Là cơ sở pháp lý - chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực NN, để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình thông qua các Đại biểu từ TW đến địa phương do mình bầu ra. 2. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội (NN&XH) a. Quyền tham gia quản lí NN&XH là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong các lĩnh vực của đời sống XH, trong phạm vi của cả nước và trong địa phương; quyền kiến nghị với các cơ quan NN về xây dựng bộ máy NN và phát triển KT - XH. b. Nội dung cơ bản *Ở phạm vi cả nước: ­ Tham gia thảo luận, góp ý xây dựng, các văn bản PL quan trọng. Góp ý, phản ánh kịp thời những bất cập, không phù hợp trong CS, PL để NN sửa đổi, hoàn thiện. ­ Thảo luận, biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. * Ở phạm vi cơ sở: Theo cơ chế “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”: ­ Dân biết: Những việc dân phải được thông báo để biết mà thực hiện (chủ trương, chính sách, PL của Nhà nước, các kế hoạch của địa phương). ­ Dân bàn: Những việc dân được bàn, thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến và quyết định trực tiếp trước khi chính quyền địa phương quyết định. ­ Dân làm: Những việc nhân dân trực tiếp thực hiện sau khi đã được biết, được bàn. ­ Dân kiểm tra: Những việc nhân dân được giám sát, kiểm tra như: hoạt động của chính quyền, của đội ngũ cán bộ, công chức ở địa phương, hoạt động thu chi ngân sác, việc giải quyế khiếu nại, tố cáo... c. Ý nghĩa: Là cơ sở pháp lí quan trọng để nhân dân tham gia vào hoạt động của bộ máy Nhà nước, nhằm động viên và phát huy sức mạnh của toàn dân, xã hội về việc xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh và hoạt động có hiệu quả. 3. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân a. Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong hiến pháp, là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp trong những trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân , tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại . * Quyền khiếu nại (QKN) là quyền của cá nhân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng QĐ, hành vi đó trái PL, xâm phạm quyền, lợi ích của công dân. * Quyền tố cáo (QTC) là quyền công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi VPPL của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ đến quyền, lợi ích hợp pháp của NN, công dân, cơ quan, tổ chức. b) Nội dung Nội dung Khiếu nại Tố cáo Người có quyền Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền, lợi hợp pháp bị quyết định, hành vi hành chính trái PL xâm phạm Mọi công dân Mục đích Khôi phục lại quyền, lợi hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm phạm Phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái PL Người có thẩm quyền giải quyết Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại; người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại; Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính Phủ. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lí người bị tố cáo; người đứng đầu cơ quan cấp trên của cơ quan hành chính có quyết định, tổ chức có người bị tố cáo; Chánh thanh tra các cấp, Tổng Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính Phủ. Quy trình (4 bước) - B1: Người KN gửi đơn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. B2: Người giải quyết KN xem xét, giải quyết. - B3: + Nếu người KN đồng ý với kết quả giải quyết trên => QĐ có hiệu lực, Kết thúc qui trình. + Nếu người KN không đồng ý với kết quả giải quyết trên => KN lên cấp cao hơn hoặc kiện ra tòa HC. - B4: Người giải quyết KN lần 2 xem xét, giải quyết. - B1: Người TC gửi đơn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. B2: Người giải quyết TC xem xét, giải quyết (nếu có dấu hiệu tội phạm thì chuyển hồ sơ cho cơ quan điiều tra, Viện kiểm sát). - B3: + Nếu người TC đồng ý với kết quả giải quyết trên => QĐ có hiệu lực, Kết thúc qui trình. + Nếu người TC không đồng ý với kết quả giải quyết trên => KN lên cấp cao hơn. - B4: Người giải quyết TC lần 2 xem xét, giải quyết. Ví dụ: Về KN: Chị A bị giám đốc CTy buộc thôi việc vì lí do kết hôn, như vậy giám đốc đã có quyết định hành chính trái PL, xâm phạm quyền lợi hợp pháp của chị A nên chị A có quyền gửi đơn khiếu nại đến giám đốc để yêu cầu xem xét lại quyết định trái PL đó. Về TC: Anh B phát hiện kế toán Cty tham nhũng công quỹ, như vậy anh B đã phát hiện hành vi trái PL của kế toán Cty, anh B có quyền tố cáo hành vi này lên giám đốc CTy để kịp thời ngăn chặn hành vi này của vị kế toán đó. c. Ý nghĩa: Là cơ sở pháp lí để công dân thực hiện một cách có hiệu quả quyền công dân của mình trong một XH dân chủ, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của CD, ngăn chặn những việc làm trái PL, xâm phạm lợi ích của NN, tổ chức và CD. 4. Trách nhiệm của công dân: Có ý thức đầy đủ về trách nhiệm làm chủ của mình. ---- * ---- Bài 8: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN 1.Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân a. Quyền học tập nghĩa là mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành,nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời. *Nội dung: - Công dân có quyền học không hạn chế: học từ thấp=>cao qua các cấp hoc: Mầm non =>Tiểu học =>THCS = >THPT =>Trung cấp, cao đẳng, đại học =>Sau đại học. - Công dân có quyền học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với khả năng, sở thích, điều kiện của mình. - Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời: được học bằng nhiều hình thức khác nhau (Chính quy hoặc giaod dục thường xuyên, tập trung hoặc không tập trung, học ban ngày, buổi tối) và ở các loại hình trường lớp khác nhau (trường công lập hoặc bán công, dân lập, tư thục). - Công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập: Không bị phân biệt, đối xử trong học tập. NN ưu tiên hỗ trợ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, dân tộc thiểu số, người sống ở vùng có điều kiện KT - XH khó khăn. b. Quyền sáng tạo của công dân * Quyền sáng tạo: là quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất; quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực đời sống xã hội. * Nội dung: - Quyền sáng tạo của công dân gồm: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và hoạt động khoa học, công nghệ. - Pháp luật một mặt khuyến khích tự do sáng tạo, ứng dụng tiến bộ KH-KT và CN, phổ biến các tác phẩm sáng tạo. Mặt khác, luôn bảo vệ quyền sáng tạo và xử lí nghiêm các hành vi xâm phạm quyền sáng tạo. c. Quyền được phát triển của công dân * Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong môi trường XH và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất, được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các họat động văn hóa, đuợc cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe, được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng. * N

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an ca nam_12438842.doc
Tài liệu liên quan