Phân tích các bẫy thường gặp trong quá trình giải bài tập Hóa trong các đề thi

Ví dụ7: Nguyên tốM thuộc chu kỳ2, nhóm VIIA. Công thức oxit cao nhất và hợp

chất khí với H là:

A. M2O3, MH3 B. MO3, MH2 C. M2O7, MH D. M2O, MH

* Phân tích: Bài tập trên là một bài kiểm tra kiến thức HS vềnội dung bảng HTTH, để

làm bài tập này, HS phải nắm vững kiến thức vềCTTQ của các loại hợp chất quan trọng:

Ôxit cao nhất, hyđroxit, hợp chất khí với hyđro của các nguyên tốnhóm IA đến VIIA.

Với kiến thức đó, các nguyên tốnhóm VIIA sẽcó công thức tổng quát vềôxit cao nhất là

R2O7và công thức với hợp chất khí với hyđro là RH.

Vậy chọn đáp ánC.

*Tuy nhiên HS dẫmứac phải “bẫy” là với đặc điểm các nguyên tốthuộc chu kỳ2 thì

kết quảtrên lại sai. Ởchu kỳ2, nhóm VIIA là nguyên tốF, do đặc điểm cấu tạo nguyên

tửF nên công thức ôxit cao nhất của F lại là F2O vì vậy chọn đáp ánD.

pdf13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11490 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích các bẫy thường gặp trong quá trình giải bài tập Hóa trong các đề thi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iản và dễ, sau đây là một số “nhầm lẫn” về việc vận dụng kiến thức này. Ví dụ 1: Hãy viết các PTHH sau đây dưới dạng ion đầy đủ và ion rút gọn a. Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO2 + H2O b. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 c. Mg + H2SO4 (đặc, nóng) → MgSO4 + S + H2O * Phân tích: Với loại câu hỏi này hầu hết HS đều áp dụng kiến thức về điện li và trình bày với kết quả sau: a. Phương trình ion đầy đủ: Al + 6 H+ + 6 NO3- → Al3+ + 3 NO3- + 3NO2 + 3 H2O Phương trình ion rút gọn: Al + 6 H+ + 3 NO3- → Al3+ + 3 NO2 + 3 H2O b. Phương trình ion đầy đủ: Fe + 2 H+ + SO42- → Fe2+ + SO42- + H2O Phương trình ion rút gọn là: Fe + 2 H+ → Fe2+ + H2 c. Phương trình ion đầy đủ : 2 Fe + 8 H+ + 4 SO42- → 2 Fe3+ + 3 SO42- + S + 4 H2O Phương trình ion rút gọn: 2 Fe + 8 H+ + SO42- → 2 Fe3+ + S + 4 H2O * Với cách giải trên HS đã phạm một sai lầm ở câu (c) - đó là nhìn phương trình ion rút gọn, ta thấy ion SO42- có tính oxi hoá, nhưng thực chất ion SO42- không có tính oxi hóa, mà tính oxi hoá là của cả phân tử H2SO4 Ví dụ 2: X là một oxit sắt trong 3 oxit: FeO, Fe2O3, Fe3O4. có % khối lượng sắt trong oxit là 72,41 %. Cho biết CTPT của X, tính thể tích dd HNO3 0,7 M cần thiết để hoà tan hết 69,6 gam X, biết PƯHH giải phóng khí NO duy nhất. A. Fe2O3, 4 l B. Fe3O4 , 4l C. Fe2O3, 5l D. Fe3O4, 4/7l * Phân tích: Với bài toán này HS thấy ngay oxit sắt phải có tính khử, vì vậy X có thể là FeO hoặc Fe3O4 , đối chiếu đáp án HS sẽ chọn ngay là đáp án B hoặc D. Việc tính thể tích HNO3 HS sẽ áp dụng phương pháp bảo toàn electron như sau: - Qúa trình oxi hoá: 3 Fe+8/3 (Fe3O4) + 3e → 3 Fe3+ Mol: 69,9/232 ----------- →0,3 - Qúa trình khử: NO3 - + 3 e + 4 H+ → NO + 2 H2O Mol: 0,3 --- → 0,4 Vậy: Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng trên là: 0,4 (mol) Do đó thể tích dd HNO3 là 0,4/0,7 = 4/7 → Chọn đáp án D * Với cách giải trên HS đã phạm một sai lầm là viết quá trình khử để tính số mol HNO3 thì số mol HNO3 trong quá trình đó là lượng HNO3 tham gia PƯ oxihoa khử, còn lượng HNO3 trong cả quá trình PƯ thì còn phải tính thêm lượng HNO3 tham gia PƯ axit – bazơ với Fe3O4. Vì vậy ta có cách giải khác như sau: - PTHH: 3 Fe3O4 + 28 HNO3 → 9 Fe(NO3)3 + NO + 14 H2O (*) Mol: 0,3 ------------ →2,8 Theo PTHH (*) Số mol HNO3 là: 2,8 → Thể thích dd HNO3 là 2,8/0,7 = 4 (lít) → Chọn đáp án B 2.1.2. Những “bẫy” về cách hiểu và vận dụng kiến thức Kiến thức hóa học phổ thông vừa phong phú vừa đa dạng, vừa lí thuyết vừa thực nghiệm, vừa trừu tượng và vừa cụ thể, nên việc mắc sai lầm trong học tập là điều khó tránh khỏi. Giáo viên nên có những dự đoán về sai lầm để tạo tình huống có vấn đề trong bài tập, phần nào giúp học sinh hiểu được những sai lầm đó qua hoạt động giải bài tập, tránh mắc phải những tình huống tương tự sau khi đã hiểu kiến thức một cách chính xác. Ví dụ 3: Đốt cháy hoàn toàn 14,4 gam một hiđrocacbon A thu được 44,0 gam gam CO2. Tìm CTPT của hyđrocacbon A * Phân tích: Với bài tập này nhiều học sinh đưa ra lời giải như sau: Từ giả thiết → nCO2 = 44 44 = 1,0 (mol) → mC = 12.1,0 = 12 (gam) Từ đó suy ra: mH = 14,4 – 12,0 = 2,4 (gam) → Gọi CTTQ của hyđrocacbon A là CxHy ta có: x : y = 12 1 mC mH = 1: 2,4 = 5: 12. Vậy CTPT của hyđrocacbon A là: C5H12. * Với cách giải trên nhiều học sinh đã phạm sai lầm là nhầm lẫn giữa công thức thực nghiệm và CTPT, thực chất của việc giải trên là mới chỉ tìm ra được công thức thực nghiệm, để có CTPT ta phải giải như sau. - Như trên ta tìm được: nCO2 = 1,0 (mol), từ mH = 2,4 gam → nH2O = 12 nH = 1,2 mol Do: nH2O > nCO2 nên A là ankan, từ đó A có công thức tổng quát là CnH2n + 2, với n = 2nCO nA = 1,0 1,2 1,0− = 5. Vậy CTPT của hyđrocacbon A là: C5H12 Ví dụ 4. Cho biết điểm sai của một số cấu hình electron sau và sửa lại cho đúng? a. 1s22s12p5. b. 1s22s22p63s23p64s23d2. c. 1s22s22p64s2. * Phân tích: Đây là một bài tập kiểm tra kiến thức về víêt cấu hình electron. Vậy học sinh phải hiểu khái niệm về cấu hình electron và phương pháp viết cấu hình electron, cụ thể là: Bước 1. Mức năng lượng: 1s2s2p3s3p4s3d4p5s4p5d… Bước 2. Hiểu rõ các quy tắc viết cấu hình electron: Sắp xếp các phân lớp theo đúng trật tự của từng lớp, trong mỗi lớp theo đúng thứ tự phân lớp. Với kiến thức này HS sẽ áp dụng giải quyết vấn đề trên a. 1s22s12p5 - Điểm sai: Vi phạm về việc sắp xếp electron theo trật tự mức năng lượng. - Sửa lại: Chủ yếu HS chỉ sửa lại theo kết quả 1s22s22p4 (bảo toàn e), như vậy học sinh đã làm đúng nhưng còn thiếu một kết quả: 1s22s22p5. b. 1s22s22p63s23p64s23d2: - Điểm sai: Đây là mức năng lượng chứ không phải là cấu hình electron, vì vậy hầu hết HS sẽ sửa lại là 1s22s22p63s23p63d24s2. - Tuy nhiên từ cấu hình electron trên học sinh có thể sửa theo kết quả không bảo toàn electron 1s22s22p63s23p64s2 cũng thoã mãn. c. 1s22s22p64s2: - Điểm sai: Cấu hình e này thiếu lớp 3,vì phạm về sắp xếp e và mức năng lượng - Sửa lại: + Hầu hết HS sẽ sử dụng bảo toàn electron nên viết lại cấu hình electron là: 1s22s22p63s2 * Một số HS có thể không dừng lại bảo toàn electron mà thấy rằng lớp thứ 3 còn thiếu electron nên có thể viết lại cấu hình trên với kết quả 1s2222p63s23p63d104s2. * Một số HS nắm vững về cấu hình electron có thể còn đưa ra 9 kết quả khác nữa: 1s22s22p63s23p63dx4s2 với x là: 0, 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 10. Ví dụ 5. Xác định sản phẩm chính của phản ứng sau: CH2 = CH – COOH + HCl → * Phân tích: Đây là một câu hỏi về phản ứng cộng hợp của tác nhân bất đối xứng và liên kết đôi C = C. Để giải quyết vấn đề này HS phải vận dụng quy tắc Maccopnhicop: Trong phản ứng cộng axit hoặc nước (kí hiệu chung là HA) vào liên kết C=C, H (phần mang điện tích dương) ưu tiên cộng vào C mang nhiều H hơn (cacbon bậc thấp hơn), còn A (phần tử mang điện tích âm) ưu tiên cộng vào C mang ít H hơn (cacbon bậc cao hơn) * Áp dụng: CH2 = CH – COOH + HCl → CH3 – CHCl – COOH (sản phẩm chính) CH2 = CH – COOH + HCl → CH2Cl – CH2 – COOH (sản phẩm phụ) - Với cách giải quyết trên HS sẽ vướng vào cái “bẫy” là phản ứng trên cộng trái với quy tắc Maccopnhicop vì hai liên kết đôi liên hợp C3 = C2 - C1 = O phân cực về phía O, suy ra liên kết đôi C = C phân cực về phía C2 nên tại C2 mang một phần điện tích âm và H+ của tác nhân sẽ ưu tiên tấn công vào C2 → sản phẩm chính là CH2Cl – CH – COOH. Ví dụ 6: Cho lượng dư bột kim koại Fe tác dụng với 250 ml dung dịch HNO3 4M đun nóng và khuấy đều hỗn hợp. Phản ứng xảy ra hoàn toàn và giải phóng ra khí NO duy nhất. Sau khi kết thúc phản ứng, đem lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch A. Làm bay hơi cẩn thận dung dịch A thu được muối khan, nung nóng lượng muối khan đó ở nhiệt độ cao để phản ứng nhiệt phân xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn và x (mol) hỗn hợp gồm 2 khí. a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b. Tìm m và x * Phân tích: Với bài tập này HS sẽ tập trung vào việc chú ý đến tính chất oxihoa mạnh của HNO3, vì vậy các em sẽ giải quyết bài toán bằng việc viết các phương trình hoá học: Fe + 4 HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2 H2O (1) - Dung dịch A có Fe(NO3)3 quá trình cô cạn A không xảy ra sự nhiệt phân muối, vậy muối khan là Fe(NO3)3, nhiệt phân muối này sẽ xảy ra phương trình hoá học sau: 4 Fe(NO3)3 0t C→ 2 Fe2O3 + 12 NO2 + 3O2 (2) - Vậy chất rắn thu được là Fe2O3 và hỗn hợp khí thu được là NO2, O2. Từ giả thiết, do kim loại dư nên HNO3 hết. Vậy: nFe2O3 = 1 8 nHNO3 = 1 8 .4.0,25 = 0,125 (mol) → mFe2O3 = 0,125.160 = 20,0 (g) nNO2 = 6nFe2O3 ; nO2 = 3 2 .nFe2O3 → nkhí = 15 2 .nFe2O3 = 15 16 (mol) * Tuy nhiên với cách giải trên học sinh đã vấp “bẫy” là không chú ý dự kiện đây là kim loại Fe, khác với các kim loại khác ở chỗ là khi Fe dư thì sẽ xảy ra phản ứng: Fe + 2 Fe(NO3)3 → 3 Fe(NO3)2 (3) Như vậy cách hiểu trên sẽ đem lại kết quả sai. - Vậy dung dịch A không phải có Fe(NO3)3 mà có Fe(NO3)2 và phương trình hoá học nhiệt phân muối xảy như sau: 4 Fe(NO3)2 → 2 Fe2O3 + 8 NO2 + O2 (4) Do đó khối lượng chất rắn và số mol khí thu được là: mFe2O3 = 0,1875. 160 = 30,0 (g); nkhí = 52 .nFe2O3 = 15 32 (mol) Ví dụ 7: Nguyên tố M thuộc chu kỳ 2, nhóm VIIA. Công thức oxit cao nhất và hợp chất khí với H là: A. M2O3, MH3 B. MO3, MH2 C. M2O7, MH D. M2O, MH * Phân tích: Bài tập trên là một bài kiểm tra kiến thức HS về nội dung bảng HTTH, để làm bài tập này, HS phải nắm vững kiến thức về CTTQ của các loại hợp chất quan trọng: Ôxit cao nhất, hyđroxit, hợp chất khí với hyđro của các nguyên tố nhóm IA đến VIIA. Với kiến thức đó, các nguyên tố nhóm VIIA sẽ có công thức tổng quát về ôxit cao nhất là R2O7 và công thức với hợp chất khí với hyđro là RH. Vậy chọn đáp án C. * Tuy nhiên HS dẫ mứac phải “bẫy” là với đặc điểm các nguyên tố thuộc chu kỳ 2 thì kết quả trên lại sai. Ở chu kỳ 2, nhóm VIIA là nguyên tố F, do đặc điểm cấu tạo nguyên tử F nên công thức ôxit cao nhất của F lại là F2O vì vậy chọn đáp án D. Ví dụ 8 : Dãy gồm các chất đều tác dụng với dd Fe(NO3)2 là: A. Mg, Cl2, NaOH, NaCl B. AgNO3, Cl2, NH3, NaOH C. NaOH, Cl2, NH3, HCl, AgNO3 D. AgNO3, NaOH, Cu, HCl * Sai lầm: Hầu hết HS đều cho rằng không có phản ứng giữa HCl với Fe(NO3)2 vì HCl và HNO3 đều là những axit mạnh và là axit bay hơi. Do đó HS chọn đáp án B * Phân tích: Khi cho Fe(NO3)2 tác dụng với dd HCl thì sẽ xảy ra phản ứng dạng ion như sau: Fe2+ + 2 H+ + NO3- → Fe3+ + NO2 + H2O Vì vậy chọn đáp án C. Ví dụ 9: Cho các chất p-Crezon, natrietylat, anilin, phenylamoniclorua, protein. Số chất tác dụng được với dd NaOH là: A. 5 B. 4 C.3 D. 2 * Sai lầm: Học sinh thường chọn đáp án B là gồm 4 chất: p- Crezon, alanin, phenylamoniclorua và protein. * Phân tích: HS đã sai lầm khi không để ý phản ứng giữa etylatnatri với H2O, bởi vì trong dung dịch NaOH có H2O. Chính vì có thêm phản ứng này nên ta chọn đáp án A Ví dụ 10: Cho dd NaOH loãng, dư vào mỗi dung dịch : BaCl2, AlCl3, CrCl2, CuCl2, AgNO3. Số chất kết tủa tạo thành là: A. 2 B. 3. C.4 D. 5 * Sai lầm: Đa số HS làm như sau: Cho dd NaOH vào dd BaCl2 thấy không có hiện tượng gì. Cho từ từ dd NaOH vào dd AlCl3 thì xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan. Cho dd NaOH vào dd CuCl2 thấy tạo kết tủa Cu(OH)2 Cho dd NaOH vào dd AgNO3 không xảy ra phản ứng do AgOH không tồn tại.nên không xảy ra phản ứng.Vậy HS chọn đáp án A. * Phân tích: Do AgOH không tồn tại nên đã bị phân hủy thành Ag2O và H2O. Chính vì vậy khi cho dd NaOH vào dd AgNO3 có xảy ra phản ứng. Vậy chọn đáp án đúng là: B Ví dụ 11: Fructozơ có thể phản ứng được với: A. dung dịch Br2. B. Cu(OH)2 C. dung dịch KMnO4.D. Cả 3 chất. * Sai lầm: Hầu hết HS sẽ chọn đáp án D, bởi vì các em suy nghĩ rằng Fructzơ là ancol đa chức nên có phản ứng với Cu(OH)2,có cân bằng: Fructozơ →← Glucozơ nên có phản ứng khử nhóm chức –CHO bằng chất oxihoá mạnh như dd Br2, hay dd KMnO4. * Phân tích: Thực ra để có cân bằng Fructozơ →← Glucozơ thì cần phải có môi trường –OH. Chính vì thế mà dd Br2 hay dd KMnO4 đều không thể oxihoa được Fructozơ. Chọn đáp án B. Ví dụ 12: Điều chế polyvinylancol, người ta dùng các phương pháp nào sau đây: 1. Trùng hợp ancol vinylic 2. Trùng hợp vinylaxetat, sau đó thuỷ phân trong dd NaOH 3. Thuỷ phân tinh bột. A.1 và 2 B. Chỉ có 1 C. Chỉ có 2 D. Chỉ có 3 * Sai lầm: Hầu hết HS thường chọn đáp án A, vì HS thường nghĩ rằng để có polyvinylancol thì phương pháp trùng hợp được áp dụng và trùng hợp monome ancolvinylic. * Phân tích: HS đã phạm một sai lầm là ancolvinylic là một loại ancol kém bền, không tồn tại, nó sẽ tự chuyển thành andehitaxetic CH3CHO. Vậy đáp án đúng là C Ví dụ 13: Sự mô tả nào sau đây không đúng hiện tượng hoá học. A. Cho từ từ dd CH3COOH loãng vào dd Na2CO3 và khuấy đều, lúc đầu không có hiện tượng gì, sau một thời gian thấy có sủi bọt khí. B. Cho quỳ tím vào dung dịch Benzylamin thấy quỳ tím chuyển sang màu xanh. C. Cho từ từ anilin vào dd HCl thấy tan dần vào dd HCl. D. Cho propilen vào nước Br2 thấy nước Br2 bị mất màu và thu được một dd đồng nhất trong suốt. * Sai lầm: Hâu hết HS sẽ chọn đáp án B vì cho rằng amin thơm ít tan trong nước nên không làm đổi màu quỳ tím. * Phân tích: Benzylamin là một trường hợp đặc biệt, tan rất nhiều trong nước và đổi màu quỳ tím, vì có phản ứng thuỷ phân với H2O. Vì vậy chọn đáp án D 2.1.3. Vận dụng các phương pháp giải toán một cách không hợp lí và triệt để trong việc giải các bài tập hoá học. Một số sai lầm phổ biến như khi tính theo phương trình hóa học hoặc sơ đồ phản ứng mà quên cân bằng hoặc cân bằng không đúng, hiểu sai các công thức tính toán trong hoá học, sử dụng đơn vị tính không thống nhất, không để ý đến hiệu suất phản ứng cho trong bài, không xác định được chất nào hết hay dư trong quá trình phản ứng, hiểu sai tính chất của các chất nên viết phương trình hóa học không chính xác, thiếu các kĩ năng cơ bản khi sử dụng các phương pháp giải bài tập, ... Ví dụ 14. Nguyên tố M thuộc chu kỳ 2, nhóm VIIA. Công thức oxit cao nhất và hợp chất khí với H là: A.M2O3, MH3 B.MO3, MH2 C. M2O7, MH D.M2O, MH * Phân tích: Bài tập trên là một bài kiểm tra kiến thức học sinh về nội dung bảng tuần hoàn, để làm bài tập này, học sinh phải nắm vững kiến thức về công thức tổng quát của các loại hợp chất quan trọng: Oxit cao nhất, hiđroxit, hợp chất khí với hiđro của các nguyên tố nhóm IA đến VIIA. Với kiến thức đó, các nguyên tố nhóm VIIA sẽ có công thức tổng quát về oxit cao nhất là R2O7 và công thức với hợp chất khí với hiđro là RH → Phương án nhiễu C. - Tuy nhiên với đặc điểm các nguyên tố thuộc chu kỳ 2 thì kết quả trên lại sai. Ở chu kỳ 2, nhóm VIIA là nguyên tố F, do đặc điểm cấu tạo nguyên tử F nên công thức oxit cao nhất của F là F2O → Đáp án D. Ví dụ 15. Trong một cốc nước chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+ và c mol HCO −3 . Nếu chỉ dùng nước vôi trong, nồng độ Ca(OH)2 x M để làm giảm độ cứng của nước thì người ta thấy khi thêm V lít nước vôi trong vào cốc thì độ cứng của nước trong cốc là nhỏ nhất. Biểu thức tính V theo a, b, x là A.V = x ab +2 B.V = x ab + C.V = x ab 2+ D.V = x ab 2 + * Phân tích: Cách giải phổ biến thường gặp là dựa vào các phản ứng ion Ca(OH)2 → Ca2+ + 2.OH- Số mol: x.V → x.V → 2x.V 3HCO − + OH- → H2O + 23CO − Số mol: c → 2x.V → 2x.V 2 3CO − + Mg2+ → MgCO3↓ b ← b 2 3CO − + Ca2+ → CaCO3↓ (a + x.V)← (a + x.V) Vậy ta có: a + b + x.V = 2x.V → V = b a x + → Phương án nhiễu B. * Sai lầm ở đây là học sinh không biết độ tan của Mg(OH)2 (T = 5.10-12) nhỏ hơn nhiều so với MgCO3 (T = 1.10-5) nên có sự ưu tiên tạo kết tủa Mg(OH)2, do đó phản ứng trao đổi ion trong dung dịch lại xẩy ra như sau: Ca(OH)2 → Ca2+ + 2OH- Số mol: x.V → x.V → 2x.V 3HCO − + OH- → H2O + 23CO − Số mol: c → c → c 2OH- + Mg2+ → Mg(OH)2↓ 2b ← b 2 3CO − + Ca2+ → CaCO3 ↓ c → c Vậy ta có: c = x.V + a và c + 2.b = 2x. V → V = 2b a x + → Đáp án A. Ví dụ 16. Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và CH3COOH có số mol bằng nhau. Lấy 5,3 g hỗn hợp X cho tác dụng với 5,75 g C2H5OH (có H2SO4 đặc làm xúc tác) thu được m (g) hỗn hợp este (hiệu suất các phản ứng este hóa đều bằng 80%). Giá trị m là : A. 7,04 B. 6,48 C. 8,10 D. 8,80 * Phân tích: Học sinh dễ mắc sai lầm khi áp dụng nhanh phương pháp tăng - giảm khối lượng quen thuộc nhưng chỉ chú ý đến số mol ancol: 2 5 2 5 2RCOOH C H OH RCOOC H H O+ + 1 mol → ∆m tăng = 28 g 0,125 mol → ∆m tăng = 3,5 g → m = 5,3 + 3,5 = 8,8 → Phương án nhiễu D. * Một số học sinh cho rằng kết quả này không đúng là do chưa tính đến hiệu suất phản ứng → m = 8,8. 80% = 7,04 → Phương án nhiễu A. * Rõ ràng kết quả này cũng không chính xác vì học sinh đã mắc sai lầm khi tính toán theo lượng chất dư C2H5OH (H = 100%). Hướng dẫn học sinh tìm số mol axit để so sánh với ancol xem chất nào là chất thiếu trong phương trình phản ứng: 2 5 3 X C H OH HCOOH : x mol X 46x 60x 106x 5,3 x 0,05 CH COOH : x mol 5,75 n 0,1 n 0,125 46  → + = = → =  → = < = = → Tính theo axit: 2 5 2 5 2RCOOH C H OH RCOOC H H O+ + 1 mol 1 m→ → ∆ tăng = 28g 0,1mol 0,1 m→ → ∆ tăng = 2,8g estem 5,3 2,8 8,10g→ = + = → Phương án nhiễu C. Vì H = 80% 8,1.80m 6, 48g 100 → = = → Đáp án B. Ví dụ 17. Cho 31,84g hỗn hợp NaX và NaY (X, Y là 2 halogen ở 2 chu kì liên tiếp) vào dung dịch AgNO3 dư thì thu được 57,34 g kết tủa . Công thức của 2 muối là : A. NaCl và NaBr B. NaBr và NaI C. NaF và NaCl D. NaF và NaCl hoặc NaBr và NaI. * Phân tích: Hầu hết học sinh sẽ giải bài tập này bằng cách chuyển bài toán hỗn hợp thành bài toán một chất tương đương bằng việc gọi công thức tổng quát chung 2 muối là: Na X . - Phương trình hoá học được viết: Na X + AgNO3 → Ag X ↓ + NaNO3 (23 + X ) gam → (108 + X ) gam 31,84 gam → 57,34 gam → X = 83,13 → 2 halogen là Br và I → đáp án B. * Với cách giải trên học sinh đã phạm một sai lầm là cho cả 2 muối NaX và NaY đều tạo kết tủa với dung dịch AgNO3, điều này chỉ đúng với muối của 3 halogen Cl, Br, I còn NaF không tác dụng với AgNO3 vì không tạo kết tủa. Vì vậy cần hướng dẫn học sinh xét bài toán qua 2 khả năng: + KN 1: Hỗn hợp 2 muối halogen gồm: NaF và NaCl, lúc đó chỉ có NaCl phản ứng NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3 nAgNO3 = 57,34 143,5 ≈ 0,4 (mol) → nNaCl ≈ 0,4 (mol) → mNaCl = 0,4. 58,5 = 23,4 < 31,84 → trường hợp này cũng thoả mãn. + KN 2 : Hỗn hợp cả 2 muối halogen đều phản ứng với dung dịch AgNO3, kết quả tìm được 2 halogen là Br và I. Như vậy đáp án là D. 2.1.4. Sai lầm của học sinh về cách hiểu và vận dụng lí thuyết hóa học trong giải bài tập. Một số sai lầm của HS trong quá trình giải bài tập là do kiến thức lý thuyết chưa nắm vững,còn phiến diện, chưa tổng hợp được kiến thức, ví dụ như một chất hữu cơ có phản ứng tráng gương thì HS chỉ nghĩ rằng đó là Anđêhit mà không xét các trường hợp khác như HCOOH, HCOOR, HCOOM, . .hay khi thuỷ phân este thì HS chỉ nghĩ rằng tạo ra axit (hoặc muối) và ancol chứ không nghĩ đến các trường hợp tạo nhiều muối, anđêhit, xêton, . .Sau đây là một số ví dụ minh hoạ. Ví dụ 18: Đun một chất hữu cơ A đơn chức có khối lượng 8,6 gam trong môi trường kiềm, ta thu được hai chất hữu cơ B và C. Chất B không có phản ứng tráng gương, còn lượng chất C thu được cho tác dụng với Ag2O/NH3 dư thì thu được 21,6 gam Ag và chất B’. Khi cho B’ tác dụng với NaOH thì thu được B. Tìm công thức cấu tạo của A,B,C. Giải: * Sai lầm: Hầu hết HS đều có thói quen suy suy nghĩ rằng: - Khi thuỷ phân một este trong môi trường axit thì sẽ thu được rượu và axit hữu cơ - Khi thuỷ phân este trong môi trường kiềm thì sẽ thu được muối và rượu. Do đó với bài tập trên HS sẽ nhầm tưởng là B là ancol còn C là HCOOH, A là este. * Phân tích: Ta giả sử C là chất có chức andehit, công thức tổng quát có dạng: RCHO, ta có Phương trình hoá học: RCHO + Ag2O 3dd NH→ RCOOH + 2 Ag. RCOOH + NaOH → RCOONa + H2O. Theo hai phản ứng trên OOHRCn = OONaRCn = RCHOn = 1 2 Ag n = 0,1 - Gỉa sử A là este đơn chức: Phương trình hoá học: RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH. A B C 0,1 0,1 0,1 Theo giả thiết; MA = 8,6 0,1 = 86 = 44 + (R + R’) Vậy: R + R’ = 86 – 44 = 42 = 3 6C H M Nếu tách 2 gốc R và R’ ra thì một gốc là – CH3 và một gốc là CH2=CH2. Nếu R của B là CH2=CH- thì CH2=CH-COONa là chất B, còn C là CH3OH. Vậy C không thể có phản ứng tráng gương. Do đó B là CH3COONa và C là CH2=CH-OH, rượu này không bền nên chuyển thành CH3CHO. Vậy A là: CH3COOCH=CH2. Ví dụ 19: Hoà tan 5,6 gam bột Fe trong 300,0 ml dd HCl 1M. Sau phản ứng thu được dd X và khí H2. Cho lượng dư dd AgNO3 vào dd X thì thu được m gam chất rắn. Hãy tìm gía trị m Giải: * Sai lầm: Hầu hết HS là như sau: Phương trình hoá học: Fe + 2 HCl → FeCl2 + H2 (1) mol 0,1 0,2 2 AgNO3 + FeCl2 → 2 AgCl + Fe(NO3)2 (2) mol 0,1 0,2 AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3 (3) mol 0,1 0,1 Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag (4) mol 0,1 0,1 Vậy: Khối lượng chất rắn là: 53,85 gam. * Phân tích: HS đã viết thiếu phản ứng hoá học: 4 H+ + 3 Fe3+ + NO3- → 3 Fe3+ + NO + 2 H2O (*) Phản ứng (*) xảy ra trước phản ứng (4) nên Fe2+ trong phản ứng (4) chỉ còn: 0,025. Do đó khối lượng chất rắn là: 45,75 gam. 2.1.5. Không xét hết các trường hợp dẫn đến “thiếu nghiệm”. Một số HS thường mắc các “bẫy” khi giải toán là không chú ý đến các tính chất đặc biệt của các chất PƯ cũng như các chất SP, như tính lưỡng tính của các ôxit, hyđroxit lưỡng tính, quá trình hoà tan các kết tủa của các ôxit axit như hoà tan CaCO3 bởi CO2, . ., vì vậy HS thường xét thiệu nghiệm, sau đây là một số ví dụ. Ví dụ 20: X là dd chứa 0,1 mol AlCl3 Y là dd NaOH 1 M. Đổ từ từ dd Y vào dd X đến hết thì lượng kết tủa thu được là 6,24 gam. Thể tích dd Y là: A. 0,24 lít B. 0,32 lít C. 0,24 lit hoặc 0,32 lít D. 0,34 lít * Sai lầm: Hầu hết HS thường giải theo cách sau: - Phương trình hoá học: AlCl3 + 3 NaOH → 3 NaCl + Al(OH)3 (1) Ban đầu: Mol 0,1 1.V Phản ứng: Mol 6,24 78 = 0,08 (mol) - Qua số mol của Al(OH)3 thu được ta thấy AlCl3 dư, nên NaOH hết, vậy NaOH tính theo kết tủa Al(OH)3, do đó NaOHn = 3. 3( )Al OHn = 3. 0,08 = 0,24 (mol) Vậy: VY = 0,28 (lít). * Phân tích: Hầu hết HS đã mắc một sai lầm là không nghĩ đến tính lưỡng tính của Al(OH)3 nên đã không xét thêm một trường hợp nữa là dd NaOH tác dụng hết với Al(OH)3 để thu được kết tủa cực đại, sau đó một phần kết tủa Al(OH)3 tan ra, do đó bài toán này có 2 kết quả đúng là: V dung dịch Y bằng 0,24 lít và 0,32 lít. 2.1.6. Chưa có phương pháp phân tích và tổng hợp kiến thức. Đa số các em HS có năng lực học tập trung bình và yếu đều mắc các “bẫy” kiến thức về phần này, các em có thể có kiến thức các phần riêng biệt, nhưng sự tổng hợp các kiến thức đó lại trong một vấn đề cần giải quyết thì hạn chế, mặt khác nhiều em chưa có khả năng phân tích các dự kiện bài toán, để từ đó xâu chuỗi chúng lại thành một kiến thức thống nhất, logíc, sau đây là một số ví dụ minh hoạ. Ví dụ 21 : Cho các chất: Cu(OH)2 (1), AgCl(2), NaOH(3), Al(OH)3(4), Mg(OH)2(5). Những chất nào trong số các chất trên có bị hoà tan trong dd amoniăc. A. Chỉ có 1,2 B. Chỉ có 1,2,3. C. Chỉ có 1,3 D. 1,2,3 và 5 * Sai lầm: Đa số HS thường chọn 1,2, vì HS nghĩ ngay đến khả năng tạo phức của dd NH3 với Cu(OH)2 và AgCl, nên chọn đáp án A. * Phân tích: Đề ra yêu cầu là tìm chất bị hòa tan trong dung dịch amoniăc nên có thên NaOH nữa (vì NaOH không phản ứng nhưng tan trong dd NaOH). Ví dụ 22 : Để điều chế Cl2 trong phòng thí nghiệm có thể dùng các cách: 1. Cho dd KMnO4 tác dụng với dd HCl đặc. 2. Cho dd KMnO4 và dd H2SO4 đặc tác dụng với tinh thể NaCl. 3. Điện phân nóng chảy NaCl. A. Chỉ có 1 B.Chỉ có 2 C.Chỉ có 3 D. Cả 1,2,3 * Sai lầm: HS thường chọn đáp án D, như vậy phương án 2 cũng được chấp nhận. * Phân tích: Khi cho H2SO4 đđ tác dụng với NaCl sẽ giải phóng HCl NaCl + H2SO4 (đ) 0t C → NaHSO4 + HCl Nhưng do HCl sinh ra ở dạng khí hoặc có hoà tan thành axit thì nồng độ cũng không đủ lớn để tác dụng với dd KMnO4 để giải phong Cl2. Trong phòng thí nghiệm, với lượng chất điều chế ít, dụng cụ đơn giản nên không dùng phương pháp điện phân. Vậy: chỉ có phương án 1 là hợp lí nên chọn đáp án A. Ví dụ 23: Dãy gồm các chất đều có khả năng là mất màu dd Brom là: A. Xiclobutan, Propilen, Axetilen, Butađien B. Propilen, axetilen, glucozo, triolein. C. Benzen, etilen, propilen, axetilen, tripanmitin D. Propilen, axetilen, butadien, saccarozo. * Sai lầm: Hầu hết HS khi giải quyết kiến thức trên , thấy các chất trong câu A đều thoả mãn nên chọn đáp án A. * Phân tích: Xiclobutan pư với Br2 (kh) chứ không pư dd Br2/CCl4. Vì vậy đáp án đúng là B. 2.1.7. Những sai lầm về kĩ năng thực hành hóa học Trong quá trình dạy học hóa học, không chỉ chú trọng đến kiến thức lí thuyết mà còn phải rèn luyện kĩ năng thực hành hóa học cho học sinh. Dựa trên những sai lầm về thực hành hóa học, giáo viên có thể thiết kế các bài tập hóa học thực nghiệm, tăng tính hấp dẫn và thực tiễn của môn học. Ví dụ 24: Trong phòng thí nghiệm, khí clo được điều chế từ MnO2 và axit HCl. a. Viết phương trình phản ứng và ghi rõ điều kiện (nếu có). b. Phân tích những chỗ sai khi lắp bộ thí nghiệm như hình vẽ sau. Phân tích : a. Phương trình phản ứng : y t 0 MnCl2 + Cl2 + 2H2OMnO2 + 4HCl (®Æc) b. Về mặt kĩ năng thực hành, giáo viên cần phân tích cho học sinh hiểu hình vẽ mô phỏng thí nghiệm, học sinh suy luận trong thí nghiệm này: Phải dùng dung dịch HCl đặc 30-37% để phản ứng oxi hoá-khử xẩy ra. Do đó dùng dung dịch HCl 10% (loãng) thì không thể thu được khí Cl2. Phải dùng đèn cồn để đun nóng MnO2. Khí Cl2 được thu bằng phương pháp đẩy không khí, nên không dùng nút cao su ở bình thu khí như hình vẽ, để không khí thoát ra ngoài. Để thu được khí Cl2 tinh khiết, cần lắp thêm các bình rửa khí (loại khí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích các bẫy thường gặp trong quá trình giải bài tập hóa trong các đề thi.pdf