Tiểu luận Làm thế nào để xác định tuổi của cây

Tại những vùng có khí hậu có tính biến hoá rõ ràng về mùa vụ, ở trong bộ mộc chất thứ sinh trong cây thực vật họ mộc bản sống lâu năm, mỗi năm đều hình thành đường viền hoa văn có biên giới rõ ràng, gọi là vòng đời, cũng có tên là vòng sinh trưởng hay tầng sinh trưởng, là căn cứ để xác định tuổi của cây.

Sự hình thành của bộ thứ sinh mộc chất, là kết quả của hoạt động hình thành tầng mà hoạt động của tầng hình thành lại chịu ảnh hưởng của khí hậu có tính mùa vụ, đặc biệt là ở những vùng ôn đới và nhiệt đới có thời tiết khô, ẩm. Ví dụ như ở vùng ôn đới, từ mùa xuân đến mùa hạ, khí hậu lúc này rất thích nghi cho sự phát triển của cây cối, tế bào của tầng hình thành phân biệt rất nhanh chóng, sinh trưởng mau chóng, hình thành tế bào bộ mộc chất, rỗng xốp vách mỏng, sợi tơ ít, ống dẫn chuyên chở thuỷ phân rất nhiều, gọi là gỗ mùa xuân. Đến mùa thu, hoạt động của tế bào bộ mộc chết, chặt chẽ vách dày, tơ sợi nhiều, ống dẫn ít, gọi là gỗ mùa thu hoặc là gỗ muộn.

Chất gỗ mùa xuân xốp mềm, màu hơi nhạt, chất gỗ mùa thu chắc chắn, màu sắc đậm hơn. Gỗ xuân và gỗ thu, ôm nhau thành một vòng tròn, đấy chính là “vòng đời” vòng của một năm tuổi của cây gỗ. Cứ mỗi một năm là một vòng, đếm bao nhiêu vòng là biết ngay tuổi của chúng là bao nhiêu.

Không phải tất cả các cây gỗ đều có vòng đời, như thực vật lá đơn chẳng hạn, vì không hình thành tầng, nên không có vòng đời. Ở các vùng nhiệt đới do mùa vụ không đủ nên tế bào sản sinh của tầng hình thành rất nhỏ, nên vòng đời thường không rõ ràng, có lúc có nơi do địa tầng hoạt động dữ dội. Tầng hình thành khác đi, mỗi năm có thể sinh ra mấy vòng đời, đây gọi là vòng đời giả, như cam quýt, mỗi năm có thể sinh ra ba vòng đời, có những khi do khí hậu đột biến, chịu ảnh hưởng của sâu hại, cũng có thêm các vòng đời giả. Vậy thì nếu cứ tính vòng đời mà ra tuổi của cây thì phải trừ đi các vòng đời giả và thế là chúng ta chỉ có được một con số gần đúng về tuổi của cây.

BÀI 4: HÌNH THÁI, CẤU TẠO GIẢI PHẨU

VÀ CHỨC NĂNG CỦA THÂN CÂY.

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU.

1. Nhận biết các thành phần của thân và các loại thân.

2. Nắm được cấu tạo cơ bản của một thân.

3. Hiểu được sự thích nghi của thân trong việc thực hiện các chức năng.

II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.

Thân là cơ quan trục của cây, mang cành và lá. Có chức năng lưu thông 2 dòng dẫn truyền và nâng đỡ giữ vững các phần bên trên của cây. Ngoài ra thân cũng có thể phân hoá thực hiện một số chức năng khác như: dự trữ, quang hợp.

1. Thành phần của thân.

- Thân chính: mang chồi ngọn, chồi nách, chồi phụ, mấu và gióng

- Cành: phát triển từ chồi nách của thân, là cành bên hay cành cấp một. Từ đây sẽ cho cành cấp 2,3

2. Các dạng thân.

Dựa vào thời gian sống của cây, kiểu phân nhánh của thân và tỷ lệ tương đối giữa thân với cành mà người ta phân biệt các dạng thân sau đây:

- Thân gỗ: là thân của những cây sống lâu năm. Thân chính phát triển mạnh và chỉ phân cành từ một chiều cao nhất định so với mặt đất.

Tuỳ theo chiều cao của thân, các cây thân gỗ dược chia làm 3 loại: cây gỗ lớn (cao 18m trở lên), ví dụ: cây chò chỉ, chò nâu ; cây gỗ vừa (cao 12-18m): dẻ, ngọc lan ; cây gỗ nhỏ (cao từ 6-12m): bưởi, ổi

- Thân bụi: thân dạng gỗ sống lâu năm nhưng thân chính không phát triển, các nhánh xuất phát và phân chia ngay từ gốc thân chính. Chiều cao của cây bụi không quá 4m. Ví dụ: sim, mua

- Thân nửa bụi: cây sống nhiều năm, có thân hoá gỗ một phần ở gốc, phần trên không hoá gỗ và chết đi vào cuối thời kỳ sinh dưỡng. Từ phần gốc sẽ hình thành nên những chồi mới và quá trình đó được lặp lại hằng năm. Ví dụ: cây cỏ lào (Eupatorium odoratum), cây xương rồng

- Thân cỏ: phần thân trên mặt đất chết vào cuối thời kỳ quả chín, thân không lớn được. Thân có nhiều loại: một năm, hai năm, nhiều năm.Cỏ một năm đời sống sau khi quả, hạt chín trong một mùa (ví dụ: lúa, xà lách); cỏ hai năm là loại cây trong năm đầu chỉ có lá mọc gần gốc rễ, còn thân mang hoa sẽ xuất hiện và năm thứ hai (ví dụ: cà rốt).

3.Các loại thân trong không gian.

- Thân đứng: thân mọc thẳng đứng và tạo với gốc một góc vuông. Hầu hết các cây thân gỗ và một phần cây thân cỏ thuộc loại này.

- Thân bò: cây không đủ cứng rắn để đứng thẳng lên được, nên phải bò sát mặt đất. Tại các mấu chạm đất của thân thường mọc ra rễ phụ để lấy thêm nguyên liệu cho lá quang hợp. Nhờ thế mà cây có thể phát triển trên một diện tích rộng (ví dụ: rau má, khoai lang.). Trong trồng trọt, người ta thường sử dụng các đoạn thân bò để gây giống trong sinh sản sinh dưỡng.

- Thân leo: cây không đủ khả năng mọc đứng một mình và phải dựa vào các cây khác hoặc vào giàn để vươn cao. Thân leo phần lớn thuộc dạng cỏ, như bìm bịp, bầu bí, mướp. Có nhiều cách leo khác nhau:

+ Leo nhờ thân quấn: cây vươn lên cao bằng cách quấn quanh giàn hoặc cây khác (bìm bịp, mồng tơi, củ từ, củ nâu.).

 

doc24 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 7677 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Làm thế nào để xác định tuổi của cây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLàm thế nào để xác định tuổi của cây.doc
Tài liệu liên quan