The mean age of patients in the study was 67.6 years (std =
9.29). The youngest is 50 years old and the oldest is 88 years old. There
was no statistically significant difference in age between PRN and LD
group. The most common age group is between 60-75 years old (51%).
x In general, the majority of patients in this study had the history
of cigarette smoking (35%). The rates of other disorders such as
hypertension, blood lipid metabolic disturbance, diabetes are
respectively lower with 32%, 11% and 9%. Especially, no patient in this
study has history of family disorders
54 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu kết quả sử dụng Bevacizumab tiêm nội nhãn điều trị bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già thể Tân Mạch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế bào khác trong 1-7 ngày sau tiêm
được vận chuyển qua lớp biểu mô sắc tố, hắc mạc và phần ngoài của lớp
thụ thể cảm quang. Những kết quả nghiên cứu này đã làm sáng tỏ được tác
động rõ ràng khi tiêm nội nhãn Bevacizumab trong nghiên cứu này. Trong
nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận độ dày võng mạc trung tâm trung bình
giảm từ 352,32 µm xuống 258,24 µm. Kết quả của nghiên cứu này cũng
hoàn toàn phù hợp với các kết quả thu được của các tác giả khác trên thế
giới. Trong nghiên cứu PARCORE độ dày võng mạc trung tâm trước điều
trị là 308,4 ± 127,52 µm cũng giảm đi rõ rệt sau khi sử dụng bevacizumab
tương ứng 245,91±89,52µm và 249,27± 89,14µm tại thời điểm 12 tháng
và 24 tháng (p<0,001).
20
4.3.2. Kết quả chức năng
Sau khi điều trị với 3,97 ± 2,22 mũi tiêm thị lực trung bình của cả
nhóm là 0,92 ± 0,09 logMar. Sự cải thiện này có ý nghĩa thống kê rõ ràng
so với trước điều trị đã cho thấy tác dụng của phương pháp can thiệp. Sự
cải thiện về mặt chức năng được thể hiện rõ nhất trong 6 tháng đầu của
điều trị và có xu hướng ổn định dần trong quá trình theo dõi. Điều này là
hoàn toàn hợp lý về cơ chế bệnh sinh do việc cắt đứt vòng xoắn bệnh lý
thoái hóa hoàng điểm tuổi già thể tân mạch bởi sự ức chế ngay lập tức và
trực tiếp vào yếu tố chủ chốt gây tân mạch VEGF của thuốc Bevacizumab.
Chính vì vậy mà tân mạch hắc mạc đã bị thoái triển kèm theo sự rút dịch
dưới võng mạc giúp phục hồi chức năng các tế bào thần kinh cảm thụ.
Tiếp theo đó việc điều trị cá thể hóa theo nhu cầu sẽ giúp duy trì kết quả
thị lực đạt được trong thời gian theo dõi của nghiên cứu. Trong nghiên cứu
chúng tôi ghi nhận có 86% bệnh nhân đã tăng được thị lực trong đó 66%
bệnh nhân có tăng thị lực tốt so với trước điều trị. Kết quả này cũng khá
tương đồng với các tác giả trên thế giới. Bashshsur và cộng sự đã nghiên
cứu trên 51 mắt được tiêm nội nhãn bevacizumab với kết quả 92,2 % có
thị lực ổn định sau 24 tháng. Thị lực trung bình tăng + 8,4 chữ so với
thị lực trước điều trị (p=0,01). Trong nghiên cứu PARCORE tại thời
điểm 1 năm tỷ lệ bệnh nhân có thị lực ổn định cao hơn rõ rệt ở nhóm
điều trị bevacizumab (91%). Kết quả cải thiện thị lực cũng được thấy
rõ trên tất cả các hình thái tân mạch như tân mạch ẩn, tân mạch hiện và
tân mạch hỗn hợp tại mọi thời điểm của nghiên cứu. Đặc biệt sự cải
thiện thị lực này có ý nghĩa thống kê rõ rệt so với thị lực trước điều trị.
Kết quả này một lần nữa khẳng định tính khoa học đúng đắn của
phương pháp điều trị này. Đó là phương pháp điều trị “đích” chủ động
cho phép tác động lên mọi thể lâm sàng của thoái hóa hoàng điểm tuổi
già thể tân mạch.
4.2.3. Tai biến và biến chứng của phƣơng pháp
Các tai biến của phương pháp mà chúng tôi thường gặp là những tai
biến nhẹ, không cần điều trị bổ xung và không ảnh hưởng đến quá trình
điều trị. Các biến chứng của phương pháp chúng tôi gặp trong nghiên cứu
này là viêm giác mạc chấm nông (6%), đục thể thủy tinh (4,71%) và 1 ca
viêm màng bồ đào trước. Các biến chứng này thường nhẹ, có thể kiểm
soát dễ dàng bằng thuốc tra. Các biến chứng nặng khác như xuất huyết
dịch kính, bong và rách võng mạc hay viêm mủ nội nhãn chúng tôi đều
không gặp trong nghiên cứu này. Điều này cũng phù hợp với nhận xét của
Jan Schutsen và cộng sự khi tổng kết 3 thử nghiệm lâm sàng lớn và 23
nghiên cứu về sử dụng Bevacizumab đều nhận thấy tỉ lệ các biến chứng là
21
thấp. Trong nghiên cứu này chúng tôi đặc biệt ghi nhận vai trò quan trọng
của việc sử dụng thuốc sát trùng Povidone Iode tại mắt để phòng ngừa các
biến chứng nặng như viêm mủ nội nhãn.
4.4. Một số yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị
Việc điều trị bằng VEGF gặp thất bại từ 10-15% số bệnh nhân thoái
hóa hoàng điểm tuổi già thể tân mạch đã cho thấy tồn tại một số yếu tố ảnh
hưởng đến kết quả điều trị. Các yếu tố được kể đến bao gồm yếu tố về gen
và yếu tố lâm sàng trong đó các yếu tố lâm sàng đóng vai trò quan trọng
hơn ảnh hưởng tới kết quả điều trị.
4.4.1. Yếu tố liên quan đến kết quả giải phẫu
Trong nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận thấy có sự liên quan có ý
nghĩa thống kê về giải phẫu với các nhóm bệnh nhân điều trị trong thời
gian theo dõi. Nhóm bệnh nhận được điều trị theo liệu trình liều nạp (LD)
có xu hướng giảm độ dày trung bình võng mạc trung tâm nhanh hơn so
với nhóm bệnh nhân điều trị theo liều tiêm tùy biến (PRN) tại mọi thời
điểm theo dõi. Tại thời điểm cuối có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
thay đổi độ dày trung bình võng mạc trung tâm giữa 2 nhóm. Điều này có
thể giải thích bởi việc tập trung nồng độ thuốc cao trong mô đích của bệnh
nhân nhóm LD so với nhóm PRN đã dẫn tới khả năng ức chế liên tục
VEGF qua đó làm giảm phù võng mạc hơn so với nhóm PRN. Thuốc
được duy trì tác dụng nên hiệu quả điều trị về giải phẫu theo thời gian ở
nhóm LD cũng diễn ra nhanh hơn so với nhóm PRN. Đây là cơ sở khoa
học cho việc ủng hộ liệu trình tiêm tùy biến sau khi tiêm liều nạp với khả
năng duy trì lâu dài thị lực và giải phẫu sau điều trị tốt hơn so với liều
trình tiêm tùy biến ngay từ đầu.
Kết quả cải thiện về giải phẫu cũng được ghi nhận trên cả ba hình thái
tân mạch tại mọi thời điểm của nghiên cứu mặc dù sự cải thiện độ dày
trung tâm võng mạc ở thể ẩn có kém hơn không có ý nghĩa thống kê so với
hai thể tân mạch còn lại (bảng 3.19). Điều này càng chứng tỏ khả năng
xuyên qua toàn bộ chiều dày võng mạc để tới tập trung tại mô đích của
thuốc Bevacizumab sau khi tiêm nội nhãn.
Tóm lại trong nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận thấy có một mối liên
quan có ý nghĩa thống kê giữa độ dày trung bình võng mạc trung tâm với
nhóm điều trị (bảng 3.21). Nhóm tiêm liều nạp (LD) tỏ ra có kết quả giải
phẫu tốt hơn nhóm tiêm liều tùy biến (PRN).
4.4.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả chức năng
Các kết quả thị lực sau điều trị cũng cho thấy có sự cải thiện thị lực so
với trước điều trị có ý nghĩa thống kê ở cả 2 nhóm nhận hai liệu trình điều
trị khác nhau. Chúng tôi cũng ghi nhận thấy trong nghiên cứu nhóm LD
22
luôn có thị lực trung bình Logmar tốt hơn nhóm PRN tại các thời điểm
theo dõi nhưng sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê. Liệu trình điều
trị tùy biến theo cá thể (PRN) được sử dụng trong nghiên cứu này giúp
làm giảm số lần tiêm từ đó làm giảm nguy cơ các tai biến và bệnh nhân
cảm thấy dễ chịu hơn. Số mũi tiêm trung bình của chúng tôi trong nghiên
cứu này là 3,97 mũi khá tương đồng với các nghiên cứu sử dụng liệu trình
điều trị PRN trên thế giới như của Barshur là 3,4 mũi hay nghiên cứu
PACORES là 3,8 mũi. Liệu trình tiêm tùy biến này không chỉ giảm số mũi
tiêm cho bệnh nhân mà nó còn duy trì nồng độ VEGF ở mức sinh lý cần
thiết. Bởi vì việc ức chế liên tục VEGF khi sử dùng liệu trình tiêm hàng
tháng đi kèm với những tác dụng phụ lâu dài. Do vậy việc sử dụng liệu
trình tiêm lại tùy biến dựa trên mức độ hoạt tính của bệnh để đảm bảo
kiểm soát tốt nhất mà sử dụng ít lần tiêm nhất có thể là điều mà chúng ta
cần hướng đến. Các liệu trình tiêm tùy biến sẽ giúp giảm số mũi tiêm cho
bệnh nhân qua đó giảm chi phí điều trị và nguy cơ biến chứng điều trị.
Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế y tế ở các nước
đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Trong nghiên cứu này mặc dù chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê về cải thiện thị lực giữa hai liệu trình tiêm LD và PRN (có thể do cỡ
mẫu chưa đủ lớn và đặc biệt có thể do thị lực trước điều trị khá thấp của
nhóm bệnh nhân nghiên cứu chứng tỏ bệnh đã tiến triển nặng và ảnh
hưởng tới sự cải thiện thị lực của bệnh nhân sau điều trị) nhưng cũng đã có
những bằng chứng ủng hộ cho việc sử dụng liệu trình LD. Đó là kết quả
giải phẫu cải thiện có ý nghĩa thống kê ở nhóm LD so với nhóm PRN như
đã trình bày ở trên và xu hướng cải thiện thị lực tốt hơn ở nhóm LD so với
nhóm PRN quan sát thấy tại các thời điểm theo dõi.
Kích thước tổn thương trong bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già thể
tân mạch cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Phân tích kết quả nghiên cứu ghi nhận thấy có mối liên quan giữa kết quả
thị lực sau điều trị với kích thước tổn thương tại mọi thời điểm của nghiên
cứu. Nhóm có kích thước tổn thương lớn nhất là nhóm có thị lực trung
bình sau điều trị kém nhất và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê rõ rệt
(p< 0,05). Điều này cũng hoàn toàn logic vì khi kích thước tổn thương lan
rộng sẽ ảnh hưởng trầm trọng tới sự suy giảm về số lượng cũng như chức
năng của các tế bào cảm quang dẫn đến sự suy giảm không phục hồi về
chức năng sau điều trị. Lazic và cộng sự có nhận xét tương tự cũng nhận
thấy có sự khác biệt về kết quả điều trị ở khi nhóm có kích thước tổn
thương nhỏ dưới 1500µm khi thị lực cải thiện rõ rệt và hết dò dịch sau mũi
tiêm đầu tiên trong khi nhóm có tổn thương lớn trên 6000 µm không thấy
23
có sự cải thiện thị lực (thị lực giữ nguyên) và chỉ giảm nhẹ độ dày võng
mạc trong quá trình theo dõi.
Các bằng chứng của các nghiên cứu lớn như MARINA, ANCHOR,
CATT đã cho thấy tuổi, thị lực thấp và kích thước tổn thương lớn là các
yếu tố ảnh hưởng tới kết quả chức năng sau điều trị. Nhóm có thị lực trước
điều trị tốt thường đi kèm với nguy cơ mất thị lực cao. Trong nghiên cứu
này khi phân tích hồi quy đa biến chúng tôi đã ghi nhận có hai mối liên
quan tỷ lệ thuận có ý nghĩa thống kê với kết quả thị lực. Thứ nhất thị lực
trước can thiệp càng kém thì thị lực sau can thiệp cũng càng kém. Thứ hai,
kích thước tổn thương ban đầu càng lớn thị lực Logmar sau điều trị càng
lớn tức là thị lực bệnh nhận càng kém.
KẾT LUẬN
1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh thoái hoá hoàng điểm
tuổi già thể tân mạch
- Đặc trưng là sự xuất hiện các tân mạch hắc mạc vùng hoàng điểm.
- Các bệnh nhân khi bị tân mạch hoạt tính đều biểu hiện trên lâm sàng với
hội chứng hoàng điểm và được chẩn đoán xác định bởi sự tăng huỳnh
quang trên chụp mạch kí huỳnh quang và phù hoàng điểm trên OCT.
- Có 3 thể tân mạch là tân mạch ẩn, tân mạch hiện và tân mạch hỗn hợp.
- Thị lực trước điều trị của nhóm nghiên cứu rất thấp 1,31 ± 0,48 logMar.
Tương ứng độ dày vùng hoàng điểm do bị phù nề, xuất huyết, xuất tiết
lâu ngày nên cũng khá dày 352,32 ± 101,27 µm.
2. Kết quả sử dụng bevacizumab tiêm nội nhãn điều trị thoái hóa
hoàng điểm tuổi già thể tân mạch
- Phương pháp tiêm nội nhãn Bevacizumab điều trị thoái hóa hoàng điểm
tuổi già thể tân mạch có kết quả trên giải phẫu tốt với độ dày võng mạc
trung tâm trung bình giảm xấp xỉ 100 μm (từ 352,32 μm xuống 258, 24
μm) trong thời gian nghiên cứu.
- Kết quả chức năng của bệnh nhân cũng được cải thiện rõ rệt với tỉ lệ thị
lực tăng và ổn định trên 86% số bệnh nhân trong thời gian theo dõi.
- Phương pháp điều trị cũng cho thấy có kết quả tốt cả về giải phẫu và
chức năng trên tất cả hình thái tân mạch.
- Phương pháp khá an toàn vì có tỷ lệ tai biến và biến chứng thấp và mức
độ nhẹ: xuất huyết kết mạc (8,56%); trào ngược thuốc (4,03%); viêm
màng bồ đào (1%). Không gặp các biến chứng nặng như viêm nội nhãn,
xuất huyết dịch kính hay bong rách võng mạc.
24
3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả điều trị
- Mức độ giảm độ dày võng mạc trung tâm sau điều trị khác biệt có ý
nghĩa thống kê ở nhóm có tiêm liều nạp (t=2,403; p<0,05) và xu hướng
thị lực tốt hơn ở nhóm này quan sát thấy tại các thời điểm theo dõi đã
là những bằng chứng khoa học cho xu hướng sử dụng liệu trình tiêm
liều nạp trên lâm sàng.
- Nghiên cứu đã chứng tỏ kết quả điều trị về chức năng thị lực có liên
quan tuyến tính với kích thước tổn thương và thị lực trước can thiệp
cho thấy sự cần thiết của việc phát hiện bệnh sớm nhằm giảm thiểu các
tổn thương không phục hồi của bệnh lý thoái hóa hoàng điểm tuổi già
thể tân mạch.
ĐÓNG GÓP MỚI CỦA NGHIÊN CỨU
1. Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt nam đánh giá về kết quả sử dụng
Bevacizumab tiêm nội nhãn điều trị bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi
già thể tân mạch góp phần xây dựng bằng chứng khoa học cho việc sử
dụng thuốc trên lâm sàng.
2. Liệu trình tiêm liều nạp nên áp dụng trên thực tế lâm sàng khi sử dụng
Bevacizumab tiêm nội nhãn điều trị bệnh thoái hóa hoàng điểm thể tân
mạch do có kết quả tốt về giải phẫu, chức năng thị lực và phù hợp với
điều kiện kinh tế, y tế tại Việt nam
KHUYẾN NGHỊ VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
1. Thoái hóa hoàng điểm tuổi già là một căn bệnh nguy hiểm gây mù lòa
với người cao tuổi ở Việt nam do đó cần nâng cao nhận thức cho nhân
viên y tế và người bênh để phát hiện sớm và điều trị sớm bệnh tránh
các tổn thương thị lực không hồi phục.
2. Với kết quả điều trị tốt cả về mặt chức năng và giải phẫu và ít tai biến,
biến chứng, phương pháp tiêm nội nhãn bevacizumab điều trị bệnh
thoái hóa hoàng điểm tuổi già thể tân mạch cần trở thành lựa chọn
điều trị đầu tay cho các bác sỹ nhãn khoa tại Việt nam.
3. Việc lựa chọn liệu trình điều trị tiêm liều nạp vừa giúp đảm bảo duy trì
tác dụng điều trị của thuốc vừa phù hợp với điều kiện kinh tế và y tế
tại Việt Nam.
4. Để đánh giá hiệu quả lâu dài của phương pháp điều trị cần thực hiện
tiếp các nghiên cứu có cỡ mẫu lớn hơn và dài hơn trong tương lai.
1
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Đặng Trần Đạt, Đỗ Như Hơn (2014) "Hiệu quả của tiêm nội
nhãn Bevacizumab điều trị thoái hóa hoàng điểm tuổi già thể
tân mạch". Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam, số 23,
trang 42-46.
2. Đặng Trần Đạt, Đỗ Như Hơn (2016) "Kết quả điều trị thoái
hóa hoàng điểm tuổi già thể tân mạch về giải phẫu và chức
năng bằng tiêm nội nhãn Bevacizumab". Tạp chí Nhãn khoa
Việt Nam, số 43, tháng 07/2016, trang 3-14.
MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING MINISTRY OF HEALTH
HANOI MEDICAL UNIVERSITY
DANG TRAN DAT
RESEARCHED ON USING INTRAVITREAL INJECTION
OF BEVACIZUMAB FOR TREATING NEOVASCULAR AGED
RELATED MACULAR DEGENERATION
Major : OPHTHALMOLOGY
Code : 62720157
MEDICAL DOCTOR DISSERTATION SUMMARY
HA NOI – 2017
THE DISSERTATION IS COMPLETED AT
HANOI MEDICAL UNIVERSITY
Scientific guidance: Professor, Ph.D DO NHU HON
Reviewer 1:
Reviewer 2:
Reviewer 3:
The dissertation presented to the Board of Ph.D dissertation at
University level at Hanoi Medical University.
At date month year 2017.
The dissertation can be found at:
- National Library of Vietnam
- Library of Hanoi Medical University
1
THESIS INTRODUCTION
1. BACKGROUND
Age-related macular degeneration (AMD) is the leading cause of
blindness among people over age 50 in developed countries and is an
important cause of blindness in developing countries. In Vietnam, although
there is no official data, with increasing average life expectancy, diseases
relating to old age, including AMD tends to increase significantly.
Previous treatments mainly focused on preserving vision after
treatment. Recently, the discovery of the important role of vascular
endothelial growth factor A (VEGF-A) in the process of
neovascularization has opened up a new strategy to impact selectively
on disease etiologies which brings a lot of hope for patients - using
VEGF inhibitors to treat the disease. Clinically, some VEGF
inhibitors have been shown to have positive results in the treatment of
neovascularAMD. Bevacizumab (Avastin) is a full antibody capable
of inhibiting all isoforms of VEGF-A withremarkable improvement in
visual acuity after treatment and is widely used in the treatment of
neovascular AMD in the world since 2005. Many studies have shown
that this drug is effective with low rate of serious side effects and
relatively inexpensive treatment costs.
So far, no study has been conducted in Vietnam on this new approach
so we conducted “The study on using Bevacizumab intravitreal
injection for the treatment of neovascular age-related macular
degeneration” with three following study aims:
1. To describe the clinical, subclinical characteristics of patients with
neovascular AMD
2. To evaluate efficacy of Bevacizumab intravitreal injection in
treatment of neovascular AMD
3. To identify some factors relating to outcomes of the treatment
2. The topicality of thesis:
- This is the first study in Vietnam to evaluate the overall results of
bevacizumab intravitreal injection in the treatment of neovascular AMD.
- The study has a clinical trial design with repeated measurements over
time to give reliable and accurate results during bevacizumab
intravitreal injection therapy on all three major issues: anatomy
2
(thickness of the central macular retina), function (visual acuity after
treatment) as well as the progression of visual acuity and the level of
retinal center edema over time with the record of side effects and
complications of the treatment.
- The study set up a protocol for neovascular AMD treatment with
intravitreal injection procedures suitable to medical and clinical
conditions in Vietnam.
- The study provides predictive data on the therapeutic efficacy of
intravitreal injection (through vision and retinal thickness) as well as
factors influencing/predicting treatment outcomes in Vietnamese
patients.
3. Thesis structure
The thesis has 110 pages with Background (3 pages), Literature Review
(31 pages), Subjects and methods of study (18 pages), Results (32
pages), Discussion (22 pages), Conclusion and Recommendations (3
pages). Besides, the thesis has reference, 2 annexes, tables, figures and
pictures to illustrate the study result
CHAPTER 1: LITERATURE REVIEW
1.1. Age-related macular degeneration and clinical types
Age-related macular degeneration (AMD) is a disease affecting
to the posterior segment of the eye that has long been known to be a
major cause of blindness in patients over 50 years in both developed
and developing countries. Clinically,the disease has two clinical types:
Dry AMD: This type is more common than neovascular type. This is
a loss of pigmentary epithelial cells associated with loss of photosensitive
receptors and degeneration of the lower chorioretinal capillaries. The
progression of atrophic forms is often widespread on the surface. This
progression is often slow but continuous and can not be stopped or limited.
Neovascularization usually appears in atrophic form with the rate of 10-
20% within 5 years.
Wet or neovascular AMD: The disease is manifested by
pigmentary epithelial detachment, retinal detachment and
neovascularization under the retina, causing bleeding edema and rapid
destruction macula functions.
3
Based on laboratory tests, it is possible to classify neovascular
forms as follows:
Visible choroidal neovasculars (CNV): The neovasculars
originate from the choroid through the Bruch membrane and develop
down below the pigment epithelium and / or under the retina. The
visible neovascular is the most studied form of the disease but only
accounts for about 20% of the exudation forms. Fluorescence
angiography shows neovascularization developed from a feeding vessel.
From this main vessel, the branches will be separated like the shape of
fan blades. Early neovascular membranes are sometimes replaced by a
high fluorescent region before 30 seconds and enhanced maxiumly in
the delay phase. On OCT, visible neovascular’s image increases the
thickness of the layer created by photoreceptors and pigment
epithelium. Most often, this area is swollen due to macular edema and
in typical cases there is a retinal detachment. In the back of the layer
made up of pigmented epithelium and photoreceptors, we can see a
slightly fuzzy image of the underlying structure. The dorsal veins seen
are the active neovascularities which rapidly progress on the surface and
spread. All of the studies suggest that without treatment, choroidal
neovascularization progresses to the pattern of disk scar formation.
Occult choroidal neovascular: These neovascular have not yet
developed through the pigmented epithelium, so they are difficult to be
located on normal fluorescent angiography and can be localized more
easily on ICG fluorescence. Occult choroidal neovasculars are more
common than visible type with the percentage of 60-85% of
neovascularity. Fluorescence angiography showed heterogeneous
fluorescence distribution accompanied by late fluorescence spreading. The
most common fluorescent signs are scattered small fluorescent spots called
pin-points. OCT shows macular edema or discrete retinal detachment. The
neovascular can create an image of increased reflection at the layer of
pigment epithelium and the photosreceptors. OCT is most valuable tool to
determine accuratedly the appearanceof pigmented epithelium
detachment. The prognosis of occult neovascularity is often poor, most
studies show that according to natural progression, severe vision loss
happens within a year in 65% of cases.
4
Mixed neovascularity: This type is common with clinical and
morphological characteristics of both types, which can be divided into
two subtypes: with mainly visible or mainly occult neovasculars.
1.2.1. The mechanisms of neovascularization in AMD
Although many aspects in pathophysiology of AMD have not
yet been fully studied, a number of changes in the Bruch membrane,
choroidal capillaries and pigment epithelium are thought to be trigger
factors to create choroidal neovascularization. The major factor in the
formation of choroidal neovascularities is the disorder of VEGF peptide
secretion via regulating factors such as hypoxia or activation of
inflammatory factors.
1.2.2. The role of VEGF in pathophysiology of neovascular AMD
The central role of VEGF is evident in eye neovascular diseases,
especially in AMD. Studies have established the link between VEGF
and neovascular AMD. In mice, VEGF 120 is identified on neovascular
membranes. VEGF 164 is the major isomer causing neovascularties in
newborn mice. Histologic studies have shown that VEGF is considered
a major regulatory factor in the development of neovascularity in AMD.
The secretion of VEGF by pigment epithelium is polarized and towards
the bottom of the pigment epithelium cells, which means towards the
choroid. The level of VEGF on thisside is 2 to 7 times higher than on
the peak of pigment epithelium cells. Clinically, VEGF levels in AMD
patients increased compared with the control group. Numerous studies
have demonstrated an increased expression of VEGF in neovasculars
obtained from autopsies or surgical specimens. Since 1996,
immunohistochemical tests on frozen sections obtained from 8
neovascular membranes have found strong expression of VEGF in high-
perfused areas. In the same year, Kvanta demonstrated an increase in
mRNA and VEGF expression in the neovascular membrane in 18
operated eyes and strongly positive with two isomers, VEGF 121 and
VEGF 165. In autosy eyes, VEGF levels in the pigment epithelium
layer and the outer layer in AMD patients are significantly higher than
those in the control group. Based on the results of the above studies, it
can be concluded that elevated VEGF levels lead to eye
neovascularization diseases including neovascular AMD and inhibition
of VEGF could help to prevent the progression of this disease.
5
1.4. Bevacizumab and clinical application
1.4.1. Experimental studies
Preclinical researches in the field of ophthalmology related to
bevacizumab have also been conducted. Bevacizumab was
demonstrated to pass through the entire retinal thickness within 24
hours of intravitreal injection with the concentration in the target
organ of the choroidal capillaries. This sheds light on the mechanism
of action of the drug clinically.In the human eye, the drug's half-life
duration ranges from 6.7 to 9.82 days. According to Beer et al, one
intravitreal injection procedure of VEGF has inhibitory effect in the
eye for at least 4 weeks.
In experiments, no toxicity has been recorded with multiple cell
types and showed no toxicity with the retina even at the highest dose
(5 mg). In humans, after intravitreal injection, the drug may enter the
circulatory system, but at a very low level of 1430 ± 186 ng/ml, which
is not toxic to the body.
1.4.2. Clinical studies
In 2005, Rosenfeld first published results of visual improvement
after intravitreal injection of bevacizumab in patients with neovascular
AMD. Short-term results have shown good efficacy of bevacizumab
intravitreal injection in different types of AMD. In longer-term follow-up
studies, bevacizumab continued to maintain long-term improvements in
vision and anatomy.
1.4.3. Some important studies on efficacy of bevacizumab
PACORES study (Pan-American Collaborative Retina Study)
The study has shown that bevacizumab injection with the doses of
1.25 mg and 2.5 mg according to PRN could improve functio
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_ket_qua_su_dung_bevacizumab_tiem.pdf