MỤC LỤC
Mở đầu .1
Chương 1. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và giáo dục- đào tạo
của Hưng Yên trước khi tái lập tỉnh.7
1.1. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Hưng Yên .7
1.1.1. Một số đặc điểm về tự nhiên. 7
1.1.2. Dân cư và hoạt động kinh tế - xã hội. 12
1.1.3. Truyền thống hiếu học của người Hưng Yên . 15
1.2. Giáo dục- đào tạo tỉnh Hưng Yên trước 1997 .18
1.2.1. Trong chiến tranh giải phóng dân tộc (1945 - 1975). 18
1.2.2. Thời kỳ thống nhất đất nước, cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(1975-1996). 28
Chương 2. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên vận dụng đường lối phát triển giáo
dục-đào tạo của Đảng vào thực tiễn địa phương trong những năm
1997- 2006 .39
2.1. Quan điểm, đường lối phát triển giáo dục- đào tạo của ĐCSVN thời kỳđổi mới .39
2.1.1. Bước đầu đổi mới tư duy giáo dục - đào tạo (bắt kịp công cuộc đổi mới
toàn diện đất nước) (1986 - 1996) . 39
2.1.2. Đổi mới mạnh mẽ đường lối phát triển giáo dục - đào tạo, đáp ứng yêu
cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (1996-2006) . 42
2.2. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục-đào tạo trong những
năm 1997- 2006 .46
2.2.1. Giáo dục - đào tạo tỉnh Hưng Yên giai đoạn 1997 - 2000. 484
2.2.2. Giáo dục đào tạo Hưng Yên giai đoạn 2001 - 2006 . 60
Chương 3. Kết quả, và một số kinh nghiệm bước đầu qua thực tiễn 10
năm phát triển giáo dục - đào tạo .74
3.1. Kết quả . 74
3.1.1.Thành tựu . 74
3.1.2. Hạn chế, tồn tại . 80
3.2. Một số kinh nghiệm rút ra qua thực tiễn 10 năm phát triển giáo dục - đào
tạo Hưng Yên. 83
3.2.1. Về nhận thức . 83
3.2.2. Về xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. 86
3.2.3. Về xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị . 89
3.2.4. Về xã hội hoá giáo dục. 90
3.3. Một số khuyến nghị . 92
3.3.1. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần quan tâm hơn nữa đối với ngành giáo dục
đào tạo Hưng Yên . 92
3.3.2. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong chỉ đạo phát
triển giáo dục - đào tạo . 92
3.3.3. Sở giáo dục - đào tạo cần tích cực tham mưu cho tỉnh về việc xây dựng
đội ngũ nhà giáo. 92
3.3.4. Cần xây dựng chế độ tuyển dụng giáo viên với hệ thống tiêu chí rõ ràng,
công khai. 93
3.3.5. Cần tăng cường đầu tư hơn nữa cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục -
đào tạo. 93
Kết luận.945
Danh mục tài liệu tham khảo.96
Phụ lục.102
49 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục – đào tạo từ năm 1997 đến năm 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông,
Thái Nguyên. Đặc biệt, với Phố Hiến - tiền cảng, cảng sông, cảng chợ của Thăng
Long vô cùng sầm uất đã biến vùng đất này thành trung tâm buôn bán và đô hội
từ rất sớm. Nếu hồi đầu thế kỉ XIII, nơi đây mới xuất hiện làng Hoa Dương của
19
quan quân nhà Tống lánh nạn Nguyên - Mông thì đến thế kỉ XVII, dưới thời Lê -
Trịnh, nó đã trở thành Phố Hiến với cảng sông Vạn Lai Triều, tấp nập tàu thuyền
của ngoại quốc vào ra buôn bán. Các nước Hà Lan, Bồ Đào Nha, Pháp đã dựng
nhiều thương điếm làm cho phố xá càng tấp nập đông vui, đúng như câu ca “thứ
nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”.
Từ khi lập tỉnh Hưng Yên (1831) đến nay, thế mạnh về thương mại - buôn
bán của Hưng Yên không sầm uất được như trước nữa nhưng nơi đây vẫn còn
nhiều tiềm năng, nhất là về giao thông vận tải. Ngoài đường sắt Hà Nội - Hải
Phòng và quốc lộ 5 chạy qua, Hưng Yên còn có mạng lưới đường bộ, đường thuỷ
khác khá thuận tiện. Đường 39A từ Phố Nối qua Mỹ Văn, Khoái Châu, Kim
Động tới thị xã Hưng Yên, rẽ trái qua cầu Triều Dương sang Thái Bình, còn rẽ
phải qua cầu Yên Lệnh sang Duy Tiên - Hà Nam, tới Đồng Văn gặp quốc lộ 1A.
Đường 39B bắt đầu từ phường Hiến Nam (thị xã Hưng Yên) đi qua Tiên Lữ, Phù
Cừ tới Cầu Tràng sang Hải Dương. Đường 38 xuất phát từ Trương Xá qua Thổ
Hoàng (Ân Thi) tới Kẻ Sặt gặp quốc lộ 5 ở Quán Gỏi. Đường 200 đi từ Giai
Phạm (Mỹ Văn) qua Thổ Hoàng đến Hải Triều (Tiên Lữ) gặp đê sông Luộc và
đường 39A. Còn phải kể đến các đường: 99, 179, 199, 201, 202, 204, 205, 206 và
hàng trăm km đê đại hà đã liên kết các xã, huyện với nhau và nối thông với mạng
lưới giao thông quốc gia.
Với 80km đường thuỷ trên sông Hồng, sông Luộc và hàng trăm km đường
sông khác được phân bố khá đều trong tỉnh nên việc vận chuyển và đi lại ở địa
phương được tiện lợi, nhanh chóng và giá thành thấp. Tiềm năng giao thông thuỷ
bộ của Hưng Yên có nhiều hứa hẹn cho sự nghiệp phát triển kinh tế và văn hoá,
xã hội.
20
1.1.3. Truyền thống hiếu học của người Hưng Yên
Vốn là vùng “địa linh nhân kiệt” giàu truyền thống văn hiến, từ xa xưa,
Hưng Yên đã có nhiều nhân vật kiệt xuất về học hành. Có nhân vật đã đi vào
huyền thoại và trở thành niềm tự hào của cả dân tộc như Trạng nguyên Tống
Trân với danh hiệu “Quốc sĩ vô song”, “ tướng tài quả nhị” và “ Lưỡng quốc
Trạng nguyên” mãi mãi là biểu tượng cao đẹp về tài năng và đạo đức của người
Việt Nam nói chung và Hưng Yên nói riêng (tại Văn Miếu Xích Đằng - Hưng
Yên còn tấm bia ghi tên Tống Trân).
Trong 845 năm Hán học, cả tỉnh Hưng Yên có 214 người đỗ đại khoa
trong tổng số 2.898 vị đỗ đại khoa của cả nước, gấp 5,5 lần tỷ lệ bình quân của
các tỉnh trong cả nước. Trong số đó có 8 trạng nguyên, 4 bảng nhãn, 6 thám hoa,
47 hoàng giáp. Hưng Yên được xếp là tỉnh thứ 4 về cử nghiệp [38, tr.10-11]. Ở
Hưng Yên rất nhiều dòng họ có người đỗ đạt cao như: Họ Đỗ, họ Hoàng, họ Lê,
họ Dương, họ Nguyễn trong đó họ Dương ở xã Lạc Đạo - huyện Văn Lâm là
nhiều hơn cả. Riêng dòng họ này đã cống hiến cho đất nước 10 vị tiến sĩ, trong
đó có 1 vị trạng nguyên, đó là trạng nguyên Dương Phúc Tư (1505-1580) năm 43
tuổi đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ, khoa đinh Mùi, niên hiệu Vĩnh Định (1547), đời Mạc
Phúc Nguyên [21, tr.75].
Trong tỉnh còn có cả những “làng tiến sĩ” được lưu truyền trong lịch sử.
Một trong những làng nổi tiếng là làng Đan Nhiễm - xã Văn Phúc - huyện Văn
Giang có 11 vị tiến sĩ, trong đó có 1 vị bảng nhãn. Đó là bảng nhãn Trần Chu
Hinh, đỗ khoa thi thái học sinh năm Bính Thìn, niên hiệu Nguyên Phong thứ VI,
đời Trần Thái Tông (1256) [21, tr.34].
Đặc biệt, có những gia đình cả cha con, anh em đỗ đại khoa. ở làng Lại ốc
xã Long Hưng, huyện Văn Giang có một ngôi đền gọi là “Đền ông trạng”. Thật
ra đền này thờ 3 cha con: Đỗ Nhân (là cha) đỗ Hoàng Giáp năm 20 tuổi, niên
21
hiệu Hồng Đức thứ 24 (1493); Đỗ Tống (là con) đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ năm 26
tuổi, dự thi khoa Kỷ Sửu, niên hiệu Minh Đức thứ III đời Mạc Đăng Dung
(1529); Đỗ Tấn (là con, em ruột Đỗ Tống), năm 22 tuổi đỗ đệ tam giáp đồng tiến
sĩ, khoa ất Mùi, niên hiệu Đại chính thứ 6 (1535), đời Mạc Đăng Doanh [21,
tr.36-37].
Với những thành tích đạt được trong những năm Hán học, Hưng Yên có
thể coi là vùng quê của khoa bảng, là một trong số ít nơi được xây dựng Văn
Miếu (Văn Miếu Xích Đằng, được xây dựng từ năm Minh Mệnh thứ 20, 1839).
Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử, các bậc thánh hiền và ghi danh những người
Hưng Yên đã đỗ đạt đại khoa. Đến nay ở đây còn lưu giữ 9 tấm bia đá ghi tên,
tuổi, quê quán và chức danh của 138 vị đỗ đại khoa trong số hơn 200 vị đại khoa
của tỉnh, trong đó có những vị nổi tiếng như: Tống Trân, Nguyễn Kỳ, Dương
Phúc Tư, Đỗ Tông, Nguyễn Trung Ngạn, Giáp Hải, Hồ Tông Thốc, Nguyễn Tư,
Đào Công Soạn, Lê Như Hổ, Hoàng Bình Chính, hai cha con Lê Trọng Thứ và
Lê Quý Đôn, Ngày nay, sổ vàng Văn Miếu Hưng Yên sẽ thay bia đá để lưu
danh những người con Hưng Yên có thành tích xuất sắc về giáo dục, khoa học,
văn hoá Có thể nói Hưng Yên đã cống hiến cho nước nhà những danh nhân lỗi
lạc trên nhiều lĩnh vực: Trong lĩnh vực quân sự có Triệu Quang phục, Phạm Ngũ
Lão, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Bình. Y học có Hải
Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Khoa học có Phạm Huy Thông, Nguyễn Công
Tiễu. Văn học có nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Công Hoan,
Vũ Trọng Phụng. Sân khấu chèo có Nguyễn Đình Nghị. Mỹ thuật có Tô Ngọc
Vân, Liên Bích Liên. Hoạt động chính trị có Nguyễn Văn Linh, Tô Hiệu, Lê Văn
Lương [39, tr.105]. Những con người này đã làm rạng rỡ quê hương Hưng
Yên, xây dựng nền truyền thống Văn Hiến của Hưng Yên, góp phần tạo nên bản
sắc văn hoá Việt Nam.
22
Trong những năm “Tây học”, mặc dù bị kìm hãm bởi chính sách nô dịch
và điều kiện hết sức khó khăn song với truyền thống hiếu học và tinh thần yêu
nước, Hưng Yên vẫn xuất hiện những trí thức uyên bác trên nhiều lĩnh vực và sau
này họ đều trở thành những nhà yêu nước. Đó là những tấm gương: Dương
Quảng Hàm (xã Mễ Sở - Văn Giang); Dương Bá Trạch (anh cả của Dương
Quảng Hàm - là một trong những người sáng lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục),
Nguyễn Công Hoan (làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang), là nhà văn hiện thực phê
phán xuất sắc, sau này ông trở thành nhà văn cách mạng yêu nước [37, tr.126]
Họ chính là những hạt nhân quý báu, góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống
hiếu học của nhân dân Hưng Yên.
Trong kháng chiến chống Pháp, tuy gặp nhiều khó khăn, Hưng Yên cũng
đạt được thành tích đáng tự hào trong phong trào Bình dân học vụ, đã vận động
được 205.000 người đi học và đã thi mãn khoá cho 102.000 người, chiếm 20,4%
dân số tỉnh. Đến tháng 2/1948 toàn tỉnh có 22 thôn, 3 xã đã thanh toán nạn mù
chữ trong đó có 4 thôn được Uỷ ban hành chính Bắc Bộ tặng bằng khen
[21,tr.48].
Ngay trong những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Pháp và
Mỹ, giáo dục Hưng Yên vẫn phát triển, nền giáo dục quốc dân đã ra đời và không
ngừng lớn mạnh. Đó là nền móng cơ bản và vững chắc cho sự phát triển của hệ
thống GD-ĐT Hưng Yên sau này.
Tóm lại, với 214 vị đại khoa và những danh nhân lỗi lạc của thời Hán học,
với khí thế tưng bừng của phong trào Bình dân học vụ sau Cách mạng Tháng
Tám và việc giáo dục Hưng Yên trở thành mặt trận vững mạnh trong kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ đã khẳng định rõ: Hưng Yên thực sự là một vùng “địa
linh nhân kiệt”, nơi có truyền thống văn hiến được xếp vào hàng nhất trong các
tỉnh có truyền thống văn hiến ở nước ta. Thành tích đầy tự hào đó đã khiến cho
23
giáo dục Hưng Yên trở thành một tác nhân tích cực thúc đẩy sự phát triển lịch sử
của Hưng Yên. Chính thành tích vẻ vang này là cơ sở vững chắc cho phong trào
GD-ĐT ở Hưng Yên sau này.
1.2. Giáo dục - đào tạo trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trước năm 1997
1.2.1. Trong chiến tranh giải phóng dân tộc (1945 - 1975)
Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra
đời đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, nền độc lập ta
giành được chưa được bao lâu thì chúng ta lại bước vào một cuộc kháng chiến
mới chống thực dân Pháp xâm lược. Giáo dục cũng bước vào một thời kỳ mới,
xây dựng nền giáo dục cách mạng, thực hiện nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ tinh
thần yêu nước, ý thức của người công dân của xã hội mới và đào tạo nguồn nhân
lực cho đất nước.
Tại Hưng Yên trường học sau một thời gian dài bị đóng cửa, Cách mạng
Tháng Tám thành công, học sinh lại được cắp sách tới trường đem lại một niềm
vui lớn cho toàn dân. Sự nghiệp giáo dục Hưng Yên mở ra một trang mới.
1.2.1.1. Giai đoạn 1945 - 1954
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền về tay nhân
dân, gia tài của chế độ cũ để lại cho chúng ta lúc bấy giờ là hai bàn tay trắng. Thù
trong giặc ngoài, vận mạng dân tộc đang “ngàn cân treo sợi tóc”, nhưng nhà nước
cách mạng non trẻ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã quan tâm ngay đến
giáo dục, việc diệt giặc dốt được xếp ngay sau diệt giặc đói. Người nói: Nạn dốt
là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng
ta”. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Vì vậy, Người đề nghị mở một chiến
dịch chống “nạn mù chữ”. Ngày 8/9/1945 Chính Phủ thành lập Nha bình dân học
vụ để đảm trách việc thanh toán nạn mù chữ. Từ đó đất nước ta đã dấy lên phong
24
trào xoá nạn mù chữ, lớp học BDHV được mở ra ở khắp mọi nơi. Chỉ sau một
năm, nước ta đã có thêm 2,5 triệu người biết chữ.
Ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ. Giáo
dục phải chuyển hướng vào thời chiến, các trường lớp phải tản cư về nông thôn,
vùng sâu, tiếp tục hoạt động với nhiều hình thức tổ chức đáp ứng nhu cầu cuộc
kháng chiến kiến quốc.
Sau ba năm cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã giành dược nhiều thắng
lợi. Với đà tiến triển nhiều mặt của cuộc kháng chiến chống Pháp, năm 1950
Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định cải cách giáo dục lần thứ nhất. Tháng
7/1950, Đề án cải cách giáo dục đã được Hội đồng Chính phủ thông qua.
Mục tiêu của cải cách giáo dục là xây dựng một nền giáo dục dân chủ
nhân dân, trên nguyên tắc dân tộc khoa học, đại chúng. Phương châm giáo dục là
“học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn”. Cơ cấu nhà trường cải cách gồm
hệ thống phổ thông 9 năm và hệ thống giáo dục bình dân, giáo dục chuyên
nghiệp, cao đẳng và đại học. Nội dung giáo dục nhằm bồi dưỡng cho con người
lòng yêu nước, căm thù giặc, ý thức lao động, học tập, thói quen làm việc khoa
học. Tiếng Việt được dạy ở tất cả các môn học, bậc học.
Ở Hưng Yên, thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ và
các cấp chính quyền đã trực tiếp lãnh đạo và phát động phong trào toàn dân tham
gia “diệt giặc dốt”, xoá nạn mù chữ. Các ban “diệt dốt” nhanh chóng được thành
lập và hoạt động có hiệu quả. Đến đầu tháng 10/1945, Đảng bộ Hưng Yên đã
thành lập Ban Văn hoá - Xã hội các cấp để hành động, xây dựng phong trào
BDHV.
Trong một thời gian ngắn phong trào BDHV đã phát triển nhanh chóng. ở
khắp mọi nơi, các lớp BDHV, BTVH được hình thành , lôi cuốn mọi tầng lớp ,
mọi lứa tuổi tham gia với tinh thần “đi học là yêu nước”; theo phương châm:
25
Người biết chữ dạy cho người chưa biết. Do đó, mặc dù trong hoàn cảnh thiếu
thốn, khó khăn nhưng nhân dân đã tìm mọi cách khắc phục để học tập.
Công tác vận động nhân dân đi học cũng có nhiều hình thức phong phú
như: Tranh thủ nói chuyện trong các buổi diễn kịch, liên hoan văn nghệ, sáng tác
thơ ca hò vè, tranh cổ động phục vụ cho công tác BDHV. Việc đôn đốc kiểm tra
học tập cũng rất gắt gao, bằng các hình thức như chặn ở các trục đường lớn có
nhiều người qua lại, cổng vào chợ, trên các bến đò ngang để kiểm tra hỏi chữ.
Người chưa biết chữ phải chui qua “cổng mù” hoặc dừng lại nhẩm chữ rồi mới
được qua chợ, qua sông; ai đã biết chữ được vinh dự đi qua “cổng sáng”.
Với những biện pháp và hình thức phong phú như vậy, Đảng bộ và các cấp
chính quyền đã biến cuộc vận động chống giặc dốt thành phong trào quần chúng
rộng lớn, phát huy được truyền thống hiếu học của nhân dân Hưng Yên. Phong
trào BDHV vì vậy cũng đạt được kết quả rất khả quan: đã vận động được
205.000 người đi học và đã thi mãn khoá được cho 102.000 người, chiếm 20,4%
dân số (dân số của Hưng Yên lúc đó là 449.734 người) [38, tr.48].
Cùng với phong trào BDHV, Tỉnh uỷ và các cấp chính quyền đã quan tâm
tới GDPT ngay từ những ngày độc lập. Tháng 9/1945, năm học đầu tiên sau ngày
độc lập, các em học sinh tiểu học Hưng Yên đã được tới trường học. Tuy còn
nhiều khó khăn về trường lớp, chưa có chương trình cụ thể, thiếu giáo viên
nhưng hoạt động của các trường lớp vẫn diễn ra đều đặn.
Phong trào giáo dục của Hưng Yên đang trên đà phát triển mạnh thì giặc
Pháp quay trở lại xâm lược. Ngày 22/12/1949 quân Pháp tràn về Hưng Yên, đi
tới đâu chúng cũng đốt phá làng mạc, nhà cửa, trường lớp, giết người, cướp của,
gieo bao đau thương tang tóc
Trước tình hình đó, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã để cơ quan BDHV nằm
trong vùng địch hậu để gây cơ sở, nắm quần chúng và đấu tranh chống văn hoá
26
nô dịch của địch. Từ đó giáo dục phổ thông cùng với toàn ngành giáo dục trở
thành mặt trận trong thế trận chiến tranh nhân dân, từng bước đánh bại giặc Pháp.
Trong những năm kháng chiến chống Pháp mặc dù trong điều kiện khó
khăn, luôn bị kẻ địch rình rập, nền GDPT của Hưng Yên vẫn phát triển khá
mạnh. Đến cuối năm 1953, tất cả các mặt hoạt động của ngành giáo dục do Ty
giáo dục quản lý rất quy củ, tính đến 6 tháng đầu năm 1953, toàn tỉnh đã có 532
lớp phổ thông bao gồm 19.818 học sinh, trong đó có 3 lớp cấp II gồm 179 học
sinh lớp 5 [21, tr.18]; số nhân viên của Ty gồm 17 người, cán bộ huyện có 15
người, giáo viên phổ thông có 453 người [21, tr.4]. Đây là thành tích đáng ghi
nhận của GDPT Hưng Yên trong những năm kháng chiến. Thành tích này góp
phần tạo nên thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Pháp ở Hưng Yên.
1.2.1.2. Giai đoạn 1954-1975
Ngày 7/5/1954, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã đưa cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đi đến thắng lợi hoàn toàn. Cách
mạng nước ta chuyển sang một giai đoạn mới: Miền Bắc hoàn toàn giải phóng
tiến lên chủ nghĩa xã hội; miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ
xâm lược và bè lũ tay sai, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Lúc này giáo dục Hưng Yên duy trì 2 hệ thống giáo dục: Tiếp quản hệ
thống giáo dục cũ trong vùng tạm chiếm của Pháp để lại và giáo dục cách mạng.
Vì thế có hai chương trình giáo dục phổ thông song song tồn tại (9 năm ở vùng tự
do và 12 năm ở vùng mới giải phóng).
Tháng 3/1956, Chính phủ đã thông qua Đề án cải cách giáo dục lần thứ 2.
Thực hiện hệ thống giáo dục phổ thông 10 năm, gồm 3 cấp: Cấp I: 4 năm; cấp II:
3 năm; cấp III: 3 năm. Mục tiêu của cuộc cải cách giáo dục lần này là: Đào tạo,
bồi dưỡng thế hệ thanh niên và thiếu nhi trở thành những người phát triển toàn
diện, những công dân tốt, trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có tài có đức.
27
Phương châm giáo dục là học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, nhà
trường gắn với đời sống xã hội. Nội dung giáo dục là: Giáo dục toàn diện gồm 4
mặt (Đức, Trí, Thể, Mỹ), lấy trí dục làm cơ sở. Tăng cường công tác giáo dục
chính trị tư tưởng trên cơ sở coi trọng việc giảng dạy tri thức có hệ thống.
Cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai là một bước tiến quan trọng trong quá
trình xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nhờ chủ trương đúng
đắn, cùng với sự giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa, trong thời gian
không dài chúng ta đã xây dựng được hệ thống giáo dục quốc dân hoàn chỉnh với
đủ các cấp học, bậc học từ nhà trẻ mẫu giáo đến đại học. Cũng trong thời gian
này, những quan điểm giáo dục xã hội chủ nghĩa cùng các nguyên lý, phương
châm giáo dục đã được xác lập và từng bước được vận dụng vào thực tiễn của
nhà trường.
Chấp hành Chỉ thị của Trung ương, Tỉnh uỷ, Uỷ ban hành chính tỉnh chỉ
đạo Ty giáo dục từng bước sáp nhập hệ thống giáo dục 9 năm và hệ 12 năm thành
hệ thống giáo dục phổ thông 10 năm. Việc tổ chức nhà trường, bố trí lớp, sắp xếp
đội ngũ giáo viên đều được sự chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh uỷ, Uỷ ban chấp hành
tỉnh. Đối với CBQL giáo dục các cấp, đội ngũ nhà giáo được tổ chức học tập
quán triệt sâu sắc tinh thần cải cách giáo dục. Các quan điểm và phương châm
giáo dục xã hội chủ nghĩa đã tạo nên một luồng sinh khí mới trong toàn ngành
giáo dục Hưng Yên.
Sau hoà bình, Bộ và Khu giáo dục Tả Ngạn đã điều cho tỉnh một số giáo
viên mới từ khu học xá Trung ương về tạo điều kiện cho tỉnh tiếp tục mở trường
cấp 2, cấp 3 ở các huyện thị còn lại. Trường cấp I được mở ra đều khắp trong
tỉnh. Phong trào xoá nạn mù chữ được đẩy mạnh. Đến năm 1958: 92% dân số
trong độ tuổi từ 12 đến 50 của tỉnh đã thoát nạn mù chữ.
28
* Về bổ túc văn hóa: Song song với phong trào BDHV - xoá nạn mù chữ,
công tác BTVH cũng được đặt ra. Bên cạnh lớp xoá mù chữ có các lớp dự bị bình
dân phát triển ngày càng nhiều. Ngoài các lớp BTVH tại chức học vào buổi trưa,
buổi tối, tỉnh còn mở các lớp học tập trung từ 1 đến 2 tháng, cho đối tượng là cán
bộ chủ chốt cơ sở và chiến sĩ thi đua có nhiều thành tích.
Với nhiều hình thức tổ chức phong phú, đa dạng, với khí thế học tập sôi
nổi, đến năm 1961, bình quân mỗi xã có 80 người đi học. Số cán bộ và thanh niên
học hết cấp I đạt 50%. Tuyệt đại đa số dân Hưng Yên từ 12 đến 40 tuổi đã học
hết lớp 2, riêng huyện Yên Mỹ đạt 100% số người đi học cấp I.
Hưng Yên trở thành đơn vị xuất sắc toàn miền Bắc về công tác xoá mù chữ
và BTVH. Năm 1961, đồng chí Tôn Đức Thắng Uỷ thay mặt Trung ương Đảng
và Chính phủ biểu dương và trao cờ của Ban chấp hành Trung ương Đảng cho
tỉnh Hưng Yên do đạt được nhiều thành tích xuất sắc và có nhiều sáng tạo trong
công tác xoá mù chữ và BTVH.
Để tiếp tục đẩy mạnh công tác BDHV, cho đến năm 1965 ngành giáo dục
đã phát động 4 đợt thi đua lớn. Nhờ vậy phong trào BTVH toàn tỉnh đã hoàn
thành vượt mức với tỷ lệ 111%, trước thời hạn 21 ngày. Có 6 huyện vượt mức kế
hoạch, trong đó huyện Kim Động đạt tỷ lệ cao nhất 134% [38, tr.62].
Ngày 26/1/1968, theo Nghị quyết 504-NQ/TVQH: Tỉnh Hưng Yên hợp
nhất với tỉnh Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng, đặt tỉnh lỵ tại thị xã Hải Dương.
Kể từ đây giáo dục Hưng Yên bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ sát cánh cùng
giáo dục Hải Dương đặt dưới sự chỉ đạo của Ty giáo dục Hải Hưng với bao cơ
hội và thử thách.
* Đối với ngành học mầm non: Lúc đầu các lớp mầm non được mở chủ
yếu để trông giữ trẻ, phòng học, đồ dùng dạy học chưa có, đa số giáo viên chưa
qua đào tạo, số trẻ đến lớp còn ít. Song vượt qua nhiều khó khăn về đời sống,
29
thiếu thốn về cơ sở vật chất, hạn chế về trình độ của giáo viên, ngành học mầm
non của tỉnh đã từng bước được xây dựng, phát triển.
Để giữ vững và từng bước nâng cao chất lượng các trường mẫu giáo,
ngành giáo dục đã phối hợp với Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Liên hiệp Công
đoàn, Ban công tác nông thôn tỉnh để xây dựng quy chế trường mẫu giáo. Đồng
thời UBND tỉnh cho phép ngành giáo dục mở trường Sư phạm mẫu giáo để đào
tạo, bồi dưỡng giáo viên. Qua đó số cháu đến lớp ngày càng tăng, chất lượng giáo
dục mầm non dần được nâng lên.
Sau ngày hợp nhất, để tiếp tục khắc phục những hạn chế về nhận thức, về
CSVC và đội ngũ giáo viên của ngành học mầm non, năm 1968 UBND tỉnh mở
Hội nghị chuyên đề về công tác bảo vệ bà mẹ và trẻ em, thành lập và giao cho Uỷ
ban bảo vệ bà mẹ trẻ em phụ trách xây dựng phát triển ngành học mầm non.
Do sự hoạt động tích cực của Uỷ ban bảo vệ bà mẹ trẻ em, phong trào nhà
trẻ mẫu giáo có nhiều chuyển biến. Cuối năm 1971 toàn tỉnh đã có 2866 nhà trẻ ở
nông thôn và 55 nhà trẻ ở các cơ quan xí nghiệp, tổng số cháu huy động đến nhà
trẻ đạt 35,5%. Đến năm học 1974-1975 phong trào mẫu giáo vượt qua nhiều khó
khăn tiếp tục phát triển. Toàn tỉnh có 417 trường mẫu giáo với 1171 lớp và 37480
cháu, tỷ lệ huy động 36% cháu trong độ tuổi. Điển hình là trường mẫu giáo Tân
Tiến (Văn Giang), Như Quỳnh (Văn Lâm), nhà trẻ Xuân Dục (Mỹ Văn), Hưng
Yên được Bộ Giáo dục đánh giá là một trong những tỉnh mạnh [38, tr.76].
* Về giáo dục phổ thông: Sau hoà bình, giáo dục Hưng Yên có hai hệ
thống giáo dục, chủ trương của tỉnh là giữ vững các trường lớp sẵn có ở vùng căn
cứ du kích và vùng mới giải phóng, phục hồi các trường lớp bị tàn phá. Đầu năm
1954 toàn tỉnh có 440 lớp vỡ lòng và trên 700 lớp cấp I. Nhiều xã chưa có trường
tiểu học và trong các huyện có rất ít truờng cấp II.
30
Thực hiện nhiệm vụ của giáo dục lúc này là chuyển đổi nội dung giáo dục
ở các vùng tạm chiếm cũ và chuẩn bị cho sự phát triển giáo dục những năm sau,
Ty giáo dục Hưng Yên đã tích cực chỉ đạo phục hồi, củng cố các trường tiểu học,
xây mới các trường cấp II, cấp III. Đến năm học 1960-1961, các xã trong toàn
tỉnh đều có trường cấp I, 3 xã có 1 trường cấp II. Đến năm học 1963-1964 toàn
tỉnh đã phủ kín cấp II đến tận xã. Đến năm 1968 các huyện trong tỉnh đều có
trường cấp III. Đồng thời để đẩy mạnh phong trào giáo dục của địa phương, nhân
dân đã tích cực xây dựng cơ sở trường lớp. Cả tỉnh đã xây dựng và sửa chữa 173
phòng học, mua sắm 1127 bộ bàn ghế.
Đội ngũ giáo viên cũng được chú ý bồi dưỡng phát triển cả về số lượng và
chất lượng. Nhiều trường đã có đảng viên sinh hoạt trong các chi bộ giáo dục
huyện. Phòng giáo dục các huyện cũng được thành lập.
Đến năm 1968 hệ thống trường lớp phổ thông Hưng Yên đã phát triển rất
nhanh và toàn diện: Mỗi xã đã có 1 trường mẫu giáo, 1 trường cấp I, 1 trường cấp
II; các huyện đều có trường cấp III và trường BTVH. Bình quân toàn tỉnh cứ 3
người dân có 1 người đi học. Hoà chung cùng phong trào Bắc Lý, giáo dục Hưng
Yên đã trở thành điểm mạnh của cả miền Bắc. Ngành giáo dục Hưng Yên có 4
năm liền (1961-1965) được tặng cờ dẫn đầu BTVH, phổ thông và mẫu giáo, 76
chiến sĩ thi đua, 950 giáo viên Hai giỏi, 35000 học sinh Bốn tốt. Xuất hiện nhiều
giáo viên giỏi, nhiều điển hình tiên tiến được Bác Hồ khen [38, tr.69-70].
Từ 1968 đến 1975, trong điều kiện hợp nhất nên hoạt động chủ yếu của Ty
giáo dục là ổn định tổ chức. Các hoạt động tăng cường cho cấp huyện nhiều hơn
trong việc kiểm tra, đánh giá chất lượng. Hệ thống các trường cấp I, II không có
gì thay đổi, trường cấp III giữ nguyên sự ổn định cũ.
Trong điều kiện hợp nhất tỉnh, thủ phủ tỉnh đặt tại thị xã Hải Dương, các
huyện của Hưng Yên hầu hết xa trung tâm, cán bộ Ty giáo dục còn đang trong
31
thời kỳ ổn định tổ chức và phối hợp chỉ đạo, nên sự quan tâm một cách đầy đủ
các trường như trước có hạn chế. Thấy rõ tình hình đó, các Huyện uỷ và UBND
huyện, các địa phương và đặc biệt là sự phấn đấu của các trường, phát huy truyền
thống thi đua “Hai tốt”, “Đuổi và vượt Bắc Lý” trước kia, nên phong trào giáo
dục vẫn được giữ vững. Các điển hình tiên tiến được duy trì và phát triển như
trường cấp III Hưng Yên tiếp tục là trường tiên tiến nhiều năm, trường cấp II
Trần Cao (Phù Cừ), huyện Phù Tiên vẫn giữ được là huyện có phong trào giáo
dục tốt.
* Về giáo dục chuyên nghiệp
Từ năm 1956 tỉnh mở các trường chuyên nghiệp: Trường Y tế, trường
Trung cấp Nông nghiệp, trường Thanh niên Tô Hiệu (trường Trung học Kinh tế
Kỹ thuật Tô Hiệu hiện nay). Năm 1966 thành lập trường Trung cấp Công nghiệp,
tiền thân của trường Đại học Kỹ thuật I hiện nay. Những năm sau còn mở thêm
trường Văn hoá nghệ thuật, trường Bồi dưỡng giáo dục
Riêng khối trường sư phạm đào tạo đội ngũ giáo viên của tỉnh, năm 1956-
1957 Ty giáo dục Hưng Yên cho mở trường sư phạm cấp I đào tạo cấp tốc 3
tháng, 6 tháng để có đội ngũ giáo viên cấp I. Đến năm 1959, Bộ Giáo dục thành
lập trường Sư phạm trung cấp tại ấp Dâu - Hiến Nam thị xã Hưng Yên, nhằm đào
tạo giáo viên cấp II cho các tỉnh vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Dựa vào đó tỉnh đã đề
nghị nhà trường đào tạo riêng cho tỉnh 500 giáo viên. Số giáo viên cấp II ra
trường về tỉnh nhằm cung cấp cho việc mở trường cấp II ở cụm xã. Như vậy, về
cơ bản giáo viên đã đạt trình độ chuẩn: 7+2 và 7+3 theo chỉ đạo của Bộ.
Từ năm 1965 đến 1968 Ty giáo dục chỉ đạo cho trường sư phạm cấp II tỉnh
bồi dưỡng giáo viên lên 7+3 theo chương trình của Bộ. Những năm sau các tỉnh
trong vùng đã thành lập trường sư phạm thì trường Trung cấp Sư phạm của Bộ
được bàn giao cho tỉnh quản lý. Tỉnh đã chủ động đào tạo đủ giáo viên cho việc
32
mở trường cấp II đến các xã, cung cấp giáo viên cho các tỉnh kết nghĩa khu vực
Tây Bắc và đào tạo giáo viên cho tỉnh Quảng Bình, Vĩnh Linh và nước bạn Lào.
Sau khi hợp nhất, Tỉnh đã chỉ đạo việc sắp xếp lại hệ thống các trường
chuyên nghiệp trên địa bàn, sát nhập một số trường, thành lập một số trường mới.
Hợp nhất trường Trung cấp Nông nghiệp (đặt ở Khoái Châu) với trường Trung
cấp Nông nghiệp (đặt ở Lai Cách - Cẩm Giàng), trường sơ cấp Thương nghiệp
Hải Dương sát nhập với trường Tài chính tỉnh, hợp nhất trường Trung cấp Y tế,
trường Văn hoá Nghệ thuật. Các trường Tô Hiệu, trường Văn hoá Nghệ thuật vẫn
ở nguyên tại địa chỉ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- v_l2_01856_1638_2003142.pdf