Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai chỉ đạo rà
soát, có kế hoạch xây dựng trụ sở làm việc cho các cơ quan Quản lý thị trường (Chi
cục, Đội) và bảo đảm đến năm 2018 các đơn vị Quản lý thị trường đều có trụ sở làm
việc riêng; lập kế hoạch xây dựng các kho, nhà tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính và giao Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả địa
phương quản lý kho này.
Trước mắt đề nghị Bộ Tài chính bổ sung kinh phí để trang bị thêm cho lực
lượng Quản lý thị trường tỉnh mỗi đơn vị 1 chiếc ô tô để phục vụ công tác kiểm tra,
kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; trang bị
phương tiện chuyên dùng phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát ở vùng sông nước,
ven biển như xuồng máy công suất cao, mát điện thoại vệ tinh, máy thông tin sóng
ngắn.; tăng 10% số máy vi tính tại các Chi cục Quản lý thị trường và được nối mạng
để kịp thời ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động chỉ đạo, kiểm tra kiểm soát
thị trường.
Kiến nghị Bộ Tài chính bổ sung kinh phí liên quan đến công tác tuyên truyền,
phổ biến pháp luật cho Quản lý thị trường. Đồng thời kiến nghị Bộ Tài chính ban
hành quy dịnh cho phép Hiệp hội các ngành hàng, các doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí
tuyên truyền pháp luật cho lực lượng Quản lý thị trường
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Kiểm tra, thanh tra của quản lý thị trường tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình để ban hành quyết định thanh tra;
- Ra quyết định thanh tra ,Xây dựng, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra
- Phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra, thông báo về việc công bố quyết định thanh
tra
Bƣớc 2. Tiến hành Thanh tra
- Công bố quyết định thanh tra, thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung
thanh tra
- Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu; Xử lý sai phạm được phát hiện khi tiến hành
thanh tra
- Chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra; Kết thúc việc tiến hành thanh tra tại nơi được
thanh tra
Bƣớc 3. Kết thúc Thanh tra
- Xem xét báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra ; công khai kết luận
thanh tra
- Tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra;Lập, bàn giao, quản lý, sử dụng hồ sơ thanh
tra.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG KIỂM TRA, THANH TRA
CỦA QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG TỈNH LÀO CAI
2.1. Quá trình hình thành Quản lý thị trƣờng tỉnh Lào Cai
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Lào Cai.
Lào Cai là Tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng
Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 265 km theo đường
bộ. Diện tích tự nhiên: 6.383,89 km2. Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp
tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung
Quốc với 203 km đường biên giới. Dân số toàn tỉnh có 674.530 người (số liệu thống
kê năm 2016). Dân tộc có 25 nhóm dân tộc cùng chung sống hòa thuận trên địa bàn
tỉnh Lào Cai.
ngành dân tộc cùng chung sống hoà thuận, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 64,09%
dân số toàn tỉnh.
Tiềm năng kinh tế
Tiềm năng công nghiệp:
8
+ Lào Cai là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, trong đó có nhiều loại chất lượng
cao, trữ lượng lớn, điển hình: Apatit, sắt, đồng, vàng gốc, graphít, đất hiếm, fenpat,
nguyên liệu gốm, sứ thủy tinh
+ Lào Cai có tiềm năng về thủy điện
Tiềm năng phát triển nông - lâm nghiệp
Lào Cai có địa hình khá phong phú, phân tầng độ cao thấp rõ rệt, khí hậu nhiệt
đới gió mùa, chia làm hai vùng: Vùng cao, nhiệt độ trung bình từ 15 độ C - 20 độ C,
với đặc điểm khí hậu á nhiệt đới, mát mẻ về mùa hè, lạnh giá về mùa đông rất phù
hợp với các loại cây trồng ôn đới như táo, lê, đào, mận, hoa hồng, hoa ly, địa lan, cây
dược liệu, rau trái vụ, nuôi cá nước lạnh như cá hồi, cá tầm.
Vùng thấp nhiệt độ trung bình từ 23 độ C - 29 độ C, gồm các xã nằm dọc theo
sông Hồng và một phần sông Chảy mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm,
phù hợp với phát triển các loại cây ăn quả nhiệt đới như dứa, chuối, cam, quýt....đặc
biệt là phát triển vùng nguyên liệu chế biến chè, thuốc lá... Đồng thời phát triển chăn
nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản nước ấm.
Tiềm năng thƣơng mại - kinh tế
Lào Cai có cặp cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu với 3 điểm thông quan:
Ga quốc tế Lào Cai, cầu đường bộ qua sông Nậm Thi, cầu đường bộ qua sông Hồng
(là điểm nối giữa đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai với đường cao tốc Hà Khẩu - Côn
Minh là cầu nối quan trọng trên tuyến Hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà
Nội - Hải Phòng; Là cửa ngõ của Việt Nam và các nước ASEAN. Trung tâm của
Hành lang Bắc Nam trong hợp tác các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng với thị
trường Tây Nam - Trung Quốc.
Về hoạt động kinh doanh; Toàn tỉnh có 3.737 doanh nghiệp với lũy kế vốn hoạt
động là 20.539 tỷ đồng, có 15.892 hộ kinh doanh với vốn đăng ký 1.475 tỷ đồng,
trong đó số hộ tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh Công Thương có 10.060 hộ.
Có 9216 hộ kinh doanh cố định, 451 doanh nghiệp công ty, 264 chi nhánh văn phòng
đăng ký và 129 hợp tác xã tham gia hoạt động lĩnh vực Công Thương.
Tiềm năng du lịch
Lào Cai là tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, mang những
nét đặc trưng độc đáo. Tỉnh Lào Cai có vai trò là một trung tâm du lịch tiểu vùng
miền núi tây Bắc và cũng là tỉnh biên giới cửa ngõ, tiếp giáp với tỉnh Vân Nam - một
tỉnh du lịch đầy tiềm năng của Trung Quốc, đây là một trong những điều kiện thuận
lợi để Lào Cai phát triển kinh tế du lịch.
2.1.2. Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Lào Cai.
Vị trí, chức năng nhiệm vụ của Chi cục Quản lý thị trƣờng Lào Cai.
9
Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai được thành lập theo quyết định số
303/QĐ-UB ngày 11/7/1994 của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai. Về vị trí, chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn: Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai là cơ quan quản lý
nhà nước chuyên ngành trực thuộc Sở Thương mại - Du lịch tỉnh Lào Cai, nay là Sở
Công Thương tỉnh Lào Cai có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh
hoàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường; Kiểm tra cơ sở sản xuất đối với lĩnh
vực, ngành hàng thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công Thương; Kiểm tra việc chấp
hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực khác mà lực lượng Quản lý thị
trường được Chính phủ giao thẩm quyền kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính.
- Thanh tra chuyên ngành.
- Xử lý vi phạm hành chính
- Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phục vụ hoạt động kiểm tra, thanh tra
chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính.
- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật đối với các tổ chức,
cá nhân.
- Tổ chức thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để tham
mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh
với các hành vi vi phạm pháp luật.
Cơ cấu tổ chức bộ máy.
Chi cục quản lý thị trường tỉnh Lào Cai có 3 phòng chuyên môn: Phòng Tổ
chức hành chính; Phòng Nghiệp vụ tổng hợp; Phòng Pháp chế kiểm tra. Với 10 đội
quản lý thị trường được cơ cấu tổ chức, biên chế và quản lý hoạt động thuộc lĩnh vực
Công Thương như sau:
Đội Quản lý thị trường số 1: Quản lý lĩnh vực thị trường trên địa bàn Thành
phố Lào Cai. Thành phố có 17 xã, phường, có 01 cửa khẩu quốc tế Hồ Kiều – Hà
Khẩu, 01 cửa khẩu Quốc gia Kim Thành giữa tỉnh Lào Cai - Việt Nam và tỉnh Vân
Nam - Trung Quốc. Là Thành phố tỉnh lỵ biên giới duy nhất trong cả nước. Trên địa
bàn có 3.798 hộ kinh doanh cố định, 316 doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động lĩnh vực
Công Thương, trên địa bàn có 02 chợ phiên của xã vùng cao. Toàn đội có 14 biên
chế, trong đó có 11 người có thẻ Kiểm soát viên, 03 người có thẻ Thanh tra chuyên
ngành.
Đội Quản lý thị trường số 2: Quản lý lĩnh vực thị trường trên địa bàn huyện
Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Toàn huyện có 369 hộ kinh doanh cố định và 13 doanh nghiệp,
công ty, hợp tác xã tham gia hoạt động lĩnh vực Công thương. Đội có 6 người, 4
người có thẻ Kiểm soát viên, 01 người có thẻ Thanh tra viên.
10
Đội Quản lý thị trường số 3: Quản lý lĩnh vực thị trường trên địa bàn huyện Sa
Pa, tỉnh Lào Cai. Huyện có 17 xã và 01 thị trấn, có 1.604 hộ kinh doanh cố định, 113
doanh nghiệp và hợp tác xã tham gia hoạt động kinh doanh lĩnh vực Công Thương.
Đội được biên chế 5 người, 5 người có thẻ Kiểm soát viên, 01 người có thẻ Thanh tra
chuyên ngành.
Đội Quản lý thị trường số 4: Quản lý lĩnh vực thị trường trên địa bàn huyện
Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.Huyện có 20 xã, 01 thị trấn. Đội quản lý 565 hộ kinh doanh
thương mại, 81 doanh nghiệp và hợp tác xã tham gia hoạt động Công Thương, có 8
chợ phiên ở các xã như Cốc Ly, Phong Hải, Bản CầmĐội được biên chế 5 người,
trong đó có 5 người có Thẻ kiểm soát viên, 01 người có thẻ Thanh tra chuyên ngành.
Đội Quản lý thị trường số 5: Quản lý lĩnh vực thị trường trên địa bàn huyện
Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.Huyện có 12 xã, 03 thị trấn (Thị trấn Phố Lu, Phong Hải,
Xuân Giao). Trên địa bàn có1233 hộ kinh doanh cố định, 138 doanh nghiệp, hợp tác
xã tham gia hoạt động lĩnh vực Công Thương, có 8 chợ phiên. Đội được biên chế 8
trong đó có 4 người có thẻ kiểm soát viên, 01 người có thẻ Thanh tra chuyên ngành.
Đội Quản lý thị trường số 6: Quản lý lĩnh vực thị trường trên địa bàn huyện
Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Đây là địa bàn rộng, có ranh giới giáp với tỉnh Yên Bái,
Tuyên Quang. Huyện Bảo Yên có 17 xã và 01 thị trấn, trên địa bàn có 602 hộ kinh
doanh cố định, 83 doanh nghiệp và hợp tác xã hoạt động lĩnh vực Công Thương, có 6
chợ phiên. Đội được biên chế 5 người, có 3 người có thẻ Kiểm soát viên.
Đội Quản lý thị trường số 7: Quản lý chung các hoạt động quản lý thị trường
trên địa bàn tỉnh; Chủ yếu thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, phối hợp với các
cơ quan chức năng trong kiểm tra đột xuất. Biên chế của Đội là 8 người, có 5 người
có thẻ kiểm soát viên, 3người có thẻ Thanh tra chuyên ngành.
Đội Quản lý thị trường số 8: Quản lý lĩnh vực thị trường trên địa bàn huyện
Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Trên địa bàn Huyện có 22 xã, 01 thị trấn, có 01 chợ đầu mối
trung tâm, 613 hộ kinh doanh cố định, ngoài ra có 26 đơn vị doanh nghiệp hoạt động
lĩnh vực thương mại, 02 chợ phiên. Đội quản lý thị trường số 8 có 6 biên chế, trong
đó có 4 công chức có Thẻ kiểm soát viên.
Đội Quản lý thị trường số 9: Quản lý lĩnh vực thị trường trên địa bàn huyện
Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Trên địa bàn có 15 xã và 1 thị trấn, có cửa khẩu quốc
gia Mường Khương giáp ranh với huyện Mã Quan (Vân Nam – Trung Quốc). Đội
quản lý 220 cơ sở kinh doanh trong đó có 208 hộ kinh doanh cố định, 12 doanh
nghiệp hoạt động lĩnh vực thương mại. Đội quản lý thị trường có 6 biên chế, có 4
công chức có thẻ Kiểm soát viên thị trường. 01 người có thẻ Thanh tra chuyên ngành
Đội Quản lý thị trường số 10: Quản lý lĩnh vực thị trường trên địa bàn huyện
Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Huyện có 13 xã và 01 thị trấn.Trên địa bàn có chợ trung
11
tâm, có 224 hộ kinh doanh. Biên chế của Đội có 4 người, trong đó có 2 người
có thẻ Kiểm soát viên thị trường. 01 người có thẻ thanh tra chuyên ngành.
Về biên chế cán bộ, công chức:
Tổng biên chế được giao của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai
theo quyết định của Giám đốc Sở Công thương là 90 người, trong đó:
Biên chế quản lý nhà nước 77 người
Biên chế sự nghiệp khác là 9 người
Biên chế hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP là 4 người.
Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của Chi cục Quản lý thị trường
tỉnh Lào Cai như sau:
Công chức có trình độ Đại học là 73 người, trên đại học là 01, bao gồm
các nhóm ngành, chuyên môn đào tạo; Luật 8 người, Kinh tế và các ngành xã
hội 65 người.
Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Lào
Cai.
Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Lào Cai.
Chi cục Quản lý Thị trường tỉnh Lào Cai là đơn vị có tư cách pháp nhân, hoạt
động do ngân sách tỉnh cấp, có trụ sở chung với một số các cơ quan khác thuộc loại
hình cơ quan đơn vị trực thuộc các Sở, Ngành (Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục kiểm
định kiểm nghiệm). Các đội Quản lý thị trường ở các huyện đều được chính quyền
địa phương bố trí sắp xếp nơi làm việc, có 3/9 đội có trụ sở riêng độc lập, còn lại là
làm việc chung trong khối, có 2/9 đội hiện chưa được đầu tư xây dựng trụ sở phải
thuê trụ sở để làm việc. Các đội hầu như chưa có nhà Công vụ, chưa có hệ thống kho,
bãi, chưa có các phương tiện chuyên dụng phục vụ cho hoạt động của lực lượng
quản lý thị trường.
Phƣơng tiện, trang thiết bị phục vụ công tác.
Chi cục được giao 03 xe ô tô con, trong đó có 01 xe chuyên dụng. Hoạt động
của lực lượng Kiểm soát viên chủ yếu là phương tiện cá nhân, phải tự túc xăng xe,
chi phí sửa chữa, bảo dưỡng trong khi đó địa bàn kiểm tra, thanh tra rộng, giao thông
đi lại khó khăn, các cơ sở kinh doanh phân bố rải rác.
Các trang thiết bị khác phục vụ công tác như: phương tiện thông tin liên lạc,
máy bộ đàm, máy quay camera, thiết bị kiểm tra nhanh, công cụ hỗ trợ hầu như
không có, trong khi đó hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, ngày càng tinh vi và
phức tạp, các đối tượng tham gia buôn lậu ngày càng liều lĩnh manh động và thủ đoạn
khó lường.
12
2.2 . Thực tiễn kiểm tra, thanh tra của Quản lý thị trƣờng tỉnh Lào Cai
2.2.1. Về kiểm tra
Hoạt động kiểm tra định kỳ của Chi cục quản lý thị trường được quy định tại
Thông tư 09/2013/TT-BCT. Hàng năm vào tuần thứ nhất của tháng 12; Căn cứ vào
tình hình thị trường và yêu cầu công tác quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai .
Chi cục quản lý thị trường tỉnh Lào Cai có trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra
của Chi cục trong năm tiếp theo trình Giám đốc sở Công thương phê duyệt trước
ngày 15 tháng 12 hằng năm và tổ chức triển khai thực hiện
* Năm 2014.
Lực lượng quản lý thị trường đã trực tiếp thực hiện kiểm tra là 4.126 vụ, xử lý
vi phạm 334 vụ, giá trị xử lý 3.418.436.000 đồng;
Tiêu hủy hàng hóa trị giá 1.897.821.000 đồng
Xử phạt vi phạm hành chính 843.470.000 đồng
Bán hàng hóa tịch thu 412.780.000 đồng
Thu nộp ngân sách nhà nước 1.256.250.000 đồng.
* Năm 2015.
Lực lượng quản lý thị trường đã trực tiếp thực hiện kiểm tra là 2.378 vụ, xử lý
vi phạm 547 vụ, giá trị xử lý 5.031.638.000 đồng;
Tiêu hủy hàng hóa trị giá 3.531.834.000 đồng
Xử phạt vi phạm hành chính 960.925.000 đồng
Bán hàng hóa tịch thu 538.879.000 đồng
Thu nộp ngân sách nhà nước 1.499.804.000 đồng.
* Năm 2016.
Lực lượng quản lý thị trường đã trực tiếp thực hiện kiểm tra là 1.730 vụ, xử lý
vi phạm 587 vụ, giá trị xử lý 5.021.998.000 đồng;
Tiêu hủy hàng hóa trị giá 1.436.703.000 đồng
Xử phạt vi phạm hành chính 1.379.250.000 đồng
Bán hàng hóa tịch thu 446.001.000 đồng
Thu nộp ngân sách nhà nước 1.825.251.000 đồng.
Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính ở một số nội dung kiểm tra:
Kết quả trong phối hợp kiểm tra:
Năm 2014: Tổ chức phối hợp với các ngành chức năng tiến hành kiểm tra việc
chấp hành các quy định về giá, kiểm tra việc đăng ký giá đối với dịch vụ lưu trú, lữ
hành du lịch, hoạt động taxi, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm , kiểm tra về thuốc
bảo vệ thực vật 2,145 vụ kiểm tra, phát hiện và xử lý 133 vụ, xử lý hàng hóa trị giá
210.484.000 đồng, trong đó xử phạt hành chính là 81.150.000 đồng.
13
Năm 2015. Phối hợp kiểm tra 1650 vụ, phát hiện xử lý vi phạm 154 vụ, xử lý
hàng hóa vi phạm trị giá 221.768.000 đồng, ra quyết định xử phạt hành chính
438.100.000 đồng.
Năm 2016. Phối hợp kiểm tra 1352 vụ, phát hiện và xử lý 266 vụ, xử lý vi
phạm hành chính 838.372.000 đồng, xử lý hàng hóa vi phạm trị giá 33.855.000 đồng.
2.2.2. Về thanh tra
Năm 2015: tiến hành thanh tra 05 cuộc đối với 05 tổ chức tham gia hoạt động kinh
doanh thương mại và kinh doanh xăng dầu; Trong đó 5/5 tổ chức đều có những vi
phạm. Nội dung vi phạm chủ yếu là:
Kinh doanh không có giấy phép kinh doanh
Kinh doanh không niêm yết giá hàng hóa đầy đủ tại địa điểm kinh doanh
Kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong Giấy đăng ký kinh doanh
Qua thanh tra đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 41,6 triệu đồng.
Năm 2016: tiến hành 11 cuộc thanh tra đối với 11 tổ chức tham gia hoạt động kinh
doanh thương mại ở các lĩnh vực; Kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG);
Kinh doanh rượu; Kinh doanh thương mại tổng hợp; kinh doanh mô tô, xe máy, phụ
tùng ô tô xe máy. Qua công tác Thanh tra đã phát hiện và xử lý nhiều vi phạm như
sau:
Với 11 cuộc thanh tra, Tổng số quyết định xử phạt vi phạm hành chính được ban
hành: 06; tổng tiền xử phạt vi phạm hành chính: 97.250.000 đồng, tịch thu tiêu hủy
hàng hóa vi phạm theo quy định. - Kết quả thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành
chính và thu hồi: Các đơn vị vi phạm đã chấp hành nộp phạt tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Lào
Cai.
* 9 tháng đầu năm 2017.
Hoạt động kiểm tra: Đã tiến hành 2.884 lượt vụ kiểm tra, tiến hành xử lý vi
phạm 490 vụ, xử lý vi phạm 947.000.000 đồng, tiêu hủy hàng hóa giá trị
2.465.957.000 đồng. Hàng hóa vi phạm chủ yếu là: Thịt trâu, bò đông lạnh, cách gà,
trứng gà, tim lợn, bia lon Trung quốc, da phế liệu, rượu trắng, hoa quả sấy khô, nấm
hương, xúc xích
Hoạt động thanh tra.Tiến hành 5 cuộc thanh tra chuyên ngành ở 5 đơn vị tham
gia lĩnh vực kinh doanh về vật tư nông nghiệp ( phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; kinh
doanh về y dược, hóa mỹ phẩm sản xuất và kinh doanh nấu rượu thủ công;
14
2.3. Đánh giá chung về hoạt động thanh tra, kiểm tra của Quản lý thị
trƣờng tỉnh Lào Cai.
2.3.1. Ƣu điểm và nguyên nhân.
Chi cục Quản lý thị trường thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu cho Sở Công
Thương và Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai xây dựng các kế hoạch, biện pháp về tổ
chức thị trường, bảo đảm lưu thông hàng hoá theo pháp luật, ngăn ngừa và xử lý kịp
thời các vi phạm trong hoạt động thương mại, công nghiệp trên địa bàn tỉnh, được
chính quyền địa phương tin tưởng, đánh giá cao. Hàng năm, Chi cục Quản lý thị
trường đã ban hành các kế hoạch kiểm tra thường xuyên, kế hoạch kiểm tra theo
chuyên đề, kế hoạch kiểm tra theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, Cục
Quản lý thị trường, tổ chức thực hiện đạt kết quả cao. Nhiều vụ vi phạm có quy mô
lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực đã được Quản lý thị trường phát hiện, kiểm tra và
xử lý.
Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra đã kịp thời phát hiện những thiếu sót, vi
phạm trong công tác quản lý, điều hành của các đơn vị, tổ chức, cá nhân hoạt động
trong lĩnh vực công thương như: Điều kiện đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh
xăng dầu; hóa chất; hoạt động điện lực; quy trình khai thác khoáng sản; quản lý, sử
dụng VLNCN Qua đó, đã chấn chỉnh, xử lý vi phạm và hướng dẫn tổ chức, cá
nhân, chấp hành đúng các qui định của nhà nước, góp phần tăng cường hiệu quả quản
lý nhà nước thúc đẩy hoạt động công thương trên địa bàn tỉnh phát triển và tuân thủ
đúng pháp luật.
2.3. Đánh giá về hoạt động kiểm tra, thanh tra của Quản lý thị trƣờng tỉnh
Lào Cai
2.3.1 Ưu điểm và nguyên nhân
Chi cục Quản lý thị trường thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu cho Sở Công
Thương và Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai xây dựng các kế hoạch, biện pháp về tổ
chức thị trường, bảo đảm lưu thông hàng hoá theo pháp luật, ngăn ngừa và xử lý kịp
thời các vi phạm trong hoạt động thương mại, công nghiệp trên địa bàn tỉnh, được
chính quyền địa phương tin tưởng, đánh giá cao
Kết luận thanh tra, kiểm tra đã đánh giá được việc thực hiện nhiệm vụ chính
sách pháp luật và nhiệm vụ thực hiện của đối tượng thanh tra; xác định rõ tính chất,
mức độ vi phạm, nguyên nhân vi phạm; áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm theo
đúng thầm quyền. Kết luận thanh tra đã được các cá nhân, tổ chức vi phạm chấp hành
và khắc phục kịp thời những tồn tại hạn chế
15
Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra đã kịp thời phát hiện những thiếu sót, vi
phạm trong công tác quản lý, điều hành của các đơn vị, tổ chức, cá nhân hoạt động
trong lĩnh vực công thương
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
Thứ nhất, nguyên nhân về quy định pháp luật
Sau khi Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có hiệu lực, Chính phủ đã
ban hành 47 Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong đó có 27 Nghị định quy
định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường. Trong
số này, có tới 15 nghị định chỉ quy định thẩm quyền xử phạt của quản lý thị trường
một cách chung chung là “VPHC quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực, ngành
mình quản lý”.
Thẩm quyền của Quản lý thị trường được quy định tại nhiều Nghị định xử phạt
vi phạm hành chính của Chính phủ nhưng thẩm quyền xử phạt ở cấp địa phương thấp
do vậy hiệu quả xử lý vụ việc không cao, không kịp thời. Như vậy, số lượng vụ việc
phải chuyển hồ sơ cho Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết ngày càng tăng, gây khó khăn
kéo dài và không phù hợp với xu thế cải cách thủ tục hành chính đang được Chính
phủ chỉ đạo thực hiện ráo riết.
Do Luật chưa quy định rõ về thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện VPHC
như thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức có hành vi VPHC nên hiện nay có 2 cách
hiểu và áp dụng khác nhau trong việc xác định thẩm quyền tịch thu tang vật, phương
tiện. Một là, thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện VPHC đối với cá nhân, tổ
chức được xác định theo giá trị tang vật, phương tiện bằng với mức phạt tiền áp dụng
đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Hai là, thẩm quyền tịch thu được xác định như
thẩm quyền phạt tiền, cùng một hành vi vi phạm, giá trị tang vật, phương tiện vi
phạm để xác định thẩm quyền tịch thu đối với tổ chức vi phạm gấp 2 lần đối với cá
nhân.
Thứ hai, nguyên nhân về tổ chức bộ máy
Mô hình tổ chức Quản lý thị trường những năm vừa qua còn cắt khúc, chưa
được tổ chức theo mô hình ngành dọc từ trung ương đến địa phương, làm phân tán
lực lượng, tính cơ động không cao, hạn chế công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian
lận thương mại, hàng giả. Đồng thời, không tạo được sự tập trung quản lý, chỉ đạo,
điều hành thông suốt trong toàn ngành, đặc biệt là khả năng tăng cường kiểm tra,
kiểm soát thị trường, ứng phó kịp thời đối với các diễn biến bất thường, ảnh hưởng
đến sự ổn định của thị trường.
16
Trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên
thị trường nội địa, lực lượng Quản lý thị trường giữ vai trò chủ công, thường xuyên
phải phối hợp nhiều lực lượng như: Công an, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Thuế...
Mặc dù vậy, do mô hình tổ chức chưa phù hợp và địa vị pháp lý chưa tương xứng nên
hiệu quả công tác phối hợp trong chỉ đạo, điều hành kiểm tra kiểm soát thị trường và
đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật thương mại giữa Quản lý thị trường và các
lực lượng chức năng còn nhiều hạn chế.
Thứ ba, nguyên nhân về con người
Mặc dù nhu cầu chuẩn hóa nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ công chức
ngày càng cấp thiết nhưng việc quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức
nghiệp vụ cho đội ngũ công chức quản lý thị trường ở địa phương mỗi nơi mỗi khác
và không theo kịp định hướng chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương và những
đòi hỏi phát sinh từ thực tiễn phát triển của kinh tế thị trường.
Về công tác tổ chức bộ máy, cán bộ, trên cơ sở quy định chung, Nghị định số
10/CP, Nghị định số 27/2008/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định về thẩm quyền
thành lập đơn vị; điều kiện, tiêu chuẩn xem xét, điều động, bổ nhiệm, luân chuyển
công chức. Tuy nhiên, trong nhiều năm tình trạng áp dụng, thực hiện quy định này
không thống nhất như cùng một tổ chức là Đội Quản lý thị trường hay một chức
danh lãnh đạo Quản lý thị trường địa phương ở tỉnh thì do Ủy ban nhân dân tỉnh ban
hành quyết định hoặc thành lập, có nơi thì do Sở Công Thương ra quyết định hoặc
thành lập; hay tình trạng một chức danh cấp Phòng, Đội Quản lý thị trường thuộc
Chi cục, có nơi do Giám đốc Sở Công Thương bổ nhiệm, điều động công tác, có nơi
do Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường bổ nhiệm, điều động...
Việc thực hiện luân chuyển công chức theo quy định tại Nghị định số
158/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định danh mục
các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ,
công chức, viên chức được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 150/2013/NĐ-CP
ngày 01 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ chỉ được tiến hành trong phạm vi nội bộ
Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nên phần nào
hạn chế đến mục đích chủ động phòng ngừa tham nhũng tiêu cực trong toàn lực
lượng.
Thứ tư, nguyên nhân về cơ sở vật chất
Thiết bị, cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra vẫn
chưa đảm bảo. Ví dụ thiết bị kiểm tra nhanh một số thông số về chất lượng hàng hoá
hoặc về đo lường còn yếu. Ví dụ : Việc xác định phân bón giả, phân bón kém chất
lượng không thể nhận biết bằng mắt thường mà phải thông qua kiểm tra bằng máy
17
móc, thiết bị nhưng kinh phí hoạt động kiểm tra, kiểm soát của lực lượng
QLTT rất khó khăn
Về kinh phí, hoạt động của Quản lý thị trường có tính chất đặc thù, tập trung
vào điều tra, trinh sát, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chínhTrong khi đó,
kinh phí cấp cho lực lượng Quản lý thị trường lại theo định mức hành chính thông
thường của các cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy, các hoạt động trinh sát, điều tra,
xử lý (mua tin, mua công cụ hỗ trợ, theo dõi bám sát đối tượng, thâm nhập thực tế dài
ngày, giám định tang vật, thuê phương tiện, kho bãi, bốc dỡ) không có kinh phí
được cấp hàng năm mà chủ yếu lấy từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính nên rất
eo hẹp.
Trước ngày 01 tháng 7 năm 2013, lực lượng Quản lý thị trường được nhà nước
cho phép chi một số khoản chi đặc thù từ nguồn thu xử lý vi phạm hành chính và xử
lý vi phạm pháp luật về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả bao Tuy nhiên,
theo Luật Xử lý vi phạm hành chính mới, từ ngày 01 tháng 7 năm 2013, nguồn thu xử
phạt vi phạm hành chính không được trích lại cho lực lượng Quản lý thị trường nữa
mà phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước nên kinh phí hoạt động của Quản lý thị
trường sẽ càng khó khăn.Có thể nói lực lượng mỏng; thiếu kinh phí, trang thiết bị
phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra thị trường; nhất là đối với công tác kiểm tra ,
thanh tra hàng kém chất lượng đã khiến cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường
gặp không ít khó khăn, trở ngại.
Thứ năm, hạn chế về biên chế cán bộ
Do điều kiện biên chế cán bộ thanh tra còn thiếu so với khối lượng công việ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_kiem_tra_thanh_tra_cua_quan_ly_thi_truong_t.pdf