Tóm tắt Luận văn Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai Và Lê Lựu

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . 4

NỘI DUNG. Trần Thị Thùy Linh

Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai và Lê Lựu 3

Chương 1.

CƠ SỞ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Khái quát về tiểu thuyết hiện đại.

1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết hiện đại .

1.1.2. Đặc trưng thẩm mĩ của ngôn ngữ tiểu thuyết hiện đại

1.2.Khái quát về phép so sánh.

1.2.1. Khái niệm so sánh và cấu trúc của phép so sánh.

1.2.2. Các kiểu quan hệ so sánh .

1.2.3. Quan niệm của luận văn.

Chương 2.

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI – CẤU TRÚC CỦA PHÉP SO SÁNH VÀ CÁC

KIỂU SO SÁNH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NHÀ VĂN .

CHU LAI VÀ LÊ LỰU.

2.1. Đặc điểm hình thái – cấu trúc của phép so sánh

2.1.1. Đặc điểm hình thái - cấu trúc của vế cần được so sánh (A).

2.1.2. Đặc điểm hình thái – cấu trúc của yếu tố thể hiện quan hệ so sánh.

2.1.3. Đặc điểm hình thái – cấu trúc của vế được đem ra làm chuẩn để sosánh (B) .

2.2. Phân loại các kiểu so sánh .

2.2.1. Dựa vào cấu trúc .

2.2.2. Dựa vào quan hệ ngữ nghĩa giữa vế A và vế B.

2.2.3. Dựa vào trường ngữ nghĩa của yếu tố đưa ra làm chuẩn để so sánh.

2.2.4. Dựa vào mục đích so sánh.

Chương 3.

GIÁ TRỊ CỦA PHÉP SO SÁNH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NHÀ

VĂN CHU LAI VÀ LÊ LỰU .

3.1. Phép so sánh với giá trị nhận thức .

3.1.1. Nhận xét chung.

3.1.2. Vai trò của ngôn cảnh trong việc tạo dựng giá trị nhận thức.

3.1.3. Giá trị nhận thức trong tiểu thuyết của nhà văn Chu Lai và Lê Lựu

.

3.2. Phép so sánh với giá trị gợi cảm .

3.3. So sánh như là yếu tố tạo nên phong cách tác giả

3.3.1. Phong cách nhà văn Chu Lai.

3.3.2. Phong cách nhà văn Lê Lựu .

KẾT LUẬN .

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN .

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 13

pdf16 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai Và Lê Lựu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Thị Thùy Linh Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai và Lê Lựu 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGÔN NGỮ HỌC -------------- TRẦN THỊ THÙY LINH NGHIÊN CỨU THỦ PHÁP SO SÁNH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA CHU LAI VÀ LÊ LỰU LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN: GS.TS.NGUYỄN THIỆN GIÁP HÀ NỘI, 2008 Trần Thị Thùy Linh Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai và Lê Lựu 2 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của GS.TS.Nguyễn Thiện Giáp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý báu này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Ngôn ngữ học đã dạy bảo trong suốt bốn năm học đại học cũng như khóa học cao học này để tôi có được những kiến thức như ngày hôm nay. Và xin cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè và người thân đã giúp đỡ, động viên to lớn về mặt vật chất cũng như tinh thần và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn đúng thời hạn. Hà Nội, tháng 11 năm 2008 Học viên Trần Thị Thùy Linh MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4 NỘI DUNG ......................................................... Error! Bookmark not defined. Trần Thị Thùy Linh Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai và Lê Lựu 3 Chƣơng 1 ............................................................ Error! Bookmark not defined. CƠ SỞ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀIError! Bookmark not defined. 1.1. Khái quát về tiểu thuyết hiện đại .............. Error! Bookmark not defined. 1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết hiện đại ................ Error! Bookmark not defined. 1.1.2. Đặc trƣng thẩm mĩ của ngôn ngữ tiểu thuyết hiện đại Error! Bookmark not defined. 1.2.Khái quát về phép so sánh .......................... Error! Bookmark not defined. 1.2.1. Khái niệm so sánh và cấu trúc của phép so sánh .. Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Các kiểu quan hệ so sánh ......................... Error! Bookmark not defined. 1.2.3. Quan niệm của luận văn ........................... Error! Bookmark not defined. Chƣơng 2 ............................................................ Error! Bookmark not defined. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI – CẤU TRÚC CỦA PHÉP SO SÁNH VÀ CÁC KIỂU SO SÁNH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NHÀ VĂN ............ Error! Bookmark not defined. CHU LAI VÀ LÊ LỰU ..................................... Error! Bookmark not defined. 2.1. Đặc điểm hình thái – cấu trúc của phép so sánhError! Bookmark not defined. 2.1.1. Đặc điểm hình thái - cấu trúc của vế cần đƣợc so sánh (A) ........... Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Đặc điểm hình thái – cấu trúc của yếu tố thể hiện quan hệ so sánh ............................................................................... Error! Bookmark not defined. 2.1.3. Đặc điểm hình thái – cấu trúc của vế đƣợc đem ra làm chuẩn để so sánh (B) ................................................................ Error! Bookmark not defined. 2.2. Phân loại các kiểu so sánh ......................... Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Dựa vào cấu trúc ....................................... Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Dựa vào quan hệ ngữ nghĩa giữa vế A và vế B...... Error! Bookmark not defined. 2.2.3. Dựa vào trƣờng ngữ nghĩa của yếu tố đƣa ra làm chuẩn để so sánh ............................................................................... Error! Bookmark not defined. 2.2.4. Dựa vào mục đích so sánh ........................ Error! Bookmark not defined. Chƣơng 3 ............................................................ Error! Bookmark not defined. GIÁ TRỊ CỦA PHÉP SO SÁNH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NHÀ VĂN CHU LAI VÀ LÊ LỰU ........................... Error! Bookmark not defined. 3.1. Phép so sánh với giá trị nhận thức ........... Error! Bookmark not defined. 3.1.1. Nhận xét chung .......................................... Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Vai trò của ngôn cảnh trong việc tạo dựng giá trị nhận thức........ Error! Bookmark not defined. Trần Thị Thùy Linh Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai và Lê Lựu 4 3.1.3. Giá trị nhận thức trong tiểu thuyết của nhà văn Chu Lai và Lê Lựu ............................................................................... Error! Bookmark not defined. 3.2. Phép so sánh với giá trị gợi cảm ............... Error! Bookmark not defined. 3.3. So sánh nhƣ là yếu tố tạo nên phong cách tác giảError! Bookmark not defined. 3.3.1. Phong cách nhà văn Chu Lai ................... Error! Bookmark not defined. 3.3.2. Phong cách nhà văn Lê Lựu .................... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ........................................................ Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU TRÍCH DẪN ................................... Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 13 Trần Thị Thùy Linh Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai và Lê Lựu 5 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Đã từ lâu, khi nêu lên các chức năng cơ bản của ngôn ngữ, tất cả các nhà ngôn ngữ học đều thống nhất khi cho rằng đó là phương tiện để giao tiếp và là công cụ của tư duy. Tuy nhiên, còn một chức năng đặc biệt quan trọng của ngôn ngữ ít được các nhà nghiên cứu lưu tâm là chức năng thẩm mĩ. Chức năng này tồn tại trong mọi hình thức diễn đạt của lời nói hàng ngày của nhân dân, đặc biệt cô đúc và phong phú trong ngôn ngữ văn chương. Do đó, ngôn ngữ văn chương đã trở thành môi trường lí tưởng để các nhà ngôn ngữ học, văn học khai thác và tìm hiểu “tận gốc rễ” chức năng thẩm mĩ của ngôn ngữ. Chức năng này hòa vào chức năng thông tin để tăng mức độ hấp dẫn và sức thuyết phục cho thông tin. Nhận biết được tầm quan trọng của chức năng này, những năm đầu thập niên 70 của thế kỉ XX, nhà ngôn ngữ học Roman Jakobson (1896 – 1982) thuộc trường phái ngôn ngữ học Praha đã dành cho chức năng này một sự chú ý đặc biệt trong bài viết bàn về Thi pháp học (poétique). Nhờ chức năng này ngôn ngữ đã trở thành yếu tố đầu tiên và là chất liệu duy nhất trong các tác phẩm văn chương. Đồng thời, thông qua chức năng này nhà văn đã xây dựng được các hình tượng nghệ thuật và nhờ đó truyền tải được những điều mong muốn đến độc giả. Những nhà văn nổi tiếng là những nghệ sĩ bậc thầy về tiếng nói và tạo dựng cho mình một phong cách ngôn ngữ riêng. Nhưng để có được điều này thì người nghệ sĩ bên cạnh việc có một vốn sống phong phú, một trình độ văn hóa cao họ còn phải luôn luôn làm mới cách diễn đạt của mình thông qua những phương tiện và thủ pháp nghệ thuật, đặc biệt là thủ pháp so sánh. Hiện nay trong lời nói hàng ngày cũng như trong các tác phẩm văn chương thủ pháp này đã được sử dụng rất nhiều và trở nên quen thuộc. Chúng ta thường nghe thấy trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân những kiểu so sánh Trần Thị Thùy Linh Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai và Lê Lựu 6 như “xấu như Thị Nở”, “như Chí Phèo”, “như Sở Khanh”. Còn trong văn chương, lối diễn đạt tinh tế và hình tượng hơn rất nhiều: “Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu Trỏ lối sang mùa hè Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu Thắp mùa đông ấm áp những đêm thâu Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu Chạm đầu lưỡi chạm vào sức nóng” (Lửa đèn – Phạm Tiến Duật) Còn nhà thơ Anh Thơ trong bài Tiếng chim tu hú thì so sánh “Quả bắt đầu chín lự Ngọt như nỗi nhớ nhà” Chính vì thủ pháp so sánh đã trở nên quen thuộc với mọi người và được các nhà văn, nhà thơ sử dụng nhiều trong quá trình sáng tạo nghệ thuật nên cần được nghiên cứu một cách có hệ thống để làm nổi bật giá trị nhận thức, giá trị thẩm mĩ của phương tiện tu từ ngữ nghĩa này. 1.2. Lí thuyết thủ pháp so sánh đã được nhắc đến nhiều ở những địa hạt khác nhau của ngôn ngữ học nhưng những người quan tâm đến thủ pháp này dường như vẫn cảm thấy thiếu vì các nghiên cứu mới chỉ dừng ở nghiên cứu lí thuyết mà chưa đi sâu vào nghiên cứu giá trị của thủ pháp này trong các tác phẩm nghệ thuật. Thời gian gần đây, cũng có một số công trình đi vào nghiên cứu thủ pháp này trong ca dao, trong truyện ngắn hiện đại. Tuy nhiên, nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết hiện đại hiện vẫn còn bỏ ngỏ và nếu có thì các nghiên cứu cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ trích dẫn các câu có thủ pháp so sánh để minh họa cho các nghiên cứu về mặt lí thuyết. Chính vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài này. 1.3. Chu Lai và Lê Lựu là hai nhà văn lớn trong thời kì đổi mới, tác phẩm của hai ông đã tạo được chỗ đứng vững vàng trong lòng độc giả và Trần Thị Thùy Linh Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai và Lê Lựu 7 được nhiều lĩnh vực quan tâm. Gần đây, nghệ thuật thứ bảy đã đặc biệt chú ý đến các tác phẩm của hai nhà văn này. Họ đã chuyển thể những tác phẩm của nhà văn Chu Lai và Lê Lựu thành những kịch bản phim nổi tiếng và được đông đảo sự quan tâm như: Bộ phim Người Hà Nội được chuyển thể từ tiểu thuyết Phố của nhà văn Chu Lai, bộ phim Ăn mày dĩ vãng được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Chu Lai hay bộ phim Thời xa vắng cũng được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Lê Lựu và tác phẩm Sóng ở đáy sông cũng được chuyển thành bộ phim cùng tên Vì tất cả các lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai và Lê Lựu” để nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề Lịch sử nghiên cứu phương thức nghệ thuật trong văn thơ nói chung và thủ pháp so sánh nói riêng gắn liền với tên tuổi của nhà triết học, nhà hùng biện lỗi lạc của Hy Lạp cổ đại Aristotle (384-322 TCN). Dựa vào ngữ liệu thơ ca Hy Lạp, Aristotle nhận thấy rằng cách thay đổi từ ngữ mang tính chất tâm lí dựa trên quan hệ liên tưởng, đối chiếu sẽ có tác dụng tăng cường khả năng diễn đạt và nâng cao hiệu lực của lời nói. Lối nói này được gọi theo tiếng La tinh là Figura (ngữ hình), nghĩa là hình thức bóng bảy. Truyền thống ngữ văn sau này gọi cách sử dụng ngôn từ này là tu từ, mĩ từ pháp hay hình thể ngôn từ. Trong một chuyên luận của mình, Aristotle đã tổng kết các Figura chủ yếu, có tính phổ dụng trong đó có thủ pháp so sánh, đặc biệt đắc dụng trong thơ ca để tăng hiệu lực nhận thức cho người tiếp nhận văn bản nghệ thuật. Ở Trung Hoa cổ đại, thời kì trước Aristotle, tư tưởng về so sánh (bên cạnh đó còn có ẩn dụ) được bộc lộ qua lời của các nhà chú giải cổ đại về phạm trù được gọi là tỉ và hứng. Trong các công trình nghiên cứu, các học giả Trung Hoa thường dùng khái niêm thể tỉ, hứng như một phương thức nghệ thuật để chỉ cách nói ví von, bóng gió. Trần Thị Thùy Linh Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai và Lê Lựu 8 Cùng thời kì này ở Việt Nam chưa có chứng tích gì về sự nghiên cứu này mà phải đợi đến năm 1958 khi Bộ môn Tu từ học chính thức được đưa vào giảng dạy ở bậc đại học thì tên gọi thủ pháp so sánh mới ra đời. Bộ môn Tu từ học ra đời đã tạo điều kiện cho việc nghiên cứu các biện pháp tu từ trong đó thủ pháp so sánh được sâu hơn. So sánh là một cách nói sinh động hơn ngôn ngữ bình thường và thường để gợi cảm xúc, ý tưởng bằng sự chính xác hay độc đáo của nó. Đối với các nhà ngôn ngữ học thì về bản chất, thủ pháp so sánh là sự vận dụng quy tắc để tạo nên sự biểu đạt tốt, có hiệu lực (Cù Đình Tú, Lê Hiền, Nguyễn Nguyên Trứ); nó cũng là cách để công khai đối chiếu hai đối tượng có một dấu hiệu chung nào đó nhằm biểu hiện một cách hình tượng phẩm chất bên trong của đối tượng (Nguyễn Thái Hòa), là một phương pháp biểu hiện làm cho lời nói vừa gãy gọn, rõ ràng vừa cụ thể, sinh động có thể mang tới cho hình tượng hoặc khái niệm một cách hiểu, một sắc thái ý nghĩa theo ý mình (Đinh Trọng Lạc) và là một phương tiện để nhận thức chứ không phải để diễn đạt, nó cung cấp cho ta những liên hệ mới mẻ, làm giàu có đời sống tinh thần (Hà Quang Năng). Còn đối với các nhà nghiên cứu văn học thì so sánh là một hiện tượng ngôn ngữ văn chương (Hà Minh Đức, Trần Đình Sử, Phương Lựu), là yếu tố của thể loại, của kết cấu văn học (Jakobson, Bakhtin, Kravchenko) hoặc là một phạm trù tồn tại của hình tượng (Trần Đình Sử, Bùi Ngọc Trác). 3. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.1. Phƣơng pháp so sánh Dựa trên các kết quả về kiểu loại so sánh, đặc điểm cấu trúc và đặc điểm ngữ nghĩa của cái so sánh và cái được so sánh của mỗi nhà văn, luận văn sẽ đi đến kết luận về phong cách của mỗi tác giả. Đồng thời, qua phương pháp này chúng tôi cũng mở rộng được vấn đề nghiên cứu khi đem đối chiếu những so sánh mà hai nhà văn sử dụng với những so sánh trong truyện ngắn và ca dao. Trần Thị Thùy Linh Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai và Lê Lựu 9 3.2. Phƣơng pháp miêu tả Đây là phương pháp được chúng tôi sử dụng xuyên suốt trong luận văn. Phương pháp này giúp chúng tôi đi sâu tìm hiểu mặt nghĩa, mặt cấu trúc của các so sánh. 3.3. Thủ pháp thống kê, phân loại Thủ pháp thống kê, phân loại là thủ pháp đầu tiên được chúng tôi sử dụng khi tiến hành làm luận văn. Thủ pháp này giúp chúng tôi có được tư liệu cho việc phân tích, miêu tả, nhận xét và đánh giá về thủ pháp so sánh được sử dụng trong các tiểu thuyết của nhà văn Chu Lai và Lê Lựu. 3.4. Thủ pháp phân tích cấu trúc ngữ pháp, ngữ nghĩa Tổ hợp các thủ pháp trên giúp chúng tôi nêu bật được các kiểu so sánh được sử dụng trong các tiểu thuyết của nhà văn Chu Lai và Lê Lựu. Thông qua đó, luận văn sẽ làm nổi bật giá trị nhận thức, giá trị gợi cảm mà thủ pháp này đem lại cho người tiếp nhận văn bản nghệ thuật. Đồng thời, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn thế giới quan, nhân sinh quan của mỗi nhà văn thông qua cái được so sánh và cái đem ra làm chuẩn để so sánh. 3.5. Thủ pháp quy nạp Thủ pháp này cho phép chúng tôi bắt đầu từ những số liệu thống kê thông qua các thao tác phân tích cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ cảnh đi đến các kết luận về đặc điểm hình thái – cấu trúc, đặc điểm ngữ nghĩa, các kiểu loại của thủ pháp so sánh cùng các giá trị về mặt nhận thức, thẩm mĩ và tạo dấu ấn phong cách tác giả. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các thao tác cải biến để thấy rõ giá trị nghệ thuật của thủ pháp. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Thủ pháp so sánh với tư cách là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa sẽ được chúng tôi nghiên cứu dưới góc độ của ngôn ngữ học và phong cách học từ đó xác định khái niệm, sau đó tiến hành phân tích đặc điểm hình thái - cấu trúc, phân loại các kiểu so sánh xuất hiện trong tư liệu luận văn khai thác và cuối Trần Thị Thùy Linh Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai và Lê Lựu 10 cùng nêu bật giá trị của thủ pháp này trong tiểu thuyết của nhà văn Chu Lai và Lê Lựu. Luận văn giới hạn phạm vi tư liệu cần xử lí trong 10 cuốn tiếu thuyết, trong đó: * Có 6 cuốn tiểu thuyết của nhà văn Chu Lai với tổng số trang khảo sát là 1952: 1. Nắng đồng bằng (2003), Nxb Hội nhà văn. 2. Vòng tròn bội bạc (2003), Nxb Hội nhà văn. 3. Ăn mày dĩ vãng (2006), Nxb Hà Nội. 4. Phố (2006), Nxb Hà Nội. 5. Ba lần và một lần (2004), Nxb Hội nhà văn. 6. Út Teng (2004), Nxb Hội nhà văn. * Có 4 cuốn tiểu thuyết của nhà văn Lê Lựu với tổng số trang khảo sát là 1479: 1. Thời xa vắng (2002), Nxb Hội nhà văn. 2. Chuyện làng Cuội (2003), Nxb Văn học. 3. Sóng ở đáy sông (2003), Nxb Hải Phòng. 4. Hai nhà (2006), Nxb Thông tin. 5. Mục đích của luận văn 5.1. Khát quát về lí thuyết so sánh để xác định giá trị của biện pháp tu từ ngữ nghĩa này trong văn chương. Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra một số vấn đề lí thuyết về tiểu thuyết như: khái niệm tiểu thuyết, đặc trưng ngôn ngữ của tiểu thuyết. Điều này sẽ giúp cho người tiếp nhận có cái nhìn toàn diện về tiểu thuyết trong thời kì đổi mới. 5.2. Khảo sát tần số xuất hiện và tiến hành thống kê, phân loại, miêu tả, phân tích đặc điểm hình thái – cấu trúc và phân loại cấu trúc so sánh trong các tiểu thuyết tiêu biểu của hai nhà văn Chu Lai và Lê Lựu. 5.3. Trên cơ sở kết quả khảo sát được luận văn sẽ làm nổi bật giá trị của thủ pháp nghệ thuật này trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật, nâng cao Trần Thị Thùy Linh Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai và Lê Lựu 11 khả năng nhận thức, năng lực thẩm mĩ cho người tiếp nhận và nêu bật giá trị của thủ pháp nghệ thuật trong việc tạo dấu ấn phong cách tác giả. 6. Đóng góp của luận văn 6.1. Về mặt lí luận Luận văn góp thêm một tiếng nói cụ thể vào việc nghiên cứu giá trị của phương tiện tu từ ngữ nghĩa, đặc biệt là thủ pháp so sánh trong các tác phẩm nghệ thuật theo cách tiếp cận liên ngành ngôn ngữ học - văn học - phong cách học. 6.2. Về mặt thực tiễn Với cách tiếp cận liên ngành, luận văn sẽ đem đến cho các nhà ngôn ngữ học những minh chứng soi sáng cho lí thuyết tu từ học nói chung và thủ pháp so sánh nói riêng. Đối với các nhà phong cách học, luận văn sẽ góp thêm tư liệu cho việc nghiên cứu phong cách của hai nhà văn là Chu Lai và Lê Lựu. Ngoài ra, luận văn cũng mở ra một hướng mới trong cách tiếp cận các tác phẩm nghệ thuật - đi từ thủ pháp nghệ thuật được sử dụng. Điều này tránh được lối mòn của cách tiếp cận truyền thống, chỉ chú trọng phân tích nội dung của văn bản nghệ thuật. Với cách tiếp cận mới này, người giảng dạy văn học vừa nâng cao năng lực cảm thụ của người học, vừa nâng cao chất lượng giảng dạy. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có ba chương: Chương 1: Cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài Nhiệm vụ của chương này là xác định các khái niệm tiểu thuyết, đặc trưng ngôn ngữ của tiểu thuyết. Điều này giúp người tiếp nhận nhận diện và phân biệt được tiểu thuyết với truyện dài. Trong chương một, chúng tôi đặc biệt chú trọng đến các quan niệm của giới nghiên cứu về so sánh và đưa ra quan niệm của luận văn về phép so sánh làm cơ sở cho việc nghiên cứu ở các chương tiếp theo. Ngoài ra, trong Trần Thị Thùy Linh Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai và Lê Lựu 12 chương này chúng tôi cũng nêu lên hướng tiếp cận so sánh theo lí thuyết của cấu trúc thông báo. Đây là chương có tính lí luận làm nhiệm vụ định hướng cho toàn bộ luận văn, làm tiền đề để khảo sát, thống kê, phân loại, miêu tả các kiểu so sánh ở các chương tiếp theo. Chương 2: Đặc điểm hình thái – cấu trúc và các kiểu so sánh trong một số tiểu thuyết của nhà văn Chu Lai và Lê Lựu. Chương này có 2 nhiệm vụ: thứ nhất là phân tích đặc điểm hình thái - cấu trúc của các yếu tố trong cấu trúc so sánh; thứ hai là tiến hành phân loại các kiểu so sánh dựa vào: cấu trúc so sánh, quan hệ ngữ nghĩa giữa cái cần so sánh và cái được dùng làm chuẩn để so sánh, mục đích của so sánh và đặc điểm ngữ nghĩa trong cái được dùng làm chuẩn để so sánh. Chương 3: Giá trị của thủ pháp so sánh trong một số tiểu thuyết của nhà văn Chu Lai và Lê Lựu. Dựa trên các kết quả của chương 2 và cơ sở lí thuyết ở chương 1, chương 3 có nhiệm vụ làm nổi bật giá trị nhận thức, giá trị thẩm mĩ và phong cách của hai nhà văn Chu Lai và Lê Lựu. Phần cuối của Luận văn là danh sách các tư liệu dùng để khảo sát, danh mục các tài liệu tham khảo và phần phụ lục. Quy ƣớc Ăn mày dĩ vãng - Chu Lai (CL) Ba lần và một lần - Chu Lai Nắng đồng bằng - Chu Lai Phố - Chu Lai Vòng tròn bội bạc - Chu Lai Út Teng - Chu Lai Chuyện làng Cuội – Lê Lựu (LL) Hai nhà – Lê Lựu Sóng ở đáy sông – Lê Lựu : Tiểu thuyết 1 : Tiểu thuyết 2 : Tiểu thuyết 3 : Tiểu thuyết 4 : Tiểu thuyết 5 : Tiểu thuyết 6 : Tiểu thuyết 7 : Tiểu thuyết 8 : Tiểu thuyết 9 Trần Thị Thùy Linh Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai và Lê Lựu 13 Thời xa vắng – Lê Lựu : Tiểu thuyết 10 Trần Thị Thùy Linh Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai và Lê Lựu 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2008, Nguyễn Thiện Giáp, Giáo trình ngôn ngữ học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 2. 2007, Phan Thế Hưng, So sánh trong ẩn dụ, Tạp chí Ngôn ngữ số 4. 3. 2006, Đỗ Thị Kim Liên, Các phương tiện biểu thị quan hệ so sánh trong các phát ngôn tục ngữ Việt có nhóm từ chỉ quan hệ thân tộc, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 5. 4. 2005, Phương Lựu, Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 5. 2005, Nguyễn Thái Hòa, Từ điển tu từ - Phong cách – Thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. 2005, Lý Toàn Thắng, Ngôn ngữ học tri nhận từ lí luận đại cương đến thực tiễn tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 7. 2004, IU.M.Lotman, Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 8. 2004, Hoàng Thị Kim Ngọc, So sánh và ẩn dụ trong ca dao trữ tình của người Việt, Luận án Tiến sĩ, Viện Ngôn ngữ học. 9. 2003, Trần Đình Sử, Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 10. 2003, Phan Cự Đệ, Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 11. 2003, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Sự thay đổi chuẩn so sánh và giá trị biểu hiện của cấu trúc so sánh tu từ trong thơ Xuân Diệu, Tạp chí Ngôn ngữ số 3. 12. 2003, Nguyễn Thế Truyền, Vài điều lí thú về phép so sánh, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 3. 13. 2003, Lưu Quý Khương, So sánh lôgic và so sánh tu từ, Tạp chí ngôn ngữ số 16. 14. 2003, Lê Xuân Mậu, Từ so sánh đến so sánh, Tạp chí Ngôn ngữ số 12. 15. 2002, Nguyễn Văn Long, Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 16. 2002, Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 17. 2002, Nguyễn Đức Tồn, Tìm hiểu đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy của người Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Trần Thị Thùy Linh Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai và Lê Lựu 15 18. 2002, G.Brown & G.Yule, Phân tích diễn ngôn, (Trần Thuần dịch), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 19. 2001, Nguyễn Hồng Cổn, Bàn thêm về cấu trúc thông báo câu tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ số 5. 20. 2001, Hữu Đạt, Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 21. 2000, Nguyễn Thiện Giáp, Dụng học Việt ngữ, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 22. 2000, Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 23. 1999, Aristote, Nghệ thuật thơ ca, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 24. 1998, Đinh Trọng Lạc, Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 25. 1997, Nguyễn Thái Hòa, Dẫn luận phong các học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 26. 1996, Nguyễn Thiện Giáp, Từ và nhận diện từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 27. 1996, Hữu Đạt, Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 28. 1996, Đinh Trọng Lạc, 99 biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 29. 1994, Nguyễn Đăng Mạnh, Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 30. 1993, Hà Minh Đức, Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 31. 1993, Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa, Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 32. 1992, Đỗ Lai Thúy, Con mắt thơ, Nxb Lao động, Hà Nội. 33. 1992, B.Bakhtin, Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn, dịch và giới thiệu, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội. 34. 1991, Nguyễn Thế Lịch, Từ so sánh đến ẩn dụ, Tạp chí ngôn ngữ số 3. 35. 1990, Nguyễn Đức Tồn, Chiến lược liên tưởng – so sánh trong giao tiếp của người Việt Nam, Tạp chí Ngôn ngữ số 3. 36. 1988, Nguyễn Thế Lịch, Các yếu tố và cấu trúc của so sánh nghệ thuật, Số phụ Tạp chí ngôn ngữ số 1. 37. 1988, Đào Thản, Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 38. 1987, Nguyễn Phan Cảnh, Ngôn ngữ thơ, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội. Trần Thị Thùy Linh Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai và Lê Lựu 16 39. 1983, Cù Đình Tú, Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp. 40. 1981, Hữu Đạt, Thủ pháp so sánh trong ca dao và trong thơ hiện đại, Văn nghệ số 15. 41. 1978, Bùi Khắc Việt, Về tính biểu trưng của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ số 1. 42. 1975, Cù Đình Tú (chủ biên) - Lê Hiền – Nguyễn Nguyên Trứ, Tu từ học tiếng Việt hiện đại, Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc. 43. 1974, Trương Đông San, Thành ngữ so sánh trong tiếng Việt, Tạp chí ngôn ngữ số 1. 44. 1974, Nguyễn Thanh, Bước đầu tìm hiểu lối so sánh trong cách nói, cách viết của Hồ Chủ Tịch, Tạp chí ngôn ngữ số 2. 45. 1968, Đinh Trọng Lạc, Tu từ học với vấn đề giảng dạy ngữ văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 46. 1966, Hà Châu, Cách so sánh trong ca dao ngày nay, Tạp chí Văn học số 9.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfv_l2_01387_8769_2008026.pdf
Tài liệu liên quan