Kịp thời ban hành, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp
luật về quản lí giáo dục và các văn bản pháp luật có liên quan trong bối cảnh
mới của hội nhập quốc tế hiện nay
Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra đảm bảo việc phân cấp quản lý
giáo dục phổ thông công tác thanh tra, kiểm tra là một khâu quan trọng trong
quy trình quản lí.
Kiên trì chủ trương phát triển giáo dục toàn diện gắn với giáo dục mũi
nhọn, xây dựng và nhân rộng những điển hình tiên tiến.
Trao quyền tự chủ cho các trường phổ thông. Đổi mới quản lí nhà
trường theo hướng tăng cường quyền tự chủ cho nhà trường
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục ở tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán thống kê, phương pháp dự báo, phương pháp so
sánhđể phân tích và tổng hợp các kết quả nghiên cứu.
Phương pháp chuyên gia và nghiên cứu tài liệu: Tận dụng các thông tin
của các chuyên gia và tài liệu về QLNN về giáo dục, phân cấp QLNN về giáo
dục để lấy thông tin cho luận văn của mình.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn có một số ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn sau đây:
Kết quả nghiên cứu luận văn đã mở ra một số vấn đề về phân cấp quản
lý nhà nước về giáo dục ở tỉnh Bắc Ninh.
Cung cấp thực trạng phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục ở tỉnh Bắc
Ninh. Hoàn thiện hệ thống lí luận phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục ở
Tỉnh Bắc Ninh.
4
Với những kết quả nghiên cứu đó, luận văn có thể làm tài liệu tham
khảo; phục vụ cho việc phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục góp phần thúc
đ y phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và nội dung chính của đề tài được kết cấu
Thành 3 chương.
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
GIÁO DỤC
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm Giáo dục
Như vậy giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt bản chất của giáo
dục là sự truyền đạt lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ loài
người, nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn
hoá nhân loại và dân tộc được kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó mà xã hội
loài người không ngừng tiến lên [11. tr 4]
1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về giáo dục
Quản lý nhà nước là một lĩnh vực quản lý đặc biệt, đó là loại quản lý
gắn liền trực tiếp với hệ thống các cơ quan thuộc bộ máy quyền lực nhà nước;
gắn liền với việc sử dụng quyền lực nhà nước, một loại quyền lực đặc biệt
khác hẳn với các loại quyền lực khác.
“Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là sự tác động có tổ chức và
điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động giáo dục và đào
tạo do các cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo của Nhà nước từ trung ương
5
đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước trao
quyền nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, duy trì kỉ cương, thỏa
mãn nhu cầu giáo dục và đào tạo của nhân dân, thực hiện mục tiêu giáo dục
và đào tạo của Nhà nước” [26, tr54]
1.1.3. Khái niệm phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục
Phân cấp là một phương pháp quản lý trong đó chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn của các tổ chức trong hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành
pháp được phân chia, phân công một cách cụ thể thông qua hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật theo nguyên tắc trao cho cơ quan cấp dưới nhiều quyền ra
quyết định các vấn đề có liên quan và tăng cường sự giám sát hoạt động của
các cơ quan đó thông qua hệ thống trách nhiệm báo cáo;
Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục là sự phân định nhiệm vụ, th m
quyền, trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý hành chính nhà nước cấp trung
ương về giáo dục với chính quyền địa phương và giữa chính quyền địa
phương với các cơ quan quản lý giáo dục trong khuôn khổ Pháp luật sao cho
phù hợp với năng lực thực tế của mỗi cấp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước về giáo dục.
1.2. Vai trò của phân cấp quản lí nhà nƣớc về giáo dục
Phân cấp quản lí nhà nước về giáo dục là làm cho sự phát triển về giáo
dục đúng hướng, đáp ứng được các mục tiêu chiến lược giáo dục trong từng
giai đoạn phát triển. làm cho tất cả các hoạt động của giáo dục đi vào kỉ
cương và trật tự.
1. 3. Nội dung cơ bản của quản lý nhà nƣớc về giáo dục
* Về chuyên môn, nghiệp vụ:
6
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính
sách phát triển giáo dục;
- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo
dục; ban hành điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động
của các cơ sở giáo dục khác;
- Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chu n nhà
giáo; tiêu chu n cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất
bản, in và phát hành sách giáo khoa; quy chế thi cử và cấp văn bằng,chứng
chỉ;
* Về tổ chức, nhân sự:
- Tổ chức, quản lý việc đảm bảo chất lượng giáo dục và kiểm định chất
lượng giáo dục;
- Thực hiện công tác thống kê về tổ chức và hoạt động giáo dục.
- Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục; công tác cán bộ và nhân sự cho
giáo dục
- Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo cán bộ
quản lý giáo dục;
- Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học; công nghệ
trong lĩnh vực giáo dục;
- Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo dục
* Về tài chính và ngân sách:
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực về tài chính để phát triển
sự nghiệp giáo dục;
7
- Phân bổ hợp lý nguồn tài chính cho sự nghiệp giáo dục ở các
địa phương.
1.4. Nội dung phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục
* Về chuyên môn, nghiệp vụ:
- Lập ra các tiêu chu n giáo dục: Cấp trung ương thích hợp trong việc lập
ra các tiêu chu n nhằm đáp ứng thị trường lao động và hỗ trợ những khu vực
có kết quả hoạt động chưa cao.
- Lập kế hoạch phát triển giáo dục : Trên cơ sở đánh giá việc thực hiện
kế hoạch phát triển giáo dục năm trước và mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm
kế hoạch mới, việc lập kế hoạch theo quy trình từ cấp thấp lên cấp cao.
-Thiết kế chương trình: Bộ giáo dục thiết kế khung chương trình quốc
gia. Chính quyền địa phương được trao quyền rộng rãi trong việc địa phương
hóa chương trình học.
- Đánh giá học sinh: Cấp Trung ương đóng vai trò định hướng đối với
cấp địa phương trong công tác kiểm tra, đánh giá học sinh thông qua việc
thiết lập hệ thống kiểm tra toàn quốc. Cấp địa phương tiến hành theo dõi chất
lượng học sinh thường xuyên thông qua các báo cáo định kỳ
-Biên soạn sách giáo khoa: Cấp trung ương thực hiện, nhằm mục đích
đảm bảo sự hài hòa nội dung sách giáo khoa với việc thiết kế chương trình và
mục tiêu phát triển giáo dục.
*Về tổ chức, nhân sự:
- Công tác tổ chức bộ máy:
Sở GD&ĐT trực tiếp quản lý một số đơn vị sự nghiệp như: Các trường
THPT, trường CĐSP, trường nghề, trung tâm GDTX. Phòng GD&ĐT tham
mưu cho UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục
MN, TH, THCS.
8
- Công tác quản lý nhân sự:
+ Tuyển dụng và đề bạt giáo viên: Giáo viên là các viên chức nhà nước,
và các tiêu chu n để trở thành viên chức do Bộ nội vụ quy định. Quy trình
tuyển dụng được UBND Tỉnh quy định dựa trên thông tư hướng dẫn của Bộ.
+ Công tác thuyên chuyển giáo viên: Theo công tác tổ chức bộ máy thì
cơ quan quản lý cấp nào thì điều động giáo viên cấp đó.
*Về tài chính và ngân sách:
- Tài chính giáo dục:
Phân bổ tài chính giữa các cấp quản lý là một cơ chế tài chính phổ biến.
Theo cơ cấu này, những tỉnh thực hiện quản lý toàn diện với một số cấp học,
trung ương sẽ thực hiện hỗ trợ tài chính theo hai cách:
Trung ương phân bổ các nguồn thu thuế cho chính quyền địa phương
nhằm tạo nguồn tài chính cho công tác giáo dục;
Nếu nguồn thu ngân sách là tập trung, trung ương sẽ thực hiện phân bổ
ngân sách giáo dục từ trung ương xuống các chính quyền cấp dưới.
Ngoài các nguồn tài chính trên, một số chính quyền địa phương còn được
nhận thêm các khoản hỗ trợ từ trung ương nhằm thực hiện một số mục tiêu
riêng của từng địa phương trong lĩnh vực giáo dục.
- Sửa chữa và xây dựng mới trường học:
Cấp tỉnh chịu trách nhiệm đối với việc xây dựng mới và các khoản sửa
chữa mới. Cấp địa phương cùng với cộng đồng dân cư chịu trách nhiệm về
các khoản sửa chữa nhỏ.
1. 5. Nguyên tắc phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục
Việc phân cấp phải dựa trên quy định chung của hệ thống pháp luật và
những quy định riêng của nghị định 115 và luật giáo dục 2009.
9
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ GIÁO DỤC Ở TỈNH BẮC NINH
2.1. Những yếu tố tác động đến phân cấp quản lý nhà nƣớc về
giáo dục ở tỉnh Bắc Ninh
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá - xã hội tỉnh Bắc Ninh
Phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía tây và tây nam giáp thủ đô Hà Nội,
phía nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía đông giáp tỉnh Hải Dương.
Diện tích toàn tỉnh Bắc Ninh là 822,7 km2. Dân số Bắc Ninh là
1.153.600 người.
Những thành tựu về kinh tế, văn hoá xã hội, truyền thống hiếu học,
những ưu đãi của thiên nhiên và nét văn hoá đặc sắc của người dân Kinh Bắc
là nguồn tài sản quý báu của tỉnh Bắc Ninh, tạo cơ sở vững chắc để hội nhập
và phát triển.
2.1.2. Chủ trƣơng chung của phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo
dục ở tỉnh Bắc Ninh
Một là, xuất phát từ chủ trương của Đảng và Nhà nước về phân cấp
quản lý nhà nước về giáo dục toàn diện, triệt để, đầy đủ cho chính quyền các
cấp:
Hai là, phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục của tỉnh Băc Ninh cho
các cấp nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển giáo dục góp phần phát
triển
Ba là, xuất phát từ thực tiễn công tác cải cách hành chính với yêu cầu
sắp xếp, đổi mới tổ chức hoạt động quản lý giáo dục của chính quyền, cơ
10
quan quản lý chuyên môn các cấp đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước về giáo
dục trong tình hình mới:
Bốn là, xuất phát từ yêu cầu tăng th m quyền và nâng cao tính chịu
trách nhiệm của các cấp chính quyền trong lĩnh vực được phân cấp:
Năm là, Phân cấp QLNN về giáo dục cho chính quyền cấp huyện, xã
sẽ làm giảm tải lượng công việc không nhất thiết phải thực hiện tại cấp tỉnh:
2.1.3. Hệ thống giáo dục và hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc về
giáo dục ở tỉnh Bắc Ninh
* Hệ thống giáo dục ở tỉnh Bắc Ninh
Trong những năm gần đây quy mô trường, lớp trong tỉnh không ngừng
phát triển được đa dạng ở tất cả các bậc học, cấp học đã đáp ứng được những
yêu cầu cơ bản trong phát triển giáo dục. các loại hình trường lớp tiếp tục
được củng cố, phát triển rộng khắp trên đạ bàn tỉnh. Trong tỉnh có 02 trường
đại học, 07 trường cao đẳng, 05 trường trung học chuyên nghiệp, có 09 trung
tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên, có 30 trường THPT
(trong đó có 01 trường THPT chuyên), 134 trường THCS (trong đó có 08
trường THCS trọng điểm), 135 trường TH, 136 trường MN.
*Hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc về giáo dục ở tỉnh Bắc Ninh
Năm 2013 Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành quyết định số:
223/2013/QĐ-UBND . Năm 2014 Tỉnh uỷ Bắc Ninh ban hành nghị quyết số:
12-NQ/TU . Năm 2014 Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành kế hoạch số: 77-
KH-UBND thực hiện nghị quyết số 12-NQ/TU của ban chấp hành đảng bộ
tỉnh khoá XVIII,
11
2.2. Khái quát thực trạng phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục ở
tỉnh Bắc Ninh
2.2.1. phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục giữa UBND tỉnh
Bắc Ninh với Sở GD&ĐT và với UBND cấp huyện
2.2.1.1. Tham mƣu cho UBND tỉnh quản lý nhà nƣớc về giáo dục
*Đối với Sở GD&ĐT:
+) Về chuyên môn, nghiệp vụ:
Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh: dự thảo quy hoạch, kế hoạch, chương
trình, dự án, chính sách phát triển giáo dục trên địa bàn; dự thảo các quyết
định, chỉ thị khác về lĩnh vực giáo dục thuộc th m quyền của UBND tỉnh để
phát triển giáo dục;
Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh: dự thảo quyết định thành lập, cho
phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các cơ sở giáo dục trực thuộc Uỷ
ban nhân dân cấp .
Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật về giáo dục; quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và
các nội dung khác về giáo dục sau khi đã được cấp có th m quyền phê duyệt.
Hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ.
Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với các tổ chức dịch
vụ đưa người đi đu học tự túc ở ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo theo định kỳ và hàng năm về tổ
chức và hoạt động giáo dục của địa phương với Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Chủ trì hướng dẫn, tổng hợp kế hoạch biên chế sự nghiệp giáo dục của
địa phương hàng năm
12
Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện kiểm tra, giám sát việc tuân thủ
pháp luật về giáo dục trong việc bảo đảm các điều kiện thành lập trường, hoạt
động giáo dục, mở ngành đào tạo.
+) Về tổ chức, nhân sự:
Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, cách
chức, giáng chức người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, công nhận hội
đồng trường các cơ sở giáo dục trực thuộc; công nhận, không công nhận hội
đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các cơ
sở giáo dục ngoài công lập thuộc quyền quản lý.
+)Về tài chính và ngân sách:
Chủ trì xây dựng để cụ thể hóa các tiêu chu n, định mức kinh phí giáo
dục tại địa phương; lập dự toán ngân sách giáo dục đối với các cơ sở giáo dục
trực thuộc sở; quyết định phân bổ, giao dự toán ngân sách được giao cho giáo
dục đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc sở
*Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố
+) Về chuyên môn, nghiệp vụ:
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển sự
nghiêp giáo dục trên địa bàn trình cấp có th m quyền phê duyệt.
Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát các cơ sở
giáo dục thuộc th m quyền quản lý trong việc thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật về giáo dục.
Thực hiện phổ cập giáo dục, chống mù chữ và xây dựng xã hội học tập
trên địa bàn.
+)Về tổ chức, nhân sự:
13
Quyết định thành lập, cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, đình chỉ
hoạt động, giải thể đối với các cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học,
trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học, trung tâm học tập cộng
đồng và các cơ sở giáo dục khác thuộc th m quyền quản lý của UBND cấp
huyện.
+) Về tài chính và ngân sách:
Bảo đảm các điều kiện về tài chính, tài sản, cơ sở vật chất để phát triển
giáo dục trên địa bàn
2.2.1.2. Trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ QLNN về giáo dục
+) Quản lý nhà nƣớc về chuyên môn, nghiệp vụ
-Về công tác lập kế hoạch:
Trên cơ sở đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục năm
trước và mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm kế hoạch mới, từng đơn vị trường
xây dựng kế hoạch phòng và Uỷ ban nhân dân cấp huyện là các đơn vị tổng
hợp, xem xét, điều chỉnh để hoàn thiện và tham mưu trình Uỷ ban nhân dân
tỉnh, ra quyết định phê duyệt.
-Về nội dung, chương trình, sách giáo khoa:
Về nội dung, chương trình giáo dục, các ý kiến có phần ngả về việc
đánh giá rằng công tác xây dựng chương trình giáo dục hiện nay trên toàn tỉnh
đã thể hiện các trường tự xây dựng chương trình phù hợp trên khung phân
phối chương trình của bộ (100% ý kiến nhất trí )
+) Quản lý nhà nƣớc về tổ chức, nhân sự
- Công tác tổ chức bộ máy
14
Hàng năm, trên cơ sở kế hoạch của Phòng Nội vụ, Uỷ ban nhân dân cấp
huyện chủ động xây dựng kế hoạch biên chế cho tất cả cấp học, chi tiết tới
từng chủng loại giáo viên báo cáo Sở Nội vụ tham mưu cho Uỷ ban nhân dân
tỉnh phê duyệt.
+) Quản lý nhà nƣớc về tài chính và ngân sách
Trong công tác quản lý tài chính, nhìn chung các Huyện đều cho rằng
có quyền hạn tài chính khi thực hiện kế hoạch giáo dục. Tuy nhiên, cần hiểu
quyền hạn về tài chính giáo dục ở trên chỉ giới hạn trong khâu lập kế hoạch và
phân bổ ngân sách.
2.2.1.3. Hƣớng dẫn và thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà
nƣớc về giáo dục
Khi có văn bản mới được ban hành Sở GD&ĐT, UBND cấp huyện
phải thực hiện khâu hướng dẫn trực tiếp cho người thực hiện công tác quản lý
giáo dục theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
2.2.1.4 Tổng hợp thống kê và báo cáo
UBND cấp huyện, các phòng GD&ĐT tổng hợp từng chuyên mục từng
chuyên mục gửi cho văn phòng Sở GD&ĐT tổng hợp và báo cáo cho UBND
tỉnh.
Báo cáo năm được thực hiện dựa trên cơ sở báo cáo năm của UBND
cấp huyện.
2.2.2. Phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục giữa UBND cấp
huyện với Phòng GD&ĐT, UBND cấp xã
2.2.2.1. Chỉ đạo hoạt động quản lý nhà nƣớc về giáo dục của phòng
GD&ĐT, UBND cấp xã
15
UBND cấp huyện được phân cấp hướng dẫn, chỉ đạo quản lý giáo dục
của phòng GD&ĐT, UBND cấp xã và các cơ sở giáo dục trực thuộc trên địa
bàn
UBND cấp xã có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước
theo th m quyền về giáo dục trên địa bàn.
2.2.2.2. Kiểm tra, thanh tra QLNN về giáo dục của phòng GD&ĐT,
UBND cấp xã và cơ sở giáo dục trên địa bàn
Công tác kiểm tra, thanh tra quản lý giáo dục của UBND cấp huyện đối
với phòng GD& ĐT thông qua báo cáo hàng tháng của phòng GD&ĐT cho
UBND cấp huyện.
2.2.2.3. Tổng hợp thống kê số liệu để báo cáo Sở GD&ĐT
Do vậy UBND huyện, thị xã, thành phố đã ủy quyền cho Phòng
GD&ĐT
2.3. Đánh giá thực trạng phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục ở
tỉnh Bắc Ninh
2.3.1. Một số thành tựu và hạn chế trong phân cấp quản lý nhà
nƣớc về giáo dục ở tỉnh Bắc Ninh
2.3.1.1. Thành tựu
* Đối với Sở GD&ĐT
Sở GD&ĐT đã giúp UBND tỉnh thực hiện tốt công tác quản lý nhà
nước về giáo dục .
* Đối với UBND cấp huyện
Công tác phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục đi vào nề nếp, tiến độ
giải quyết những tồn đọng nhanh chóng, đảm bảo đúng quy định của pháp
16
luật. Các huyện, thị xã, thành phố đều cải tiến nhất định trong khâu quản khi
phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục giáo dục tạo điều kiện thuận lợi hơn
cho giáo dục hơn.
* Đối với các phòng GD&ĐT
Về chất lượng, công tác quản lý nhà nước về giáo dục được thực hiện
đúng quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu dạy và học. việc đưa công nghệ
thông tin vào hoạt động chuyên môn của phòng GD&ĐT và các cơ sở giáo
dục đã thúc đ y mạnh, hỗ trợ có hiệu quả công tác quản lý, dạy và học.
*Đối với các cơ sở giáo dục
Việc phân cấp quản lý giáo dục đã tăng quyền chủ động cho các cơ sở
giáo dục trong tuyển dụng giáo viên, sử dụng ngân sách, tổ chức quy trình
giáo dục, tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, thực hiện chương trình sách
giáo khoa phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể.
2.3.1.2. Những tồn tại hạn chế trong phân cấp quản lý nhà nƣớc về
giáo dục ở tỉnh Bắc Ninh
* Đối với Sở GD&ĐT
Việc thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục còn gặp nhiều
lúng túng, dẫn tới tình trạng cắt khúc, chia việc, chia sẻ quyền lực, thiếu sự
liên thông, không đồng bộ.
* Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố
Khi phân cấp chủ yếu thực hiện theo cơ chế ủy quyền của UBND cấp
huyện cho phòng GD&ĐT, chưa tạo ra cơ chế khách quan trong quản lý.
Hiện tượng phổ biến là phòng Giáo dục và Đào tạo thuần túy quản lý chuyên
môn.
17
2.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém trong phân cấp
quản lý nhà nƣớc về giáo dục ở tỉnh Bắc Ninh
Tư duy phân cấp QLNN về giáo dục còn có sự không thông suốt.
Phương pháp phân cấp quản lí nhà nước về giáo dục còn cứng nhắc,
dập khuôn chưa mềm mỏng, linh hoạt dẫn đến tình trạng quản lí kém hiệu quả
Chưa có quy chế đặc thù cho tỉnh Bắc Ninh khi thực hiện phân cấp,
chưa tạo ra các quy định pháp lý cần thiết cho Tỉnh đi đầu trong thực hiện
phân cấp. Chưa xây dựng được lộ trình phân cấp cho song song phù hợp với
cải cách hành chính
Chưa xây dựng rõ nội dung phân cấp QLNN về giáo dục
Các văn bản pháp quy về cơ chế phân cấp quản lý nhà nước nói chung
và quản lý nhà nước về giáo dục nói riêng chưa tiến hành đồng bộ với đổi mới
cơ cấu tổ chức bộ máy.
Việc nhận thức và nâng cao trình độ năng lực của một số công chức,
viên chức quản lí nhà nước về giáo dục ở một số địa phương cấp huyện còn
hạn chế .
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG
PHÂN CẤP TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
GIÁO DỤC Ở TỈNH BẮC NINH
3.1. Một số quan điểm định hƣớng phân cấp quản lý nhà nƣớc về
giáo dục
3.1.1 Chủ trƣơng chung và mục tiêu của phân cấp quản lý nhà
nƣớc về giáo dục ở tỉnh Bắc Ninh
18
Mục tiêu phân cấp trong quản lý giáo dục của tỉnh nhằm phân định rõ
ràng, cụ thể nhiệm vụ, th m quyền, trách nhiệm của mỗi cấp trong hệ thống
quản lý giáo dục.
3.1.2. Xác định rõ yêu cầu phân cấp
Bảo đảm sự quản lý thống nhất của Chính phủ; đồng thời phát huy
tính chủ động, trách nhiệm của chính quyền cấp tỉnh trong việc thực hiện các
nhiệm vụ quản lý nhà nước, phục vụ nhân dân;
3.1.3. Xác định rõ nguyên tắc phân cấp trong quản lý nhà nƣớc về
giáo dục ở tỉnh
Nguyên tắc tập trung dân chủ
Nguyên tắc kết hợp quản lý ngành và lãnh thổ .
Nguyên tắc phù hợp
Nguyên tắc hiệu quả
3.2. Một số giải pháp nhằm đổi mới, tăng cƣờng phân cấp quản lý
nhà nƣớc về giáo dục ở tỉnh Bắc Ninh
Trên thực tế ở một số địa phương, việc phân cấp quản lý nhà nước về
giáo dục theo mô hình quản lý toàn diện các mặt, trên cơ sở xác định rõ chức
năng, vai trò và vị trí của cơ quan quản lý giáo dục, và sự phối hợp nhất trí
ủng hộ của chính quyền và các ban ngành đối với cơ quan quản lý giáo dục
trong việc thực thi khả năng quản lý nhà nước về giáo dục, đã mang lại kết
quả rất khả quan.
Để khắc phục những yếu kém bất cập nêu trên về phân cấp quản lý nhà
nước về giáo dục ở tỉnh Bắc Ninh, tôi xin nêu một số giải pháp cụ thể nhằm
đổi mới, tăng cường phân cấp trong quản lý nhà nước về giáo dục của tỉnh.
19
3.2.1. Giải pháp chung
3.2.1.1. Đổi mới tƣ duy phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục
Tư duy con người noi chung, tư duy về phân cấp nói riêng là yếu tố cực
kỳ quan trọng, quyết định đến nhiều vấn đề trong xã hội khi con người tham
gia trong công cuộc cải cách hành chính hiện nay.
Đổi mới tư duy phân cấp quản lí nhà nước về Giáo dục .
3.2.1.2. Đổi mới phƣơng pháp quản lý nhà nƣớc về giáo dục
Đổi mới phương pháp quản lý nhà nước là công việc quan trọng của
các cơ quan có chức năng nhiệm vụ và th m quyền quản lý.
3.2.1.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý nhà nƣớc về
giáo dục
Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật chính sách thể chế đối
với Giáo dục.
Xây dựng được quy chế phân cấp quản lí nhà nước về giáo dục, tạo ra
thực quyền, tính chịu trách nhiệm trước pháp luật cho những cơ quan, cá nhân
có th m quyền khi được phân cấp quản lí nhà nước về lĩnh vực.
Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lí giáo dục phổ thông ở địa phương
3.2.1.4. Hoàn thiện một số nội dung quản lý giáo dục trong
điều kiện mới
Làm tốt công tác tuyên truyền để tạo ra sự đồng thuận cao từ chính
quyền đến nhân dân trong tỉnh và tạo môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn,
thuận tiện.
20
Kịp thời ban hành, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp
luật về quản lí giáo dục và các văn bản pháp luật có liên quan trong bối cảnh
mới của hội nhập quốc tế hiện nay
Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra đảm bảo việc phân cấp quản lý
giáo dục phổ thông công tác thanh tra, kiểm tra là một khâu quan trọng trong
quy trình quản lí.
Kiên trì chủ trương phát triển giáo dục toàn diện gắn với giáo dục mũi
nhọn, xây dựng và nhân rộng những điển hình tiên tiến.
Trao quyền tự chủ cho các trường phổ thông. Đổi mới quản lí nhà
trường theo hướng tăng cường quyền tự chủ cho nhà trường.
3.2.1.5. Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ, công chức, viên chức quản
lý nhà nước về giáo dục
Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, nâng cao trình
độ của đội ngũ cán bộ quản lí giáo .
Quan tâm đến việc đào tạo bồi dưỡng, rà soát lại biên chế, xác định
biên chế, cán bộ, công chức, viên chức cho Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT cho
phù hợp với đặc điểm của tỉnh Bắc Ninh.
3.2.2. Các giải pháp cụ thể
3.2.2.1. Đối với UBND tỉnh
- Những việc mà UBND tỉnh có quyền quyết định khi có sự nhất trí
của HĐND tỉnh:
+ Việc thành lập, giải thể trường trung học phổ thông, trung tâm giáo
dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp.
+ Việc quy định tổ chức bộ máy phòng giáo dục và đào tạo
21
+ Việc ban hành chính sách giáo dục địa phương và phê duyệt kế hoạch
phát triển giáo dục địa phương;
+ Việc công nhận trường trung THCS, TH, MN đạt chu n quốc gia
+ Việc phê duyệt chỉ tiêu biên chế giáo dục địa phương;
+ Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức hiệu trưởng trường cao đẳng
địa phương, trường trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông;
+ Việc phê duyệt chỉ tiêu ngân sách giáo dục địa phương;
+ Việc phê duyệt chỉ tiêu đào tạo giáo viên trung học cơ sở và tiểu học;
+ Việc xây dựng hệ thống thông tin quản lý giáo dục của tỉnh.
- Những việc mà UBND tỉnh quyết định sau khi có ý kiến của Bộ
Giáo dục và Đào tạo
+ Việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới các trường thuộc tỉnh quản lý;
+ Việc thành lập, giải thể trường trung học chuyên nghiệp địa phương;
+ Việc quy định tổ chức bộ máy Sở Giáo dục và Đào tạo;
+ Việc công nhận trường trung học phổ thông đạt chu n quốc gia;
+ Quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức Giám đốc Sở Giáo
dục và Đào tạo.
3.2.2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
+ Việc phân bổ chỉ tiêu biên chế của ngành giáo dục cho các phòng
giáo dục và đào;
+ Việc quản lý công tác nhân sự (thuyên chuyển, điều động, cử đi học,
khen thưởng, kỷ luật cán bộ giáo viên) trong tỉnh;
22
+ Việc lựa chọn/bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc Trung tâm
giáo dục thường xuyên và giám đốc trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng
nghiệp;
+ Việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên trên địa bàn;
+ Việc cụ thể hóa phần lựa chọn của chương trình giáo dục và danh
mục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_phan_cap_quan_ly_nha_nuoc_ve_giao_duc_o_tin.pdf