Đẩy mạnh công tác truyền thông trên phương tiện thông tin đại
chúng. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng về quản lý chất thải y tế:
tổ chức định kỳ hàng năm và đột xuất; kết thúc tập huấn có đánh giá,
nhận xét, gắn với công tác biểu dương, khen thưởng hay nhắc nhở,
phê bình. Mở rộng phạm vi đối tượng được đào tạo. Chỉ đạo các bệnh
viện phải bố trí một cán bộ chuyên trách có chuyên môn, nghiệp vụ
thực hiện nhiệm vụ quản lý chất thải y tế. Có chính sách khen thưởng
và nhân rộng những cơ sở y tế thực hiện tốt công tác quản lý chất thải
y tế, bảo vệ môi trường và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp
luật về quản lý chất thải y tế. Tạo điều kiện để các cán bộ làm công tác
quản lý chất thải y tế được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm ở các tỉnh
thành trong nước.
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chất thải y tế nguy hại có thể bao gồm một hoặc một số tính chất
nguy hại như: Gây độc gen, gây độc tế bào, gây dị ứng; có chứa độc
chất, hóa chất độc hại, kim loại nặng; có tính ăn mòn; có tính phóng
xạ; dễ cháy; sắc nhọn; có khả năng lây nhiễm.
1.1.4. Ảnh hưởng của chất thải y tế đến con người và môi trường
1.1.4.1. Ảnh hưởng của chất thải y tế đến con người
Chất thải y tế có thể gây ra nhiều tác động xấu tới sức khỏe con
người như: lây bệnh qua đường máu cho nhân viên y tế, đặc biệt là sự
cố thương tích do chất thải sắc nhọn; nhiễm độc cấp tính, mãn tính,
chấn thương và bỏng... nghiêm trọng hơn có thể gây ung thư và các
vấn đề về di truyền.
1.1.4.2. Ảnh hưởng của chất thải y tế đến môi trường
5
Chất thải y tế có tác động xấu tới tất cả các khía cạnh của môi
trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí (phát tán
các vi sinh vật gây bệnh, hóa chất độc hại, phát sinh ra các chất khí
độc hại...). Mặt khác, xử lý chất thải y tế không đúng phương pháp có
thể gây ra vấn đề lãng phí tài nguyên thiên nhiên.
1.1.5. Đặc điểm quản lý nhà nước về chất thải y tế
Quản lý nhà nước về chất thải y tế có ba yếu tố cấu thành là chủ
thể quản lý (các cơ quan nhà nước có thẩm quyền), đối tượng quản lý
(chất thải y tế và mọi hoạt động y tế và hoạt động liên quan khác tạo
ra và phát tán chất thải y tế dưới bất kỳ dạng thức nào) và mục tiêu
quản lý (nhằm hạn chế sự phát tán chất thải y tế ra môi trường và xử
lý chất thải y tế phát sinh theo đúng quy trình để bảo vệ môi trường
sống trong lành, bảo đảm sức khỏe cộng đồng).
Công cụ chủ yếu trong quản lý nhà nước về chất thải y tế là chính
sách, pháp luật. Phương pháp quản lý nhà nước về chất thải y tế gồm
có: Phương pháp giáo dục, thuyết phục; phương pháp hành chính;
phương pháp kinh tế; phương pháp cưỡng chế.
Quản lý nhà nước về chất thải y tế có những đặc điểm cơ bản sau:
Mang tính quyền lực Nhà nước; có sự kết hợp giữa quản lý hành chính
và quản lý chuyên môn; có mục tiêu, kế hoạch; tính liên tục, kế thừa
và ổn định; có sự kết hợp giữa Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội.
1.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về chất thải y tế
Một là, xuất phát từ ảnh hưởng của chất thải y tế đối với con người
và môi trường. Hai là, thực trạng chất thải y tế hiện nay. Ba là, quan
điểm của Đảng về quản lý chất thải y tế. Bốn là, chức năng của nhà
nước là quản lý xã hội và cung ứng dịch vụ phục vụ cộng đồng.
6
1.3. Nội dung quản lý nhà nước về chất thải y tế
1.3.1. Ban hành và thực thi các văn bản pháp luật, chính sách về
quản lý chất thải y tế
Tạo hành lang pháp lý để quản lý các hoạt động liên quan đến chất
thải y tế. Hệ thống các văn bản pháp luật được ban hành nhằm chỉ đạo
toàn diện, thống nhất hoạt động quản lý nhà nước về chất thải y tế trên
phạm vi cả nước; kiểm soát, ngăn chặn, xử lý các hoạt động vi phạm
về quản lý chất thải y tế.
1.3.2. Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện đăng ký và cấp sổ chủ
nguồn thải chất thải y tế nguy hại, công tác quan trắc môi trường
bệnh viện
Cơ quan quản lý nhà nước về chất thải y tế quản lý hoạt động và
các hồ sơ, báo cáo, hợp đồng, chứng từ của các chủ nguồn thải chất
thải y tế nguy hại trong phạm vi địa phương mình; cập nhật cơ sở dữ
liệu về chất thải y tế nguy hại và triển khai đăng ký chủ nguồn thải, kê
khai chứng từ chất thải nguy hại, báo cáo quản lý chất thải nguy hại
trực tuyến tại địa phương; tăng cường sử dụng hệ thống thông tin hoặc
thư điện tử trong quá trình đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
Sở Y tế có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc
thực hiện công tác quan trắc môi trường bệnh viện trên địa bàn tỉnh;
Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường bệnh viện trên địa bàn
tỉnh theo quy định.
1.3.3. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, đề án, kế hoạch
quản lý chất thải y tế
Là một nội dung quan trọng thể hiện tầm nhìn trước mắt cũng như
lâu dài đối với quản lý chất thải y tế, định hướng cho quản lý chất thải
y tế phù hợp với mục tiêu chung của phát triển kinh tế - xã hội.
7
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tổng thể xử lý chất thải y
tế giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 và Quy hoạch
tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025. Định
hướng đến năm 2020: 100% các cơ sở y tế ở các tuyến từ Trung ương
đến địa phương thực hiện xử lý chất thải y tế bảo đảm tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
1.3.4. Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để quản lý
chất thải y tế
Đầu tư cho quản lý chất thải y tế từ các nguồn: Nguồn từ ngân sách
Nhà nước, nguồn thu từ một phần viện phí, đầu tư từ các tổ chức quốc
tế và các thành phần kinh tế khác. Xây dựng Kế hoạch sử dụng kinh
phí sự nghiệp môi trường cho hoạt động bảo vệ môi trường đối với cơ
sở y tế. Bố trí kinh phí đầu tư và vận hành công trình xử lý chất thải y
tế trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.
Nhà nước đẩy mạnh các biện pháp khuyến khích, huy động và tạo
điều kiện để toàn xã hội tham gia tăng cường các nguồn lực đầu tư cho
quản lý chất thải y tế; kịp thời tuyên dương, khen thưởng xứng đáng
các tổ chức, cá nhân có đóng góp vào công tác quản lý chất thải y tế.
1.3.5. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về chất thải y tế
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chất thải y tế.
- Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp Các Bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong quản lý chất thải y tế,
chịu trách nhiệm trước Chính phủ.
- Các cơ quan chuyên môn như Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi
trường giúp UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện
quản lý nhà nước về chất thải y tế ở địa phương mình.
1.3.6. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý
chất thải y tế
8
Cơ quan quản lý nhà nước về chất thải y tế xây dựng và tổ chức
thực hiện Kế hoạch thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp
luật về quản lý chất thải y tế đối với cơ sở y tế thuộc thẩm quyền quản
lý; có trách nhiệm phối với thanh tra chuyên ngành của các bộ, ngành
hữu quan trong quản lý chất thải y tế theo quy định của pháp luật.
Xử lý vi phạm pháp luật quản lý chất thải y tế tùy theo tính chất,
mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu
trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy
định của pháp luật.
1.4. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về chất thải y tế
1.4.1. Quan điểm, đường lối của Đảng
Đảng đưa ra các nghị quyết, chỉ thị có liên quan tới các hoạt động
quản lý nhà nước về chất thải y tế. Trong các văn bản này, Đảng luôn
coi công tác bảo vệ môi trường là quan trọng hàng đầu, vì vậy hệ
thống quản lý nhà nước về chất thải y tế được hỗ trợ từ mọi yếu tố
giúp quản lý nhà nước đi theo định hướng, theo kế hoạch.
1.4.2. Chính sách, pháp luật của Nhà nước
Hệ thống pháp luật, các chính sách liên quan đến quản lý chất thải
y tế sẽ có tác dụng kìm hãm hay thúc đẩy hoạt động quản lý hiệu quả
hay không hiệu quả chất thải y tế.
1.4.3. Nguồn lực tài chính để thực hiện quản lý chất thải y tế
Tài chính là nguồn lực quan trọng để thực hiện các hoạt động quản
lý nhà nước về chất thải y tế. Nguồn tài chính hạn chế sẽ ảnh hưởng
tới hiệu quả triển khai các hoạt động quản lý nhà nước về chất thải y tế.
1.4.4. Năng lực cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về chất
thải y tế
Nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng nhất của mọi nguồn
lực. Năng lực của cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về chất thải y
9
tế là một trong những yếu tố quan trọng chi phối quá trình quản lý nhà
nước và xử lý những hành vi vi phạm về chất thải y tế.
1.4.5. Ý thức, trách nhiệm của các cơ sở y tế
Thực tế cho thấy việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
chất thải y tế của các cơ quan nhà nước dù có cố gắng và thực hiện
đúng nguyên tắc nhưng ý thức, trách nhiệm của các cơ sở y tế còn
kém, không tuân thủ các quy định của pháp luật thì khó thể đạt được
mục tiêu hay hiệu quả quản lý nhà nước.
1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về chất thải y tế ở Việt Nam
1.5.1. Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh đã có những cơ sở y tế tiên phong đột
phá, vận dụng linh hoạt chủ trương xã hội hóa của Chính phủ, thực
hiện mô hình đối tác công tư trong xử lý chất thải y tế mang lại nhiều
lợi ích: tiết kiệm nguồn nhân lực cho bệnh viện, giảm gánh nặng đầu
tư ban đầu
1.5.2. Thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng đã yêu cầu tất cả các cơ sở y tế phải ký hợp
đồng với Công ty cổ phần Môi trường Đô thị Đà Nẵng để thu gom,
vận chuyển và đốt rác tập trung tại Bãi rác. Ngành Y tế Đà Nẵng luôn
chú trọng công tác đào tạo, tập huấn, truyền thông nâng cao nhận thức
về quản lý chất thải y tế cho cán bộ, nhân viên và cộng đồng.
1.5.3. Tỉnh Cao Bằng
Cao Bằng là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện áp dụng
công nghệ không đốt trong xử lý rác thải y tế ở tuyến huyện và tuyến
xã. Giá thành của thiết bị này cũng không quá cao, phù hợp với khả
năng của địa phương.
1.5.4. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đắk Lắk
10
Một là, lãnh đạo phải có quyết tâm chính trị và tạo được sự đồng
thuận cao, sự quan tâm, quyết liệt chỉ đạo và sự vào cuộc của các cấp,
các ngành. Hai là, vận dụng linh hoạt chủ trương xã hội hóa. Ba là,
chú trọng nâng cao nhận thức của những đối tượng có liên quan đến
quản lý nhà nước về chất thải y tế. Bốn là, huy động nguồn vốn đầu tư
để triển khai mô hình công nghệ “xanh” trong xử lý rác thải y tế ở
tuyến huyện và tuyến xã.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ CHẤT THẢI Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2. Thực trạng chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
2.2.1. Tổng quan về các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
2.2.1.1. Hệ điều trị: Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay có 24 bệnh
viện (sau năm 2017 sẽ có thêm 03 bệnh viện).
2.2.1.2. Hệ dự phòng: Tuyến tỉnh có 08 Trung tâm chuyên khoa, 01
Trung tâm Y tế dự phòng và 02 Chi cục; tuyến huyện có 15 Trung tâm
y tế huyện, thị xã, thành phố; tuyến xã có 184 Trạm Y tế xã, phường,
thị trấn và 294 cơ sở hành nghề y tế tư nhân khác.
2.2.2. Hiện trạng phát sinh chất thải y tế và thực trạng thu gom,
xử lý chất thải y tế
2.2.2.1. Chất thải rắn y tế
Theo số liệu tổng hợp của Sở Y tế trung bình 1 ngày các cơ sở y tế
trên địa bàn thải ra khoảng 1.022 kg chất thải rắn nguy hại và 5.400 kg
chất thải rắn thông thường. Về cơ bản công tác thu gom, phân loại
chất thải y tế tại các bệnh viện đã thực hiện theo quy định của pháp
11
luật; chất thải rắn y tế nguy hại từ các phòng khám tư nhân hầu như
không được xử lý một cách triệt để trước khi đưa ra môi trường hoặc
được thu gom, vận chuyển, tiêu hủy chung với chất thải sinh hoạt.
2.2.2.2. Nước thải y tế
Hiện nay, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh thải ra khoảng 3.467 m3
nước thải/ngày (chưa bao gồm các trung tâm y tế, trạm y tế). Hệ thống
xử lý nước thải y tế cơ bản đã xuống cấp, cần phải đầu tư mới.
2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về chất thải y tế
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
2.3.1. Ban hành và triển khai thực hiện theo thẩm quyền các văn
bản quy phạm pháp luật, chính sách về quản lý chất thải y tế
Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở ngành có liên
quan đã xây dựng, trình UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành nhiều văn bản
quan trọng; hướng dẫn các cơ sở y tế thực hiện các quy định về quản
lý chất thải y tế. Định kỳ hằng năm, đánh giá kết quả thực hiện, báo
cáo Bộ Y tế.
Mỗi năm Sở Y tế đều tổ chức 1-2 lớp tập huấn để phổ biến, giáo
dục pháp luật về quản lý chất thải y tế cho các bệnh viện và các trung
tâm y tế trên địa bàn; chỉ đạo triển khai dán áp phích tại các bệnh viện
và các Trung tâm y tế trên địa bàn để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về quản lý chất thải y tế.
2.3.2. Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện đăng ký và cấp sổ chủ
nguồn thải chất thải y tế nguy hại, công tác quan trắc môi trường
bệnh viện
Sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai hướng dẫn đăng ký và
cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại cho 26 cơ sở y tế
trên địa bàn tỉnh; quản lý hoạt động và các hồ sơ, báo cáo, hợp đồng,
chứng từ của các chủ nguồn thải chất thải y tế nguy hại (kể cả chủ
12
nguồn thải miễn thủ tục đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại);
cập nhật cơ sở dữ liệu về chất thải y tế nguy hại, và tổng hợp báo cáo
khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Về cơ bản các bệnh viện trên địa bàn tỉnh đã thực hiện việc quan
trắc môi trường định kỳ theo quy định. Tuy nhiên, phần lớn kết quả
quan trắc về khí thải không đạt theo quy định.
2.3.3. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, đề án, kế hoạch
quản lý chất thải y tế
Triển khai thực hiện đề án, quy hoạch về xử lý chất thải y tế,
UBND tỉnh đã ưu tiên bố trí ngân sách cho các cơ sở y tế trên địa bàn
có kinh phí xử lý chất thải y tế; tuy nhiên, kết quả giai đoạn 2011-
2015 chưa đạt mục tiêu Đề án 2038 đề ra.
UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch Quản lý chất thải y tế giai đoạn
2015 - 2020 tỉnh Đắk Lắk và Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý
chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Đến nay, đã có 8/13
cụm xử lý chất thải y tế nguy hại đi vào hoạt động.
2.3.4. Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để quản lý
chất thải y tế
Hàng năm tỉnh Đắk Lắk đã bố trí kinh phí từ nguồn sự nghiệp môi
trường cho các hoạt động quản lý chất thải y tế. Năm 2015 đến nay
tỉnh đã và đang bố trí kinh phí thực hiện Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải
bệnh viện cho 07 bệnh viện bằng nguồn vốn vay Ngân hàng thế giới là
65.201 triệu đồng và ngân sách tỉnh là 5.912 triệu đồng. Dự kiến
nguồn vốn cần huy động để đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải y
tế tại các trạm y tế xã trên địa bàn tỉnh là trên 200 tỷ đồng.
Xã hội hóa quản lý chất thải y tế: Các Công ty dịch vụ Môi trường
đô thị chịu trách nhiệm vận chuyển chất thải thông thường từ các cơ
sở y tế đi tiêu hủy. Các bệnh viện đã hợp đồng với đơn vị tư nhân có
13
chức năng để thực hiện việc thu gom, xử lý các chất thải nguy hại
chưa được xử lý; tuy nhiên, còn tình trạng không thực hiện thu gom,
vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại đúng thời gian quy định.
UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch truyền thông về quản lý chất
thải y tế tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2017-2021, với mục tiêu tuyên truyền
nâng cao nhận thức, tăng cường thực hiện các quy định về quản lý
chất thải y tế nhằm thực hiện hiệu quả công tác quản lý chất thải y tế.
2.3.5. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về chất thải y tế
Các chủ nguồn thải, chủ vận chuyển, chủ xử lý chất thải y tế trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắk chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý Nhà
nước sau đây: Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Y tế; Sở Xây dựng;
Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Khoa học Công nghệ; Cảnh
sát môi trường. Hiện tại sự phối kết hợp giữa các Sở, ngành trong tỉnh
trong hoạt động quản lý chất thải y tế chưa thực sự tốt.
2.3.6. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý
chất thải y tế
Từ năm 2011 đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp
với Sở Y tế, Phòng Cảnh sát môi trường - Công an tỉnh tổ chức thanh
tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về quản lý chất thải y tế đối với
các bệnh viện và đã trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành 32 quyết định
xử phạt vi phạm hành chính đối với 21 bệnh viện, với tổng số tiền xử
phạt là gần 4,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, phần lớn quyết định chưa thi hành
do số tiền phạt quá lớn, UBND tỉnh đang xem xét hướng xử lý. Đối
với các phòng khám tư nhân, sau kiểm tra chỉ áp dụng biện pháp cảnh
cáo, nhắc nhở chấn chỉnh hoạt động. UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở có
liên quan phối hợp với Đoàn Kiểm tra của Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và
Môi trường khi có yêu cầu.
14
Năm 2013 tỉnh Đắk Lắk có 18 bệnh viện trong danh sách cơ sở gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; UBND tỉnh đã có nhiều văn bản
chỉ đạo các đơn vị đẩy nhanh tiến độ xử lý triệt để tình trạng gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng; đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa phát
sinh cơ sở y tế gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mới; 18/18 bệnh
viện đã thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường triệt để.
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về chất thải y tế
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
2.4.1. Kết quả đạt được
Công tác quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh đã
được chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện và đạt được
những kết quả: Đã ban hành nhiều văn bản quan trọng để chỉ đạo thực
hiện quản lý chất thải y tế; hàng năm, đội ngũ cán bộ, nhân viên làm
công tác quản lý chất thải tại các bệnh viện và trung tâm y tế đã được
hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn, phổ biến pháp luật về
quản lý chất thải y tế; các Bệnh viện và các cơ sở y tế quy mô lớn đã
làm thủ tục đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại; đã thực hiện
việc giám sát môi trường, quan trắc môi trường định kỳ theo quy định;
nguồn lực tài chính và các điều kiện cần thiết cho quản lý chất thải y
tế tại các bệnh viện được bảo đảm ngày càng tốt hơn; công tác thanh
tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý chất thải y tế trong
thời gian gần đây đã được tăng cường.
2.4.2. Hạn chế
Một là, ban hành và triển khai thực hiện theo thẩm quyền các văn
bản quy phạm pháp luật, chính sách về quản lý chất thải y tế vẫn còn
chậm, chưa kịp thời. Công tác tập huấn, phổ biến pháp luật về quản lý
chất thải y tế chưa được sâu rộng. Hai là, hướng dẫn, chỉ đạo thực
hiện đăng ký và cấp sổ chủ nguồn thải chất thải y tế nguy hại chưa
15
được chặt chẽ; một số cơ sở y tế không kê khai trung thực lượng chất
thải nguy hại phát sinh. Công tác quan trắc, giám sát môi trường bệnh
viện chưa có kiểm chứng mức độ chính xác của kết quả quan trắc. Ba
là, kết quả triển khai thực hiện quy hoạch, đề án, kế hoạch quản lý
chất thải y tế giai đọan 2011-2015 không đạt mục tiêu đề ra. Bốn là,
chưa đủ nguồn lực để đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế đối với các
cơ sở y tế thuộc hệ dự phòng; công tác xã hội hóa, khuyến khích, huy
động mọi nguồn lực tham gia quản lý chất thải y tế chưa được triển
khai thực hiện sâu rộng. Năm là, sự phối kết hợp giữa các Sở, ngành
trong hoạt động quản lý chất thải y tế chưa thực sự tốt. Sáu là, công
tác kiểm tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm quy định của pháp
luật về quản lý chất thải y tế chưa mang lại hiệu quả trong quản lý nhà
nước về chất thải y tế. Tình trạng thải chất thải y tế chưa được xử lý
hoặc xử lý nhưng chưa đạt tiêu chuẩn ra môi trường xung quanh vẫn
còn diễn ra; các phòng khám tư nhân có phát sinh chất thải y tế nguy
hại đã có hợp đồng với đơn vị chủ xử lý chất thải nguy hại nhưng trên
thực tế không thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật; nhiều
bệnh viện không thể chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính vì số tiền phạt lớn.
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Ảnh hưởng của tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khủng hoảng
tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.
- Pháp luật về quản lý chất thải y tế vẫn chưa hoàn thiện; các quy
định của pháp luật về quản lý chất thải y tế rải rác tại nhiều văn bản
gây khó khăn trong việc tiếp cận và tổ chức thực hiện; văn bản luật đã
có hiệu lực nhưng phải chờ văn bản hướng dẫn.
2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan
16
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trách nhiệm của đội ngũ cán
bộ thực hiện công tác quản lý chất thải y tế còn hạn chế. Chưa có biên
chế chuyên trách về quản lý chất thải y tế trong các bệnh viện.
- Nguồn kinh phí đầu tư cho việc quản lý chất thải y tế còn hạn chế.
- Tình trạng quá tải bệnh nhân, hạn chế về ý thức phân loại rác của
người nhà bệnh nhân.
- Các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng
mức đối với công tác quản lý chất thải y tế. Công tác thanh tra, kiểm
tra về môi trường của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở y tế
vẫn mang tính hình thức, còn hiện tượng “phạt để tồn tại”; thiếu kiên
quyết trong xử lý vi phạm. Hoạt động giám sát của các cơ quan có
thẩm quyền còn lỏng lẻo. Chưa xử lý nghiêm đối với sai phạm của
một bộ phận cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm. Chưa có Quy chế
phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất thải y tế.
- Công tác tập huấn, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất
thải y tế còn mang tính hình thức, chưa có sự khảo sát, tiếp nhận, đánh
giá hiệu quả chất lượng đối với công tác này.
Chương 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ CHẤT THẢI Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
3.1. Quan điểm, mục tiêu của Đảng và Nhà nước về quản lý
chất thải y tế
3.1.1. Về quan điểm
Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân
loại; là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và mỗi
người; tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường phải trả chi phí cải
tạo, phục hồi và bồi thường thiệt hại; tăng cường kiểm soát ô nhiễm
tại nguồn; chú trọng quản lý chất thải nguy hại trong dịch vụ y tế.
17
3.1.2. Về mục tiêu
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, quản lý,
cán bộ, nhân viên và các đối tượng đến sử dụng dịch vụ tại các cơ sở y
tế và cộng đồng sống xung quanh cơ sở y tế về quản lý chất thải y tế.
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, phân công nhiệm vụ, nâng cao năng
lực truyền thông và tăng cường thực hiện công tác truyền thông về
quản lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế.
- Xử lý các yếu tố nguy hại đến sức khỏe con người và môi trường
của chất thải phát sinh từ các cơ sở y tế.
- Đến năm 2020: 100% các cơ sở y tế thực hiện xử lý chất thải y tế
bảo đảm tiêu chuẩn; tỷ lệ chất thải y tế được xử lý, tiêu hủy, chôn lấp
an toàn sau xử lý, tiêu hủy là 100%.
3.2. Định hướng, mục tiêu quản lý chất thải y tế trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk.
3.2.1. Định hướng quản lý chất thải y tế tỉnh Đắk Lắk
Đến năm 2020 đảm bảo 100% các cơ sở y tế tuyến tỉnh và tuyến
huyện xử lý chất thải rắn y tế đạt quy chuẩn môi trường; giai đoạn
năm 2015 - 2020 tỉnh Đắk Lắk sẽ áp dụng theo mô hình xử lý chất
thải y tế nguy hại theo cụm và tại chỗ.
Dựa vào quy hoạch tổng thể phát triển ngành y tế tỉnh Đắk Lắk đến
năm 2020, dự báo tổng lượng chất thải y tế tỉnh Đắk Lắk đến năm
2020 ước tính khoảng 6.836 kg/ngày. Để có thể quản lý xử lý đồng bộ
cần có giải pháp tổng thể bao gồm từ nhận thức, đào tạo, nâng cao
năng lực song song với việc kết hợp đầu tư hỗ trợ từ nhiều nguồn vốn
khác nhau cho quản lý chất thải y tế.
3.2.2. Mục tiêu quản lý chất thải y tế tỉnh Đắk Lắk
3.2.2.1. Mục tiêu chung
18
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong quản lý chất thải y tế;
nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ cơ sở y tế trong công tác
quản lý chất thải y tế nguy hại; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và
kiểm soát ô nhiễm; xử lý triệt để cơ sở y tế gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng; tăng cường đầu tư, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
Nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh.
3.2.2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn là 100%; 100% lãnh
đạo ngành y tế, tài nguyên và môi trường, chính quyền các cấp thực
hiện kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất thải y tế của các cơ sở y
tế; 100% cơ sở y tế thực hiện đúng các quy định về quản lý chất thải y
tế; 100% bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và các đối tượng đến sử
dụng dịch vụ được cung cấp thông tin và thực hiện thải bỏ chất thải
đúng nơi quy định; 100% cộng đồng xung quanh cơ sở y tế được cung
cấp thông tin và phối hợp tham gia bảo vệ môi trường cơ sở y tế;
100% cơ sở y tế có phân công nhân sự và được tập huấn nâng cao
năng lực truyền thông về quản lý chất thải y tế.
3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về chất thải y tế
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
3.3.1. Hoàn thiện pháp luật, chính sách về quản lý chất thải y tế
Thường xuyên rà soát quy định của pháp luật, đề xuất cơ quan có
thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về quản lý
chất thải y tế nếu nhận thấy thiếu sót, bất cập, không khả thi. Xây
dựng danh mục và thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật,
chính sách liên quan đến quản lý chất thải y tế, đăng tải trên trang
thông tin điện tử của tỉnh Đắk Lắk, Sở Y tế. Ban hành quy chế phối
hợp giữa các Sở, ngành có liên quan trong thực hiện quản lý nhà nước
về chất thải y tế.
19
3.3.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao nhận thức và trách nhiệm thực hiện các quy định
về quản lý chất thải y tế
Đẩy mạnh công tác truyền thông trên phương tiện thông tin đại
chúng. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng về quản lý chất thải y tế:
tổ chức định kỳ hàng năm và đột xuất; kết thúc tập huấn có đánh giá,
nhận xét, gắn với công tác biểu dương, khen thưởng hay nhắc nhở,
phê bình. Mở rộng phạm vi đối tượng được đào tạo. Chỉ đạo các bệnh
viện phải bố trí một cán bộ chuyên trách có chuyên môn, nghiệp vụ
thực hiện nhiệm vụ quản lý chất thải y tế. Có chính sách khen thưởng
và nhân rộng những cơ sở y tế thực hiện tốt công tác quản lý chất thải
y tế, bảo vệ môi trường và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp
luật về quản lý chất thải y tế. Tạo điều kiện để các cán bộ làm công tác
quản lý chất thải y tế được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm ở các tỉnh
thành trong nước.
3.3.3. Tăng cường đầu tư ngân sách và tiếp tục xây dựng cơ chế
chính sách hợp lý nhằm huy động các nguồn lực xã hộ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_chat_thai_y_te_tren_dia.pdf