Thời gian qua, toàn ngành nông nghiệp trong tỉnh đã thực
hiện nghiêm túc Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ về Chương
trình tổng thể cải cách hành chính, gắn với phục vụ cơ cấu lại nông
nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Sở Nông nghiệp và PTNT đã
xây dựng Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 và Kế hoạch hàng năm về
công tác cải cách hành chính. Thường xuyên rà soát các thủ tục hành
chính còn hiệu lực, đề xuất bãi bỏ, đơn giản hóa các thủ tục hành
chính còn hiệu lực
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/03/2022 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên
địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ", làm luận văn Thạc sỹ chuyên ngành
Quản lý công.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
a) Các nghiên cứu về tái cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp:
- Luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế “Tái cơ cấu ngành
nông nghiệp tỉnh An Giang để ứng phó với biến đổi khí hậu” của tiến
sĩ Nguyễn Hữu Thịnh, bảo vệ năm 2018 tại Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh;
- Luận văn Thạc sĩ Kinh tế “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành trong nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Lê Thị
Huyền, bảo vệ năm 2016 tại Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội);
- Công trình nghiên cứu “Các hình thức tích tụ, tập trung
ruộng đất trong nông nghiệp: Vấn đề và Giải pháp” của Trung tâm
Thông tin – Tư liệu (Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương)
công bố năm 2017;
- Công trình nghiên cứu “Chuyển đổi nông nghiệp theo
hướng tăng giá trị, giảm chi phí đầu vào nhằm thúc đẩy tăng trưởng
trong giai đoạn tới” của Trung tâm Thông tin – Tư liệu (Viện nghiên
cứu Quản lý kinh tế Trung ương) công bố năm 2017;
- Công trình nghiên cứu “Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu
ngành nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm vừa qua” của Trung tâm
3
Thông tin – Tư liệu (Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương)
công bố năm 2014;
- Công trình nghiên cứu “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trong bối
cảnh mới” của Trung tâm Thông tin – Tư liệu (Viện nghiên cứu
Quản lý kinh tế Trung ương) công bố năm 2014;
- Công trình nghiên cứu “Kinh tế nông thôn ở Việt Nam vai
trò và định hướng phát triển trong thời gian tới” của Trung tâm
Thông tin – Tư liệu (Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương)
công bố năm 2014;
- Bài báo “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Những bước
chuyển mạnh mẽ” (nguồn Lê Bền – Báo Nông nghiệp Việt Nam bản
điện tử, số ra ngày 23/5/2018);
- Bài báo “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và vấn đề đặt ra”
(nguồn Đặng Hiếu – Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, số ra
ngày 16/6/2014);
- Bài báo “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Cần cơ chế đột
phá hút doanh nghiệp” (nguồn Nguyễn Hạnh – Báo Công Thương,
số ra ngày 05/9/2016);
- Bài báo: “Tái cơ cấu nông nghiệp: làm gì để người nông
dân ly nông bất ly hương?” (nguồn Báo Nhịp cầu đầu tư điện tử ngày
21/5/2018);
- Bài viết “Những thay đổi trong cơ cấu nông nghiệp Nhật
Bản từ sau năm 1960” (nguồn Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á điện
tử đăng ngày 01/10/2014 của ThS. Nguyễn Thị Xuân Mai, Viện
Nghiên cứu Đông Bắc Á – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Viêt Nam).
4
b) Các nghiên cứu về quản lý nhà nước có liên quan đến
đề tài:
- Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công “Hoàn thiện nội
dung quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp ở Việt Nam hiện nay” của tiến sĩ Nguyễn Văn Chữ, bảo vệ
năm 2016 tại Học viện Hành chính Quốc gia;
- Giáo trình “Quản lý nhà nước về kinh tế trong nông
nghiệp” của Trường Đại học kinh tế quốc dân;
- Bài: “Nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ
quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở cấp huyện: Trường hợp nghiên
cứu điểm tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình” của PGS.TS Nguyễn
Văn Tuấn và Nguyễn Thị Thu Hương - Trường Đại học Lâm Nghiệp
(Tạp chí Khoa học và Công nghệ lâm nghiệp, số 1 năm 2014);
- Bài báo “Quản lý Nhà nước phát triển trong nông nghiệp,
nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Một số vấn đề
đặt ra” (nguồn Tạp chí Triết học - Số 12, tháng 12/2008);
- Bài báo: “Những vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước về
nông nghiệp” (nguồn ThS. Bùi Thanh Tuấn – Tạp chí Kinh tế và Dự báo
số 16/2013);
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a) Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở khoa học Quản lý nhà nước về tái cơ cấu
ngành nông nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm góp phần
hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
b) Nhiệm vụ nghiên cứu
Các nhiệm vụ nghiên cứu chính của đề tài:
5
- Làm rõ một số vấn đề lý luận quản lý nhà nước về tái cơ
cấu ngành nông nghiệp;
- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng quản lý nhà nước về tái
cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, chỉ ra các
kết quả, nguyên nhân của kết quả; những hạn chế và nguyên nhân
của hạn chế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nội dung Quản lý nhà nước về tái cơ
cấu ngành nông nghiệp.
b) Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nước về
tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Về thời gian: Nghiên cứu Quản lý nhà nước về tái cơ cấu
ngành nông nghiệp từ năm 2010 đến hết năm 2018, trong đó tập
trung cho giai đoạn từ 2013 - 2018 là giai đoạn 5 năm đầu tiên thực
hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; định hướng công tác quản
lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đến
năm 2020 và đến năm 2025.
- Về nội dung: Nội dung chủ yếu Quản lý nhà nước về tái cơ
cấu ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp (bao gồm: Trồng trọt và chăn
nuôi).
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của
Chủ nghĩa Mác – Lênin; Chủ trương của Đảng Cộng sản Vệt Nam,
pháp luật của nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
6
b) Phương pháp nghiên cứu
- Tra cứu tài liệu nghiên cứu hiện có: Sử dụng các phương
pháp thống kê, tổng hợp, so sánh,...trong việc tham khảo tài liệu, một
số nghiên cứu trong nước, trong tỉnh có liên quan; những tài liệu, văn
bản về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, quản lý nhà nước về tái cơ cấu
ngành nông nghiệp;
- Nghiên cứu qua thực tiễn: vận dụng kiến thức đã được học,
thu thập và phân tích dữ liệu thông tin trong thực tiễn ở tỉnh và
những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện tái cơ cấu ngành
nông nghiệp, trong tổ chức bộ máy quản lý nhà nước ở Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, ở UBND các huyện, thành phố và ở
các xã, thị trấn trong tỉnh. Đồng thời, sử dụng phương pháp chuyên
gia trong việc phân tích, đánh giá công tác quản lý nhà nước về tái cơ
cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
6. Đóng góp của đề tài
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về tái cơ
cấu ngành nông nghiệp, chỉ ra thành công, hạn chế và nguyên nhân;
- Luận văn đề xuất định hướng và giải pháp góp phần hoàn
thiện công tác quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên
địa bàn tỉnh.
Qua kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp tài
liệu tham khảo cho hoạt động Quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành
nông nghiệp của tỉnh và có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong
nghiên cứu, giảng dạy cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
* Về mặt lý luận: Luận văn này bổ sung một số nội dung
quan trọng, có tính trụ cột để thực hiện quá trình tái cơ cấu ngành
nông nghiệp đạt mục tiêu.
7
* Về mặt thực tiễn: Luận văn đã phân tích, đánh giá làm rõ
những kết quả đã đạt được trong công tác quản lý nhà nước về tái cơ
cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và nguyên
nhân; những hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cho quản
lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở giai đoạn tới. Trên cơ
sở đó, các cơ quan có liên quan trên địa bàn tỉnh có thể tham khảo để
đánh giá kết quả thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh
Quảng Ngãi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững giai đoạn 2015 – 2020. Đồng thời, có thể nghiên cứu tham khảo
bổ sung cho Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh ở giai đoạn sau.
7. Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm: Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham
khảo. Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về tái cơ
cấu ngành nông nghiệp.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về tái cơ cấu
ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010
– 2018.
Chương 3: Định hướng và giải pháp quản lý nhà nước về
tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến
năm 2020 và 2025.
8
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm về nông nghiệp
Theo tác giả Đỗ Kim Chung, khái niệm về nông nghiệp được
hiểu: “Theo nghĩa thông thường, nông nghiệp là ngành sản xuất vật
chất sử dụng đất đai và sinh vật làm ra sản phẩm nông nghiệp. Cách
định nghĩa này chỉ dừng lại ở sản xuất nông nghiệp truyền
thống. Tuy nhiên, nền kinh tế càng phát triển thì yêu cầu của xã hội
với nông nghiệp càng cao. Nông nghiệp không chỉ đơn thuần là sản
xuất ra các sản phẩm tươi sống mà còn bao gồm cả khâu chế biến,
marketing và tiêu thụ nông sản. Do vậy, sản phẩm cuối cùng của
nông nghiệp không đơn thuần là nông sản (agro-products) mà thực
phẩm nông sản (agrofoods) (Đỗ Kim Chung, 2002). Do đó, nông
nghiệp cần được định nghĩa ở phạm vi rộng hơn. Nông nghiệp là
ngành sản xuất – kinh doanh làm ra thực phẩm nông sản, bao gồm
cả sản xuất nông nghiệp, chế biến, marketing và phân phối các thực
phẩm nông sản.” (nguồn Trang web của Liên hiệp các Hội khoa học
và kỹ thuật Việt Nam, đăng ngày 09/09/2010).
1.1.2. Khái niệm về cơ cấu ngành nông nghiệp
- Khái niệm về cơ cấu kinh tế:
Trong các tài liệu kinh tế có nhiều cách tiếp cận khác nhau
về khái niệm cơ cấu kinh tế. Các cách tiếp cận này thường bắt đầu từ
khái niệm “cơ cấu”. Cơ cấu là một phạm trù triết học, khái niệm cơ
cấu được sử dụng để chỉ cách thức tổ chức bên trong của một tổ
chức, biểu hiện sự thống nhất của các mối quan hệ qua lại vững chắc
9
giữa các bộ phận của nó. Cơ cấu được biểu hiện như là tập hợp
những mối quan hệ liên kết hữu cơ, các yếu tố khác nhau của một hệ
thống nhất định. Cơ cấu là thuộc tính của một hệ thống. Do đó, khi
nghiên cứu cơ cấu phải đứng trên quan điểm hệ thống.
- Khái niệm về cơ cấu ngành nông nghiệp.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về cơ cấu ngành nông
nghiệp, nhưng một trong những định nghĩa được nhiều người sử
dụng là định nghĩa của Knutson, Penn and Boehm (1990). Theo họ
cơ cấu ngành nông nghiệp bao gồm những vấn đề như: số lượng và
qui mô trang trại, chế độ sở hữu và việc kiểm soát tài nguyên, những
yêu cầu về quản lý, về công nghệ, về vốn của canh tác nông nghiệp.
1.1.3. Khái niệm về tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Theo tự điển Tiếng Việt (bảng 100.000 từ của tác giả Thái
Xuân Đệ, Nhà xuất bản Hải phòng, trang 637) “Tái” có nghĩa là
“Làm lại một lần nữa”;
1.1.4. Khái niệm quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành
nông nghiệp
- Khái niệm về quản lý nhà nước: Quản lý nhà nước là một
dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử
dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi hoạt động của con
người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan
trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp
của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
10
1.2. Quản lý Nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp
1.2.1. Sự cần thiết khách quan quản lý nhà nước về tái cơ
cấu ngành nông nghiệp
- Ngành nông nghiệp trong nền kinh tế: Nông nghiệp là
ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò to lớn trong phát triển kinh
tế ở hầu hết các nước, nhất là ở các nước đang phát triển. Ngay cả ở
các nước phát triển, có nền nông nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ
trọng GDP nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản của
các nước này khá lớn và không ngừng tăng lên, bảo đảm cung cấp đủ
cho đời sống con người những sản phẩm tối cần thiết đó là lương
thực, thực phẩm.
Do vậy, nông nghiệp có vị trí hết sức quan trọng trong nền
kinh tế của mỗi nước, với các vai trò sau đây:
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành
nông nghiệp.
Ngành nông nghiệp, với tính cách là một bộ phận cấu thành
của nền kinh tế quốc dân vận hành theo cơ chế của thị trường có sự
quản lý của nhà nước hiện nay ở Việt Nam chỉ có thể phát triển phù
hợp lợi ích chung của toàn bộ nền kinh tế khi có một hệ thống công
cụ quản lý phù hợp. Hệ thống công cụ quản lý Nhà nước về nông
nghiệp nói chung và quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông
nghiệp nói riêng được hiểu là toàn bộ những phương tiện mà Nhà
nước sử dụng theo những phương thức nhất định nhằm định hướng
khuyến khích và phối hợp các hoạt động kinh tế để đưa nông nghiệp
đạt tới mục tiêu. Nói một cách khác, có thể hiểu hệ thống công cụ
quản lý Nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp là toàn bộ những
phương tiện cần thiết mà nhờ đó các cơ quan và các cán bộ quản lý
11
nhà nước các cấp sử dụng để điều tiết, hướng dẫn, khuyến khích,
phối hợp...các hoạt động của tập thể và cá nhân trong các lĩnh vực
khác nhau của ngành nông nghiệp hướng tới mục tiêu chung.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước
đối với tái cơ cấu ngành nông nghiệp
1.3.1. Các yếu tố khách quan
- Điều kiện tự nhiên:
- Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội;
1.3.2. Các yếu tố chủ quan:
- Yếu tố chính sách kinh tế:
1.4. Kinh nghiệm ở một số địa phương về Quản lý Nhà
nước về tái cơ cấu ngành nông nghiêp
1.4.1. Kinh nghiệm ở tỉnh Bình Định:
Bình Định là tỉnh giáp ranh và nằm ở phía Nam tỉnh Quảng
Ngãi, có các điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội tương đồng với tỉnh
Quảng Ngãi. Trong quá trình thực hiện tái cơ cấu ngành nông
nghiệp, Bình Định gặp phải những hạn chế và nguyên nhân sau:
* Hạn chế:
* Giải pháp trong ngắn hạn:
* Giải pháp dài hạn:
1.4.2. Kinh nghiệm ở tỉnh Quảng Nam.
Giải pháp
* Giải pháp về chính sách:
* Giải pháp về vốn:
* Giải pháp về kỹ thuật
* Giải pháp về lao động:
* Giải pháp về thị trường:
12
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Ngãi
Qua thực trạng, nguyên nhân và giải pháp thực hiện tái cơ
cấu ngành nông nghiệp của hai tỉnh lâm cận là Bình Định và Quảng
Nam có thể rút ra một số kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà
nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi như sau:
13
Tiểu kết chương 1
Chương 1 trình bày những nội dung cơ bản lý luận quản lý
nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Theo đó, tác giả đã làm
rõ những nội dung như: Khái niệm về nông nghiệp theo nghĩa rộng
và theo nghĩa hẹp nhằm làm rõ hơn về phạm vi nghiên cứu và đối
tượng nghiên cứu của Đề tài; Khái niệm về tái cơ cấu ngành nông
nghiệp; Khái niệm quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông
nghiệp; Nội dung quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp;
Các yếu tố tác động đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Kinh nghiệm
của hai tỉnh lân cận là Bình Định và Quảng Nam là hai địa phương
có điều kiện về tự nhiện – kinh tế - xã hội tương đồng với Quảng
Ngãi trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp; qua đó rút ra bài
học về tái cơ cấu ngành nông nghiệp và quản lý nhà nước về tái cơ
cấu ngành nông nhiệp cho tỉnh Quảng Ngãi.
14
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến
tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi
2.1.1. Điều kiện tự nhiên:
2.1.2. Điều kiện kinh tế - văn hóa và xã hội:
Trình độ về phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh
Quảng Ngãi:
Về Tốc độ tăng trưởng ngành:
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Kết quả thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp 5 năm qua
(2013 - 2018)
* Tái cơ cấu ngành trồng trọt:
* Tái cơ cấu ngành chăn nuôi
- Dân số và lao động nông nghiệp;
- Xã hội
- Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp
* Về hạ tầng giao thông
* Cơ sở hạ tầng thủy lợi:
2.2. Phân tích thực trạng Quản lý Nhà nước về tái cơ cấu
ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn
2010 - 2018
2.2.1. Về công tác xây dựng và thực hiện các quy hoạch, kế
hoạch phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Năm năm qua, tỉnh Quảng Ngãi và các địa phương trong tỉnh
15
đã tập trung rà soát, điều chỉnh các quy hoạch hiện có, đồng thời
nghiên cứu xây dựng mới các quy hoạch phục vụ cơ cấu lại ngành.
Từ năm 2014 đến nay, tỉnh đã thực hiện rà soát, điều chỉnh và lập
mới 7 quy hoạch hạ tầng và 17 quy hoạch ngành, sản phẩm. Các địa
phương cũng đã rà soát, điều chỉnh và lập mới các quy hoạch phục
vụ điều chỉnh cơ cấu sản xuất và phát triển hạ tầng nông nghiệp -
nông thôn.
2.2.2. Về xây dựng và thực hiện hệ thống các chính sách
phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Giai đoạn 2013-2017, trên địa bàn tỉnh, bên cạnh triển khai
thực hiện các Luật: Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Thú y; Lâm
nghiệp, Thủy sản, Thủy lợi; các chính sách mới của trung ương về
quản lý đất lúa; chuyển đổi đất lúa sang trồng các loại rau, màu; phát
triển chăn nuôi nông hộ; quản lý chất lượng vật tư phân bón, vệ sinh
an toàn thực phẩm, hướng dẫn về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi phục vụ cơ cấu lại. Tỉnh đã ban hành các chính sách nhằm thúc
đẩy phát triển nông nghiệp, thực hiện các mục tiêu của tái cơ cấu
ngành nông nghiệp cụ thể như sau:
- Trong lĩnh vực trồng trọt: Ban hành mới 02 chính sách,
gồm:
- Trong lĩnh vực khác: Có các chính sách sau:
2.2.3. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đầu tư công,
thu hút đầu tư tư nhân.
Trong cơ cấu lại đầu tư công, tỉnh đã quyết liệt khắc phục
tình trạng đầu tư dàn trải và nợ đọng xây dựng cơ bản; từng bước
điều chỉnh vốn đầu tư công cho các công trình phục vụ cơ cấu lại
ngành, ưu tiên cho các lĩnh vực có khả năng cạnh tranh và đem lại
16
giá trị gia tăng cao; các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
có lợi thế; tăng cường năng lực nghiên cứu, chuyển giao khoa học
công nghệ, quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, đảm bảo an toàn
vệ sinh thực phẩm và thực hiện các dịch vụ công chuyên ngành;
giảm dần đầu tư vào các nhiệm vụ, hoạt động mà tư nhân có thể làm
được.
2.2.4. Cải cách thể chế.
* Các loại hình tổ chức sản xuất được đổi mới phù hợp và
hiệu quả hơn:
* Nâng cao năng lực cho kinh tế hợp tác:
* Phát triển các hình thức đối tác công tư, hợp tác công tư
trong nông nghiệp:
* Đổi mới hệ thống nghiên cứu, chuyển giao khoa học công
nghệ, đào tạo và dịch vụ công:
2.2.5. Phát triển thị trường tiêu thụ nông sản.
Thị trường có tính chất quyết định đến cơ cấu, quy mô sản
xuất và kết quả của quá trình thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp. Vì
vậy, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tích cực phối hợp
với Sở Công thương đẩy mạnh các hoạt động mở rộng thị trường
song song với việc nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của
nông sản; đa dạng hóa thị trường vừa giữ ổn định các thị trường
truyền thống, dễ tính, vừa mở rộng sang các thị trường mới có giá trị
gia tăng cao như thị trường Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, đồng
bằng Bắc bộ đẩy mạnh phát triển hệ thống thông tin, dự báo thị
trường nông sản trong và ngoài nước, thực hiện tốt cuộc vận động
“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
2.2.6. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
17
Trong gần 5 năm qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đã mở hơn 20 lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chuyên môn,
nghiệp vụ các lĩnh vực cho gần hơn 1.000 lượt cán bộ, công chức,
viên chức thuộc ngành từ tỉnh tới cấp xã; nhiều công chức, viên chức
đã được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn ở cả trong và
ngoài nước.
2.2.7. Công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường
đầu tư kinh doanh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp được triển
khai đồng bộ.
Thời gian qua, toàn ngành nông nghiệp trong tỉnh đã thực
hiện nghiêm túc Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ về Chương
trình tổng thể cải cách hành chính, gắn với phục vụ cơ cấu lại nông
nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Sở Nông nghiệp và PTNT đã
xây dựng Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 và Kế hoạch hàng năm về
công tác cải cách hành chính. Thường xuyên rà soát các thủ tục hành
chính còn hiệu lực, đề xuất bãi bỏ, đơn giản hóa các thủ tục hành
chính còn hiệu lực.
2.2.8. Thực trạng bộ máy quản lý nhà nước về tái cơ cấu
ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Năm 2015, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối
hợp với Sở Nội vụ triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số
14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông
nghiệp và phát triển nông thôn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, bảo
đảm công tác chỉ đạo, điều hành từ Trung ương đến địa phương được
thông suốt, hiệu quả. Việc làm này không những giúp hệ thống quản
lý ngành được tổ chức có hệ thống, thống nhất giữa các địa phương
18
mà còn giảm được 34 tổ chức hành chính, sự nghiệp thuộc Sở Nông
nghiệp và PTNT, gồm 24 trạm, 10 Ban Quản lý dự án.
2.2.9. Về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của nhà
nước đối với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý nhà nước về
tái cơ cấu ngành nông nghiệp chưa được chú trọng. Do vậy, chưa
phát hiện được nhiều những bất cập, kìm hãm tiến trình tái cơ cấu
ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh như: công tác quy hoạch, kế
hoạch, sự phù hợp của chính sách, việc bố trí nguồn lực cho tái cơ
cấu,
2.3. Đánh giá thực trạng Quản lý nhà nước về tái cơ cấu
ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
2.3.1. Kết quả và nguyên nhân
Sau 5 năm thực hiện tái cơ cấu, đến nay đã đạt được các kết
quả sau đây:
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân.
* Những hạn chế:
* Các nguyên nhân chính
- Nguyên nhân chủ quan:
- Nguyên nhân khách quan:
2.3.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết .
19
Tiểu kết chương 2
Chương 2 trình bày những nội dung cơ bản về các yếu tố ảnh
hưởng đến tái cơ cấu và quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông
nghiệp. Theo đó, tác giả đã làm rõ các yếu tố như điều kiện tự nhiên,
điều kiện kinh tế và điều kiện xã hội có ảnh hưởng đến tái cơ cấu;
Chương 2 cũng đã phân tích thực trạng quản lý Nhà nước về tái cơ
cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010
– 2018, bao gồm các nội dung: Công tác xây dựng và thực hiện các
quy hoạch, kế hoạch phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Việc xây
dựng và thực hiện hệ thống các chính sách phục vụ tái cơ cấu ngành
nông nghiệp; Thực trạng về nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng
đầu tư công, thu hút đầu tư tư nhân; Công tác cải cách thể chế; Phát
triển thị trường tiêu thụ nông sản; Đào tạo nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực; Công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường
đầu tư kinh doanh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp được triển khai
đồng bộ; Thực trạng bộ máy quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và công tác thanh tra,
kiểm tra, giám sát của nhà nước đối với tái cơ cấu ngành nông
nghiệp. Chương 2 giành phần quan trọng để đánh giá thực trạng
Quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi; Xác định: kết quả và nguyên nhân, những hạn chế và
nguyên nhân. Trên cơ sở đó xác định rõ những vấn đề đặt ra cần giải
quyết để thực hiện có hiệu quả, đúng mục tiêu tái cơ cấu ngành nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cho giai đoạn tới.
20
Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2020 VÀ 2025
3.1. Định hướng quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
3.1.1. Quan điểm:
Quyết định 899/2013/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp
nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” đã đưa ra 5
quan điểm tổng quát về tái cơ cấu ngành nông nghiệp những năm tới
như sau:
3.1.2. Mục tiêu:
- Mục tiêu chung:
- Mục tiêu cụ thể:
3.1.3. Định hướng:
Khai thác và tận dụng tốt lợi thế nền nông nghiệp nhiệt đới;
xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn theo hình
thức khu công nghệ cao, doanh nghiệp, trang trại, gia trại đạt tiêu
chuẩn phổ biến về ứng dụng quy trình sản xuất tốt, an toàn vệ sinh
thực phẩm; doanh nghiệp, HTX là nòng cốt liên kết chuỗi kết nối
nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản, thị trường tiêu thụ
trong nước và quốc tế, tạo dựng thương hiệu nông sản trong chuỗi
giá trị toàn cầu đối với các sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh
trên thị trường.
Trong các lĩnh vực cụ thể:
* Trồng trọt
21
* Chăn nuôi
chăn nuôi, chấm dứt tình trạng sử dụng chất cấm trong
chăn nuôi.
Theo sản phẩm, theo vùng
* Theo sản phẩm
* Theo vùng
Phát triển hoạt động công nghiệp, thương mại nhằm thúc
đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp
* Phát triển các hoạt động sản xuất, thương mại vật tư nông
nghiệp
* Phát triển công nghiệp cơ khí, thiết bị phục vụ tái cơ cấu
ngành nông nghiệp
* Phát triển công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn
* Phát triển ngành nghề nông thôn:
3.2. Giải pháp quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
3.2.1. Giải pháp về công tác quy hoạch, kế hoạch
3.2.2. Giải pháp về chính sách khuyến khích thúc đẩy tiến
trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
3.2.3. Giải pháp về kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước đáp
ứng mục tiêu tái cơ cấu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_tai_co_cau_nganh_nong_n.pdf