Vai trò thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm
Thứ nhất, thực hiện pháp luật về ATTP là bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và
quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng là được tiếp cận với thực
phẩm an toàn; Thứ hai, thực hiện pháp luật về ATTP tác động lên
hoạt động thương mại, công tác quản lý ATTP trong hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu thực phẩm thực hiện tốt sẽ thúc đẩy, mở rộng thị
trường xuất khẩu, nhập khẩu thực phẩm của nước ta; Thứ ba, thực
hiện pháp luật về ATTP góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của
người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đem lại thực phẩm an toàn cho
người tiêu dùng; Thứ tư, thực hiện pháp luật về ATTP liên quan chặt
chẽ đến năng suất, chất lượng lao động, hiệu quả sản xuất, kinh
doanh; tác động trực tiếp đến nguồn lực và môi trường đầu tư phát
triển kinh tế - văn hóa, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo
của cả một thế hệ tương lai nếu như không đảm bảo tốt ATTP
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm của ban quản lý an toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, thực hiện pháp luật về ATTP tác động lên
hoạt động thương mại, công tác quản lý ATTP trong hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu thực phẩm thực hiện tốt sẽ thúc đẩy, mở rộng thị
trường xuất khẩu, nhập khẩu thực phẩm của nước ta; Thứ ba, thực
hiện pháp luật về ATTP góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của
người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đem lại thực phẩm an toàn cho
người tiêu dùng; Thứ tư, thực hiện pháp luật về ATTP liên quan chặt
chẽ đến năng suất, chất lượng lao động, hiệu quả sản xuất, kinh
doanh; tác động trực tiếp đến nguồn lực và môi trường đầu tư phát
triển kinh tế - văn hóa, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo
của cả một thế hệ tương lai nếu như không đảm bảo tốt ATTP.
1.2. Những quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm
Hệ thống văn bản pháp luật về ATTP ở nước ta hiện nay gồm các
văn bản quy phạm pháp luật như Luật An toàn thực phẩm năm 2010,
Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007, Luật Tiêu chuẩn và
quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành
và một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như các quy định
về trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình
sự trong các đạo luật quan trọng của hệ thống pháp luật như Bộ Luật
Dân sự năm 2015, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017), Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
6
1.3. Những giai đoạn thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm
1.3.1. Hoạch định chính sách và triển khai các chương trình
nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm
Hoạch định chính sách được coi là bước khởi đầu trong chu trình
chính sách. Đây là bước đặc biệt quan trọng vì khi hoạch định đúng,
khoa học sẽ xây dựng được chính sách tốt và là tiền đề để đi vào cuộc
sống, mang lại hiệu quả cao.
1.3.2. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và các
chính sách trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP là
bước cụ thể hóa các văn bản quản lý đã được ban hành. Các cơ quan
Nhà nước tổ chức, thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau: cấp Giấy chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh;
xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm; tiếp nhận công bố hợp quy,
xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP, tiếp nhận bản đăng ký
công bố sản phẩm hoặc Bản tự công bố sản phẩm; kiểm nghiệm thực
phẩm, phân tích nguy cơ đối với ATTP, phòng ngừa, ngăn chặn và
khắc phục sự cố về ATTP ....
1.3.3. Việc thông tin, tuyên truyền, truyền thông pháp luật về an
toàn thực phẩm
Công tác thông tin, tuyên truyền, truyền thông được xác định là
nhiệm vụ trọng tâm, đi trước một bước trong các hoạt động bảo đảm
ATTP. Việc nâng cao kiến thức và thực hành về ATTP cho các đối
tượng được các Bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh với nhiều hình
thức đa dạng, phong phú. Các hoạt động tuyên truyền giáo dục trên
các phương tiện thông tin đại chúng đã được triển khai đồng bộ, bài
bản, đặc biệt tập trung vào dịp Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì
ATTP và Tết Trung thu theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo liên ngành
7
Trung ương về ATTP nhằm nâng cao vai trò của UBND các cấp, vai
trò quản lý của các cơ quan chức năng, trách nhiệm của người sản
xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, trách nhiệm của cộng
đồng trong công tác bảo đảm ATTP. Tháng hành động vì ATTP được
duy trì và tổ chức hàng năm đã báo động và thức tỉnh cho toàn xã hội
về những nguy cơ ATTP và nhờ đó đã huy động toàn xã hội tham gia
vào các chiến dịch tuyên truyền và thanh tra, kiểm tra ATTP từ
Trung ương đến địa phương.
1.3.4. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm
Công tác kiểm tra, thanh tra về ATTP là một hoạt động quan trọng
và ưu tiên của công tác quản lý nhà nước về ATTP. Hoạt động này
nhằm theo dõi việc thực hiện pháp luật về ATTP của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, việc tuân thủ quy định của pháp luật về ATTP
của mọi tổ chức và cá nhân. Đồng thời, phát hiện những hành vi vi
phạm để có những biện pháp ngăn chặn hoặc kiến nghị cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm.
1.3.5. Kiểm nghiệm thực phẩm, kiểm soát các nguy cơ gây mất
an toàn thực phẩm
Kiểm nghiệm thực phẩm là việc thực hiện một hoặc các hoạt động
thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu
chuẩn tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ
chế biến thực phẩm, chất bổ sung vào thực phẩm, bao gói, dụng cụ,
vật liệu chứa đựng thực phẩm. Hiện nay, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương tổ chức thực hiện chương
trình giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn sự cố ATTP, tổ chức thực hiện
các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn đối với những sự cố về ATTP
ở nước ngoài có nguy cơ ảnh hưởng đến Việt Nam thuộc lĩnh vực
8
được phân công quản lý và UBND các cấp có trách nhiệm phòng
ngừa, ngăn chặn sự cố về ATTP trong phạm vi địa phương.
1.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện pháp luật về an
toàn thực phẩm
Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến việc bảo đảm ATTP
như: trình độ nhận thức, tập tục, thói quen; Yếu tố kinh tế và lợi
nhuận trong sản xuất, kinh doanh; Yếu tố ý thức pháp luật và đạo đức
của các chủ thể tham giam quan hệ pháp luật an toàn thực phẩm; Yếu
tố hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương 1 luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận pháp luật
về ATTP, thông qua việc làm rõ các khái niệm, luận giải các nội
dung về thực hiện pháp luật về ATTP. Đi sâu tìm hiểu các giai đoạn
thực hiện pháp luật về ATTP, những quy định của pháp luật về
ATTP, những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về
ATTP.Những nội dung lý luận về thực hiện pháp luật về ATTP được
đề cập trong Chương 1 là luận cứ khoa học để phân tích, đánh giá
thực trạng thực hiện pháp luật về ATTP của Ban Quản lý An toàn
thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh.
9
Chƣơng 2:
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT CỦA BAN QUẢN LÝ AN TOÀN
THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Thực tiễn về an toàn thực phẩm tại Thành phố Hồ Chí
Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt có diện tích 2.059,54
Km2, dân số hiện nay khoảng hơn 12 triệu người. Là một trung tâm
lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ,
đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức thu
hút và sức lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí
chính trị quan trọng, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội của khu vực và cả nước.
Trong thời gian qua công tác bảo đảm ATTP của Thành phố Hồ
Chí Minh luôn được tăng cường, huy động sức mạnh liên ngành triển
khai đồng bộ nhiều giải pháp cụ thể nhằm cải thiện tình hình. Đặc
biệt, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành, chuyên
ngành về ATTP, thực hiện xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, xử
lý tiêu hủy thực phẩm không an toàn, truy xuất hàng hóa không đảm
bảo về ghi nhãn thực phẩm. Công tác thông tin, giáo dục, truyền
thông về ATTP được chú trọng và thực hiện thường xuyên liên tục
với nhiều loại hình phong phú, đa dạng đã từng bước nâng cao kiến
thức thực hành của người dân trong việc chọn mua thực phẩm an
toàn. Tuy nhiên, thực trạng sản xuất và kinh doanh nông sản trên địa
bàn thành phố, thực phẩm chủ yếu vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, một bộ phận
người sản xuất, kinh doanh do thiếu lương tâm, thiếu ý thức đạo đức
kinh doanh, chạy theo lợi nhuận đưa ra thị trường những sản phẩm
không bảo đảm an toàn.
10
2.2. Thực trạng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm
Nội dung các văn bản pháp luật về ATTP đã ban hành, về cơ bản
đã nội luật hóa cách điều ước, hiệp định quốc tế mà Việt Nam ký kết,
thống nhất và đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành. Các quy
định hướng dẫn đã bám sát văn bản gốc, phục vụ hiệu quả cho công
tác quản lý như: quy định về phân công trách nhiệm của các cơ quan
quản lý, phương thức quản lý, công cụ kỹ thuật phục vụ quản lý, điều
kiện sản xuất, kinh doanh cho từng loại thực phẩm. Các quy định
pháp luật ATTP được ban hành đúng thẩm quyền, bám sát yêu cầu
quản lý nhà nước về ATTP, bảo đảm tính khả thi, khá thuận lợi cho sản
xuất, kinh doanh thực phẩm. Trong phạm vi trách nhiệm quản lý được
phân công tại Luật an toàn thực phẩm năm 2010, Nghị định số
38/2012/NĐ-CP, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP các Bộ đã ban hành
tương đối đầy đủ các văn bản để hướng dẫn thực hiện.
Tuy nhiên, số lượng văn bản còn nhiều gây khó khăn khi tra cứu,
áp dụng thực tiễn trong sản xuất, kinh doanh. Cụ thể các văn bản quản
lý đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thực phẩm đều
được ba bộ cùng ban hành theo các nhóm đối tượng quản lý. Khi các
văn bản này được chuyển đến địa phương thực hiện thì UBND các cấp
sẽ phải đọc và hiểu hết 3 hệ thống văn bản đối với từng lĩnh vực.
2.3. Thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm của
Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
2.3.1. Thực trạng hoạch định chính sách và triển khai các
chương trình bảo đảm an toàn thực phẩm
Trong 02 năm đi vào hoạt động (năm 2017-2018) BQLATTP đã
tham mưu UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành 17 văn bản triển
khai, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác đảm bảo ATTP địa bàn
Thành phố và tham mưu 13 văn bản cho Ban chỉ đạo liên ngành về
11
ATTP Thành phố Hồ Chí Minh. UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã
phê duyệt các Chương trình, Đề án trọng điểm bảo đảm ATTP trên địa
bàn (Đề án chuỗi thực phẩm an toàn; Đề án quản lý, nhận diện và truy
xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gia cầm và trứng gia cầm; Dự án mô hình
chợ thí điểm bảo đảm ATTP ).
2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật
và các chính sách trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm
2.3.2.1. Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Thực hiện các quy định của ngành Y tế, Công Thương, Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm
2018, BQLATTP đã tiến hành thẩm định và cấp 7.674 Giấy chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các cơ sở chế biến, kinh doanh
thực phẩm. Ngoài ra, Ban Quản lý đề án Chuỗi thực phẩm an toàn
(do BQLATTP chủ trì) tiến hành thẩm định và cấp Giấy chứng nhận
cơ sở đủ điều kiện ATTP đã cấp 351 Giấy chứng nhận cho 187 trang
trại, cơ sở sản xuất, sơ chế, kinh doanh vào chuỗi.
2.3.2.2. Công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định an toàn thực
phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm và tự công bố sản phẩm
Từ năm 2017 đến tháng 2 năm 2018, Ban Quản lý đã cấp 726
Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy và cấp 4.901 Giấy xác nhận
công bố phù hợp quy định ATTP; Từ tháng 2 năm 2018 đến hết năm
2018, BQLATTP đã cấp 64 Bản đăng ký công bố sản phẩm, tiếp
nhận 31.447 bản tự công bố sản phẩm và có 371 cở sở cam kết đảm
bảo ATTP.
2.3.2.3. Việc thông tin, tuyên truyền, truyền thông pháp luật về an
toàn thực phẩm
BQLATTP đã ban hành các kế hoạch truyền thông và triển khai
treo 1.030 băng rôn; phát 17 áp phích; 114.600 tờ gấp, bướm liên
12
quan hướng dẫn về ATTP; thực hiện 04 phóng sự về ATTP; cấp
3.135 đĩa CD; phổ biến các quy định về xử phạt vi phạm hành chính
về ATTP; tập huấn kiến thức phòng chống NĐTP, lựa chọn thực
phẩm an toàn; tổ chức 1.133 lớp tuyên truyền, phổ biến kiến thức
ATTP với 114.122 người tham dự, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán
Mậu Tuất 2018 và Tháng hành động vì ATTP, đăng 129 bài viết, bản
tin về các hoạt động liên quan đến ATTP; cập nhật danh sách cơ sở
đạt chuỗi, cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận điều kiện ATTP lên
trang thông tin điện tử (bqlattp.hochiminhcity.gov.vn). Việc giáo dục,
bồi dưỡng kiến thức về ATTP được chú trọng hơn: từ năm 2017 đến
năm 2018, BQLATTP đã cấp 16.906 Giấy xác nhận kiến thức ATTP
cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Nhờ đó,
nhận thức và hành động của cộng đồng đã có sự chuyển biến tích cực.
2.3.2.4. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm
BQLATTP đã thành lập 10 Đội Quản lý An toàn thực phẩm thuộc
Phòng Thanh tra. Các Đội Quản lý An toàn thực phẩm liên quận –
huyện vừa thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm dịch sản
phẩm động vật xuất tỉnh. Trong năm 2017-2018, BQLATTP đã thực
hiện kiểm tra ATTP đối với 4.391 cơ sở, phát hiện vi phạm 867 cơ sở
(chiếm tỷ lệ 19,74%), ban hành 806 quyết định xử phạt với số tiền
phạt 8.110.151.500 đồng, đang tiếp tục xử lý đối với các trường hợp
còn lại (xem Bảng 2.2); bên cạnh đó đã tiến hành đình chỉ hoạt động
có thời hạn: 07 cơ sở, buộc tháo dỡ quảng cáo: 03 cơ sở, thu hồi/tiêu
hủy: 37.362 kg sản phẩm và 233.814 đơn vị sản phẩm
(chai/hộp/viên) không đảm bảo chất lượng; cấp Giấy chứng nhận
kiểm dịch sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn Thành phố với 88.139
bản chính, 82.698 bản sao, tổng khối lượng 100.534.909 kg, số tiền
thu được 11.311.200.000 đồng.
13
2.3.2.5. Kiểm nghiệm thực phẩm, kiểm soát các nguy cơ gây mất
an toàn thực phẩm
- Công tác kiểm nghiệm thực phẩm
Tham gia kiểm nghiệm về ATTP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh hiện có 15 đơn vị tham gia kiểm nghiệm chất lượng có khả
năng thực hiện được việc kiểm nghiệm các chỉ tiêu khó, kỹ thuật cao,
trong đó, 08 đơn vị kiểm nghiệm nhà nước và 07 đơn vị kiểm nghiệm
tư nhân. Hiện nay Thành phố chưa có cơ quan, tổ chức độc lập để
nghiên cứu phục vụ cho công tác dự báo, cảnh báo và kiểm soát các
nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm, NĐTP, bệnh truyền qua thực phẩm
phục vụ cho quản lý nhà nước trên địa bàn.
- Công tác giám sát chất lượng:
Trong năm 2017-2018, BQLATTP triển khai lấy mẫu giám sát,
đánh giá nguy cơ và lấy mẫu trong quá trình kiểm tra: tổ chức lấy
15.036 mẫu, trong đó có 14.128 mẫu đạt (tỷ lệ 97,25%) bao gồm việc
lấy mẫu phân tích định lượng cũng như lấy mẫu xét nghiệm nhanh
đối với các thực phẩm có nguy cơ cao gây mất ATTP như thịt chế
biến, bún tươi, bánh phở, rượu sản xuất thủ công, nước đá; thực
phẩm tại các chợ đầu mối nông sản thực phẩm, chợ truyền thống, chợ
phiên, kênh phân phối hiện đại, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực
phẩm nhằm đánh giá chất lượng thực phẩm lưu thông trên địa bàn.
- Công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm
Về tình hình NĐTP: năm 2018 trên địa bàn thành phố xảy ra 03
vụ NĐTP với tổng cộng 77 người mắc (không có trường hợp tử
vong), giảm 01 vụ so với cùng kỳ năm 2017 là 04 vụ. Tỷ lệ ca NĐTP
năm 2018 là 0,77 người/100.000 dân, thấp hơn so với chương trình
mục tiêu quốc gia đề ra đến năm 2020 là dưới 7 người/100.000 dân.
14
2.4. Thẩm quyền, trách nhiệm của Ban Quản lý An toàn thực
phẩm thành phố Hồ Chí Minh
Qua 02 năm thành lập, BQLATTP trong quá trình hoạt động có
những mặt thuận lợi và khó khăn như sau:
Về mặt thuận lợi: Thứ nhất, giải quyết hạn chế về cơ chế phối hợp
giữa các sở ngành và đầu mối chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân
dân thành phố về công tác quản lý an toàn thực phẩm. Thứ hai, nâng
cao vai trò, vị thế của công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Thứ ba,
phát huy sức mạnh khi tập hợp lực lượng, thống nhất đầu mối trong
giải quyết công việc. Về mặt khó khăn: Thứ nhất, Về tên gọi “Ban
Quản lý”. Mặc dù BQLATTP là một cơ chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (tương đương cấp Sở), nhưng gắn
với tên “Ban Quản lý” sẽ gây nhầm lẫn khi xác khi xác định đây là cơ
quản quản lý nhà nước hay là đơn vị sự nghiệp. Thứ hai, về tổ chức
bộ máy Thanh tra an toàn thực phẩm, thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính. Đối với tổ chức thanh tra, theo Quyết định 2349/QĐ-TTg
ngày 05 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng quy định cơ cấu tổ chức
của BQLATTP: “Ban Quản lý có các phòng chuyên môn, nghiệp vụ,
Văn phòng, Thanh tra, đơn vị sự nghiệp công lập”. Theo đó, Thanh
tra là cơ quan thanh tra độc lập, là cơ quan của BQLATTP, giúp
Trưởng ban BQLATTP tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra
chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng
theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai
thực hiện, BQLATTP chỉ thành lập Phòng Thanh tra chuyên ngành
không đáp ứng được sức mạnh, thẩm quyền của lực lượng thanh tra.
Thứ ba, Nguồn nhân lực thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực
phẩm tại Ban Quản lý chưa đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng do
khối lượng công việc rất lớn và thực tế đòi hỏi ngày càng tăng.
15
2.5. Đánh giá chung
2.5.1. Ưu điểm và nguyên nhân
Thứ nhất, Nội dung các văn bản pháp luật ban hành, về cơ bản đã
nội luật hóa cách điều ước, hiệp định quốc tế mà Việt Nam ký kết
tham gia như WHO, FAO, CODEX thống nhất và đồng bộ với hệ
thống pháp luật hiện hành; Thứ hai, về mô hình tổ chức quản lý về
ATTP của BQLATTP là mô hình được thực hiện đầu tiên của cả
nước. Mô hình thí điểm BQLATTP thực sự nâng tầm công tác quản
lý ATTP, mang lại nhiều hiệu quả trong công tác quản lý ATTP; Thứ
ba, những quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật đã được
tiếp cận theo hướng mới, chuyển từ phương thức quản lý tiền kiểm
sang hậu kiểm; Thứ tư, hoạt động thanh tra, kiểm tra ATTP cũng
được quy định một cách rõ ràng, cụ thể hơn, góp phần nâng cao chất
lượng quản lý ATTP trong thời gian gần đây; Thứ năm, Thông qua
việc xây dựng “chuỗi thực phẩm an toàn”, triển khai đề án “quản lý,
nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gia cầm và trứng gia
cầm” và đề án “Mô hình chợ thí điểm bảo đảm ATTP”, Thành phố đã
thiết lập hệ thống quản lý giám sát sản phẩm xuyên suốt từ khâu sản
xuất đến người tiêu dùng.
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân
Thứ nhất, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP chưa
đồng bộ và chồng chéo, chậm ban hành văn bản. Do sự chậm trễ trong
chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật trong công
tác quản lý ATTP từ cấp Trung ương. Bên cạnh đó, còn do các địa
phương thiếu sự quyết liệt trong việc phản hồi những những khó
khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng, thực thi pháp luật về
ATTP trên địa bàn. Thứ hai, Tình hình vi phạm trong lĩnh vực ATTP
vẫn còn cao và việc xử lý vi phạm chưa đạt kết quả như mong muốn
16
(nhất là tình trạng vi phạm các quy định về sử dụng chất phụ gia độc
hại trong chế biến, bảo quản thực phẩm, việc cung ứng thực phẩm
đường phố, việc sử dụng các hóa chất độc hại trong sản xuất, bảo quản
nông sản, thực phẩm). Công tác điều tra, xử lý hình sự đối với các
hành vi vi phạm pháp luật về ATTP hiệu quả chưa cao do khó khăn
trong việc áp dụng các quy định của pháp luật hình sự. Thứ ba, hình
thức tuyên truyền giáo dục các quy định của pháp luật về ATTP
chậm được đổi mới nên chưa được lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.
Thứ tư, tình hình sử dụng chất cấm, lạm dụng hóa chất, kháng sinh,
thuốc thú y, chất cải tạo xử lý môi trường, chất bảo quản, nhuộm màu
trong sơ chế, chế biến, sau thu hoạch nông sản, việc sử dụng phụ gia
thực phẩm trong chế biến thực phẩm ngày càng phức tạp. Nguyên
nhân do một số chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh vì ham lợi nhuận mà
bỏ qua đạo đức kinh doanh, cố tình sử dụng các chất cấm trong sản
xuất, kinh doanh đã gây ô nhiễm thực phẩm. Thứ năm, về kiểm
nghiệm thực phẩm, kiểm soát các nguy cơ gây mất ATTP. Thực tế, số
lượng phòng kiểm nghiệm ATTP còn thiếu, thời gian kiểm tra giám
định kéo dài gây khó khăn cho cơ quan quản lý thực phẩm, các phòng
kiểm nghiệm chưa phát triển phương pháp theo kịp nhu cầu kiểm
nghiệm phát sinh.
Tiểu kết chƣơng 2
Vấn đề ATTP tại Thành phố Hồ Chí Minh đang đặt ra nhiều thách
thức đối với BQLATTP và các cơ quan quản lý ATTP cấp huyện,
cấp xã. Trong quá trình thực hiện pháp luật về ATTP gặp không ít
những khó khăn nguyên nhân xuất phát từ nhiều yếu tố như hệ thống
pháp luật về ATTP còn chồng chéo chức năng nhiệm vụ giữa các cơ
quan quản lý, sự phát triển của kinh tế - xã hội và sự gia tăng dân số
của Thành phố. Chương 2 đã nêu lên được thực trạng về thực hiện
17
pháp luật của Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay và cũng phần nào đại diện cho bức tranh toàn cảnh về
thực trạng ATTP nói chung Từ những phân tích giúp tìm ra được các
nguyên nhân còn tồn đọng trong quá trình thực hiện pháp luật về
ATTP từ đó góp phần đề ra định hướng, tăng cường thực hiện pháp
luật về ATTP trong giai đoạn hiện nay.
Chƣơng 3:
GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ AN
TOÀN THỰC PHẨM CỦA BAN QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC
PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Hoàn thiện pháp luật về an toàn thực phẩm
Mặc dù hiện nay hệ thống văn bản pháp luật không ngừng
được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn tồn tại những bất cập. Từ những
hạn chế, bất cập của các quy định pháp luật về ATTP cần rà soát, sửa
đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP.
Trong quá trình triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về
ATTP lưu ý rà soát, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc do các
nguyên nhân về cơ sở pháp lý như: sự chồng chéo và thiếu đồng bộ
của các văn bản pháp luật về ATTP của các Bộ, ngành ban hành; các
quy định về bảo đảm ATTP chưa chặt chẽ, các trường hợp liên quan
đến ATTP chưa được pháp luật quy định cụ thể để từ đó kiến nghị,
đề xuất với cấp trên có phương án nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung,
hoàn chỉnh các quy định hiện hành phù hợp với tình hình thực tế, nhằm
thực hiện các mục tiêu, chính sách về ATTP của Thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng và cả nước nói chung.
18
3.2. Giải pháp về xây dựng chính sách, kế hoạch về an toàn
thực phẩm
- Xây dựng lộ trình triển khai phần mềm truy xuất nguồn gốc
tất cả hàng hóa từ khi sản xuất, qua các khâu trung gian, phân phối,
đến người tiêu dùng cuối cùng, để khi phát hiện vi phạm có thể truy
được trách nhiệm của từng khâu.
- Cần tiến hành khảo sát, lựa chọn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất,
chế biến, kinh doanh thực phẩm có quy mô tập trung tại các tỉnh,
thực hiện đúng quy định ATTP và đưa thực phẩm về tiêu thụ tại
Thành phố.
- Tập trung xây dựng kế hoạch tổ chức các Hội nghị, Hội thảo,
các chuyến tham quan trao đổi chia sẻ kinh nghiệm giữa các cơ sở đủ
điều kiện tham gia chuỗi thực phẩm an toàn;
- Thiết lập hệ thống giám sát NĐTP cấp tính cá thể trên toàn
Thành phố nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời các vụ NĐTP tập
thể, hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất về sức khỏe và tính mạng của
nhân dân.
- Việc khuyến khích và bắt buộc phải tuân thủ tiêu chuẩn quốc
tế thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất trong nước nâng cao năng lực
sản xuất và chất lượng sản phẩm của mình, đáp ứng tốt hơn yêu cầu
vệ sinh và chất lượng của các thị trường xuất khẩu, từ đó nâng cao
sức cạnh tranh và uy tín của hàng Việt Nam trên thị trường thực
phẩm thế giới.
3.3. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và các
chính sách về sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Đối với việc công bố sản phẩm, cần phải có quy định thành
lập hệ thống phần mềm lưu trữ, công khai bản tự công bố sản phẩm
từ Trung ương đến địa phương do các tổ chức, cá nhân sản xuất thực
19
phẩm gửi đến cơ quan quản lý nhà nước nhằm thuận tiện cho việc đối
chiếu trong công tác quản lý và người dân được tiếp cận nhằm trực
tiếp giám sát chất lượng ATTP của các doanh nghiệp.
- Bên cạnh đó, theo quan điểm nghiên cứu cần phải tiếp tục mở
rộng theo hướng xóa bỏ giấy phép con về điều kiện ATTP thay vào
đó các doanh nghiệp khi hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm
phải có thông báo đến cơ quan chức năng và tuân thủ các điều kiện
về ATTP theo quy định.
- Phát triển thương hiệu sản phẩm đạt tiêu chuẩn về ATTP theo
quy định của Việt Nam và Quốc tế, ưu tiên nguồn lực nghiên cứu các
biện pháp kỹ thuật, khuyến khích chuyển giao và áp dụng các tiến bộ
kỹ thuật mới về sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm, thực
phẩm;
- Tổ chức sắp xếp lại việc kinh doanh hóa chất, phụ gia thực
phẩm theo nguyên tắc bố trí khu vực kinh doanh hóa chất, phụ gia
dùng trong thực phẩm; Cam kết kinh doanh hóa chất, phụ gia thực
phẩm có nhãn đúng quy định; bảo đảm được nguồn gốc xuất xứ.
3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý kịp thời, nghiêm
minh, công bằng mọi hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực
phẩm
Tăng cường thanh tra, kiểm tra về ATTP tại các cơ sở sản xuất,
kinh doanh thực phẩm, ngăn chặn có hiệu quả việc kinh doanh thực
phẩm giả, nhập lậu, không rõ nguồn gốc, hàng hóa không đảm bảo
chất lượng, quá hạn sử dụng, vi phạm quy định về nhãn hàng hóa lưu
thông, vi phạm về quảng cáo thực phẩm, xử lý nghiêm các vi phạm
theo quy định pháp luật.
- Kiểm soát ATTP tại các chợ theo phân cấp quản lý, các đầu
mối phân phối thực phẩm, các hộ nông, lâm, thủy, sản trên địa bàn.
20
- Tiếp tục phân cấp mạnh về thanh tra, kiểm tra ATTP cho cấp
huyện, cấp xã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nhằm huy động
tối đa nguồn lực tham gia việc quản lý, thanh tra, kiểm tra việc thực
hiện pháp luật về ATTP trên địa bàn thành phố, góp phần giảm tải
cho BQLATTP trong việc quản lý ATTP.
- Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất kết hợp thu
thập thông tin để thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm, tránh
hiện tượng các cơ sở có thông tin kiểm tra để tiến hành phi tang vật
chứng, chuẩn bị đối phó v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_thuc_hien_phap_luat_ve_an_toan_thuc_pham_cu.pdf