Tóm tắt Luận văn Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam

Đây là đề tài khoa học đầu tiên làm rõ những vấn đề lý luận và thực

tiễn về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam. Điểm

mới của luận văn gồm:

- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài

sản trong luật hình sự Việt Nam;

- Chỉ ra được những mâu thuẫn, bất cập của các quy định hiện hành

liên quan đến tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt

Nam; chỉ ra những sai sót trong quá trình áp dụng các quy định đó và nguyên

nhân của chúng; đề xuất các giải pháp khắc phục;

- Đưa ra được hệ thống các kiến nghị, nâng cao hiệu quả áp dụng các

quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản;

- Ngoài ra, luận văn còn là tài liệu tham khảo cho những người nghiên

cứu, học tập, những người làm công tác thực tiễn liên quan đến lĩnh vực này

cũng như các độc giả khác có quan tâm

pdf14 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN KIM CHI TỘI BẮT CÓC NHẰM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Hµ néi - 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN KIM CHI TỘI BẮT CÓC NHẰM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật hình sự Mã số : 60 38 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Quang Tiệp Hµ néi - 2009 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày 02-01-2002, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08- NQ/TW "Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới", tiếp theo là Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24-05-2005 "Về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020", Nghị quyết số 49-NQ-TW ngày 02-6-2005 "Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020". Các nghị quyết này ra đời đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta. Công tác tư pháp có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm đã nâng lên một bước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm vẫn còn nhiều hạn chế. Diễn biến của tình hình tội phạm nói chung, cũng như các tội phạm xâm phạm sở hữu nói riêng hết sức phức tạp và đang có xu hướng gia tăng. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản diễn ra gây nhiều bức xúc cho nhân dân, tạo dư luận không tốt cho xã hội. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy, không ít các vụ án về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, thủ đoạn phạm tội rất tinh vi, nạn nhân thường là các em bé còn rất nhỏ tuổi, thậm chí có những vụ án, người phạm tội còn bắt cóc chính cháu ruột nhằm yêu cầu người thân của người phạm tội đưa cho họ tiền chuộc. Thực hiện áp dụng pháp luật cho thấy, việc áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản còn gặp nhiều bất cập do nhận thức và áp dụng không thống nhất các quy định của pháp luật dẫn tới làm giảm hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Bên cạnh đó, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã bộc lộ những nhược điểm, chưa đáp ứng được yêu cầu của xu thế hội nhập cũng như yêu cầu đấu tranh có hiệu quả với tình trạng tội phạm nói chung và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản nói riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định pháp luật hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 liên quan đến tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là vấn đề có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Với nhận thức như trên, học viên đã lựa chọn đề tài "Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam" làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Việc nghiên cứu tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản đã được đề cập trong một số công trình khoa học như: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, 1997; Luận án Tiến sĩ luật học của TS. Nguyễn Ngọc Chí, năm 2000 về "Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu"; Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự, Phần các tội phạm, Tập 2, Nxb Thành phố Hồ Chi Minh, 2002; Luật gia Nguyễn Ngọc Điệp, Tìm hiểu và bình luận các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật Hình sự 1999, Nxb Mũi cà mau, 2000... Tuy nhiên, qua nghiên cứu các công trình cho thấy, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản chỉ là một phần trong nội dung nghiên cứu của các tác giả, nên chưa phân tích sâu cả về lý luận cũng như thực tiễn hoặc có những công trình chỉ tập trung vào phần lý luận nên các tác giả chưa đưa ra các giải pháp có tính hệ thống và toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục đích của luận văn Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ một cách khoa học những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp mang tính hệ thống, hoàn thiện việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội phạm này. Nhiệm vụ của luận văn - Nghiên cứu, làm rõ lịch sử hình thành và phát triển những quy định về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam, phân tích các quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; - Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; - Phân tích các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; - Phân tích thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; - Đưa ra những kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản dưới góc độ luật hình sự, trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2008. 5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về đấu tranh phòng, chống tội phạm trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền tại Việt Nam. Cơ sở thực tiễn của luận văn là những bản án, quyết định của Tòa án về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; số liệu thống kê, báo cáo tổng kết của các cơ quan bảo vệ pháp luật về tội phạm này. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là: phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh... 6. Điểm mới của luận văn Đây là đề tài khoa học đầu tiên làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam. Điểm mới của luận văn gồm: - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam; - Chỉ ra được những mâu thuẫn, bất cập của các quy định hiện hành liên quan đến tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam; chỉ ra những sai sót trong quá trình áp dụng các quy định đó và nguyên nhân của chúng; đề xuất các giải pháp khắc phục; - Đưa ra được hệ thống các kiến nghị, nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; - Ngoài ra, luận văn còn là tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu, học tập, những người làm công tác thực tiễn liên quan đến lĩnh vực này cũng như các độc giả khác có quan tâm. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 7 mục. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI BẮT CÓC NHẰM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. KHÁI NIỆM TỘI BẮT CÓC NHẰM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH TỘI PHẠM NÀY TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Tội phạm là một hiện tượng xã hội - pháp lý gắn liền với sự ra đời của Nhà nước và pháp luật, cũng như sự xuất hiện của sở hữu tư nhân và sự phân chia xã hội thành những giai cấp đối kháng. Tội phạm chính là hiện tượng tiêu cực trong xã hội, vì vậy để duy trì quyền lực và trật tự xã hội, giai cấp cầm quyền phải xây dựng một bộ máy cưỡng chế đủ mạnh để trấn áp những phần tử chống đối, duy trì sự ổn định của trật tự xã hội có lợi cho giai cấp cầm quyền và cho toàn xã hội. Theo Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2002 thì "bắt cóc" là bắt người một cách đột ngột và đem giấu đi [49, tr. 11]. Trong cuộc sống thường ngày, nhân dân ta gọi hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là bắt cóc tống tiền. Mặc dù Bộ luật Hình sự hiện hành chưa đưa ra định nghĩa pháp lý về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tuy nhiên khái niệm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản đã được đề cập trong một số sách báo pháp lý của nước ta. Trong cuốn Từ điển Luật học, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa năm 1999 đã đưa ra khái niệm "bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản" là bắt đem giấu đi để làm con tin nhằm buộc gia đình, người thân phải nộp tiền chuộc. Tội phạm hoàn thành khi đã có hành vi bắt cóc và đòi tiền chuộc không kể là có lấy được tiền chuộc hay không. Nếu vì không đạt được mục đích đòi tiền chuộc mà kẻ phạm tội xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của con tin thì tùy hành vi thực hiện mà xử thêm tội giết người hoặc cố ý gây thương tích cùng với tội bắt cóc theo nguyên tắc phạm nhiều tội [47, tr. 37]. Cuốn Từ điển luật học của Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa và Nhà xuất bản Tư pháp năm 2006 lại đưa ra khái niệm "tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản" là hành vi bắt giữ con tin, đe dọa chủ tài sản phải giao nộp tài sản nếu không tính mạng, sức khỏe danh dự sẽ bị xâm hại. Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm không chỉ quyền sở hữu mà còn quyền nhân thân của người khác [48, tr. 29]. Theo quan điểm của tác giả Đinh Văn Quế được thể hiện trong cuốn Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự - Phần các tội phạm, tập II, thì "bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản" là hành vi bắt người làm con tin nhằm buộc người khác phải nộp cho mình một khoản tiền hoặc tài sản thì mới thả người bị bắt [31, tr. 90]. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm) của khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội do PGS.TSKH Lê Cảm chủ biên lại cho rằng "tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản" là việc người phạm tội với mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn bắt cóc người khác làm con tin [12, tr. 242]. Trong nội dung Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 1999, các nhà lập pháp quy định tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản như sau: "Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt...". Như vậy, các nhà lập pháp đã không miêu tả cụ thể những dấu hiệu của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản mà chỉ nêu tội danh. Theo quan điểm của chúng tôi, bắt người khác làm con tin là bắt người và giấu đi để buộc người muốn chuộc con tin phải thỏa mãn những yêu sách của người bắt. Tuy nhiên, hành vi bắt người để buộc người muốn chuộc phải giao tài sản hoặc tiền thì mới bị coi là bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Trong thực tế, có nhiều trường hợp bắt người đem giấu một nơi nhưng không đòi tiền chuộc mà nhằm mục đích khác thì không phải là bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, mà tùy từng trường hợp cụ thể, người có hành vi bắt cóc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 134 Chương XIV về các tội xâm phạm sở hữu Bộ luật Hình sự năm 1999. Như vậy, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản cần thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm thể hiện đầy đủ cả ba bình diện tương ứng với năm đặc điểm (dấu hiệu) của tội phạm là: - Bình diện khách quan (nội dung) - Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội. - Bình diện pháp lý (hình thức) - tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự. - Bình diện chủ quan - tội phạm là hành vi do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi [11, tr. 297]. Tuy chưa có một định nghĩa chuẩn từ phía các nhà lập pháp, nhưng trên cơ sở phân tích các khái niệm trên cũng như xuất phát từ thực tiễn xét xử, chúng tôi xin đưa ra khái niệm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản như sau: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi bắt, giữ người khác làm con tin do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý nhằm buộc người muốn chuộc phải nộp cho mình tiền hoặc tài sản thì mới thả người bị bắt, giữ. Việc ghi nhận tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật Hình sự năm 1985, Bộ luật Hình sự năm 1999 đánh dấu sự trưởng thành về kỹ thuật lập pháp nước ta. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được quy định trong Bộ luật Hình sự có những ý nghĩa to lớn sau: Thứ nhất, góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân. Điều 1 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định "Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội". Pháp luật hình sự hiện hành quy định tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thể hiện thái độ nhất quán của nhà nước ta trong việc bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản của nhân dân. Thứ hai, tạo cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh phòng và chống tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Trong những năm qua, tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp trên tất cả các lĩnh vực. Các tội xâm phạm sở hữu có xu hướng gia tăng. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản diễn ra ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Việc ghi nhận tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật Hình sự hiện hành tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan tiến hành tố tụng, những người tiến hành tố tụng và nhân dân trong cuộc đấu tranh phòng và chống loại tội phạm này. Thứ ba, có ý nghĩa giáo dục người dân và các tác dụng răn đe đối với người có ý định bắt cóc người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Việc ghi nhận tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản có ý nghĩa giáo dục mọi tầng lớp nhân dân và răn đe đối với người có ý định phạm tội này bởi lẽ những người phạm tội này là vì mục đích vụ lợi, muốn có tiền không phải từ sức lao động của mình. Như vậy, việc ghi nhận tội phạm này trong luật có ý nghĩa giáo dục con người hướng đến cái thiện, xóa bỏ cái ác tức là giáo dục về tư tưởng, hành vi, lối sống, nhân cách con người trong cuộc sống đáp ứng những yêu cầu của xã hội. Thứ tư, góp phần thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế và khu vực của Đảng và Nhà nước ta. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi, Bộ Tư pháp, Bộ luật Hình sự Nhật Bản (Người dịch: Nguyễn Văn Hoàn, người hiệu đính: Uông Chu Lưu), Hà Nội. 2. Bộ hình luật (1973), Nxb Trần Chung, Sài Gòn. 3. Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1994), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Bộ Tư pháp (1957), Tập luật lệ về tư pháp, Hà Nội. 5. Bộ Tư pháp (1992), Tập sắc lệnh do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký về Nhà nước và pháp luật, Hà Nội. 6. Lê Cảm (1999), Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, một số vấn đề cơ bản của Phần chung, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 7. Lê Cảm (chủ biên) (2001), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội. 8. Lê Cảm (2004), "Lý luận về cấu thành tội phạm trong khoa học luật hình sự", Luật học, (2). 9. Lê Cảm (2005), "Những vấn đề lý luận về bốn yếu tố cấu thành tội phạm (trên cơ sở Bộ luật Hình sự năm 1999)", Tòa án nhân dân, (7). 10. Lê Cảm (2005), "Những vấn đề lý luận về bốn yếu tố cấu thành tội phạm (trên cơ sở Bộ luật Hình sự năm 1999)", Tòa án nhân dân, (8). 11. Lê Cảm (2005), Sách chuyên khảo sau đại học: những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (phần chung), Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 12. Lê Cảm (Chủ biên) (2007), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm), Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 13. Nguyễn Huy Chiểu (1972), Hình luật, Viện Đại học Sài Gòn xuất bản, Sài Gòn. 14. Phan Huy Chú (1957), Lịch triều hiến chương loại chí, Nhà in Bảo Vinh, Sài Gòn. 15. Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II (1998), Nxb khoa học xã hội, Hà Nội. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 19. Nguyễn Ngọc Điệp (2000), Tìm hiểu và bình luận các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật Hình sự 1999, Nxb Mũi cà mau 20. Nguyễn Văn Hào (1962), Bộ hình luật Việt Nam, Xuất bản do dự bảo trợ của Bộ Tư pháp, Sài gòn. 21. Nguyễn Ngọc Hòa (1991), Tội phạm trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 22. Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên) (2003), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 23. Nguyễn Ngọc Hòa (2004), Cấu thành tội phạm: Lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 24. Phan Hiền (1987), Một số vấn đề chủ yếu trong Bộ luật Hình sự, Nxb Sự thật, Hà Nội. 25. Hoàng việt luật lệ, tập I (1994), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 26. Hoàng Việt luật lệ, tập II (1994), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 27. Hội đồng Nhà nước về phòng ngừa tội phạm, Bộ Tư pháp, Bộ luật Hình sự của Thụy Điển, Hà Nội. 28. Phan Huy Lê (1983), "Có một bộ luật thời Tây Sơn", Trong sách: Góp phần tìm hiểu phong trào Tây Sơn Nguyễn Huệ, Sở Văn hóa Thông tin Nghĩa Bình. 29. Những vấn đề lý luận cơ bản về tội phạm trong luật hình sự Việt Nam (1986), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 30. Vũ Thị Phụng (2007), Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 31. Đinh Văn Quế (2002), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự, Phần các tội phạm, Tập 2, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 32. Quốc hội (1985), Bộ luật Hình sự, Hà Nội. 33. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự, Hà Nội. 34. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội. 35. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội. 36. Quốc triều hình luật (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37. Tạp chí dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp (1998), Số chuyên đề về luật hình sự của một số nước trên thế giới, Hà Nội. 38. Tạp chí dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp, (2000) Số chuyên đề về Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội. 39. Trần Quang Tiệp (2002), Lịch sử luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 40. Tòa án nhân dân tối cao (1975), Hệ thống hóa luật lệ về hình sự (1945- 1974), Hà Nội. 41. Tòa án nhân dân tối cao (1979), Hệ thống hóa luật lệ về hình sự (1975- 1978), Hà Nội. 42. Tòa án nhân dân tối cao (1986), Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29-11 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự 1985, Hà Nội. 43. Tòa án nhân dân tối cao (1998), Nghị quyết số 01/1998/NQ-HĐTP ngày 21/9 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự đã được sửa đổi, bổ sung lần thứ tư, Hà Nội. 44. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp (2001), Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BCA-BTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật Hình sự năm 1999, Hà Nội. 45. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12-5 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự, Hà Nội. 46. Tòa án nhân dân tối cao (2008), Báo cáo tổng kết công tác năm 2008 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2009, Hà Nội. 47. Từ điển luật học (1999), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 48. Từ điển luật học (2006), Nxb Từ điển Bách khoa, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 49. Từ điển Tiếng Việt (2002), Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 50. Đào Trí Úc (chủ biên) (1993), Mô hình về Bộ luật Hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 51. Đào Trí Úc (chủ biên) (1995), Tội phạm học, luật hình sự và tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. TIẾNG ANH 52. Criminal code of Thai Kingdom (Thai- English version).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfv_l0_02597_956_2009480.pdf
Tài liệu liên quan