Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế nêu trên
Thứ nhất, hạn chế của hệ thống pháp chế về quảng cáo
Thứ hai, hạn chế của các văn bản pháp luật quy định về xử lý
vi phạm hành chính trong hoạt động quảng cáo
Thứ ba, hạn chế về thẩm quyền quản lý hoạt động quảng cáo
Thứ tƣ, hạn chế về năng lực tham mƣu, chuyên môn và kỹ
năng của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ
Thứ năm, hạn chế về chế độ thông tin, báo cáo và cơ chế phối hợp
giữa các cơ quan có liên quan trong thực thi pháp luật về quảng cáo
Thứ sáu, hạn chế về ý thức chấp hành pháp luật của ngƣời
quảng cáo và đơn vị kinh doanh dịch vụ quảng cáo
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được
giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân”.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm vi phạm hành chính
1.1.2.1. Khái niệm vi phạm hành chính
Vi phạm hành chính là một loại vi phạm pháp luật xảy ra khá
phổ biến hàng ngày trong đời sống xã hội, đó là các quan hệ trong
quản lý hành chính nhà nƣớc đƣợc quy định cụ thể trong các văn bản
quy phạm pháp luật. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 định
5
nghĩa: Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện
với lỗi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý
nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật
phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
1.1.2.2. Đặc điểm vi phạm hành chính.
Vi phạm hành chính đều là hành vi trái pháp luật, xâm phạm
các quy định của pháp luật về quản lý nhà nƣớc; chủ thể của hành vi
vi phạm hành chính là do cá nhân, tổ chức thực hiện do cố ý hoặc vô
ý; mức độ nguy hiểm của hành vi thấp hơn tội phạm; pháp luật quy
định hành vi đó phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
1.1.2.3. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo
“Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo là hành vi có
lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về
quảng cáo và các quy định pháp luật quản lý nhà nước về quảng cáo
mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử
phạt vi phạm hành chính”.
1.2. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo
1.2.1. Khái niệm và đăc điểm của xử phạt vi phạm hành chính
trong quảng cáo
1.2.1.1. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính
Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 của nƣớc Việt
Nam quy định “Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm
quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu
quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính
theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính”.
1.2.1.2. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quảng cáo
6
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo là thuật
ngữ pháp lý dùng để chỉ việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực quảng cáo. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo
là hoạt động do cơ quan quản lý nhà nƣớc về văn hóa hoặc các cơ
quan nhà nƣớc có thẩm quyền đƣợc pháp luật quy định tiến hành đối
với cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý
nhà nƣớc trong lĩnh vực quảng cáo có lỗi cố ý hoặc vô ý mà không
phải là tội phạm theo các quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi
phạm hành chính.
1.2.1.3. Đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quảng cáo
Đặc điểm của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quảng cáo đó là các biểu hiện ra bên ngoài, các hành vi vi phạm hành
chính cụ thể đƣợc luật quảng cáo và các văn bản pháp luật chuyển
ngành điều chỉnh; các biểu hiện, hành vi này vi phạm các quy định
của các văn bản pháp luật điều chỉnh nó trong hoạt động quản lý nhà
nƣớc thì bị xem là vi phạm hành chính và bị xử lý theo quy định của
pháp luật.
1.2.2. Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quảng cáo
Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 và Nghị định số
28/2017/NĐ-CP ngày 20/03/2017 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013
của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác
giả, quyền liên quan và Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể
thao, du lịch và quảng cáo quy định chủ thể khi có các hành vi vi
phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo mà chƣa đến mức truy
7
cứu trách nhiệm hình sự thì bị áp dụng các hình thức xử phạt hành
chính sau: phạt cảnh cáo; phạt tiền và các biện pháp khắc phục hậu
quả khác (bao gồm: các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
các điểm a, b, đ, e, h và I Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm
hành chính hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo còn
có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả khác
nhƣ buộc tháo dỡ triển lãm, biển hiệu; Buộc trả lại đất đã lấn chiếm
hoặc chấm dứt việc sử dụng trái phép di tích lịch sử - văn hóa, danh
lam thắng cảnh, công trình văn hóa, nghệ thuật; Buộc tháo gỡ, tháo
dỡ hoặc xóa quảng cáo; Buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân. Mức tiền phạt
tối đa theo quy định hiện hành trong lĩnh vực quảng cáo là
100.000.000 đồng
1.2.3. Vai trò của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quảng cáo
Pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng
cáo là một bộ phận của pháp luật xử lý vi phạm hành chính, và là
tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nƣớc ban hành nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh do có hành vi vi phạm hành chính
trong hoạt động quảng cáo, bao gồm các quy phạm quy định hình
thức xử phạt vi phạm và một số biện pháp xử lý hành chính trong
lĩnh vực quảng cáo
1.2.4. Các hình thức vi phạm hành chính phổ biến trong lĩnh vực
quảng cáo hiện nay
1.2.4.1. Quảng cáo vi phạm nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng
* Quảng cáo với nội dung không rõ ràng: Là những hình thức
quảng cáo thông báo đến khách hàng các chƣơng trình khuyến mại
8
hấp dẫn nhƣng lại cố tình bỏ sót một số thông tin quan trọng làm cho
khách hàng bị hiểu nhầm hoặc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
* Quảng cáo phóng đại: Là hình thức quảng cáo đƣa ra những
thông tin không đúng sự thật của sản phẩm, giá trị, công dụng của sản
phẩm đƣợc thổi phồng quá mức để tạo sự chú ý của khách hàng.
1.2.4.2. Quảng cáo vi phạm nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh
Pháp luật cạnh tranh đã chỉ rõ, gièm pha doanh nghiệp là hành
vi trực tiếp hoặc gián tiếp đƣa ra thông tin không trung thực, gây ảnh
hƣởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp đó. Nhƣ vậy, trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua
ngƣời truy cập để bình phẩm, nói xấu, gây nhầm lẫn về sản phẩm,
dịch vụ của một doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp đó bị ảnh
hƣởng về hình ảnh, uy tín, thị trƣờng thì những hành vi đó đều bị
nghiêm cấm trong pháp luật về cạnh tranh.
1.2.4.3. Quảng cáo không phù hợp với văn hóa, thuần phong
mỹ tục, đạo đức xã hội của Việt Nam
Có rất nhiều quảng cáo của các nhãn hiệu sản phẩm có thể
đƣợc chấp nhận ở các nƣớc phƣơng Tây, nhƣng khi du nhập vào Việt
Nam lại không phù hợp với truyền thống của ngƣời Việt Nam, vì thế
gây nên những phản cảm trong một số bộ phận ngƣời tiêu dùng. Các
hành vi quảng cáo trái với thuần phong, mỹ tục, đạo đức xã hội Việt
Nam đƣợc Luật quảng cáo quy định tại Điều 8 là hành vi bị cấm
trong quảng cáo.
1.2.4.4. Quảng cáo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
Theo Luật sở hữu trí tuệ đối tƣợng của sở hữu trí tuệ gồm 3
nhóm chính (i) Sở hữu công nghiệp (ii) bản quyền tác giả (iii) quyền
liên quan đến giống cây trồng vật nuôi. Do đó, bất kỳ hành vi xâm
9
phạm nào đối với 03 đối tƣợng nêu trên đều đƣợc coi là hành vi xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ đã đƣợc pháp luật bảo vệ.
1.2.4.5. Các hành vi vi phạm trong hoạt động quảng cáo ngoài trời
Các hành vi sai phạm quảng cáo ngoài trời trên tờ rơi, áp
phích, pano, băng-rôn, trên bảng điện tử, màn chình chuyên quảng
cáo(gọi tắt là quảng cáo ngoài trời) đang diễn ra khá phổ biến và
ngày càng phức tạp, gây mất mỹ quan đô thị, thậm chí ảnh hƣởng
đến an toàn trật tự công cộng, an toàn giao thông trong thời gian qua.
1.2.4.6. Một số hành vi vi phạm khác trong hoạt động quảng cáo
* Vi phạm nội dung quảng cáo trên đài phát thanh, truyền hình
* Vi phạm quảng cáo trên sản phẩm báo in
*Vi phạm quảng cáo trên các phƣơng tiện điện tử
* Quảng cáo trên phƣơng tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và các
thiết bị viễn thông khác
* Quảng cáo nội dung vi phạm các điều cấm của Luật quảng cáo
1.3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực quảng cáo
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng
cáo hiện hành đƣợc Chính phủ quy định tại Nghị định 158/2013/NĐ-
CP ngày 12/11/2013 với các Điều 80, 81, 82 và 83 và các Điều 83,
83a, 83b, 83c, 83d Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/03/2017 của
Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013.
1.4. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quảng cáo
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo
đƣợc thực hiện theo đúng thủ tục của Luật xử lý vi phạm hành chính
năm 2012 với các bƣớc theo trình tự quy định từ Điều 55 đến Điều 67.
10
1.5. Điều kiện bảo đảm hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực quảng cáo
1.5.1. Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật về quảng cáo
Hệ thống văn bản pháp luật đóng vai trò hết sức quan trọng
trong quản lý nhà nƣớc. Các văn bản xử lý vi phạm hành chính và chế
tài xử lý chƣa đồng bộ và hoàn thiện cũng là nguyên nhân chính gây
ra những ảnh hƣởng lớn đến hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý
nhà nƣớc, đến quá trình kiểm tra, xử lý sai phạm.
1.5.2. Năng lực, trình độ nhận thức pháp luật về quảng cáo và
ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ
Để áp dụng pháp luật và đƣa pháp luật đúng, đủ vào hoạt động
công vụ đòi hỏi yêu cầu cao về năng lực, về nhận thức, ý thức và trách
nhiệm công vụ của công chức đƣợc trao quyền. Vì vậy, để công tác
quản lý nhà nƣớc đạt hiệu quả thì việc trao quyền là cần thiết; để kịp
thời kiểm tra, ngăn chặn và xử lý các vi phạm trong thực thi công vụ
cần trao quyền quản lý, kiểm tra cho cá nhân đƣợc phân công thực
hiện nhiệm vụ đó.
1.5.3. Nhận thức của cá nhân, tổ chức có liên quan về quảng cáo
Hoạt động quảng cáo cần gắn với thực tế, với lợi ích chung của
xã hội và sự đồng thuận trong công tác quản lý, kiểm tra, xử lý của
các ngành có thẩm quyền. Các cơ quan khi ban hành chính sách cần
thống nhất với nhau trong mục tiêu và hành động, quá trình triển khai
cần tìm hiểu, khảo sát trên quy mô cả nƣớc, giải quyết hài hòa giữa
lợi ích ngƣời dân, đơn vị quảng cáo và đơn vị kinh doanh để quảng
cáo hoạt động đúng quy định của pháp luật; tạo điều kiện cho quảng
cáo phát triển lành mạnh, đúng pháp luật.
1.5.4. Chế độ thông tin, báo cáo và cơ chế phối hợp giữa
các cơ quan trong thi hành pháp luật về quảng cáo
11
Cơ chế phối hợp và thông tin qua lại là cơ sở vững chắc cho
các đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao và các công việc có liên
quan. Việc quản lý, kiểm tra, xử lý và chấn chỉnh hoạt động quảng
cáo cần có sự phối hợp giữa nhiều ngành trên địa bàn; cho nên có thể
làm nảy sinh mâu thuẫn về quyền hạn và trách nhiệm mỗi bên, vì thế,
nếu các ngành không có cơ chế phối hợp, không đƣợc phân công
nhiệm vụ rõ ràng, không có quy chế phối hợp cụ thể sẽ dễ xảy ra tình
trạng “cha chung không ai khóc”, hoặc “mạnh ai nấy làm”.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢNG CÁO TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN TÂN BÌNH THỜI GIAN TỪ 2010 - 2016
2.1. Một số hành vi trong hoạt động quảng cáo trên địa bàn
quận Tân Bình thời gian qua
2.1.1. Hành vi quảng cáo gây mất mỹ quan đô thị, trật tự an
toàn giao, an toàn xã hội.
Tình trạng phát tờ rơi diễn ra khá phổ biến tại các giao lộ lớn
trên địa bàn quận Tân Bình nhƣ Vòng xoay Lăng Cha Cả, Ngã tƣ
Bảy Hiền, Mũi tàu Trƣờng Chinh - Cộng Hòa chƣa đƣợc xử lý
nghiêm. Hầu hết việc xử lý đang dừng lại ở việc tịch thu tờ rơi hoặc
phạt ngƣời phát tờ rơi quảng cáo làm ảnh hƣởng đến mỹ quan, trật tự
an toàn giao thông, xã hội; đối với ngƣời có sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ đƣợc phát quảng cáo trên tờ rơi chƣa thể xử lý.
2.1.2. Vi phạm hành vi quảng cáo không phù hợp với văn
hóa, thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội của Việt Nam
Cùng với các hành vi trên, thời gian qua cũng xuất hiện khá
nhiều các nội dung quảng cáo bằng hình thức khác nhƣ gắn, dán, đặt,
quảng cáo ở các điểm di tích, lịch sử; các khu vui chơi giải trí cho trẻ
emvới những từ ngữ, nội dung, hình ảnh phản cảm, gây hiểu nhầm
12
cho trẻ emnội dung chƣa đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền
thẩm duyệt, về chất lƣợng sản phẩm, giá cả diễn ra khắp địa bàn.
2.1.3. Quảng cáo vi phạm các điều cấm của Luật quảng cáo
Hành vi “Cấm quảng cáo Thuốc lá” và “Cấm quảng cáo Rƣợu
có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên” cũng đang diễn ra khá phổ biến trên
địa bàn. Từ các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, các tủ thuốc di động đặt ở vỉa
hè đến các nhà hành, quán ăn sang trọng rất giễ để nhìn thấy. Cùng với
đó, các hành vi vi phạm quy định không đƣợc quảng cáo tại trụ sở cơ
quan, đơn vị lực lƣợng vũ trang, trƣờng học, bệnh viện theo Điểm b
Khoản 1 Điều 33 Luật quảng cáo và Thông tƣ 19/2013/TT-BXD
2.1.4. Các hành vi vi phạm trong hoạt động quảng cáo ngoài trời
Hành vi vi phạm quảng cáo không thông báo nội dung quảng
cáo đến cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền
Vi phạm quảng cáo trên pano, bảng quảng cáo không có trong
vị trí quy hoạch, không có giấy phép xây dựng bảng quảng cáo
Quảng cáo vi phạm an toàn giao thông đƣờng bộ
2.1.5. Một số hành vi vi phạm khác trong hoạt động quảng cáo
Ngoài ra, tình trạng vi phạm về các hành vi nhƣ: quảng cáo
phóng đại, quảng cáo vi phạm sở hữu trí tuệ, quảng cáo vi phạm nội
dung cạnh tranh không lành mạnh cũng đang diễn ra khá phổ biến tại
các của hàng kinh doanh, siêu thị, trên các màn hình quảng cáo gắn ở
các trung tâm thƣơng mại, khu vực nhà chờ, khu công cộngkhắp
địa bàn quận Tân Bình đã tồn tại nhiều năm qua.
2.2. Kết quả đạt được trong công tác quản lý, kiểm tra, xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo năm 2010 – 2016
2.2.1. Kết quả công tác tuyên truyền, kiểm tra, xử lý vi phạm
hành chính qua các năm
Trong 07 năm, từ năm 2010 – 2016 các cơ quan chức năng
13
của quận Tân Bình và Ủy ban nhân dân 15 phƣờng đã tiến hành kiểm
tra 7.777 vụ, lập biên bản vi phạm hành chính 4.459 trƣờng hợp và
ban hành 4.128 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trong
các lĩnh vực. Trong đó, lĩnh vực quảng cáo là 209 vụ. Cụ thể tại bảng
thống kê kết quả kiểm tra hoạt động văn hóa qua các năm 2010 –
2016. (Nguồn Báo cáo năm 2010 – 2016 của Phòng Văn hóa và
Thông tin quận Tân Bình. Đơn vị tính: Vụ/năm).
Stt Năm
Số vụ
kiểm
tra
Số vụ
lập
biên
bản vi
phạm
hành
chính
Số
Quyết
định
đƣợc
ban
hành
Quyết
định
trong
lĩnh vực
quảng
cáo
Quyết
định
trong
lĩnh
vực
khác
Tỉ lệ %
quảng
cáo so
với
lĩnh
vực
khác
1. 2010 1103 724 719 66 653 10,1
2. 2011 1503 574 496 15 481 3,11
3. 2012 1321 804 694 38 656 5,79
4. 2013 1021 683 609 14 595 2,35
5. 2014 1109 674 649 20 629 3,18
6. 2015 715 578 539 37 502 7,37
7. 2016 1005 422 422 19 403 4,71
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Số vụ lập
biên bản
Số quết
định ban
hành
Lĩnh vực
quảng cáo
14
Hình 2.14. Biểu đồ so sánh kết quả xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực quảng cáo so với các lĩnh vực văn hóa khác từ
năm 2010 – 2016. Đơn vị tính: Vụ/năm
Hình 2.15. Biểu đồ so sánh kết quả xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực quảng cáo qua các năm (2010 – 2016). Đơn vị tính:
Vụ/năm)
2.2.2. Kết quả theo dõi chấp hành và đôn đốc thực hiện các
quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Cùng với kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính thì kết
quả chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính cũng là yếu tố
quyết định để đánh giá chất lƣợng, hiệu lực, hiệu quả của việc thực
hiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo nói riêng. Kết quả
thống kê qua các năm nhƣ sau: Trong 07 năm (2010 – 2016) toàn
quận đã ban hành 4.459 quyết định; trong đó có 210 quyết định trong
lĩnh vực quảng cáo. Đến cuối năm 2016 đã có 4.128 quyết định đƣợc
chấp hành; có 183 quyết định quảng cáo đƣợc chấp hành. Chi tiết tại
bảng thống kê kết quả chấp hành xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực văn hóa từ năm 2010 – 2016 và Biểu đồ so sánh quyết định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo đƣợc chấp
hành so với quyết định đƣợc ban hành. (Nguồn báo cáo của Phòng
Văn hóa và Thông tin quận Tân Bình. Đơn vị tính: Vụ/năm)
0
10
20
30
40
50
60
70
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Quảng cáo
15
Stt Năm
Số
quyết
định
ban
hành
Số
quyết
định
đã
chấp
hành
Quyết
định
quảng
cáo
ban
hành
Quyết
định
quảng
cáo đã
chấp
hành
Tỉ lệ %
quyết
định
đƣợc
chấp
hành
Tỉ lệ %
quyết
định
quảng
cáo đƣợc
chấp
hành
1. 2010 724 719 66 58 83,86 89,23
2. 2011 574 496 15 15 86,75 100,0
3. 2012 804 694 38 32 83,96 84,21
4. 2013 683 609 14 12 83,84 85,7
5. 2014 674 649 20 17 83,23 85,0
6. 2015 578 539 38 34 80,33 89,47
7. 2016 422 422 19 15 87,2 78,9
2.2.3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực quảng cáo trên địa bàn quận Tân Bình
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng
cáo trên địa bàn quận Tân Bình thời gian qua đƣợc thực hiện theo
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các văn bản hƣớng dẫn
thi hành trong lĩnh vực quảng cáo; Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày
12/11/2013 với các Điều 80, 81, 82 và 83 và các Điều 83, 83a, 83b,
83c, 83d Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/03/2017 của Chính
phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 158/2013/NĐ-
CP ngày 12/11/2013.
2.2.4. Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực quảng cáo tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình
16
2.3. Phân tích thực trạng xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực quảng cáo trên địa bàn quận Tân Bình giai đoạn
2010 - 2016
2.3.1. Những kết quả đã đạt được
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT
CỦA ĐƠN VỊ LẬP BIÊN BẢN
VI PHẠM HÀNH CHÍNH
LẬP BIÊN BẢN VI PHẠM
HÀNH CHÍNH
CHUẨN BỊ HỒ SƠ, DỰ THẢO QUYẾT
ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH
CHÍNH TRÌNH CẤP CÓ THẨM QUYỀN
KÝ
- ĐƠN GIẢN: 7 NGÀY
- PHỨC TẠP: 24 NGÀY
- NẾU GIA HẠN: GỬI TỜ TRÌNH VÀO
NGÀY THỨ 16 ĐƠN GIẢN PHỨC TẠP
CHUYỂN PHÒNG BAN
CHUYÊN MÔN
CHUYỂN HỒ SƠ VỀ
PHÒNG BAN TRÌNH
VÀ THAM MƢU
QUYẾT ĐỊNH
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT HÀNH
CHÍNH CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN
NHÂN DÂN QUẬN
CHUYỂN HỒ SƠ VỀ PHÒNG BAN
CHUYÊN MÔN
- ĐƠN GIẢN: 5 NGÀY
- PHỨC TẠP 15 NGÀY
CHUYỂN HỒ SƠ VỀ VĂN PHÒNG
TRÌNH CHỦ TỊCH HOẶC PHÓ CHỦ
TỊCH ĐƢỢC ỦY QUYỀN KÝ
PHÁT HÀNH
17
Từ kết quả tổng hợp trên cho thấy trong thời gian qua Ủy ban
nhân dân quận Tân Bình, Phòng Văn hóa và Thông tin đã có những
kết quả đáng kích lệ trong công tác quản lý nhà nƣớc về văn hóa trên
địa bàn. Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện hoạt động quản lý,
kiểm tra, xử lý vi phạm đã giúp định hƣớng cho hoạt động quảng cáo
trên địa bàn dần đi vào nề nếp và tuân theo quy định của pháp luật.
2.3.2. Những mặt còn hạn chế
2.3.2.1. Hạn chế trong việc áp dụng, triển khai thực hiện các văn
bản pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo tại UBND quận Tân Bình
Công tác áp dụng, triển khai các quy định của Luật quảng cáo,
đặc biệt là việc triển khai kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm điều
cấm trong quảng cáo chƣa đƣợc thực hiện đúng quy định. Từ bảng
tổng hợp báo cáo qua 07 năm trên cho chƣa cho thấy trƣờng hợp nào
vi phạm hành chính trong hoạt động quảng cáo đối với các điều cấm
của Luật quảng cáo đƣợc thực thi mặc dù hành vi vi phạm là rõ ràng
và khá phổ biến
2.3.2.2. Hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về quảng cáo
Trong hoạt động quản lý nhà nƣớc trên địa bàn các nội dung
nhƣ xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch,
chính sách phát triển hoạt động quảng cáo trên địa bàn; chỉ đạo, tổ
chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực cho hoạt động
quảng cáo; công tác khen thƣởng; Việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết
khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo và phổ
biến, giáo dục pháp luật về hoạt động quảng cáocòn nửa vời, chƣa
thực sự hiệu quả, còn bị động và còn mang nặng tính hình thức, nặng
theo chỉ tiêu. Việc kiểm tra, xử lý còn chậm, còn trông chờ cấp trên
18
2.3.2.3. Hạn chế trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm; công
tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; công tác đôn đốc chấp hành
quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động quảng cáo
Kết quả thống kê từ báo cáo năm 2010 – 2016 cho thấy số lƣợt
kiểm tra trong lĩnh vực quảng cáo hàng năm trên địa bàn quận Tân
Bình rất thấp chƣa đạt 15% so với các lĩnh vực khác; cao nhất 10,1%
năm 2010. Trong đó, chủ yếu tập trung cho nội dung kiểm tra, xử lý
các sai phạm trong hoạt động quảng cáo ngoài trời (quảng cáo rao
vặt, quảng cáo nhất thời và quảng cáo trên bảng quảng cáo).
2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế nêu trên
Thứ nhất, hạn chế của hệ thống pháp chế về quảng cáo
Thứ hai, hạn chế của các văn bản pháp luật quy định về xử lý
vi phạm hành chính trong hoạt động quảng cáo
Thứ ba, hạn chế về thẩm quyền quản lý hoạt động quảng cáo
Thứ tƣ, hạn chế về năng lực tham mƣu, chuyên môn và kỹ
năng của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ
Thứ năm, hạn chế về chế độ thông tin, báo cáo và cơ chế phối hợp
giữa các cơ quan có liên quan trong thực thi pháp luật về quảng cáo
Thứ sáu, hạn chế về ý thức chấp hành pháp luật của ngƣời
quảng cáo và đơn vị kinh doanh dịch vụ quảng cáo
2.4. Những bài học kinh nghiệm rút ra
Từ thực nêu trên đòi hỏi công tác quản lý nhà nƣớc về quảng
cáo trên địa bàn quận Tân Bình thời gian tới cần tăng cƣờng công tác
kiểm tra, sắp xếp, phân bố hợp lý thời lƣợng kiểm tra. Phải phân định
thời gian đối với hoạt động kiểm tra liên ngành văn hóa xã hội và
hoạt động kiểm tra văn hóa để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác
quản lý nhà nƣớc về văn hóa và hoạt động quảng cáo. Ban hành quy
chế phối hợp trong công tác kiểm tra giữa các cơ quan, phân định về
19
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các bộ phận để hoạt động kiểm
tra đạt hiệu quả cao nhất, phát huy tối đa vi trò, năng lực của các bộ
phận tham mƣu.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HIỆU QUẢ XỬ
PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢNG
CÁO TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH
3.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quảng cáo
3.1.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và
thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong quảng cáo
3.1.1.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quảng cáo
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực quảng
cáo là việc hoàn thiện về mặt thể chế; việc sửa đổi, bổ sung pháp luật
về quảng cáo cần đƣợc xây dựng trên cơ sở hệ thống hoá, kế thừa các
quy định của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về
quảng cáo; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quản lý và xây dựng
pháp luật về quảng cáo của các nƣớc phát triển nhƣ pháp luật quảng
cáo của Mỹ, của Pháp, Singapore phát huy những thành tựu đã đạt
đƣợc, khắc phục những thiếu sót, hạn chế, bảo đảm pháp luật về
quảng cáo ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn trong nhiệm vụ xây
dựng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nƣớc.
3.1.1.2. Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật
quảng cáo
Từ lý luận và thực tiễn của xã hội Việt Nam, có thể thấy quảng
cáo cần đƣợc nhìn nhận đó là một ngành thƣơng mại, thâm chí là
ngành thƣơng mại siêu lợi nhuận. Vì vậy, nó cần đƣợc điều chỉnh
bằng một hệ thống các quy phạm pháp luật rất rộng lớn hơn, hàm
chứa nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác với nhau và đƣợc đầy
đủ. Sự cần thiết tập trung các quy định về hoạt động quảng cáo (kể cả
20
quảng cáo thƣơng mại) tản mạn ở các văn bản pháp luật khác về Luật
quảng cáo và các Nghị định xử phạt trong lĩnh vực quảng cáo là điều
hết sức cần thiết và quan trọng trong quản lý nhà nƣớc nói chung và
hoạt động quảng cáo nói riêng.
3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực quảng cáo
Việc hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực quảng cáo cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhƣ: hoàn
thiện hệ thống pháp luật theo hƣớng nhất thể hóa trong một văn bản
xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động quảng cáo và
các hành vi tƣơng tự; hoàn thiện các quy định pháp luật về thẩm
quyền xử lý trong quảng cáo; ban hành quy chế phối hợp trong công
tác kiểm tra trên cơ sở thống nhất xây dựng văn bản xử lý chung giữa
các cơ quan có liên quan quy định chung về nội dung quảng cáo;
hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực quảng cáo trên cơ sở kế thừa và tiếp thu có chọn lọc
những quy định chung, tiên tiến của các nƣớc trên thế giới.
3.2. Tổ chức thi hành, áp dụng có hiệu quả pháp luật xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo trên địa bàn
quận Tân Bình
3.2.1. Tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về quảng cáo trên địa bàn
Giao Phòng Văn hóa và Thông tin xây dựng, biên soạn thống
nhất hình thức và nội dung các tài liệu tuyên truyền để triển khai cho
các đơn vị thực hiện. Xây dựng và ban hành sổ tay pháp luật về
quảng cáo, thƣờng xuyên cập nhật nội dung điều chỉnh, thay đổi
trong các quy định hằng năm nhƣ thông tin quy hoạch, điều chỉnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_xu_phat_vi_pham_hanh_chinh_trong_linh_vuc_q.pdf