PHẦN MỞ ĐẦU . 2
1. Lí do chọn đề tài . 2
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
3.Lịch sử vấn đề. 4
4. Phương pháp nghiên cứu . 13
5. Đóng góp của luận văn . 13
6. Cấu trúc luận văn. 12
Chương 1. CUỘC ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TẠO TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN
BẮC SƠN .
1.1 Nguyễn Bắc Sơn "nhà văn trẻ tóc bạc". 15
1.1.1 Hành trình sáng tác của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn. 15
1.2.2 Quan niệm sáng tác của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn . 21
1.1.3 Nhà văn Nguyễn Bắc Sơn – một cách nhìn hiện thực . 24
1.2 Sơ đồ phả hệ và các mối quan hệ trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn . 25
1.2.1 Sơ đồ phả hệ và các mối quan hệ gia đình trong tiểu thuyết Luật đời và
cha con, Lửa đắng . 25
1.2.2 Sơ đồ phả hệ và các mối quan hệ gia đình trong tiểu thuyết Gã tép riu
.
1.2.3 Sơ đồ phả hệ và các mối quan hệ gia đình trong tiểu thuyết Vỡ vụn
.
39 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 700 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Văn học Việt Nam - Đề tài Gia đình trong tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thông tấn, báo chí
tương đối nhanh và hiệu quả. Nhiều chỗ là dòng ý thức của tác giả, của nhân vật
làm tăng chiều kích của tâm trạng, của tâm lí và vì vậy tăng thêm tính chân thực
nghệ thuật. Nhiều chỗ là những bình luận, những trang chính luận sâu sắc. Tác giả
không hề tả cảnh, không hề cài đặt huyền ảo sống sít, nhưng lại có ý thức đa chất
hài (đầy màu sắc chợ búa) vào đúng chỗ cần thiết (trong cuộc trưng cầu ý kiến các
hộ buôn bán trước khi xây dựng chợ) [66]. Đặng Văn Sinh trong tham luận Lửa
đắng sự lệch pha trong thế cờ cải cách hành chính cũng đã phân tích khá kĩ giá trị
hiện thực nóng hổi của tác phẩm. Trên các báo có không ít các bài có viết về tác
phẩm, có thể kể đến một số các bài viết: Nhà văn Ma Văn Kháng với bài viết Lửa
đắng, bức tranh toàn cảnh hôm nay đã chia sẻ: “Đọc Lửa đắng có cái thú vị là là
gặp gỡ ở đây một cuộc sống thật phong phú trên nhiều bình diện” *24+, tác giả
cũng đã đánh giá về nghệ thuật tổ chức tự sự của Nguyễn Bắc Sơn: “cây bút tiểu
thuyết này tỏ ra khá dày dặn và khéo léo trong cách dẫn dụ, triển khai các tuyến
truyện, mở rộng biên độ tình tiết, thâm nhập vào gần như hầu hết các lĩnh vực của
đời sống, khêu gọi trí tò mò, thu hút sự say mê của độc giả bằng các kiến thức, các
chi tiết kì lạ lấy ra từ cái vốn hiểu biết rất đầy đặn của mình” *24+. Về tiểu thuyết
Gã tép riu và tiểu thuyết Vỡ vụn dù mới được xuất bản, nhưng trong hai, ba năm
gần đây cũng có một số bài báo, bài nghiên cứu, phê bình của các nhà chuyên
môn.
Bàn về tác phẩm Gã tép riu, Đặng Văn Sinh đặc biệt chú { đến Văn hóa tình
dục và tình yêu: “Vấn đề Gã tép riu đặt ra nằm trong lĩnh vực tinh thần, phi vật
thể nhưng lại được các nhà quản lí coi là nhạy cảm, thậm chí cấm kị” [48]. Đồng
thời ông cũng có những nhận xét về nghệ thuật của tác phẩm: “Gã tép riu là một
cuốn tiểu thuyết hiện đại có tính hệ thống cao, trong đó hệ thống tổng quát chi
phối chặt chẽ đến hệ thống chi tiết được tác giả vận dụng khá chuyên nghiệp để
gài những thông điệp nghệ thuật dưới hình thức phản biện xã hội (......) phần
truyện là một đại tự sự bao quát các mối quan hệ đa chiều của hệ thống nhân
vật” [48]. Đọc Gã tép riu nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng nhận xét: “Gã tép riu là
một cuốn tiểu thuyết hấp dẫn. Đó là cảm giác rất sảng khoái của tôi sau khi đọc
xong Gã tép riu của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn. Trước hết cần phải nói ngay rằng
đọc được một cuốn tiểu thuyết hấp dẫn, theo đúng nghĩa của từ này, trong bối
cảnh hiện nay không phải là chuyện dễ (cho dù cơ chế thị trường tạo đã tạo đà
cho “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng” và quan niệm về tính hấp dẫn của văn
chương cũng thật đa dạng).....” [69]. Và trong một những yếu tố mà ông muốn
đề cập trong “một cái gì đó” là hệ thống nhân vật sắc nét trong tiểu thuyết
Nguyễn Bắc Sơn: “Nhân vật sắc nét là yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn của
Gã tép riu” [69]. Đọc Gã tép riu, tác giả Nguyễn Long đánh giá: “Thành công của
tác giả không phải là đổi mới thi pháp tiểu thuyết mà chính là cái tươi mới về đề
tài, về chất liệu tiểu thuyết và trên cả cái đó là sự nhìn nhận, cách nhìn hiện thực
xã hội hôm nay bằng con mắt tỉnh táo, khách quan, khoa học với một giọng hài
hước, hóm hỉnh rất sướng tai bạn đọc” *35+
Tiểu thuyết Vỡ vụn, từ khi ra đời cho đến nay cũng đã có nhiều các bài báo,
bài phỏng vấn và giới thiệu về tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn như: Nhà văn
Nguyễn Bắc Sơn: Vỡ vụn vì mâu thuẫn chính kiến, Nguyễn Bắc Sơn ngổn ngang với
Vỡ vụn, Tiểu thuyết mới của Nguyễn Bắc Sơn: Tiếp tục ngòi bút dấn thân ..., Đọc
“Vỡ vụn” để thấy hôn nhân không chỉ có màu hồng...[75]. Trong một bài viết của
mình nhà văn Ma Văn Kháng đã nhận thấy: “Nguyễn Bắc Sơn rất am hiểu mọi
mặt, kể cả mặt trái, mặt tối tăm cuộc sống hôm nay, rằng ông thông thạo đến chi
li ngóc ngách mọi mặt đời sống, từ cao sang tới tầm thường, kể cả những chuyện
vặt vãnh trong thường nhật, thậm chí nhiều khoản đạt đến mức quái kiệt (.........).
Hình ảnh người công chức cán bộ nhà nước hôm nay là đặc sản gần như của riêng
ông. Nhưng đọc Vỡ vụn, tôi thấy thêm điều này: “nhân vật trí thức của ông cũng
hiện lên rất... trí thức, kể cả tư duy lẫn ngôn ngữ đối thoại. Không có cái suồng sã
như trong Gã Tép Riu” [25].
Bên cạnh đó, chúng tôi đã tìm thấy ở Thư viện đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn và trên mạng internet, có hai luận văn thạc sĩ như: Thế giới nhân vật
trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn của Nguyễn Hà My – luận văn cao học Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) [26], luận văn này tập trung nghiên cứu
về các loại hình nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn. Tiểu thuyết Nguyễn
Bắc Sơn dưới góc nhìn thể loại của Dương Hương Ly – luận văn cao học Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) [36], luận văn này nghiên cứu khá kĩ về
cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu của hai tiểu thuyết Luật đời và cha
con và Lửa đắng. Còn một số các bài khóa luận của sinh viên đại học về tiểu
thuyết Nguyễn Bắc Sơn nhưng còn mang tính khái quát và sơ lược.
3.2 Tình hình nghiên cứu đề tài gia đình trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn
Đạo diễn điện ảnh Đỗ Minh Tuấn nhận thấy trong Luật đời và cha con:
“nhằng nhịt trong những mối quan hệ gia đình xã hội, đan xem lẫn lộn giữa chân
thành và thủ đoạn, âm mưu và ái tình, trong sáng và đểu giả, sang trọng và nhếch
nhác....trong bao nhiêu biến tướng giữa cuộc đời” [42, tr. 537]; “Luật đời và cha
con là cuốn tiểu thuyết Việt Nam đầu tiên mổ xẻ sự vận động của toàn xã hội
trong quá trình đổi thay cơ chế, một sự vận động đụng chạm đến từng gia đình,
từng số phận” *42, tr. 541+. Nhà nghiên cứu Nguyễn Bích Thu cho rằng “Luật đời
và cha con đã thể hiện rõ cái nhìn mới của Nguyễn Bắc Sơn về cuộc đời và con
người. Dường như trong tiểu thuyết hai mảng này không tách rời mà đan xem
hòa quyện” *41, tr. 556+. Trên báo Người Hà Nội, số ra ngày 31/03/2006, Nguyễn
Chí Hoan đã chỉ ra: “tiểu thuyết Luật đời và cha con được triển khai theo hình mẫu
ngôn ngữ tiểu thuyết hiện thực truyền thống. Đồ án là chuyện về ba thế hệ của
một gia đình thuộc lớp cao cấp với các ứng xử và hệ quả hành động của họ trong
bối cảnh xã hội đang chuyển đổi. Điểm đặc biệt của đồ án này là ở chỗ các nhân
vật đều được nhìn từ góc độ - họ là những cán bộ Đảng viên và các “vai” nổi bật
đều là các Đảng viên, ở các cương vị lãnh đạo trong bộ máy chính quyền các cấp ở
thành phố lớn hay lãnh đạo chuyên môn ở xí nghiệp lớn, doanh nghiệp. Tuy nhiên,
toàn bộ sự triển khai của đồ án truyện cho thấy một âm hưởng mang sắc thái bi
thảm. Tất cả các nhân vật tử nạn đều dường như đã gánh chịu hậu quả trực tiếp
từ cách lựa chọn lối sống, hành vi của họ” *64+.
Tác giả Lê Thành Nghị trong bài Tiểu thuyết và sự suy thoái đạo đức, đã nhận
xét: “Lửa đắng viết về những va đập ở giữa dòng chảy ngày hôm nay của cuộc
sống, Nguyễn Bắc Sơn đã không ngần ngại phơi bày bộ mặt thật phũ phàng của
những cán bộ, đảng viên của một cơ quan quận ủy cũng như của thành phố Thanh
Hoa đã trở nên biến dạng nguy hiểm, với xử lý mâu thuẫn nội bộ theo luật rừng,
theo kiểu xã hội đen, như vu khống, tạt axit, hãm hại vợ con của đồng chí mình chỉ
vì quyền lợi, vì kèn cựa địa vị, vì lợi ích nhóm... bất chấp đạo lý, bất chấp luật
pháp” *66+.
Đọc Gã tép riu, nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng nhận xét: “Sự hấp dẫn của Gã
tép riu, theo tôi không chỉ nằm ở câu chuyện mối tình tay ba đẫm nước mắt (có
thể nói là cả máu) giữa hai người đàn bà và một người đàn ông (một cô gái điếm
tên Dự, vợ không chính thức của Tùng – làm nghề báo – Diệu Thủy, vợ Tùng, một
phụ nữ có nhan sắc và địa vị cao trong xã hội. Không hiểu cớ gì mà khi đọc Gã tép
riu tôi lại nhớ đến bài thơ có cái nhan đề rất lạ, xuất hiện cách đây bốn mươi năm,
của nhà thơ Việt Phương – Nơi Gừ (đúng cái chữ NGƯỜI bị xé ra). Phải chăng con
người thời đại đang bị phân thân, bị nghiền nát, bị “xé rách” ra hơn bao giờ hết!
Tôi nghĩ Nguyễn Bắc Sơn là cây bút tiểu thuyết có duyên – một thứ duyên trời cho
chứ không phải nhờ kiên nhẫn lao động chữ nghĩa mà có được”. Đọc Gã tép riu,
tác giả Nguyễn Long trong bài báo Tan vỡ gia đình dưới góc nhìn Gã tép riu đăng
trên tạp chí Cửa biển Hội văn nghệ Hải Phong chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến
tan vỡ trong hôn nhân: “Hai lối sống ấy làm sao dung hòa được? Nó đã đổ vỡ từ
nền móng gốc rễ trước khi Tùng gặp Dự....Bi kịch gia đình họ là phản ánh thực
trạng không hiếm gặp trong đời sống công chức ở nhiều lứa tuổi khác nhau”*35+.
Tiểu thuyết Vỡ vụn Nguyễn Bắc Sơn mới chỉ ra mắt độc giả đầu năm 2016,
các bài viết trên báo chủ yếu xoay quanh việc phỏng vấn nhà văn. Trên các trang
điện tử: laodong.com.vn, vnca.cand.com.vn, hanoimoi.com.vn, vtv.vn/,
anninhthudo.vn... Nhà văn Bắc Sơn đã trực tiếp trả lời các vấn đề chính của tiểu
thuyết: “Khi bắt tay vào cuốn Vỡ vụn, tôi đau đáu một suy nghĩ: Tan vỡ hôn nhân
trong đời thường là khá phổ biến. Khi thời mặn nồng đã qua, mọi chân tơ kẽ tóc
đã biết hết, nếu không thay đổi thì dễ chán, rất dễ “ông ăn chả bà ăn nem”, anh đi
đằng anh, tôi đi đằng tôi... Nhưng có trường hợp hôn nhân tan vỡ vì mâu thuẫn
chính kiến mà trong văn học còn ít người đề cập đến. Có thể là mâu thuẫn về thần
tượng, về tín ngưỡng và nhiều vấn đề khác. Thực tế, ngày nay, những phụ nữ
chọn cuộc sống đơn thân không còn là cá biệt” [77].
Những bài báo, bài phê bình và các công trình nghiên cứu đó đã gợi mở cho
chúng tôi nhiều vấn đề xung quanh nội dung và những giá trị nghệ thuật đặc sắc
của tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy chưa có công
trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu cụ thể về vấn đề gia đình trong bốn cuốn
tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn. Bởi vậy chúng tôi muốn tìm hiểu và có một công
trình nghiên cứu sâu hơn về vấn đề gia đình trong tiểu thuyết của Nguyễn Bắc
Sơn. Hy vọng, hướng đi này của chúng tôi sẽ góp một tiếng nói ghi nhận thành
công của nhà văn ở mảng viết về hôn nhân gia đình nói riêng và đời tư thế sự nói
chung
4. Phương pháp nghiên cứu
Để làm sáng tỏ mục tiêu của luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích tác phẩm, phương pháp so sánh, phương
pháp hệ thống, phương pháp tiếp cận thi pháp học.
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn khẳng định sở trường của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn với mảng viết
về thế sự đời tư mà đề tài hôn nhân, gia đình là một trong những đóng góp đáng
ghi nhận trong quá trình sang tác của ông
- Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng góp phần cho thấy sự vận động và
đổi thay của gia đình trong thời kz mở cửa; đem đến một cách nhìn nhận về xã
hội và gia đình trong văn học thời kì đổi mới
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, và Tài liệu tham khảo luận văn được chia
thành 3 chương:
Chương 1. Cuộc đời và quá trình sáng tạo tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn
Chương 2: Góc nhìn mới về gia đình trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn
Chương 3: Một số phương thức thể hiện đề tài gia đình trong tiểu thuyết
Nguyễn Bắc Sơn
Chương 1:
CUỘC ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TẠO TIỂU THUYẾT
CỦA NGUYỄN BẮC SƠN
1.1 Nguyễn Bắc Sơn -“Nhà văn trẻ tóc bạc”
1.1.1 Hành trình sáng tác của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn
Nguyễn Bắc Sơn (tên thật là Nguyễn Công Bác). Ông tốt nghiệp khoa Văn,
trường Đại học sư phạm Hà Nội năm 1962. Sau đó trở thành thầy giáo dạy văn
trong vòng 10 năm, đến năm 1972 ông gia nhập quân ngũ, khi đất nước hòa bình
trở lại ông tiếp tục đi dạy học và giữ chức Phó hiệu trưởng trường Trung học phổ
thông Chu Văn An (Hà Nội).
Nguyễn Bắc Sơn làm công tác quản lí giáo dục, công tác quản lí báo chí xuất
bản cho đến lúc nghỉ hưu mới làm báo. Ông đảm nhiệm chức vụ Phó tổng biên
tập tạp chí Thế giới trong ta và là chủ tịch Diễn đàn nhà báo Môi trường Việt Nam.
Nguyễn Bắc Sơn đến với tiểu thuyết khá muộn màng nhưng lại được công
chúng và giới nghiên cứu đánh giá là nhà văn “trẻ”. Ông bước vào lãnh địa của
tiểu thuyết khi mái đầu đã bạc trắng nhưng cái già cả về hình thức không che lấp
đi được cái tài năng được hun đúc, trau dồi, ấp ủ suốt cuộc đời của một nhà báo
tài năng. Vì vậy, khi đã cầm bút viết tiểu thuyết thì ngay lập tức được giới công
chúng đón nhận nồng nhiệt, nó như một làn gió mát thổi vào tâm hồn người đang
bị bủa vây bởi không khí nóng nực bấy lâu nay. Mặc dù, mới chỉ đặt chân vào lĩnh
vực sáng tác văn chương nhưng nhà văn Nguyễn Bắc Sơn đã có những thành công
nhất định với giải thưởng của Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam cho
tiểu thuyết Luật đời và cha con (2005); tiểu thuyết Lửa đắng đạt giải C cuộc thi
tiểu thuyết 2005 – 2010 do Hội nhà văn tổ chức; tiểu thuyết Gã tép riu đạt giải C
cuộc thi tiểu thuyết 2010 – 2015 do Hội nhà văn tổ chức.
Đến với văn chương như một duyên nợ, bởi vậy đến tận cuối đời ông mới
bắt đầu sự nghiệp sáng tác như là một sự trả nợ đối với văn chương. Trong một
bài báo trả lời phỏng vấn của tác giả Vũ Duy Thông, nhà văn Nguyễn Bắc Sơn đã
tâm sự: “Hồi học phổ thông, tôi có mộng văn chương đấy, nhưng chỉ là mộng mơ
thế thôi. Cùng lớp tôi có anh Ca Lê Hiến (Lê Anh Xuân), hình như lúc ấy có thơ
đăng báo. Là sau này mới biết chứ không phải lúc học với nhau đã biết. Năm cuối
cùng, học Giáo sư Phan Trọng Luận bây giờ. Tập làm văn thầy cho về nhà làm, ba
bài được điểm 5 là ghê lắm (thời đó theo thang điểm 5). Lúc ấy chưa có chuyện thi
học sinh giỏi văn miền Bắc, chưa có chuyện bồi dưỡng gà nòi, cũng chưa học thêm
như bây giờ. Vậy mà tối thứ bảy, thầy đã gọi mấy đứa thích học văn lại để dạy. Kỉ
niệm văn chương hồi phổ thông chỉ nhớ vậy. Học xong đi dạy học, đi bộ đội rồi lại
về dạy học, làm cán bộ quản lí cấp ba, hơn chục năm mới sang ngành Văn hóa –
Thông tin. Cái mộng văn chương theo thời gian cũng tắt ngấm. Nhưng rồi thấy
nhiều chuyện quá. Không viết không được. Lúc đầu kí là hấp dẫn tôi nhất. Bao
nhiêu chuyện người, chuyện đời, chuyện quê hương đất nước dồn cho kí. Đi máy
bay viết về người lái máy bay, người dẫn đường bay; xuống nước gặp anh thợ
nặn, viết gian nan ghề thợ nặn; mấy bước ra bờ hồ, gặp cây lộc vừng liền viết về
cây lộc vừng chín gốc bên Hồ Gươm. Thế rồi sang truyện ngắn, tiểu thuyết lúc nào
không hay. Năm 1999, tôi ra cùng lúc 4 cuốn sách với gần 1.700 trang. Báo văn
nghệ Trẻ khen và đặt câu hỏi: “Phải chăng đây là hiện tượng xuất bản của năm
nay?”. Tôi thành nhà văn trẻ tóc bạc từ đấy”*77+.
Có lẽ nhiều người thắc mắc tại sao nhà văn lại bắt đầu con đường văn
chương của mình muộn như vậy? So với các tác giả đương thời thì họ bắt đầu
trước ông từ mấy chục năm rồi. Nhà văn chia sẻ: “Hoàn cảnh cả thôi. Làm công
chức, cái anh cuối cán đầu binh như tôi, toàn những công việc không tên, lắt nhắt,
thì giờ đâu mà viết. Phải tranh thủ thời gian lắm mới viết được một bài báo. Văn
chương cần nhiều thời gian suy ngẫm hơn, nên lâu lâu mới viết được một truyện
ngắn. Trong ba năm liền từ 2001 – 2003, tôi đoạt được một giải nhì, hai giải nhất
cuộc thi Cả nước viết về Thăng Long Hà Nội, do Báo Hà Nội Mới tổ chức, thật ra
cũng vì công việc. Năm 1978, in tập truyện ngắn đầu tiên, ít người để ý. Đến khi
nghỉ hưu, thời gian là của mình, được sống theo sở thích, sống cho mình, lúc ấy
cái chí viết văn mới thực sự trỗi dậy. Thế là lao vào viết. Càng viết càng ham. Viết
chí chết. Mình là một người của cơ chế, cơ chế ấy do mình góp phần đẻ ra. Là
người của cơ chế nhưng lại thấy cơ chế có nhiều bất cập quá. Nó buộc mình phải
viết phải mổ xẻ”*77+.
Quả không ngoa khi nhận xét tác giả Nguyễn Bắc Sơn bằng một câu “Gừng
càng già càng cay”. Bước vào con đường sáng tác tuy khá muộn nhưng lại là một
lợi thế của “nhà văn trẻ tóc bạc” này. Đi gần hết cuộc đời với bao chiêm nghiệm,
suy ngẫm chín chắn về đời tư, thế sự, những kinh nghiệm, góc nhìn được đúc rút
trong suốt quãng thời gian dài lao động cống hiến cho đất nước, tất cả giờ đây
được ông chuyển tải thành những trang tiểu thuyết tâm đắc nhất. Nói như nhà
văn Ma Văn Kháng: “Cây bút tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn “sống” khá kỹ càng với
đối tượng anh ấy làm mục tiêu miêu tả và tiếp đó đã thể hiện được kỹ càng trên
trang viết của mình. Tiểu thuyết đòi hỏi một vốn sống khổng lồ! Nguyễn Bắc Sơn
am hiểu nhiều mặt, kể cả mặt trái, mặt tối tăm của cuộc sống ngày hôm nay...”.
Rõ ràng nếu không phải một con người từng trải, lấy gần cả cuộc đời mình làm tư
liệu cho sáng tác thì không thể cho ra đời những cuốn tiểu thuyết thành công
vang dội đến thế.
Đạt được thành công ngay từ những tác phẩm đầu tay nhưng hành trình đưa
nó đến tay bạn đọc không phải dễ dàng. Để cuốn Lửa đắng đến tay bạn đọc, tác
giả đã trải qua những khó khăn mà ít ai biết đến, ông nói: “Bản thảo viết chỉ mất
độ khoảng một năm, nhưng chạy xuất bản mất một năm rưỡi. Bản thảo Lửa đắng
đã qua tay bảy nhà xuất bản từ Bắc vào Nam, có nhà xuất bản thẩm định đến hai
lần. Nhiều nhà xuất bản không nói rõ lí do từ chối, hoặc đưa ra những lí do không
xác đáng lắm. Có biên tập viên rất khen nhưng lại cho rằng vấn đề đổi mới cơ chế
mà tiểu thuyết đưa ra sợ độc giả khó tiếp nhận. Có biên tập viên đòi tác giả phải
cung cấp văn bản pháp lí nói về sự thay đổi cơ chế để chứng minh câu chuyện
trong tiểu thuyết là có cơ sở hiện thực. Cuối cùng chỉ có nhà xuất bản Lao động
chấp nhận giấy phép xuất bản. Từ khi gửi bản thảo đến khi cấp giấy phép xuất
bản chỉ có một tháng rưỡi. Ông Trần Dũng, lúc ấy là giám đốc kiêm Tổng Biên tập
nhà xuất bản Lao động vốn thích phim Luật đời nên rất ủng hộ cuốn tiểu thuyết
của tôi. Ông cho rằng cuốn tiểu thuyết được viết bằng trái tim của một nhà văn là
Đảng viên, một người trong cuộc với tâm thế xây dựng rất có ích cho đất nước,
cho Đảng không chỉ ngày hôm nay” *77+.
Trong Lửa đắng, tác giả vẫn tiếp tục kể câu chuyện về những nhân vật trong
Luật đời và cha con, nhưng có thêm 50 nhân vật mới, đề cập đến những vấn đề về
chuyển đổi cơ chế quản lí lãnh đạo một cách tập trung và quyết liệt hơn. Theo tác
giả, lúc đầu ông định đặt tên cho cuốn tiểu thuyết của mình là Thành phố đau đẻ,
để nói rõ nỗi đau đớn của sự sinh thành cơ chế mới, nhưng sau đổi thành Lửa
đắng (xuất phát từ một đoạn nói về cuộc đấu khẩu mà thực chất là cuộc đấu
tranh tư tưởng quyết liệt giữa hai hai nhân vật “quan trọng” trong tiểu thuyết.
Lửa đắng, Luật đời và cha con, hai cuốn tiểu thuyết cùng chọn một bối cảnh,
cùng một dàn nhân vật, cùng khắc họa cuộc sống ở một thành phố vùng đồng
bằng trong những năm đầu của thời kì đổi mới, nói một cách khác thời kì đổi mới
còn đang ở dạng phác thảo. Bên cạnh sự tương đồng, Lửa đắng không hoàn toàn
là phần tiếp theo của Luật đời và cha con mà chỉ là cuốn tiểu thuyết thứ hai trong
bộ tác phẩm Luật đời mà tác giả ấp ủ xây dựng. Cùng hướng tới miêu tả cuộc đấu
tranh nhằm giải quyết xung đột giữa cái cũ và cái mới, cụ thể là cuộc thay đổi tư
duy, thay đổi cách nghĩ nhưng Luật đời và cha con tập trung vào cuộc xung đột và
giải quyết xung đột giữa các thế hệ còn Lửa đắng xoay quanh một luận đề khác,
vấn đề cải cách hành chính.
Nguyễn Bắc Sơn chọn tiểu thuyết để gửi gắm, nhắn nhủ đến bạn đọc và tác
động vào lí trí bạn đọc. Đề tài mà nhà văn chọn phản ánh trực tiếp là chính trị, là
thể chế, thiết chế, cơ chế. Đây là câu chuyện liên quan đến mọi người dân trong
cộng đồng, nên ai cũng biết, chỉ có điều họ quan tâm nhiều hay ít mà thôi. Dễ là
thế, mà khó cũng là thế. Dễ bởi ai cũng biết, cũng bàn luận, cũng có chính kiến cả;
khó là bởi không mấy ai viết ra điều tác giả nghĩ. Cái khó nữa là phải tiểu thuyết
hóa những suy nghĩ của nhà văn bằng cốt truyện tiểu thuyết, nhân vật tiểu thuyết,
ngôn ngữ tiểu thuyết, nghệ thuật tiểu thuyết.
Có người nói hình ảnh nhân vật Tùng trong Gã tép riu chính là hình bóng một
thời của nhà văn khi ông còn làm cương vị quản lí báo chí xuất bản ở Hà Nội. Thắc
mắc này được nhà văn khẳng định: “Chính xác. Các vụ việc trong Gã tép riu như
tôi đã nói trước khi vào sách là đều có thật, đều diễn ra trong vòng hai mươi năm
trở lại đây. Giờ vẫn còn nhân chứng. Trong tay tôi vẫn còn nhiều vật chứng. Chỉ có
quan hệ giữa Tùng và hai người đàn bà trong sách là không có thật, là hư cấu
hoàn toàn. Có một lần ngồi với nhà phê bình Nguyễn Chí Hoan, anh ấy bảo: sao
những truyện hay như thế này mà anh không viết ra? Hồi kí thì chưa phải lúc, hay
là ...tiểu thuyết? Sao không được nhỉ, vấn đề là phải làm sao để biến những
chuyện có thật ấy thành những chất liệu tiểu thuyết. Thế là tôi bắt tay vào chuyện
chính mình nên viết rất nhanh. Nhưng anh Hoan bảo toàn những cảnh nội, không
có cảnh ngoại. Còn nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên thì bảo: “Một cuốn phim thì
cũng phải có tiểu cảnh và đại cảnh chứ!”1.
“Công cuộc” cho ra đời một tác phẩm của Nguyễn Bắc Sơn cũng lắm điều thú
vị. Khi được hỏi về những đóng góp của bạn bè trong những tác phẩm của mình
ông chia sẻ: “Cuốn thứ nhất thì không nhờ ai. Đến cuốn thứ hai thì nhờ một, hai
người. Đến cuốn này thì nhờ nhiều người. Bao nhiêu bạn tốt, nhiều người có kinh
nghiệm còn đầy mình sẵn sàng ....phán bảo. Văn mình vợ người, phải để người
ngoài phán mới khách quan. Nhưng phải có bản lĩnh không thì “đẽo cày giữa
đường” *77+.
Hành trình sáng tạo của nhà văn không chỉ dừng lại ở đó mà gần đây, đầu
năm 2016 ông cho ra đời tiểu thuyết Vỡ vụn. Theo chia sẻ của nhà văn Nguyễn
Bắc Sơn, ở cuốn tiểu thuyết Vỡ vụn ông muốn gửi gắm một thông điệp: “Hôn
nhân thường mang đến cho cuộc sống hai người một màu hồng trong những năm
tháng đầu. Sau đó, muốn tiếp tục nó đòi hỏi cả hai phải tự điều chỉnh, thậm chí tự
giáo dục, đổi mới mình thì mới mong không đào sâu thêm khoảng cách. Mặt khác,
1Nhà báo công luận số 17 (30/4/2009) Phạm Xuân Nguyên.
những hiện tượng đang rất phổ biến trong xã hội như sự lựa chọn của những
người phụ nữ đơn thân cũng được quan tâm lý giải” *77+.
Chính nhà văn Nguyễn Bắc Sơn cũng đã từng chia sẻ với bạn đọc là sáng tạo
văn chương của nhà văn sẽ không chỉ dừng lại ở đó mà ông sẽ còn tiếp tục cho
đến khi nào ông thôi nhức nhối, thôi trăn trở và băn khoăn về những điều mắt
thấy tai nghe trong xã hội. Khi mà “máu” chính trị, mạch chính trị vẫn rần rật
trong huyết quản” thì nhà văn còn viết, còn cho ra đời những tác phẩm tâm
huyết. Điều đó hoàn toàn đúng như những gì mà nhà thơ Trần Đăng Khoa nhận
xét: “Muốn thưởng thức những áng văn hay, những con chữ óng nuột, hay tài
thao tác cấu trúc tác phẩm với những tình tiết bất ngờ lắt léo, sẽ khó tìm thấy ở
Nguyễn Bắc Sơn. Sức mạnh của ông là ở khả năng tinh nhạy, nắm bắt những vấn
đề thời sự nóng hổi Mê hoặc người đọc mà không cần dùng đến phấn son đâu
có dễ. Đấy là cái tài của Nguyễn Bắc Sơn, cũng là sự đóng góp rất cần được ghi
nhận của ông trong văn học đương đại”*77+.
1.2.2 Quan niệm sáng tác của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn
Có thể gọi Nguyễn Bắc Sơn là một nhà văn chính trị, bởi tác phẩm của ông
phần lớn viết về đề tài chính trị, mổ xẻ những bất cập của cơ chế. Bên cạnh đó,
gần đây ông cũng để { khai thác những mảng đề tài tâm lí xã hội nhưng ẩn sâu
bên trong đó mạch chính trị vẫn chảy xuyên suốt. Bởi vậy, trong sự nghiệp văn
chương này, quan điểm sáng tác của ông cũng mang những nét cá nhân riêng
biệt.
Trong một bài phỏng vấn của tác giả Vũ Duy Thông trên báo Văn nghệ Trẻ,
nhà văn Nguyễn Bắc Sơn thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình khi được hỏi về
cuốn tiểu thuyết đầu tay: “Lúc đầu thì lo. Sợ đụng chạm chỗ nọ chỗ kia. Sau thấy
cũng ổn cả. Viết văn được như thế là sướng. Có lời khen tiếng chê nhưng về thành
công của Luật đời và cha con, tôi thấy trước hết nhờ việc lựa chọn đề tài. Đề tài cơ
chế - tạm gọi là như thế, ai chả biết. Ai chả bàn thảo. Đi đâu, ngồi đâu cũng bản
thảo. Nhưng không ai viết. Một đàn anh bảo tôi: Họ biết cả đấy nhưng ngại viết.
Vì sao họ ngại là chuyện phải nghĩ. Có lí do cả đấy. Tôi liều. Có điều, tôi là người
trong cuộc, tôi mổ xẻ, chứ không đứng ngoài dẩu mỏ chửi vào, cũng không chửi
đổng. Tôi viết với tất cả đau đớn, vật vã khổ sở và với ý thức xây dựng, tháo gỡ.
Có lẽ vì thế mà về chủ đề đặt ra trong tác phẩm, tôi được dư luận trong ngoài,
trên dưới đồng tình. Điều ai cũng biết là không phải viết về cái gì? Và viết như thế
nào?. Dù là đề tài nhạy cảm, tôi thấy nếu có được bốn chữ L: cương lĩnh đúng;
tâm linh sáng; bản lĩnh vững vàng; yếu lĩnh thạo thì tác phẩm sẽ đứng được” [77].
Nhà văn Nguyễn Bắc Sơn đã dám làm những điều mà người khác còn đang
ngập ngừng e ngại, dám nói ra những điều mà nhiều người chỉ dám suy nghĩ trong
lòng. Bởi thế nên mới có sự thành công của Luật đời và cha con - một cuốn tiểu
thuyết đi sâu vào lòng của độc giả và khi đọc nó lên người ta có thể hình dung
trước mắt mình về cả một xã hội.
Lựa chọn đề tài cơ chế nhà văn Nguyễn Bắc Sơn đã tạo nên cho mình một cái
“tạng” riêng để thể hiện tinh thần, { thức công dân của tác giả. Có nhiều { kiến
cho rằng tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn là dạng tiểu thuyết luận đề xã
hội. Tuy nhiên, nhà văn không như là một nhà chính trị thuyết giáo về các vấn đề
một cách khô khan, cứng nhắc mà trái lại tư tưởng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004687_0802_2003052.pdf