Giáo án dạy Lớp 2 - Tuần 23

Tiết 2: Tập đọc

NỘI QUY ĐẢO KHỈ

I. MỤC TIÊU

 - Biết nghĩ hơi đúng chỗ; đọc to rõ ràng, rành mạch được từng điều trong bản nội quy.

 - Hiểu từ mới trong bài : du lịch , nội quy , bảo tồn , tham quan , khoái chí

 - Hiểu và có ý thức tuân theo nội quy

 - Nội quy là những quy định mà mọi người đều phải tuân theo .

II. CHUẨN BỊ: bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc40 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 799 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án dạy Lớp 2 - Tuần 23, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Bài 2 :-Yêu cầu HS nêu đề bài . - Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở . - Gọi một em lên bảng làm bài . - Vì sao em biết ở hình A có một phần ba số ô vuông được tô màu ? - Nhận xét HS . Bài 3 -Gọi một em nêu đề bài 3 . - Hướng dẫn HS quan sát hình vẽ và làm bài . -Vì sao em biết hình b đã khoanh vào một phần ba số con gà ? - Giáo viên nhận xét đánh giá d) Củng cố - Dặn dò: -Treo một số hình vẽ được chia thành ba phần trong đó một số hình chia theo tỉ lệ Yêu cầu hai đội chơi mỗi lần mỗi đội cử một em lên tìm hình có một phần ba, hết thời gian đội nào tìm được nhiều hình đúng hơn là thắng cuộc . * Nhận xét đánh giá tiết học – Dặn về nhà học và làm bài tập . - Lắng nghe giáo viên giảng bài và nhắc lại đọc và viết số - Đã tô màu hình nào ? -Lớp thực hiện tính vào vở . - Các hình đã tô màu hình là A, C, D - Học sinh khác nhận xét bài bạn - Hình nào có số ô vuông được tô màu ? - Các hình có một phần ba số ô vuông tô màu là hình A ,B , C - Vì hình A có tất cả 3 ô vuông và đã tô màu 1 ô vuông - Hình nào đã khoanh vào một phần ba số con gà ? - Hình b đã khoanh vào một phần hai số con cá - Vì hình b có 12 con gà đã khoanh vào 4 con gà . - Thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên . -Hai học sinh nhắc lại nội dung vừa học . -Về nhà học bài và làm bài tập . Tiết 7: Tiếng Việt (Ôn) LUYÊN VIẾT CHỮ S I. MỤC TIÊU - Rèn ý thức, kỹ năng rèn chữ giữ vở cho học sinh: Viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ, đúng khoảng cách giữa các con chữ. - Biết cách trình bày bài sạch đẹp, chữ viết rõ ràng. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ: - Nhận xét đánh giá 2. Ôn tập: a. Giới thiệu bài: Luyện viết chữ S. - GV đưa chữ mẫu S. - Chữ S viết hoa cao mấy dòng. - Chữ S viết hoa có mấy nét? Đó là nét cơ bản nào? - Tập viết chữ S cỡ vừa và cỡ nhỏ b. Luyện viết chữ đứng: - 2 HS nhắc lại cách viết và điểm đặt bút, điểm dừng bút - HS viết bảng con - GV hướng dẫn viết câu ứng dụng Sáo tắm thì mưa. - GV theo dõi sửa sai, nhận xét c. Luyện viết chữ nghiêng: - Hướng dẫn cách viết chữ nghiêng. - Muốn viết chữ nghiêng đúng mẫu ta phải làm như thế nào? d. Luyện viết bài: - Viết vào vở luyện viết chữ đẹp theo mẫu chữ đứng và chữ nghiêng . - GV theo dõi nhắc nhở thêm về tư thế ngồi viết , cầm viết. - Thu vở nhận xét bài viết 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. - HS viết chữ R. - chữ hoa S cao 5 dòng (5 đơn vị) - Chữ S gồm 1 nét viết liền,là kết hợp của hai nét cơ bản - cong dưới và móc ngược trái nối liền nhau, tạo vòng xoắn to ở đầu chữ (giống phần đầu chữ hoa L) cuối nét móc lượn vào trong . - Đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét cong dưới, lượn bút từ dưới lên rồi dừng bút trên đường kẻ 6. Từ điểm đặt bút của nét1, đổi chiều bút, viết tiếp nét móc ngược trái, cuối nét móc lượn vào trong, đặt bút trên đường kẻ 2. - GV viết mẫu lên bảng vừa viết vừa hướng dẫn cách viết, nối giữa các con chữ trong câu ứng dụng. - Về nhà xem lại bài viết tự sửa lỗi trong bài. Thứ tư ngày 7 tháng 2 năm 2018 Tiết 1: Toán MỘT PHẦN BA I. MỤC TIÊU - Bước đầu nhận biết được một phần ba. Biết đọc , viết - Biết thực hành chia một nhóm đồvật thành ba phần bằng nhau II. CHUẨN BỊ: - Các hình vuông, hình tròn, hình tam giác đều giống như hình vẽ trong SGK . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học A. Bài cũ : - Gọi học sinh lên bảng sửa bài tập về nhà - Điền dấu thích hợp vào chỗ trống 6 : 2 ....6 : 2 ; 15 : 3 ....2 x 2; 2 x 5... 30 : 3 - Nhận xét đánh giá bài học sinh B.Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Hôm nay các em sẽ làm quen với một dạng số mới đó là “ Một phần ba “ 2. Hình thành khái niệm * Giới thiệu “ Một phần ba ” - Cho HS quan sát hình vuông như hình vẽ trong sách sau đó dùng kéo cắt hình vuông ra thành ba phần bằng nhau và giới thiệu : “Có 1 hình vuông chia thành 3 phần bằng nhau, lấy đi một phần, ta được một phần ba hình vuông” “ Có 1 hình tròn chia thành 3 phần bằng nhau, lấy đi một phần, ta được một phần ba hình tròn” “ Có 1 hình tam giác chia thành 3 phần bằng nhau lấy đi một phần, ta được một phần ba hình tam giác “ Trong toán học để thể hiện một phần ba hình tròn một phần ba hình vuông một phần ba hình tam giác người ta dùng số “Một phần ba“ - Viết là : . 3. Luyện tập: Bài 1: Gọi HS nêu bài tập 1 . - Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm bài , sau đó gọi học sinh phát biểu ý kiến . - Đã tô màu hình nào ? - Nhận xét học sinh . Bài 2 : Yêu cầu HS nêu đề bài . - Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở . - Gọi một em lên bảng làm bài . - Vì sao em biết ở hình A có một phần ba số ô vuông được tô màu ? - Nhận xét HS . Bài 3: Gọi một em nêu đề bài 3 . - HS quan sát hình vẽ và làm bài . - Hình nào đã khoanh vào một phần ba số con gà ? Vì sao em biết hình b đã khoanh vào một phần ba số con gà ? - Giáo viên nhận xét đánh giá C. Củng cố - Dặn dò: * Nhận xét đánh giá tiết học – Dặn về nhà học và làm bài tập . - Hai HS lên bảng lớp làm nháp 6 : 2= 6 : 2 ; 15 : > 2 x 2; 2 x 5 = 30 : 3 - Hai học sinh khác nhận xét . * Lớp theo dõi giới thiệu bài - Vài học sinh nhắc lại đầu bài - Quan sát các thao tác của giáo viên , phân tích bài toán, sau đó nhắc lại . - Còn lại một phần ba hình vuông . - Ta có một phần ba hình tròn . - Ta có một phần ba hình tam giác . - Lắng nghe giáo viên giảng bài và nhắc lại đọc và viết số - Lớp thực hiện tính vào vở . - Các hình đã tô màu hình là A, C, D - Học sinh khác nhận xét bài bạn - Hình nào có số ô vuông được tô màu ? - Các hình có một phần ba số ô vuông tô màu là hình A ,B , C - Vì hình A có tất cả 3 ô vuông và đã tô màu 1 ô vuông - Hình b - Vì hình b có 12 con gà đã khoanh vào 4 con gà . - Hai học sinh nhắc lại nội dung vừa học . Tiết 2: Tập đọc NỘI QUY ĐẢO KHỈ I. MỤC TIÊU - Biết nghĩ hơi đúng chỗ; đọc to rõ ràng, rành mạch được từng điều trong bản nội quy. - Hiểu từ mới trong bài : du lịch , nội quy , bảo tồn , tham quan , khoái chí - Hiểu và có ý thức tuân theo nội quy - Nội quy là những quy định mà mọi người đều phải tuân theo . II. CHUẨN BỊ: bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ : - 3 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài “Bác sĩ Sói“. -Thấy Ngựa Sói đã thèm như thế nào? Sói đã nghĩ ra cách gì để lừa Ngựa... - Nhận xét B. Bài mới 1. Phần giới thiệu: 2. Hướng dẫn đọc a. Đọc mẫu. - Đọc mẫu diễn cảm toàn bài. - Gọi một em đọc lại . b/ Luyên đọc nối tiếp câu : - Treo bảng phụ yêu cầu luyện phát âm các từ khó. Hướng dẫn luyện phát âm tập trung vào các tiếng HS hay sai - Yêu cầu đọc từng câu trong bài . - GV nghe, theo dõi các lỗi ngắt giọng c/ Luyện đọc theo đoạn : - Bài chia làm 2 đoạn - Đoạn 1: dọng đầu giọng háo hứng ngạc nhiên - Đoạn 2: nội quy đọc rành rnạch từng mục như đọc thời khoá biểu. - GV hướng dẫn HS luyện đọc các điều mục trong bảng nội quy - Gọi 2 học sinh đọc phần giới thiệu và phần nội qui . - Yêu cầu em khác nhận xét giọng đọc của bạn . - Thống nhất cách đọc hai phần này . d/ Đọc cả bài : - Yêu cầu đọc nối tiếp theo đoạn . */ Thi đọc: Các nhóm thi đua đọc . - Yêu cầu các nhóm thi đọc đồng thanh và cá nhân - Lắng nghe nhận xét hs . * Đọc đồng thanh. 3. Tìm hiểu bài: - HS đọc thầm bài trả lời câu hỏi : - Nội qui của đảo Khỉ có mấy điều ? - Em hiểu những điều quy định nói trên như thế nào? - Yêu cầu lớp chia thành 4 nhóm . - Yêu cầu các nhóm thảo luận để tìm nội dung của mỗi điều trong bản nội qui. Sau 5 phút yêu cầu đại diện các nhóm lên báo cáo trước lớp . - GV và lớp theo dõi nhận xét ý kiến các nhóm . - Vì sao đọc xong nội qui Khỉ Nâu lại khoái chí ? C. Củng cố - dặn dò : - Gọi 2 em đọc lại bài . - Hai em đọc bài “Bác sĩ Sói “và trả lời câu hỏi - Nhận xét câu trả lời của bạn . - Vài em nhắc lại đầu bài - Lớp lắng nghe đọc mẫu . - Một em đọc tốt đọc lại lần 2 . - Mỗi em đọc nối tiếp câu đến hết bài - 5 đến 7 học sinh đọc các từ dễ lẫn do phương ngữ như : Đảo Khỉ , cảnh vật , bảo tồn ,... - Nối tiếp nhau đọc. Mỗi em đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu đến hết bài lần hai - 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn theo yêu cầu của GV - 1 em đọc: Nội qui là những điều quy định mà mọi người đều phải thực hiện . - Một em đọc phần 1(phần giới thiệu), một em khác đọc phần nội qui . - Trả lời về cách đọc ở từng phần . - Nhận xét bạn nếu bạn sai thì nêu cách của mình . - 2 em nối tiếp nhau đọc bài. Mỗi em đọc một phần của bản nội qui . - Lần lượt từng em đọc bài trong nhóm của mình - 2 em nối tiếp nhau đọc bài . Mỗi em đọc một phần của bản nội qui . - Các nhóm thi đua đọc bài ,đọc đồng thanh và cá nhân đọc . - Lớp đọc đồng thanh cả bài . - Một em đọc thành tiếng.Lớp đọc thầm bài - Nội qui đảo Khỉ có 4 điều . - Điều 1 :Mua vé tham quan trước khi lên đảo. Mỗi người khi lên đảo tham quan đều phải mua vé vì Đảo Khỉ cần có tiền để chắm sóc đàn Khỉ ...... Điều 4 : Giữ vệ sinh chung trên ... - Lớp chia nhóm để thảo luận sau đó cử đại diện lên báo cáo. - Vì nó thấy Đảo Khỉ và họ hàng của nó được bảo vệ chăm sóc tử tế và không bị làm phiền , khi mọi người đến thăm Đảo Khỉ đều phải tuân theo nội quy của Đảo Khỉ . - Hai em đọc lại bài . Tiết 3: Luyện từ và câu TỪ NGỮ VỀ MUÔNG THÚ ĐẶT CÂU, TRẢ LỜI CÂU HỎI NHƯ THẾ NÀO? I. MỤC TIÊU - Xếp được tên một số con vật theo nhóm thích hợp (BT1) - Biết đặt và trả lời câu hỏi như thế (BT2, BT3) II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 3 em lên bảng hỏi đáp theo mẫu - Nhận xét đánh giá học sinh . B. Bài mới: 1) Giới thiệu bài: - Hãy kể tên một số tên loài muông thú mà em biết ? .... 2) Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1 : Gọi học sinh đọc bài tập 1 - Có mấy nhóm, các nhóm phân biệt với nhau nhờ đặc điểm gì ? - lớp suy nghĩ và làm bài cá nhân . - Gọi một em lên bảng xếp trên bảng - Yêu cầu lớp nhận xét bài bạn . Bài 2: hs thực hành hỏi đáp theo cặp. - Mời một số cặp lên thực hành hỏi đáp trước lớp . a/ Thỏ chạy như thế nào ? b/ Sóc chuyền cành như thế nào ? c/ Gấu đi như thế nào ? d/ Voi kéo gỗ như thế nào ? - Nhận xét học sinh . Bài tập 3: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Treo bảng phụ : - Trâu cày rất khoẻ - Trong câu trên từ nào được in đậm ? - Để đặt câu hỏi cho bộ phận này SGK đã dùng câu hỏi nào ? - Yêu cầu HS thực hành hỏi đáp với bạn bên cạnh một em nêu câu hỏi, một em trả lời. - Yêu cầu lớp thực hành hỏi đáp . - Yêu cầu một số em phát biểu ý kiến - Nhận xét học sinh . 3. Củng cố - Dặn dò - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học - về nhà học bài xem trước bài mới. - Từng cặp thực hiện hỏi đáp theo mẫu câu: “Ở đâu?” - Viết đoạn văn ngắn tả về loài chim mà em thích . - HS kể . - Lắng nghe giới thiệu bài . - Nhắc lại đầu bài - Xếp tên các con vật dưới đây vào từng nhóm thích hợp. - Có 2 nhóm là: nhóm thú dữ nguy hiểm và nhóm thú không nguy hiểm. - Lớp làm bài vào vở . - 1 HS lên xếp và đọc tên các loài thú. - Nhận xét bổ sung bài bạn . - HS thảo luận theo cặp, hỏi đáp - Đại diện một số cặp lên trình bày. - Thỏ chạy nhanh như bay / Thỏ chạy rất nhanh / ,.. - Sóc chuyền cành này sang cành khác rất khéo léo/ -Sóc chuyền cành này sang cành khác rất giỏi , .... - Gấu đi rất chậm chạp/Gấu đi lặc lè /... - Voi kéo gỗ rất khoẻ ./Voi kéo gỗ băng băng . - Lớp lắng nghe và nhận xét . - Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm - Một em đọc bài, lớp đọc thầm theo. - Bộ phận in đậm là rất khoẻ - Câu hỏi : a.Trâu cày như thế nào ? - Từng cặp thực hành hỏi đáp các câu còn lại b. Ngựa chạy như thế nào? c. Thấy Ngựa ăn cỏ Sói thèm như thế nào? d. Đọc xong nội qui Khỉ Nâu cười như thế nào ? - Hai em nêu lại nội dung vừa học Tiết 4: Tiếng Việt ( ôn ) LUYỆN ĐỌC: BÁC SĨ SÓI I. MỤC TIÊU: - HS đọc trôi chảy ngắt nghỉ hơi đúng sau các câu , giữa các cụm từ dài. - Đọc phân biệt được lời người dẫn chuyện, lời nhân vật trong tryện. - Qua câu chuyện Sói lừa Ngựa không thành lại bị Ngựa dùng mưu trị lại , tác giả muốn khuyên mọi người phải bình tĩnh để đối phó với những kẻ gian ác , giả nhân , giả nghĩa . II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Giới thiệu bài 2. Luyện đọc: - Hướng dẫn đọc - Một em đọc lại toàn bài - GV sửa lỗi hướng dẫn đọc đúng - HS nối tiếp đọc từng câu 2 lần. - 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn - HS nhắc lại giọng đọc. - Luyện đọc trong nhóm 3 - Các nhóm thi đọc: Cá nhân, đồng thanh. - GV nhận xét, đánh giá. * Đọc phân vai. - GV và lớp theo dõi nhận xét tìm ra người đọc hay nhất tuyên dương trước lớp - Câu chuyện muốn khuyên ta điều gì? 3. Củng cố dặn dò: - rèn đọc và tập kể lại toàn bộ câu chuyện - Chuẩn bị bài sau. - Lớp lắng nghe đọc thầm theo. - Lớp theo dõi nhận xét - Từng em đọc nối tiếp câu. - HS đọc nối tiếp theo đoạn - Đọc giọng kể vui vẻ tinh nghịch - Giọng Sói : giả nhân giả nghĩa ; - Giọng ngựa : giả vờ lễ phép và rất bình tĩnh . - HS đọc nhóm 3. - Theo dõi nhận xét bạn đọc. - HS đọc phân vai. - HS trình bày. Thứ năm ngày 8 tháng 2 năm 2018 Tiết 1: THể dục (đ/c Huyền) Tiết 2: Thủ công (đ/c Linh) Tiết 3: Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - Thuộc bảng chia 3 - Biêt giải toán có một phép tính chia (trong bảng chia 3) - Biết thực hiện phép chia có kèm đơn vị đo( chia cho 3 ; cho 2) . II. CHUẨN BỊ: Viết sẵn bài tập 3 lên bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Bài cũ : - Gọi học sinh lên bảng sửa bài tập về nhà . - Tìm một phần ba trong các hình tô màu . - Nhận xét đánh giá bài học sinh . 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ củng cố các kiến thức trong bảng chia 3. Một phần ba . b/ Luyện tập: Bài 1: Gọi HS nêu bài tập1. - Mời một em lên bảng làm bài . - Yêu cầu lớp làm vào vở . - Cho HS thi đọc thuộc lòng bảng chia 3 . - Giáo viên nhận xét đánh giá Bài 2 : Yêu cầu HS nêu đề bài . - Gọi 4 em lên làm bài trên bảng . - Yêu cầu lớp làm vào vở . - So Sánh p. Tính 3 x 6 = 18 và 18 : 3 = 6 - Yêu cầu cả lớp nhận xét bài các bạn trên bảng . - Nhận xét học sinh . Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu của bài . - Viết lên bảng 8 cm : 2 = - 8 xăng ti mét chia 2 bằng mấy cm? - Em thực hiện thế nào để được 4 xăng ti mét ? - Yêu cầu lớp làm bài vào vở . - Gọi 1 em lên bảng thực hiện . - Yêu cầu lớp nhận xét bài trên bảng . Bài 4: Gọi 1 em nêu yêu cầu của bài . - Có tất cả bao nhiêu ki lô gam gạo ? - Chia đều cho 3 túi nghĩa là chia như thế nào ? - Yêu cầu một em lên bảng thực hiện . - Yêu cầu làm bài vào vở . - Yêu cầu lớp nhận xét bài trên bảng . 3. Củng cố - Dặn dò: Yêu cầu nêu cách tính một phần ba của một số * Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học và làm bài tập . - Hai học sinh lên bảng chỉ hình và nêu kết quả . - Hai học sinh khác nhận xét . * Lớp theo dõi giới thiệu bài - Vài học sinh nhắc lại đầu bài - Một em đọc đề bài tính nhẩm . - Nhẩm nối tiếp nêu kết quả - Lớp làm vào vở, đứng tại chỗ nối tiếp nêu kết quả - Thi đọc thuộc lòng bảng chia 3. - Nhận xét bạn . - Một em đọc đề bài tính nhẩm . - Lớp thực hiện tính vào vở . 2HS lên bảng làm toán 3 x 6 = 18; 3 x 9 = 27 ; 3 x 3 = 9 18 : 3 = 6 ; 27 : 3 = 9 ; 9 : 3 = 3 - Lấy tích chia cho số bị chia thì được số chia - Lớp lắng nghe và nhận xét . - Tính theo mẫu . - Quan sát phép tính . - 8 cm chia 2 Bằng 4 xăng ti mét - Lấy 8 chia 2 bằng 4 viết 4 sau đó viết tên đơn vị là cm . - Lớp làm vào vở , 1 em lên bảng làm bài. - Lớp nhận xét bài bạn . - Có 15 ki lô gam gạo chia đều cho 3 túi.Hỏi mỗi túi có bao nhiêu ki lô gam gạo ? - Có 15 ki lô gam gạo . - có nghĩa là chia thành 3 phần bằng nhau . - Một em khác lên bảng giải bài : Giải : - Mỗi túi có số ki lô gam gạo là : 15 : 3 = 5 ( kg ) Đ/S : 5 kg gạo - Học sinh khác nhận xét bài bạn . - Hai học sinh nhắc lại cách tính một phần ba của một số. Tiết 4: Tập viết CHƯ HOA T I. MỤC TIÊU - Viết đúng chử hoa T (một dòng cở vừa, một dòng cở nhỏ);chử và câu ứng dụng: Thẳng (một dòng cở vừa, một dòng cở nhỏ); Thẳng như ruột ngựa (3 lần) II. CHUẨN BỊ: - Mẫu chữ hoa T đặt trong khung chữ , cụm từ ứng dụng . Vở tập viết III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu lớp viết vào bảng chữ S và từ Sáo - Giáo viên nhận xét đánh giá . 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ tập viết chữ hoa T và một số từ ứng dụng có chữ hoa T. b) Hướng dẫn viết chữ hoa : *Quan sát số nét quy trình viết chữ T - Yêu cầu quan sát mẫu và trả lời : - Chữ T viết hoa cao mấy ô li ? - Chữ T gồm mấy nét đó là những nét nào ? - Cách viết chữ hoa T cỡ nhỡ - Nhắc lại qui trình viết , vừa giảng vừa viết mẫu vào khung chữ . * Học sinh viết bảng con - Yêu cầu viết chữ hoa T vào không trung và sau đó cho các em viết chữ T vào bảng con . * Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng - Yêu cầu một em đọc cụm từ.“Thẳng như ruột ngựa“ nghĩa là gì * Quan sát , nhận xét : - Cụm từ: ”Thẳng như ruột ngựa“ có mấy chữ ? Là những chữ nào ? - Những chữ nào có cùng chiều cao với chữ T hoa và cao mấy ô li ? Các chữ còn lại cao mấy ô li ? - Hãy nêu vị trí dấu thanh có trong cụm từ ? - Khoảng cách giữa các chữ bằng chùng nào ? */ Viết bảng : - Yêu cầu viết chữ Thẳng vào bảng - Theo dõi sửa cho học sinh . * Hướng dẫn viết vào vở : - Theo dõi chỉnh sửa cho học sinh . d. Nhận xét và chữa bài. - Nhận xét từ 5 - 7 bài học sinh . - Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm 3/ Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét đánh giá tiết học - Về nhà hoàn thành bài viết trong vở - Lên bảng viết các chữ theo yêu cầu . - 2 em viết chữ S - Hai em viết từ “Sáo” - Lớp thực hành viết vào bảng con . - Lớp theo dõi giới thiệu - Vài em nhắc lại đầu bài. - Học sinh quan sát . - Chữ T hoa cao 5 ô li . - Chữ T gồm 1 nét liền là kết hợp của 3 nét cơ bản: 2 nét cong trái và nét lượn ngang . - Quan sát theo giáo viên hướng dẫn . - Lớp theo dõi và thực hiện viết vào không trung sau đó bảng con . - Đọc : Thẳng như ruột ngựa . - Chỉ những người thẳng thắn không ưa gì thì nói ngay, không để bụng . - Gồm 4 chữ Thẳng, như, ruột, ngựa. - Chữ h và g cao 2 ô li rưỡi , chữ t cao 1 li rưỡi các chữ còn lại cao 1 ô li - Dấu hỏi trên đầu âm ă, dấu nặng đặt dưới chữ ô và ư . - Bằng một đơn vị chữ (khoảng viết đủ âm o) - Viết bảng : Thẳng - Thực hành viết vào bảng . Viết vào vở tập viết : - 1 dòng chữ T cỡ nhỏ. - 1 dòng chữ T hoa cỡ vừa. - 1 dòng chữ Thẳng cỡ nhỏ. - 1 dòng chữ Thẳng cỡ vừa. - 2 dòng câu ứng dụng: “Thẳng như ruột ngựa”. - Nộp vở từ 5- 7 em để GV nhận xét. Tiết 5: Giáo dục kĩ năng sống Tiết 6: Tiếng Việt (Ôn) LUYỆN VIẾT: BÁC SĨ SÓI I. MỤC TIÊU - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn 1 trong bài “Bác sĩ Sói” Đoạn 3 - Luyện viết đúng các từ khó viết . - Có ý thức luyện chữ viết, rèn tính cẩn thận trong học tập cho học sinh và ý thức tự giác rèn chữ giữ vở. II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ, Bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Giới thiệu bài: ghi đề bài 2. Hướng dẫn viết bài - GV đọc mấu bài viết - Gọi 2 HS đọc lại bài - Bài viết có mấy câu? - Những chữ cái nào phải viết hoa? Vì sao? - Trong đoạn viết có những dấu câu nào? 3. Luyên viết chữ khó: - GV đọc từ khó HS viết lên bảng con. GV nhận xét. 4. Luyện viết bài: - Đọc bài cho HS viết, đọc to rõ ràng , đọc từng cum từ, từng câu. - GV sửa tư thế ngồi viết và cách cầm bút cho HS đúng tư thế. - Đọc soát lỗi - Thu bài sửa lỗi nhận xét bài viết, cách trình bày, chữ viết, độ cao các con chữ... - Bình chọn bạn viết bài đẹp nhất tuyên dương, khen trước lớp C. Củng cố dặn dò: Rèn viết nhiều hơn chú ý cách trình bày - Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe. - HS đọc bài. - Bài viết có 4 câu. - Viết hoa chữ đầu câu, sau dấu chấm và chữ sói. - Dấu chấm, phẩy và dấu hai chấm. - 2 em lên bảng , lớp viết bảng con. - HS nhận xét. - HS viết bài. - HS đổi vở soát lỗi. - HS nộp vở. Theo dõi GV nhận xét, rút kinh nghiệm. - HS lắng nghe. Tiết 7: Tiếng việt (ôn) ĐÁP LỜI KHẲNG ĐỊNH - TẢ NGẮN VỀ LOẠI CHIM I. MỤC TIÊU: - Biết đáp lời phù hợp với tình huống giao tiếp cho trước(BT 1, BT 2) - Đọc và chép lại được 2, 3 điều trong nội quy của trường II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ, Bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Bài ôn: a/ Giới thiệu bài : Bài hôm nay, các em sẽ học cách đáp lời khẳng định qua tiết ôn TLV. Sau đó viết lại 2 - 3 điều về nội qui nhà trường . b/ Hướng dẫn làm bài tập : * Bài 1: Treo tranh minh hoạ và yêu cầu HS đọc các lời của nhân vật trong tranh . - Khi bạn nhỏ hỏi cô bán vé : Cô ơi hôm nay có xiếc Hổ không ạ ? Cô bán vé đã trả lời thế nào ? - Lúc đó bạn nhỏ đáp lại lời cô bán vé thế nào ? - Theo em tại sao bạn lại nói như vậy ? Khi nói như vậy bạn nhỏ đã thể hiện thái độ như thế nào ? - Bạn nào có thể tìm được câu nói khác thay cho lời đáp của bạn học sinh ? - Gọi một số em lên đóng vai thể hiện lại tình huống này . * Bài 2: Treo bảng phụ viết các tình huống - Yêu cầu 2 em ngồi gần nhau thể hiện lại tình huống trong bài . - Gọi một cặp HS lên đóng lại tình huống 1 - Yêu cầu lớp nhận xét và đưa ra lời đáp khác . - Có thể cho nhiều cặp lên nói . - GV nhận xét. - Tương tự với các tình huống còn lại . * Bài 3: Yêu cầu một em đọc bài. - Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở . - Mời một số em đọc lại 2 - 3 điều nội qui nhà trường trước lớp. - Lắng nghe nhận xét học sinh . 3/ Củng cố - Dặn dò: - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học . - Lắng nghe giới thiệu bài . - Một em nhắc lại đầu bài - Quan sát tranh và đọc lời các nhân vật . - Cô bán vé trả lời : Có chứ ! - Bạn nhỏ nói : Hay quá ! - Bạn nhỏ đã thế hiện thái độ lịch sự đúng mức trong giao tiếp . - Tuyệt thật ! / Ôi thích quá ! / Cô bán cho cháu một vé với . - Một số em thực hiện đóng vai diễn lại tình huống. Lớp theo dõi . - Một em đọc yêu cầu bài tập 2 - HS làm việc theo cặp . - Tình huống a: HS1: Mẹ ơi đây có phải con Gà không ạ ? - Trông nó đẹp quá mẹ nhỉ / Trông nó dễ thương quá ! / Trông nó mới tuyệt làm sao . - Tình huống b: Thế hả mẹ? Nó chẳng bao giờ bị ngã đâu mẹ nhỉ / -Tình huống c: Bác có thể cho cháu gặp bạn ấy một chút được không ạ?/ Bác vui lòng cho cháu gặp Lan một chút nhé ! - Một em nêu yêu cầu bài tập 3 . - Thực hành tự viết bài vào vở . - Một số em đọc trước lớp - Nhận xét bài bạn . - Hai em nhắc lại nội dung bài Thứ sáu ngày 9 tháng 2 năm 2018 Tiết 1: Toán TÌM MỘT THỪA SỐ CỦA PHÉP NHÂN I. MỤC TIÊU: - HS nhận biết được thừa số, tích .Tìm một thừa số bằng cách lấy tích chia cho thừa số kia - Biết tìm thừa sỗ x trong các bài tập dạng tìm x - Biết giải toán có một phép tính chia II. CHUẨN BỊ: 3 tấm bìa mỗi tấm gắn 2 chấm tròn . - Thẻ từ ghi sẵn : Tích Thừa số Thừa số III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Bài cũ : - Gọi HS lên bảng sửa bài tập về nhà . - Yêu cầu HS nhận biết các hình đã tô màu một phần ba hình . - Nhận xét đánh giá bài học sinh . B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ biết cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân qua bài: “Tìm thừa số ... của phép nhân” 2. Tìm thừa số chưa biết của phép nhân - GV gắn lên bảng 3 tấm bìa mỗi tấm 2 chấm tròn. - Nêu: Có 3 tấm bìa như nhau mỗi tấm có 2 chấm tròn. Hỏi tất cả có bao nhiêu chấm tròn. - Hãy nêu phép tính giúp em tìm được số chấm tròn trong 3 tấm bìa ? - Yêu cầu HS nêu tên gọi các thành phần và kết quả trong phép nhân trên . - Gắn các thẻ lên bảng để gọi tên các thành phần và kết quả phép nhân . - Dựa vào phép nhân trên hãy lập ra các phép chia tương ứng ? - Giới thiệu: Để lập được phép chia : 6 : 2 = 3 ta sẽ lấy tích 6 trong phép nhân 2 x 3 = 6 chia cho thừa số thứ nhất ( 2 ) được thừa số thứ hai ( 3 ) - Giới thiệu tương tự : 6 : 3 = 2 . - Vậy 2 và 3 là gì trong phép nhân: 2 x 3 = 6 - Vậy ta thấy: Nếu lấy tích chia cho một thừa số này thì được thừa số kia. - Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào ? - Hướng dẫn tìm thừa số x chưa biết . - Viết lên bảng : x x 2 = 8 yêu cầu HS đọc phép tính này . - x là gì trong phép nhân x x 2 = 8 ? - x là thừa số đã biết chưa trong phép nhân x x 2 = 8 - Muốn tìm thừa số x trong phép nhân này ta làm như thế nào ? - Hãy nêu phép tính tương ứng để tìm x? - Vậy x bằng mấy ? - Viết lên bảng: x = 4 và trình bày bài mẫu . - Yêu cầu HS đọc lại cả bài toán trên - Ta đã tìm được x = 4 để 4 x 2 = 8 - Viết bảng phép tính : 3 x x = 15 yêu cầu suy nghĩ và tìm x - Mời một em lên bảng giải bài . - Yêu cầu lớp làm vào vở nháp . - Nhận xét bài làm học sinh trên bảng . * Muốn tìm một thừa số chưa biết trong phép nhân ta làm như thế nào ? - Yêu cầu lớp học thuộc lòng quy tắc trên. c/ Luyện tập: Bài 1: Gọi HS nêu bài tập 1 . - Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài SGK - Yêu cầu lớp làm bài vào vở . - Mời 1 em đọc bài làm của mình . - Giáo viên nhận xét học sinh. Bài 2: Đề bài yêu cầu ta làm gì? - x là gì trong phép tính trên ? - Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở . - Mời 2 em lên bảng làm bài . - Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng - Tại sao trong phần b để tìm x em lại lấy 12 chia cho 3 ? - GV nhận xét hs . Bài 4: Gọi HS nêu đề bài . - Có bao nhiêu học sinh ngồi học? - Mỗi bàn có mấy học sinh ? - Bài toán yêu c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an Tuan 23 Lop 2_12304720.doc
Tài liệu liên quan