Kế hoạch bài dạy lớp 5 - Tuần 5

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU

BÀI: Từ đồng âm

I. MỤC TIÊU

-Kiến thức : HS hiểu thế nào là từ đồng âm

-Kỹ năng : Nhận diện được 1 số từ đồng âm trong giao tiếp . Biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm .

-Thái độ : Yêu thích sử dụng từ đồng âm .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.Giáo viên: Bảng phụ viết nội dung BT 1 ,2; Các mẩu chuyện, câu đố vui, ca dao, tục ngữ, có từ đồng âm.

2.Học sinh: Sách giáo khoa.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

docx24 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy lớp 5 - Tuần 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 2018 TUẦN 5 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: CHÍNH TẢ BÀI: Một chuyên gia máy xúc (nghe - viết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Nắm được cách đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi uô / ua. 2. Kĩ năng: Nghe – viết đúng đoạn:’’Qua khung cửa kính...thân mật’’trong bài Một chuyên gia máy xúc. 3. Thái độ: Có tình cảm chân thành với các chuyên gia nước bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: +Bảng phụ viết mô hình cấu tạo vần, bút dạ. +Bảng phụ ghi đầu bài 3. Học sinh: Vở chính tả, bút viết. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) Kiến thức cần đạt cần đạt Nội dung hoạt động chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Mục tiêu: KT quy tắc ghi dấu thanh -Kiểm tra bài cũ - Nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng? - Hãy phân tích vần những tiếng tiến, biển , bìa , mía vào mô hình vần và nói rõ vị trí đặt dấu thanh trong từng tiếng đó. - Nhận xét - 2 HS nêu miệng và cho ví dụ. - Lần lượt viết bảng lớp viết vở nháp. - Nêu miệng vị trí đặt dấu thanh trong từng tiếng. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (20-25 phút) HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài Mục tiêu cần đạt Nội dung hoạt động chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Nắm được mục tiêu, yêu cầu của bài học Giới thiệu bài -GV giới thiệu tên bài, nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của bài -Viết tên bài lên bảng, gọi HS đọc nối tiếp lại tên bài HS lắng nghe HS đọc tên bài HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS nghe viết Nghe viết đúng, trình bày đúng bài chính tả - Đọc bài chính tả trong SGK - Đọc - Nêu cách trình bày ? - Đọc bài - Đọc lại toàn bài. - Chấm bài - Nêu nhận xét - Theo dõi trong SGK. - Đọc thầm bài chính tả (lưu ý những từ khó khung cửa, buồng máy, tham quan, ngoại quốc.., - 2HS viết bảng, lớp viết nháp. NX - 1-2HS - Viết vở. - Soát lại lỗi. - Đổi vở soát lỗi cho nhau. HOẠT ĐỘNG 3: HD HS làm bài tập chính tả: HS nắm được vị trí đặt dấu thanh trong tiếng. Hiểu nghĩa thành ngữ. Bài 2 Bài 3 - Phát cho mỗi nhóm một phiếu. - Nhận xét. - Chốt lại cách đặt dấu thanh: ua- dấu thanh đặt ở chữ u. uô- dấu thanh đặt ở chữ ô. - Đưa bảng phụ - HD HS giải thích nghĩa từng thành ngữ. - 1 HS đọc đề bài. - Làm bài theo nhóm. - Đại diện nhóm lên trình bày bài làm của nhóm mình, lớp chữa bài. - Đáp án: + Các tiếng chứa ua: của, múa. + Các tiếng chứa uô : cuốn , cuộc , buôn , muôn. - 1 HS đọc đề bài. - 2 đội , mỗi đội 4 HS lên bảng làm. - Nêu nghĩa miệng. C. CỦNG CỐ - TIẾP NỐI (5 phút) Mục tiêu cần đạt Nhớ được nội dung của bài học - Nêu lại quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng có nguyên âm đôi ua/uô? - NX tiết học. HS lắng nghe IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Thứ ngày tháng năm 2018 TUẦN 5 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TẬP ĐỌC BÀI: Ê-mi-li, con MỤC TIÊU - Kiến thức : Hiểu được ý nghĩa của bài thơ : ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mỹ dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược VN . - Kỹ năng : Đọc lưu loát toàn bài , đọc đúng các tên riêng nước ngoài , nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ . - Thái độ : Cảm phục trước hành động phản đối chiến tranh xâm lược của 1 công dân Mỹ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: Máy chiếu, sách giáo khoa, phấn màu. Học sinh: Sách giáo khoa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) Kiến thức cần đạt cần đạt Nội dung hoạt động chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Ổn định trật tự, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng học tập cho HS -Ổn định tổ chức -Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS đọc bài: Một chuyên gia máy xúc và trả lời câu hỏi cuối bài. - Nhận xét - 2HS đọc kết hợp trả lời câu hỏi - HS khác nghe, nhận xét B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (20-25 phút) HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài Mục tiêu cần đạt Nội dung hoạt động chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Khơi gợi sự tò mò, muốn tìm hiểu tác phẩm của HS. Giới thiệu bài - Giới thiệu tranh minh hoạ chủ điểm và nội dung các bài học trong chủ điểm: bảo vệ hoà bình, vun đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc. - Giới thiệu bài đọc và ghi bảng. HS lắng nghe HS đọc tên bài HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS luyện đọc - Đọc trôi cháy, đọc đúng các TN khó, ngắt nghỉ hơi đúng, hiểu nghĩa các từ khó. - Giới thiệu tranh minh hoạ trong SGK. + Lần 1: Sửa những lỗi HS dễ phát âm sai như: Ê- mi- li, Mo- ri- xơn, Giôn- xơn, Pô- tô- mác, Oa- sinh- tơn,... + Lần 2: Giải nghĩa một số từ khó như: Lầu ngũ gác, B. 52, Na pan, nhân danh, ... + Lần 3: HD cách đọc ngắt dòng. - Đọc mẫu toàn bài. (Lưu ý giọng đọc của từng khổ thơ). - 1HS khá đọc bài, lớp đọc thầm. - Đánh dấu đoạn vào SGK. - 4HS đọc nối tiếp (2 – 3 lượt) - Đọc chú giải. - Luyện đọc theo nhóm đôi. - Đại diện các nhóm đọc, kết hợp nêu cách đọc. - 1HS đọc cả bài. HOẠT ĐỘNG 3: HD HS tìm hiểu tác phẩm HS nắm được ý nghĩa tác phẩm. * Tìm hiểu khổ 1: * Tìm hiểu ND khổ 2: * Tìm hiểu ND khổ 3: * Tìm hiểu ND khổ 4 - Theo con giọng của người cha cần đọc như thế nào? Giọng của con cần đọc như thế nào để thể hiện đúng tâm trạnh nhân vật? - Vì sao chú Mo- ri- xơn lên án cuốc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ? - Tìm những chi tiết nói lên tội ác của giặc Mĩ? - Chú Mo- ri- xơn nói với con điều gì khi từ biệt? - Qua lời dặn dò của chú em thấy chú là người như thế nào? - Vì sao chú Mô-ri-Xơn nói với con "Cha đi vui...."? - Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mô-ri-xơn? - Ba dòng thơ cuối thể hiện mong muốn gì của chú Mo- ri- xơn? - Nội dung bài thơ là gì? - Ghi bảng ND. - 1 HS đọc to khổ 1 + Giọng cha: trang nghiêm, nén xúc động. Giọng con ngây thơ, hồn nhiên. - 1 HS đọc to khổ 2 + Vì đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa,... + Đốt bệnh viện, trường học, giết trẻ em,... - 1 HS đọc to khổ 3 + Cha không bế con về được nữa!...đừng buồn. + Là người thương vợ con... + Chú muốn động viên vợ con bớt đau buồn, bởi chú đã ra đi thanh thản, tự nguyện. + Trả lời theo ý hiểu của mình. - HS đọc to khổ 4 + Thức tỉnh lương tâm nhân loại. - Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. - Ghi vở. HOẠT ĐỘNG 4: LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM HS biết đọc hay bài. - Treo bảng phụ và đọc mẫu đoạn 3, 4. - 4HS đọc nối tiếp đoạn và nêu giọng đọc từng đoạn. - Luyện đọc diễn cảm theo nhóm. - Đại diện các nhóm thi đọc. C. CỦNG CỐ - TIẾP NỐI (5 phút) Mục tiêu cần đạt Nhớ được nội dung của bài học - Cho HS đọc thuộc lòng khổ 2,3. - Nhận xét ? Bài văn nói lên điều gì? - Đọc trước bài: Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai. HS lắng nghe IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Thứ ngày tháng năm 2018 TUẦN 5 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TẬP ĐỌC BÀI: : Một chuyên gia máy xúc I. MỤC TIÊU -Kiến thức : Hiểu được diễn biến và ý nghĩa của bài : tình cảm chân thành của 1 chuyên gia nước bạn với 1 công nhân VN . Qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc . -Kỹ năng: Đọc lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng đằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn , tình hữu nghị , hợp tác . -Thái độ: Yêu mến tình hữu nghị , hợp tác . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: Máy chiếu, sách giáo khoa, phấn màu. Học sinh: Sách giáo khoa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) Kiến thức cần đạt cần đạt Nội dung hoạt động chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Ổn định trật tự, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng học tập cho HS -Kiểm tra bài cũ - Đọc thuộc lòng bài thơ "Bài ca trái đất", trả lời các câu hỏi. - Hai câu thơ cuối của khổ thơ hai nói lên gì? - Chúng ta phải làm gì để giữ tình yêu cho trái đất? - Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì? NX, đánh giá - 2HS đọc kết hợp trả lời câu hỏi - HS khác nghe, nhận xét B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (20-25 phút) HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài Mục tiêu cần đạt Nội dung hoạt động chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Giới thiệu bài -GV giới thiệu tên bài, nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của bài -Viết tên bài lên bảng, gọi HS đọc nối tiếp lại tên bài HS lắng nghe HS đọc tên bài HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS luyện đọc - Đọc trôi cháy, đọc đúng các TN khó, ngắt nghỉ hơi đúng, hiểu nghĩa các từ khó. - Chia đoạn: +Đ1:Từ đầu đến...hoà sắc êm dịu. +Đ2:Tiếp đến...giản dị, thân mật +Đ3: Tiếp theo đến ...chuyên gia máy xúc. + Đoạn 4: Còn lại. - T/c cho HS đọc nối tiếp cả bài. + Lần 1: Sửa những lỗi HS dễ phát âm sai như: loãng, sừng sững, A- lếch- xây,... + Lần 2: Giải nghĩa một số từ khó như: hoà sắc, chất phác, chuyên gia, phiên dịch, đồng nghiệp,... + Lần 3: HD đọc câu dài: Thế là/ A- lếch- xây đưa bàn tay vừa to/ vừa chắc ra/ nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói - 1HS khá đọc bài, lớp đọc thầm. - Đánh dấu vào SGK. - 4HS đọc nối tiếp (2 – 3 lượt) - Đọc chú giải. - Luyện đọc câu dài. - Luyện đọc theo nhóm đôi. - Đại diện các nhóm đọc, kết hợp nêu cách đọc. HOẠT ĐỘNG 3: HD HS tìm hiểu tác phẩm Hiểu nội dung bài - Đọc mẫu toàn bài. * Tìm hiểu ND đoạn 1: - Anh Thuỷ gặp A- lếch- xây ở đâu? * Tìm hiểu ND đoạn 2: - Tìm những chi tiết miêu tả dáng vẻ của A- lếch- xây? - Vì sao A- lếch- xây khiến anh Thuỷ đặc biệt chú ý? * Tìm hiểu ND đoạn 3,4: - Cuộc gặp gỡ giữa hai người động nghiệp diễn ra như thế nào? - Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao? ? Bài văn nói lên điều gì? - Ghi ND lên bảng. - 1 HS đọc to đoạn 1 + ở công trường xây dựng. - 1 HS đọc to đoạn 2 + Vóc người cao lớn; mái tóc ửng lên như một vạt nắng; thân hình; khuôn mặt to, chất phác. + Vì anh có vóc dáng cao lớn đặc biệt, có vẻ mặt chất phác, có dáng dấp của người lao động... - 1 HS đọc to đoạn 3,4 + Diễn ra rất thân mật + Đọc thầm lại bài và trả lời theo ý hiểu của mình. + Bài văn nói về tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với 1 công dân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc - HS ghi vở. HOẠT ĐỘNG 4: LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM Mục tiêu đạt được Rèn kĩ năng đọc diễn cảm - Treo bảng phụ và đọc mẫu đoạn 4. (Chú ý đọc lời của A- lếch- xây với giọng niềm nở, hồ hởi; chú ý ngắt nghỉ hơi) - Nhận xét - 4HS đọc nối tiếp đoạn và nêu giọng đọc từng đoạn. - Luyện đọc diễn cảm theo nhóm. - Đại diện các nhóm thi đọc. C. CỦNG CỐ - TIẾP NỐI (5 phút) Mục tiêu cần đạt Nhớ được nội dung của bài học - Nhận xét - Câu chuyện giữa anh Thủy và anh A-lếch-xây gợi cho em điều gì? - Đọc trước bài Ê-mi-li, con... HS lắng nghe IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Thứ ngày tháng năm 2018 TUẦN 5 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU BÀI: Từ đồng âm I. MỤC TIÊU -Kiến thức : HS hiểu thế nào là từ đồng âm -Kỹ năng : Nhận diện được 1 số từ đồng âm trong giao tiếp . Biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm . -Thái độ : Yêu thích sử dụng từ đồng âm . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên: Bảng phụ viết nội dung BT 1 ,2; Các mẩu chuyện, câu đố vui, ca dao, tục ngữ, có từ đồng âm. 2.Học sinh: Sách giáo khoa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) Kiến thức cần đạt cần đạt Nội dung hoạt động chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Ổn định trật tự, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng học tập cho HS -Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra 3 học sinh: GV chấm vở viết đoạn văn tả cảnh bình yên của một miền quê hoặc một thành phố mà em biết. - Nhận xét - 3HS lên bảng. - HS khác NX, bổ sung. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (20-25 phút) HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài Mục tiêu cần đạt Nội dung hoạt động chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Nắm được mục tiêu, yêu cầu của bài học Giới thiệu bài -GV giới thiệu tên bài, nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của bài -Viết tên bài lên bảng, gọi HS đọc nối tiếp lại tên bài HS lắng nghe HS đọc tên bài HOẠT ĐỘNG 2: NHẬN XÉT Giúp HS hình thành khái niệm từ đồng âm Bài 1-2 Ghi nhớ: - Hãy chọn dòng nêu đúng nghĩa của mỗi câu trên ? * Hai từ “ câu” của câu văn trên phát âm hoàn toàn giống nhau ( đồng âm ) nhưng nghĩa rất khác nhau. => Gọi là từ đồng âm . - Chốt ghi nhớ và ghi bảng. - 3HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu bài 1, 2. - Làm việc cá nhân và trả lời : - Đọc SGK và ghi vở. - Lấy VD về từ đồng âm. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP Chốt nghĩa của một số từ đồng âm Cách sử dụng các từ đồng âm khi đặt câu Cách chơi chữ với từ đồng âm. Bài 1 Bài 2 Bài 3-4 - Tìm và gạch dưới những từ đồng âm? Phân biệt nghĩa của các từ đó? * Câu a: * Câu b: * Câu c: - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng: - Lưu ý HS: ít nhất mỗi em đặt 2 câu có từ cờ, 2 câu có từ bàn, 2 câu có từ nước. - Nhận xét và chốt lại kết quả đúng: - 1HS nêu yêu cầu. - Thảo luận cặp đôi - Đại diện một và nhóm trình bày. - 1HS làm bài mẫu sau đó cả lớp cùng làm. - Làm cá nhân. Trình bày kết quả. VD: 2 câu có từ bàn với nghĩa từ bàn - Làm việc tập thể. C. CỦNG CỐ - TIẾP NỐI (5 phút) Mục tiêu cần đạt Nhớ được nội dung của bài học - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà tập tra từ điển HS để tìm từ đồng âm. - Chuẩn bị bài Mở rộng vốn từ: Hữu nghị – Hợp tác. HS lắng nghe IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Thứ ngày tháng năm 2018 TUẦN 5 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU BÀI: Mở rộng vốn từ: Hoà bình I. MỤC TIÊU -Kiến thức : Mở rộng , hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm cánh chim hòa bình . -Kỹ năng : Biết sử dụng các từ đã học để viết 1 đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình . -Thái độ : Biết yêu quý hòa bình . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: Máy chiếu, sách giáo khoa, phấn màu. Học sinh: Sách giáo khoa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) Kiến thức cần đạt cần đạt Nội dung hoạt động chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Ổn định trật tự, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng học tập cho HS -Kiểm tra bài cũ KT HS về từ trái nghĩa: + HS1: Tìm những từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ ở BT1 + HS 2: Điền vào chỗ trống 1 từ trái nghĩa với từ in nghiêng đã cho trong các câu a, b, c, d ở BT2. + HS 3: Đặt câu với 1 cặp từ trái nghĩa. - NX, đánh giá. - 3HS lên bảng. - HS khác NX, bổ sung. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (20-25 phút) HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài Mục tiêu cần đạt Nội dung hoạt động chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Nắm được mục tiêu, yêu cầu của bài học Giới thiệu bài -GV giới thiệu tên bài, nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của bài -Viết tên bài lên bảng, gọi HS đọc nối tiếp lại tên bài HS lắng nghe HS đọc tên bài HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP HS hiểu nghĩa đúng của từ “hoà bình” HS biết các từ đồng nghĩa với từ “hoà bình” HS biết cách sử dụng các từ đã học để viết đoạn văn. Bài 1 Bài 2 Bài 3 - Treo bảng phụ ghi ND bài1 - Dòng nào nêu đúng nghĩa từ hòa bình ? a. Trạng thái bình thản . b. Trạng thái không có chiến tranh . c. Trạng thái hiền hòa , yên ả . - Treo bảng phụ. - Giúp HS hiểu nghĩa các từ + Thanh thản : tâm trạng nhẹ nhàng , thoải mái . + Thái bình : yên ổn không có chiến tranh, loạn lạc. Chốt kết quả đúng. - Gợi ý: Em có thể viết về vẻ đẹp của một miền quê hoặc thành phố nơi gia đình em ở. Em cũng có thể viết về một miền quê hoặc một thành phố em đã được xem trên ti vi - NX, tuyên dương những HS viết tốt. - Trao đổi theo cặp để tìm ra ý đúng. + Không biểu lộ xúc động . + Hoà bình + Là trạng thái của cảnh vật hoặc người . * ý ( b ) đúng . - 1HS đọc yêu cầu. - HS làm bài theo nhóm, tra nghĩa các từ và chọn ra từ nêu đúng nghĩa của từ hòa bình. + Bình yên . + Thanh bình + Thái bình - Đại diện nhóm phát biểu. - Các nhóm khác nhận xét. - 1HS đọc yêu cầu. - Làm bài cá nhân. - Lần lượt vài em đọc đoạn văn đã viết. - Lớp NX, bổ sung. C. CỦNG CỐ - TIẾP NỐI (5 phút) Mục tiêu cần đạt Nhớ được nội dung của bài học - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà viết lại đoạn văn. - Chuẩn bị bài cho tiết LTVC tiếp theo. HS lắng nghe IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Thứ ngày tháng năm 2018 TUẦN 5 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TẬP LÀM VĂN BÀI: Luyện tập làm báo cáo thống kê I. MỤC TIÊU -Kiến thức: Biết trình bày kết quả thống kê theo bảng biểu -Kĩ năng : Lập bảng thống kê theo yêu cầu: bảng thống kê kết quả học tập của cá nhân và cả tổ -Thái độ : Có ý thức phấn đấu học tập tốt hơn Giáo dục kĩ năng sống: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. - Kĩ năng hợp tác (cùng tìm kiếm số liệu, thông tin) - Kĩ năng thuyết trình kết quả tự tin. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: Máy chiếu, sách giáo khoa, phấn màu. Học sinh: Sách giáo khoa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) Kiến thức cần đạt cần đạt Nội dung hoạt động chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Ổn định trật tự, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng học tập cho HS -Khởi động - Đọc lại bảng thống kê số HS trong tổ của mình - Lập bảng thống kê có tác dụng gì? - Nhận xét, đánh giá. -HS lắng nghe B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (20-25 phút) HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài Mục tiêu cần đạt Nội dung hoạt động chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Nắm được mục tiêu, yêu cầu của bài học Giới thiệu bài -GV giới thiệu tên bài, nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của bài -Viết tên bài lên bảng, gọi HS đọc nối tiếp lại tên bài HS lắng nghe HS đọc tên bài HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP HS biết cách thống kê số đội viên trong từng tổ HS biết cách trình bày kết quả thống kê theo biểu bảng Bài 1 Bài 2 - Đây là bảng thống kê đơn giản số đội viên trong từng tổ trong lớp nên chỉ cần viết hàng ngang - Ghi 1 ví dụ lên bảng - Có nhận xét gì về số đội viên trong tổ của em ? - Cả lớp và GV nhận xét, thống nhất mẫu đúng. GV dán lên bảng 1 tờ phiếu đã kẻ mẫu đúng. - Em có nhận xét gì về số đội viên của các tổ ? Tổ nào có số đội viên cao ? Tổ nào có ít đội viên nhất ? * Kết luận: Qua bảng thống kê , em đó biết số đội viên của tổ mình. Vậy trong thời gian tới, các em có kế hoạch gì? - 1HS đọc yêu cầu. - Làm việc cá nhân. - Báo cáo kết quả. - 2, 3HS trả lời. - Đọc yêu cầu của BT - Làm việc cá nhân lập bảng thống kê gồm 6 cột dọc và số hàng ngang phù hợp với số HS. - 2 HS lên thi kẻ bảng thống kê. - Đại diện các tổ trình bày kết quả thống kê. C. CỦNG CỐ - TIẾP NỐI (5 phút) Mục tiêu cần đạt Nhớ được nội dung của bài học - Nêu tác dụng của bảng thống kê? - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. - Ghi nhớ cách lập bảng thống kê. IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Thứ ngày tháng năm 2018 TUẦN 5 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TẬP LÀM VĂN BÀI: Trả bài văn tả cảnh I. MỤC TIÊU - Kiến thức : Nắm được yêu cầu của bài văn tả cảnh. - Kĩ năng : Nhận thức được ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình, của bạn; biết sửa lỗi, viết lại được 1 đoạn cho hay hơn. - Thái độ : Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn để viết lại đoạn văn hay hơn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: Máy chiếu, sách giáo khoa, phấn màu. Học sinh: Sách giáo khoa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) Kiến thức cần đạt cần đạt Nội dung hoạt động chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Ổn định trật tự, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng học tập cho HS -Ổn định tổ chức - Đọc bảng thống kê trong vở BT của 2, 3 HS - Nhận xét, đánh giá. -HS lắng nghe B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (20-25 phút) HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài Mục tiêu cần đạt Nội dung hoạt động chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Nắm được mục tiêu, yêu cầu của bài học Giới thiệu bài -GV giới thiệu tên bài, nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của bài -Viết tên bài lên bảng HS lắng nghe HS đọc tên bài HOẠT ĐỘNG 2: HS VIẾT BÀI Nhận xét chung và hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình. Trả bài và HD HS chữa bài: - Đọc những đoạn văn hay, bài văn hay - Viết lại 1 đoạn văn trong bài làm - Nêu nhận xét chung và kết quả bài viết của cả lớp. + Ưu: HS làm bài có bố cục đủ 3 phần. Trình bày sạch, có bài viết tả hay. + Nhược: Tả còn sơ sài, viết sai chính tả khá nhiều(1 số em). - Hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình về ý và cách diễn đạt theo trình tự. - Sử dụng bảng ở lớp sẵn các đề bài và 1 số lỗi điển hỡnh . - Chữa lại cho đúng bằng phấn màu (nếu sai) - Đi giúp đỡ HS chậm . - cho HS đọc 3 phần của bài văn. - Yêu cầu HS đọc và tìm đoạn chưa hay trong bài của mình . - Nhận xét. - Phát hiện lỗi và cùng thảo luận để sửa . - 1 số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi, cả lớp tự chữa trên nháp. - Đọc lại bài làm của mình và tự sửa lỗi - Đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại việc sửa lỗi. - 4 HS đọc - Trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn. - Mỗi HS tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm của mình để viết lại cho hay hơn. - Một số HS trình bày đoạn văn đã viết lại. C. CỦNG CỐ - TIẾP NỐI (5 phút) Mục tiêu cần đạt - Biểu dương những HS đã tham gia chữa bài tốt trong giờ học. - Dặn những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại để nhận đánh giá tốt hơn. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. HS lắng nghe IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Thứ ngày tháng năm 2018 TUẦN 5 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: KỂ CHUYỆN Bài: Kể chuyện đã nghe, đã đọc I. MỤC TIÊU - Kiến thức: Nắm được nội dung, ý nghĩa của các câu chuyện theo chủ đề ca ngợi hoà bình và chống chiến tranh. - Kĩ năng : Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe hay đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh - Thái độ : Yêu hoà bình, ghét chiến tranh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: Sách, báo, truyện gắn với chủ điểm Hoà bình Học sinh: Sưu tầm các câu chuyện nói về chủ điểm Hoà bình. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) Kiến thức cần đạt cần đạt Nội dung hoạt động chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Ổn định trật tự, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng học tập cho HS -Ổn định tổ chức - Kể lại theo tranh 2 – 3 đoạn của câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai - Nhận xét - 2 HS kể và nêu ý nghĩa câu chuyện mình kể B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (20-25 phút) HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài Mục tiêu cần đạt Nội dung hoạt động chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Nắm được mục tiêu, yêu cầu của bài học Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu và ghi tên bài. Đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh. HS lắng nghe HS đọc tên bài HOẠT ĐỘNG 2: HƯỚNG DẪN HỌC SINH KỂ CHUYỆN HS hiểu sơ bộ nội dung câu chuyện, cách kể. Giáo viên kể chuyện - Phân tích đề: Kể lại một câu chuyện em đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh câu chuyện em đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh - GV đưa một số sách báo, truyện gắn với chủ đề Hoà bình và giới thiệu Lưu ý: Em cần kể chuyện mình nghe được, tìm được ngoài SGK. - Một HS đọc trước lớp phần lời ghi dưới mỗi tấm ảnh. - Theo dõi và lắng nghe HOẠT ĐỘNG 3: HS KỂ CHUYỆN - TÌM HIỂU Ý NGHĨA CÂU CHUYỆN Học sinh biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc gắn với chủ đề hòa bình HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện + Nghe, hướng dẫn, uốn nắn. - NX, đánh giá. - Một số HS giới thiệu câu chuyện mình chọn kể. - Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình. - Một vài HS nối tiếp nhau thi kể chuyện trước lớp. - Mỗi em kể xong, tự nói suy nghĩ về nhân vật trong chuyện, hỏi bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn về ND, ý nghĩa câu chuyện. - HS bình chọn bạn có chuyện hay, phù hợp với đề bài, bạn kể chuyện hay nhất trong tiết học. C. CỦNG CỐ - TIẾP NỐI (5 phút) Mục tiêu cần đạt Nhớ được nội dung của bài học - NX tiết học. - Chuẩn bị bài sau: Về nhà đọc trước 2 đề bài của tiết kể chuyện tuần 6 để tìm được một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm để thể hiện tình hữu nghị của nhân dân ta với nhân dân các nước. IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an Tuan 5 Lop 5_12420759.docx