Báo cáo Cải tiến mô hình VAC ở vùng ven biển miền Trung

Mục Lục 

Mở đầu - mục tiêu. 3 

Vật liệu và phương pháp nghiên cứu . 4 

Kết quảvà thảo luận . 5 

Đánh giá hiện trạng hệthống VAC cải tiến ởvùng ven biển Bắc Trung Bộ. 5 

Các loài được sửdụng trong mô hình Vườn- Ao-Chuồng (VAC) . 5 

Đóng góp của VAC trong sinh kế. 6 

Các thuận lợi và khó khăn hiện nay. 7 

Mô hình trình diễn cải tiến. 7 

Nuôi giun đất. 7 

Nuôi cá chình . 8 

Cá chuối (Channa channa) . 9 

Nuôi ếch (Rana rugulosa). 11 

Kết quảmong đợi. 11 

pdf11 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2878 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Cải tiến mô hình VAC ở vùng ven biển miền Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Cải tiến mô hình VAC ở vùng ven biển miền Trung Người báo cáo: Võ Văn Bình, Trung tâm nghiên cứu quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh miền Bắc Ravi Fotedar, Phòng môi trường và khoa học thuỷ sinh, Đại học Curtin, Australia Kết quả bước đầu của Dự án 027/07VIE “Cải tiến hệ thống trang trại kết hợp (VAC) – sự lựa chọn mới cho cộng đồng nông dân nghèo ven biển”. Cơ quan thực hiện: Viện nghiên cứu Thủy sản 1 và Trường Đại học Công nghệ Curtin, Úc. 2 Mục Lục  Mở đầu - mục tiêu........................................................................................................................... 3  Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 4  Kết quả và thảo luận ....................................................................................................................... 5  Đánh giá hiện trạng hệ thống VAC cải tiến ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ ............................. 5  Các loài được sử dụng trong mô hình Vườn- Ao-Chuồng (VAC) ......................................... 5  Đóng góp của VAC trong sinh kế........................................................................................... 6  Các thuận lợi và khó khăn hiện nay........................................................................................ 7  Mô hình trình diễn cải tiến.......................................................................................................... 7  Nuôi giun đất........................................................................................................................... 7  Nuôi cá chình .......................................................................................................................... 8  Cá chuối (Channa channa) ...................................................................................................... 9  Nuôi ếch (Rana rugulosa)..................................................................................................... 11  Kết quả mong đợi...................................................................................................................... 11  3 Cải tiến mô hình VAC ở vùng ven biển miền Trung Võ Văn Bình, Trung tâm nghiên cứu quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh miền Bắc Ravi Fotedar, Phòng môi trường và khoa học thuỷ sinh, Đại học Curtin, Australia Mở đầu - mục tiêu   Hệ thống trang trại kết hợp bao gồm Vườn, Ao cá, Chuồng gia súc giá cầm (còn được gọi là hệ thống VAC) là kiểu sản xuất phổ biến của nhiều cộng đồng nông thôn Việt Nam. Thông thường, trong hệ VAC, ao cá sử dụng cả phân tươi và phân ủ để nâng cao nguôn thức ăn tự nhiên trong ao cho các loài cá thuộc họ cá chép. Ngoài ra phân động vật còn được sử dụng để bón vườn. Hệ thống kiểu này chủ yếu tạo ra cá và rau cho nhu cầu tiêu thu của gia đình và tạo thêm nguồn thu nhỏ. Tuy nhiên, năng suất cá nuôi khá thấp, trung bình 1,500-1,700 kg/ha/năm (0,015- 0,017 kg/m2/năm). Lượng rau tạo ra cũng chỉ đủ cầm chừng nhu cầu gia đình. Hệ VAC mới bao gồm 30-40m3 nướctrong bể nhựa hoặc ao (20m2 bể), chuồng trại 50- 60m2 có thể tạo một lượng phân đủ để nuôi giun cung cấp cho cá và 70-80m2 vườn có thể sử dụng phân giun làm phân bón. Từ hệ này, ước tính 150-170 kg cá nuôi (cá chình, cá mú, cá bống…) và vài trăm kg rau có thể cho thu hoạch Mục tiêu dự án mong muốn đạt được bao gồm: (i) cung cấp nguồn thu thay thế và đảm bảo an ninh lương thực cho người nông dân và ngư dân nghèo; (ii) cải thiện năng lực công nghệ và mở rộng cho các bên liên quan; và (iii) giảm thiểu tác động xấu của nuôi trồng thủy sản tới môi trường và nghề nông thông qua việc tái sử dụng nước thải và sử dụng hợp lý nguồn phân hữu cơ, các sản phẩm thải nông nghiệp khác và cỏ. Cho đến nay dự án vẫn chưa kết thúc và vì vậy báo cáo trình bày một số kết quả nổi bật của dự án. Dự án gồm 3 pha. Trong pha thứ nhất dự án tập trung đánh giá hiện trạng các mô hình VAC, đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện và phát triển mô hình này. Ở pha thứ 2 dự án sẽ phát triển hướng dẫn cách tiếp cận và xây dựng mô hình VAC cải tiến và sẽ tiến hành xây dựng mô hình thí điểm ở các tỉnh dự án. Pha thứ 3 sẽ là ứng dụng và phát triển rộng rãi mô hình VAC cải tiến bằng các hoạt động khuyến ngư và tham quan trao đổi chéo giữa các hộ gia đình trong và ngoài dự án. 4 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu   Hệ VAC mới bao gồm 30-40m3 nước trong bể nhựa hoặc ao (20m2 bể), chuồng trại 50- 60m2 có thể tạo một lượng phân đủ để nuôi giun cung cấp cho cá và 70-80m2 vườn có thể sử dụng phân giun làm phân bón. Từ hệ này, ước tính 150-170 kg cá nuôi (cá chình, cá mú, cá bống…) và vài trăm kg rau có thể cho thu hoạch. Hệ thống này hoạt động hoàn toàn theo hệ hữu cơ, vì vậy sản phẩm tạo ra đáp ứng yêu cầu chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Mô hình VAC cải tiến được phác hoạ như hình 1 Hình 1: Nguyên tắc vận hành của hệ thống VAC cải tiến Loài nuôi (sử dụng phân tích SWOT để quyết định loài nuôi) Hệ thống lọc sinh học Ao cá Bể nuôi cá (khoảng 20m²) Tuấn hoàn nước Khu nuôi giun (60 m2) Phân giun có thể làm phân bón cho cây Vườn rau (30 m2) Chăn nuôi (lợn, gà, bò, trâu..) Các sản phẩm nông nghiệp Sản phẩm giun sử dụng làm thức ăn 5 Ở pha thứ nhất, sau khi phân tích SWOT, 3 mô hình trình diễn đã được tiến hành tại 2 tỉnh, Quảng Trị và Nghệ an. Những gia đình lựa chọn để xây dựng mô hình có quy mô làm ăn nhỏ, nhưng có mong muốn áp dụng tiến bộ khoa học để cải tiến mô hình của họ. Việc xây dựng thành công các mô hình này sẽ là bước tiến tốt kiểu VAC cải tiến có thể phát huy đến các hộ gia đình khác trong vùng. Phân tích SWOT tập trung xem xét những loài thuỷ sản nuôi có giá trị kinh tế cao. Pha thứ 2 bắt đầu với việc cải tiến hệ thống VAC của một số mô hình trình diễn, đồng thời thử nghiệm nuôi một số loài có giá trị kinh tế cao. Thêm vào đó 17 mô hình VAC truyền thống mới đã được lựa chọn để từ đó đánh giá thực trạng, phân tích điểm mạnh và những hạn chế của mô hình. Tiếp theo là áp dụng các cải tiến như đã mô tả (hình 1) và những bài học rút ra từ 3 mô hình ở pha 1. Pha thứ 3 sẽ là mở rộng mô hình bằng tập huấn, khuyến nông – ngư và xúc tiến hàng loạt các chuyến tham quan trao đổi kinh nghiệm chéo giữa các hộ gia đình thực hiện dự án và các hộ gia đình khác có nguyện vọng phát triển theo hướng này. Kết quả và thảo luận  Đánh giá hiện trạng hệ thống VAC cải tiến ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ  Các loài được sử dụng trong mô hình Vườn­ Ao­Chuồng (VAC)  Ở Việt Nam, VAC truyền thống được áp dụng rộng rãi ở nông thôn bao gồm cả vùng ven biển. Việc lồng ghép này bao gồm trồng cây trong vườn hộ, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản. Mức độ kết hợp khác nhau giữa các hộ gia đình, tuy nhiên xét trên khía cạnh sử dụng lao động, việc kết hợp có những điểm chung. Các loài sử dụng trong mô hình VAC truyền thống được trình bày tại Bảng 1. Phân bón hữu cơ từ chăn nuôi lợn, gà và trâu bò được sử dụng trong hầu hết các hệ thống kết hợp. Phân bón được sử dụng cho vườn và ao như là nguồn dinh dưỡng cho cho cây trồng và nguồn thức ăn trực tiếp cho các loài cá. Phần lớn phân chuồng hữu cơ nguyên chất gây nên tình trạng phú dưỡng cho ao nuôi cá vì quá nhiều chất hữu cơ lơ lửng. Nguồn vật chất khác đưa vào hệ hệ thống VAC vùng ven biển là cá tạp từ việc đánh bắt hàng ngày ở biển. Cá tạp được sử dụng như là nguồn thức ăn cho gà và nuôi cá 6 Bảng 1: Các loài được sử dụng trong hệ thống canh tác tổng hợp ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ Vườn Chuồng Ao Khoai lang Ngô Đậu tương Lạc Cỏ (phục vụ chăn nuôi) Lợn Gà, vịt Thỏ Trâu, bò Cá chép Cá trắm Silver carp Rô phi đơn tính Mrigal Rô phi Nguồn: Số liệu dựa trên kết quả trả lời của 15 hộ tham gia khảo sát Hình 2: Thu nhập (hình trái) và chi phí (hình phải) của mô hình Vườn-Ao-Chuồng (Nguồn: Số liệu phân tích từ kết quả khảo sát 15 hộ gia đình) Nuôi trồng thủy sản có vai trò hết sức quan trọng mang lại nguồn thu nhập lớn cho các gia đình ở vùng Bắc Trung Bộ. Mặc dù cho lợi nhuận cao nhưng chi phí cho hoạt động nuôi trồng thủy sản rất thấp, thấp hơn chi phí làm vườn và chăn nuôi (hình 2). Đóng góp của VAC trong sinh kế  Nguồn thu nhập chính của các gia đình vùng ven biển chủ yếu từ thủy, hải sản nơi mà trước đây thu nhập từ trồng trọt chiếm một tỷ lệ thu nhập rất nhỏ. Tuy nhiên, với áp lực từ ô nhiễm môi trường và đánh bắt quá mức, sản lượng cá đánh bắt ngày càng giảm đi nhiều. Thêm vào đó, chất lượng và giá trị của nguồn cá tự nhiên đang giảm đi đáng kể vì chỉ đánh bắt được các loài cá nhỏ và không có giá trị. Vì vậy, nguồn sinh kế thay thế từ vườn cây, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản ngày càng trở nên quan trọng. Kết quả khảo sát cho thấy, có đến 90% số hộ được phỏng vấn có cuộc sống phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thu từ VAC. a b 7 Các thuận lợi và khó khăn hiện nay  Thuận lợi của VAC ven biển - Nguyên liệu địa phương và các sản phẩm phụ như phân bón, rơm rạ, cỏ có sẵn và rất rẻ - Cá tạp là nguồn thức ăn rẻ cho nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm (3000-6000 đồng/kg vào mùa hè) - Lao động rẻ và dư thừa - Giá điện không quá đắt vì được trợ cấp của Chính phủ. Khó khăn của VAC ven biển - Kỹ thuật nuôi trồng chủ yếu dựa vào công nghệ truyền thống và vì vậy cho năng suất thấp - Các loài nuôi trồng có giá trị thấp (xem thêm tại Bảng 1) - Thiếu lao động có trình độ, kinh nghiệm - Khó khăn về đất đai để mở rộng phạm vi sản xuất, diện tích nuôi trồng ngày càng nhỏ - Nguồn cá tạp có sẵn nhưng sẽ khan hiếm vì nhu cầu của các ngành công nghiệp, thương mại khác đang tăng lên. Bên cạnh đó, việc thu mua cá tạp để sản xuất nguồn protein động vật được xem là không phù hợp. Mô hình trình diễn cải tiễn  Nuôi giun đất  Việc cải tiến đi cùng với đầu tư thiết bị nuôi giun đất góp phần tạo nguồn thu nhập vì mỗi kg giun có thế bán 30.000 đồng. Đi cùng với nguồn thu nhập là nuôi giun sử dụng nguồn phân và rác thải nông nghiệp sẽ làm giảm nguy cơ ô nhiễm. Ngoài ra, đất làm giá thể nuôi giun sau đó có thể tái sử dụng cho việc trồng cây trong vườn. Bảng 2: Nuôi giun đất ở 5 tỉnh vùng dự án Tên chủ hộ Địa điểm Diện tích nuôi (m2) Mật độ nuôi Kg/m² Diện tích hiện có (m2) Ước tính gia tăng sản lượng (kg) Số ngày nuôi Lê Sinh Quảng Trị 15 1 25 10 50 Lê Thanh Tùng Nghệ An 30 1 40 200 300 Trần văn Thiệu Quảng Tri 15 2 20 180 300 Huy Hà Tinh 20 1.5 40 80 50 Dũng Quảng Bình 15 1 15 70 50 Trực Huế 15 1 15 80 50 Ghi chú: Mật độ: 1kg = 8.000 – 10.000 con 8 Có 7 (Bảng 2) trong số 20 hộ tham gia mô hình VAC trình diễn đã thiết lập hệ thống nuôi giun đất. Diện tích trung bình của mỗi điểm nuôi giun đất từ 10-20m², phụ thuộc vào điều kiện địa chất, diện tích đất sẵn có và nhu cầu về thức ăn. Kết quả bước đầu thu được từ các điểm trình diễn chỉ ra rằng giun đất có tiềm năng thay thế nguồn thức cho cá hoặc các vật nuôi khác bao gồm cả gà và vịt (gia cầm). Bảng 3: Phân tích thu nhập từ hoạt động nuôi giun đất Chi phí (đồng) Diện tích nuôi 20 m² (của gia đình ông Huy) 15 m² (của gia đình ông Thiệu) Chi phí làm lán 6.050.000 3.330.000 Chi phí hàng tháng (cho lán) 1.344.444 1.110.000 Chi phí phân bón (cho 8 tháng) 1.800.000 1.500.000 Chi phí lao động (cho 8 tháng) 8.000.000 6.000.000 Lệ phí sử dụng đất 250.000 Tổng chi 11.394.444 8.610.000 Tổng thu 14.400.000 12.000.000 Thu nhập 3.005.666 3.390.000 Tỷ suất lợi nhuận (ROI) 26.4 39.4 Dù tỷ suất lợi nhuận thấp nhưng đóng góp quan trọng của mô hình này là những lợi ích mang lại ở khía cạnh tái sử dụng chất thải chăn nuôi và sử dụng các phụ phẩm sẵn có từ hoạt động trồng trọt. Nuôi cá chình  Môi trường nước cho nuôi cá chình phải đủ tốt để duy trì mật độ nuôi cao và thời gian nuôi dài. Thức ăn là cá tạp hoặc giun đất hàng ngày tạo ra nguồn chất thải có hàm lượng Nitơ cao, điều này rất nguy hiểm đối với cá chình. Để giải quyết vấn đề này, hệ thống tuần hoàn để duy trì chất lượng nước đã được thiết kế (Hình 3). 9 Hình 3: Sơ đồ hệ thống tuần hoàn nước trong mô hình VAC tổng hợp (gia đình ông Tung) Cá chuối (Channa channa)  Cá chuối được cho là có thể thay thế một số loài truyền thống. Loài này phù hợp với cả nuôi trong ao và nuôi ở bể nơi mà cá loài cá chép và rô phi truyền thống không thể nuôi được. Đối với các gia đình không có ao nuôi, bể nuôi cá chuối rất thực tế và hiệu quả. Trong trường hợp không có cá tạp, giun đất được xem là nguồn thức ăn thay thế rất tốt để nuôi cá chuối. Cá chuối có thể nuôi ở mật động 70 con/m², cho khả năng tối đa là 70kg/m². Năng suất này thậm chí còn tốt hơn nuôi lồng. Tuy nhiên, để an toàn, mật độ 35 con/m² được khuyến nghị áp dụng. Sân K hu n uô i g iu n Nhà ở Bếp Chuồng bò Khu nuôi giun Khu vực rửa Vườn Vườn Vườn Giếng nước Lọc sinh học (60L) Hệ thống lọc 10 Hình 4: Sinh trưởng của cá chuối nuôi trong bể tại tỉnh Hà Tĩnh Bảng 4: Phân tích kinh tế của việc nuôi cá chuối Chi phí Thành tiền (đồng Bể (2 bể x 20 m²) 1.000.000 Hệ thống bơm 300.000 Chi phí cá giống (2000 con) 2.000.000 Thức ăn (bã cá) 19.800.000 Chi phí lao động (cho 4 tháng) 3.600.000 Tổng chi 26.700.000 Tổng thu 36.000.000 Thu nhập ròng 9.300.000 Tỷ suất lợi nhuận (%) 34,83 Kết quả trình bày tại Bảng 4 cho thấy chi phí chính trong nuôi cá chuối là thức ăn, chiếm 74% tổng chi phí. Tuy nhiên, ngay cả khi chí phí cho thức ăn lớn, lợi nhuận ròng có thể chấp nhận được với 232.500 đồng/m² đất sử dụng. Tỷ suất lợi nhuận quay vòng vốn (ROI) cao, hơn 34% trong 4 tháng nuôi. Có thể thấy rằng việc nuôi giun đất sẽ là nguồn thức ăn thay thế cá tạp từ đó có thể tăng chu kỳ sản xuất cá chuối lên 2 hoặc 3 lần trong một năm. Đồng thời, chi phí đầu tư có thể giảm từ 26,7 triệu xuống còn 6,9 triệu đồng. 11 Nuôi ếch (Rana rugulosa)  Vì hệ thống nuôi ếch đang được xây dựng trong vùng dự án và chưa cho kết quả cuối cùng. Tuy nhiên những phân tích ban đầu có thể hy vọng rằng nuôi ếch sẽ có nhiều lợi thế: - Chi phí đầu vào thấp và nhu cầu về đất không cao vì có thể sử dụng mặt nước trong ao để thiết kế lồng - Chu kỳ sản xuất ngắn, khoảng 3 tháng và vì thế sẽ giảm thiểu được rủi ro - Thị trường tiêu thụ sẵn có vì ếch được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam - Nuôi ếch được xem là bền vững và an toàn về môi trường vì không có chất ô nhiễm được tạo ra Bảng 5: Phân tích lợi ích kinh tế của việc nuôi ếch Chi phí Thành tiến (đồng) Lưới 250.000 Vật liệu và lao động làm lồng (7 m³) 180.000 Con giống 400.000 Thức ăn 1.680.000 Công chăm sóc 900.000 Chi phí khác 100.000 Tổng chi 3.510.000 Tổng thu 6.300.000 Lợi nhuận ròng 2.790.000 Tỷ suất lợi nhuận (ROI) % 79,49 Ếch được xem như là nguồn thu nhập bổ sung vì chỉ tận dụng mặt ao. Có thể thấy nuôi ếch mang lại hiệu quả kinh tế cao vì có tỷ suất lợi nhuận rất lớn (Bảng 5). Kết quả mong đợi  Lợi nhuận cao hơn: Kết quả bước đầu cho thấy thu nhập của chủ hộ tham gia các điểm trình diễn của dự án bắt đầu cải thiện. Tuần hòan dinh dưỡng tốt hơn: Sử dụng nguồn chất thải sẵn có hiệu quả hơn thông qua nâng cao hiệu quả tuần hoàn nguồn nguyên liệu giữa các thành phần khác nhau của hệ thống VAC đã cho kết thấy ô nhiễm nước giảm và tính bền vững của toàn bộ hệ thống VAC được cải thiện. Tạo giá trị gia tăng và đa dạng hóa sản phẩm: Việc đưa vào các giống mới như cá chình, cá chuối, giun đất và ếch sẽ giúp đang dạng hóa sản phẩm cho thị trường và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCai tien mo hinh VAC vung ven bien mien Trung.pdf
Tài liệu liên quan