LỜI CẢM ƠN .i
MỤC LỤC.iii
DANH MỤC BẢNG.vi
DANH MỤC HÌNH .vii
TỪ VIẾT TẮT .viii
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU.1
1.1. Đặt vấn đề.1
1.2. Mục tiêu của đề tài.2
1.3. Nội dung nghiên cứu.2
CHƯƠNG II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .4
2.1. Giới thiệu cây ca cao .4
2.1.1. Nguồn gốc cây ca cao [11].4
2.1.2. Đặc điểm của cây ca cao [11].5
2.2. Thành phần hóa học của vỏ trái ca cao [11, 27] .6
2.3. Một số loại nấm bệnh ký sinh trên vỏ ca cao [11, 24].7
2.4. Tổng quan về phân hữu cơ [18].8
2.4.1. Khái niệm phân hữu cơ [18] .8
2.4.2. Ưu nhược điểm của phân hữu cơ [18].9
2.4.3. Tình hình ứng dụng vi sinh vật xử lí rác thải [14] .9
2.4.4. Một số mô hình ủ phân hữu cơ tại Việt Nam. 11
2.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ phân . 12
2.5. Các chỉ tiêu xác định chất lượng phân thành phẩm. 20
2.6. Chế phẩm sinh học [19] . 21
2.6.1. Chế phẩm GEM. 21
2.6.2. Chế phẩm Trichoderma . 22
2.7. Hai chủng nấm mốc được tuyển chọn ứng dụng thực nghiệm . 23
2.7.1. Trichoderma viride [3]. 23
2.7.2. Aspergillus niger [3]. 24
88 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/02/2022 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân lập, tuyển chọn những chủng nấm mốc có khả năng sinh tổng hợp enzyme cellulase cao - Ứng dụng vào quá trình ủ phân hữu cơ từ vỏ trái ca cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị coi nhẹ trong quá trình sản xuất phân
hữu cơ. Điều này thực chất rất quan trọng bởi vì độ ẩm thấp hơn sẽ kìm hãm hoạt động
của vi khuẩn và tất cả vi khuẩn ngừng hoạt động tại độ ẩm 12 %.
Nguyên liệu thô trước khi xử lý thường khô, các vi sinh vật không hoạt động và
quá trình chuyển hoá phân hữu cơ không diễn ra. Giai đoạn đầu tiên của quá trình chế
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Văn Tới – Lớp DH09H1 19 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
biến phân hữu cơ là xử lý nước. Có nhiều phương pháp xử lý nước như: ngâm hoặc
nhúng nguyên liệu vào nước, phun nước đều lên nguyên liệu.
Để kích thích hoạt động của vi sinh vật, các nguyên liệu bổ sung được thêm vào
khi xử lý nước như: phân gà, vỏ hạt bông, ammonium sulfate, urea
Để cho quá trình phân tán nước đồng đều, cũng như phá vỡ phần nào cấu trúc
cellulose của vỏ trái ca cao bằng biện pháp cơ học đó là băm nhỏ vỏ ca cao ra, khi đó
một phần cấu trúc cellulose sẽ bị phá vỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân
hủy vỏ ca cao.
2.4.5.6. Nhiệt độ
Trong quá trình sản xuất phân hữu cơ quá trình bắt đầu từ nhiệt độ thường
(20-400C), tăng nhiệt độ từ từ và đạt tới khoảng nhiệt độ cao (45-1220C), sau đó lại
giảm xuống khoảng nhiệt độ nhiệt độ thường. Quá trình sản xuất phân hữu cơ nào
cũng tăng và giảm nhiệt độ như vậy [19].
Sự thay đổi nhiệt độ cơ bản là một thông số phụ thuộc vào thời gian, nhiệt độ của
nguyên liệu đưa vào sản xuất phân hữu cơ, sau một thời gian rất ngắn, bắt đầu tăng lên
sau khi tạo lập những điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất phân hữu cơ.
Sự thay đổi nhiệt độ ban đầu song song với giai đoạn ủ của quần thể vi khuẩn.
Dưới những điều kiện thuận lợi, giai đoạn này sẽ được kế tiếp bởi giai đoạn gia tăng
nhiệt độ gần như theo cấp số mũ tới nhiệt độ 600C đến khoảng 70-800C. Sự gia tăng
nhiệt độ rất cao là kết quả phân huỷ những thành phần dễ phân hủy trong chất thải
như: đường, tinh bột, một số protein đơn giản. Nhiệt độ này tiếp tục được duy trì qua
một thời gian, độ dài của giai đoạn phụ thuộc vào loại hệ thống sản xuất phân hữu cơ
sử dụng và bản chất của chất thải. Sau đó, nhiệt độ giảm dần xuống cho đến khi bằng
môi trường xung quanh.
Sau khi những thành phần dễ phân hủy đã được phân hủy và trong cơ chất chỉ
còn những thành phần bền vững hơn, hoạt động của vi khuẩn cũng giảm đi và nhiệt độ
bắt đầu giảm xuống.
Nếu nhiệt độ của khối phân hữu cơ không tăng hoặc tăng chậm, mặc dù chất thải
đã được đánh luống thì có thể một số điều kiện trong quá trình sản xuất phân hữu cơ
chưa hợp lý. Trong trường hợp này, vấn đề có khả năng xảy ra cao nhất là độ ẩm cao
quá 80 % hoặc thấp quá 12 %. Mùi hôi ngày càng nhiều là dấu hiệu của độ ẩm quá
mức. Ngược lại, không có bất cứ mùi nào sẽ biểu thị cho độ ẩm quá thấp.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Văn Tới – Lớp DH09H1 20 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
Độ ẩm cao quá có thể điều chỉnh bằng cách thêm vật liệu có nhiều chất xơ. Một
giải pháp khác là tăng cường làm thoáng khí. Làm thoáng không chỉ cung cấp oxi cần
thiết, mà còn làm hơi ẩm bay hơi. Thêm nước là biện pháp đương nhiên để điểu chỉnh
độ ẩm quá thấp.
Theo đó, trong những quá trình sản xuất phân hữu cơ thông thường, có thể nói
rằng tại thời điểm nhiệt độ giảm xuống bằng hay gần bằng nhiệt độ môi trường, các
thành phần chưa ổn định về mặt sinh học bắt đầu quá trình ổn định. Nhờ vậy, nguyên
liệu được hoai mục thành phân hữu cơ đủ phẩm chất, cho phép lưu trữ hoặc sử dụng.
Những kinh nghiệm đã qua cho thấy rằng sản phẩm phân hữu cơ có thể sử dụng
an toàn hoặc có thể lưu trữ được sau khi nhiệt độ cuối cùng giảm đến mức 400C.
2.4.5.7. Sự thay đổi những tính chất vật lý [23]
- Hình thức bề ngoài:
Khối phân hữu cơ dần dần sậm lại, chứng tỏ quá trình phân hữu cơ diễn ra đúng
hướng. Sản phẩm phân hữu cơ cuối cùng luôn luôn có màu đen, xám sẫm hoặc màu
hơi nâu nâu.
- Mùi:
Chỉ vài ngày sau khi bắt đầu quá trình sản xuất phân hữu cơ một loạt các mùi
khác nhau xuất hiện thay thế cho mùi vốn có ban đầu của cơ chất.
Nếu quá trình tiến triển theo hướng tốt thì các mùi tiếp theo có thể được mô tả
chung chung là gây buồn nôn. Mùi hôi là dấu hiệu của sự thiếu hụt oxi, thường là vì cơ
chất có độ ẩm quá cao. Nếu điều kiện không thuận lợi tình trạng kỵ khí diễn ra thì mùi
đặc trưng sẽ là mùi thối rữa. Nếu tỉ lệ C:N trong cơ chất thấp hơn 20:1 và pH khoảng
7,5 thì mùi chủ yếu là amoniac. Giai đoạn cuối cùng được đặc trưng bằng mùi đặc
trưng của đất.
- Kích cỡ hạt:
Các hạt cơ chất có khuynh hướng ngày càng nhỏ vì sự phân rã và sự cọ sát giữa
các hạt diễn ra trong quá trình đảo trộn. Ngoài ra, sự phân hủy làm cho các thớ sợi trở
nên giòn, dễ gãy và làm cho vật chất không có hình dạng nhất định trở thành có dạng
hạt.
2.5. Các chỉ tiêu xác định chất lượng phân thành phẩm
Theo thông tư số 36/2010/TT-BNNPTNT về việc ban hành quy định sản xuất
kinh doanh và sử dụng phân bón, thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn thực
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Văn Tới – Lớp DH09H1 21 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
hiện một số nội dung về quản lí chất lượng phân bón. Thông tư quy định các chỉ tiêu
bắt buộc kiểm tra về hàm lượng dinh dưỡng được chấp nhận theo TCVN bao gồm một
số chỉ tiêu như bảng 2.4:
Bảng 2.4. Các chỉ tiêu phân hữu cơ
Tên chỉ tiêu Mức
Độ ẩm, % (không lớn hơn) 25
pH 6-8
Hàm lượng chất hữu cơ tổng số, % (không nhỏ hơn) 2,5
Acid humic 2,5
Hg, mg/kg (không lớn hơn) 2
Niken, mg/kg 100
Chì, mg/kg 200
Cadimi, mg/kg (không lớn hơn) 2,5
2.6. Chế phẩm sinh học [19]
2.6.1. Chế phẩm GEM
GEM là chế phẩm sinh học bao gồm nhiều chủng vi sinh vật khác nhau trong đó
5 nhóm vi khuẩn lên men acid lactic, lên men rượu, vi khuẩn quang hợp, xạ khuẩn và
nấm men. Năm nhóm vi khuẩn này tạo ra acid amin tự do, acid hữu cơ, vitamin hòa
tan trong nước, kháng sinh tự nhiên và tạo ra các hoocmon tự nhiên. Vì thế các vi
khuẩn này được sử dụng vào trong tự nhiên sẽ tạo ra mối liên kết nhằm khống chế các
vi khuẩn gây hại đối với các loại cây trồng và vật nuôi.
Chế phẩm GEM được tạo ra không phải bằng kỹ thuật di truyền và cũng không
chứa các loài vi sinh vật được tạo ra bởi kỹ thuật di truyền. GEM rất an toàn, rẻ và ứng
dụng có hiệu quả, cải thiện tốt môi trường. Các vi sinh vật tạo ra một môi trường sinh
thái đồng nhất, sản sinh ra nhiều sản phẩm khác nhau cùng sinh trưởng, phát triển. Mỗi
loại vi sinh vật trong chế phẩm GEM có chức năng năng hoạt động riêng của chúng.
Các vi sinh vật này đều là những vi sinh vật có lợi chung sống trong cùng một môi
trường, chúng sống cộng sinh với nhau, cùng hỗ trợ nhau do vậy hiệu quả của họat
động tổng hợp của chế phẩm tăng lên rất nhiều.
Trong bảo vệ môi trường: GEM có tác dụng tiêu diệt các vi sinh vật gây mùi thối
do các loại khí H2S, SO2, NH3 gây ra, nên khi phun GEM vào rác thải, cống rãnh,
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Văn Tới – Lớp DH09H1 22 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
toilet, chuồng trại chăn nuôi....Sẽ khử được mùi hôi một cách nhanh chóng. Đồng thời
số lượng ruồi muỗi, ve các loại côn trùng bay khác giảm hẳn số lượng. Chức năng
phân hủy rác thải hữu cơ tiêu diệt các vi sinh vật gây thối, làm tốc độ hóa mùn diễn ra
nhanh hơn. Đây là sản phẩm thân thiện môi trường. Chế phẩm GEM sử dụng:
GEM- P, GEM-K
2.6.2. Chế phẩm Trichoderma
Chế phẩm Trichoderma chứa thành phần chính là nấm Trichoderma và các
enzyme thủy phân như cellulase, chitinase, xylanasegiúp cây trồng kháng bệnh.
Khống chế và tiêu diệt các loại nấm bệnh như Rhizoctonia solani, Fusarium,
Sclerotium gây bệnh thối rễ, chết yểu, héo rũ tạo điều kiện cho vi sinh vật trong đất
phát triển, kích thích sự tăng trưởng của bộ rễ, phân giải các chất xơ, chitin, pectin,
lignin trong phế thải hữu cơ thành đơn chất dinh dưỡng làm đất tơi xốp hơn, giúp cây
dễ dàng hấp thu, tăng hàm lượng chất mùn và mật độ côn trùng có ích, giữ độ phì của
đất.
Dùng ủ phân chuồng có tác dụng phân hủy nhanh, mau hoai mục có thể bón trực
tiếp cho cây trồng như rau, hoa, cây ăn quả, cây công nghiệp, tăng khả năng kháng một
số nấm bệnh. Các chế phẩm nấm Trichoderma được sản xuất và sử dụng như là chất
kiểm soát sinh học một cách có hiệu quả. Hình thức sử dụng dưới dạng chế phẩm riêng
biệt hoặc được phối trộn vào phân hữu cơ để bón cho cây trồng vừa cung cấp dinh
dưỡng cho cây vừa tăng khả năng kháng bệnh của cây. Những lợi ích mà những loài
nấm này mang lại đã được biết đến bao gồm việc kích thích sự tăng trưởng và phát
triển của thực vật do việc kích thích sự hình thành nhiều hơn và phát triển mạnh hơn
của bộ rễ so với thông thường. Những cơ chế giải thích cho các hiện tượng này chỉ
mới được hiểu rõ ràng hơn trong thời gian gần đây. Hiện nay, một giống nấm
Trichoderma đã được phát hiện là chúng có khả năng gia tăng số lượng rễ mọc sâu
(sâu hơn 1 m dưới mặt đất). Những rễ sâu này giúp các loài cây có khả năng chịu được
hạn hán.
Nấm Trichoderma có khả năng phân huỷ cellulose, phân giải lân chậm tan [30].
Lợi dụng đặc tính này người ta đã trộn Trichoderma vào quá trình sản xuất phân hữu
cơ vi sinh để thúc đẩy quá trình phân huỷ hữu cơ được nhanh chóng. Tuy nhiên, một
số chế phẩm Trichoderma trên thị trường hiện nay chay theo thị hiếu, người nông dân
do hạn chế về mặt kĩ thuật chuyên môn, sử dụng sản phẩm Trichoderma trên thị
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Văn Tới – Lớp DH09H1 23 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
trường tuy nhiên hiệu quả thật sự thì không như mong muốn, chính vì điều đó, chúng
tôi tiến hành tự phân lập và tuyển chọn ra được hai dòng nấm mốc là T.viride và
A.niger thử nghiệm nhân giống thay thế đối chứng với chủng Trichoderma thương
mại.
Chúng tôi cũng sử dụng một loại chế phẩm sinh học Trichoderma thương mại
xuất phát từ nơi sản xuất có uy tín (vì lí do pháp lí không thể nêu tên công ty sản xuất
và hình thực tế chế phẩm) để đối chứng với sản phẩm thuần gồm hai chủng nấm mốc
kết hợp với nhau: T.viride và A.niger.
2.7. Hai chủng nấm mốc được tuyển chọn ứng dụng thực nghiệm
2.7.1. Trichoderma viride [3]
Vị trí phân loại của T.viride: T.viride phân bố rộng rãi trong đất, xác bã thực vật.
Theo Persoon et Gray (1801), thì T.viride thuộc ngành Ascomycota, lớp
Euascomyces, bộ Hypocreae, giống Tricoderma. Các loài được nhận biết thông qua sự
khác biệt về hình thái giữa các loài trong cùng giống. Tuy nhiên mức độ giống nhau về
hình thái không liên quan mật thiết với quan về mặt phát sinh chủng loài. Trong
trường hợp Trichoderma, rất khó phân biệt giữa các loài với nhau và với các loài có
giai đoạn sinh sản hữu tính thuộc giống Hypocrea.
Đặc điểm sinh học: khuẩn lạc ban đầu có màu trắng, sau đó có màu xanh lục do
bào tử được hình thành. Cuống sinh bào tử có dạng chum, phân nhánh liên tục. Sinh ra
các thể bình hình tam giác, mỗi nhánh kết thúc bởi một thể bình. Đính bào tử hình elip
hoặc bầu dục, có màu xanh lục.
Đặc điểm sinh hóa: T.viride có khả năng tổng hợp các enzyme như cellulase,
xylanase, chitinase, protease, pectinase
- Protease: T.viride có khả năng tạo ra hai loại protease. Protease thứ nhất phân
giải protein thành polypeptide, pepton, còn protesea thứ hai tiếp tục chuyển hóa các
sản phẩm trên thành acid amin. Nhiệt độ tối ưu cho hoạt động của chúng khoảng 500C.
- Celulase: là phức hợp gồm nhiều enzyme, chủ yếu là cellulase C1, cellulase
Cx và β-glucosidase hay cellobiase. Cellulase có tác dụng thủy phân cellulose thành
cellobiose rồi thành glucose theo trình tự sau:
Cellulse Cellobiase Cellulose Cellobiose Glucose
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Văn Tới – Lớp DH09H1 24 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
T.viride còn có khả năng tạo kháng sinh. Vì vậy T.viride còn được sử dụng làm
nhân tố kiểm soát sinh học [28, 29].
2.7.2. Aspergillus niger [3]
Vị trí phân loại của A.niger: giống Aspergillus do Michelli mô tả lần đầu vào
năm 1729. Năm 1901 Wehmer đã cho ra đời một chuyên luận phân loại giống nấm
này. Raper và Fennell chỉ dung một tên Aspergillus cho tất cả các loài bào tử trần. Như
vậy A.niger có vị trí phân loại như sau: lớp Deuteromyces, bộ Moniliales, họ
Moniliaceace, giống Aspergillus.
Khuẩn ty phân nhánh, có vách ngăn, bào tử đính không nằm trong bọc bào tử,
cuống sinh thể bình phình ra rõ rệt ở đầu tạo thành bọng lớn hình cầu, màu nâu đen.
Thể bình gồm hai lớp, lớp thứ nhất hình tam giác ngược, lớp thứ hai hình chai, bào tử
đính xòe ra, có hình cầu xù xì, có màu nâu đen đến màu than.
Đặc điểm sinh học của A.niger: sinh trưởng không cần ánh sáng. Nấm có thể phát
triển tốt ở môi trường acid nhưng pH tối ưu là 4 – 6,5, một số loài phát triển tốt ở pH <
3 và một số ít phát triển ở pH> 9.
Đặc điểm sinh hóa: A.niger có khả năng tổng hợp các enzyme như cellulase,
α-amylse, protease, có khả năng lên men đường, đồng hóa tốt các loại đường đơn và
đường đôi như glucose, fructose, maltose, saccharose.
α-amylse: A.niger có khả năng tổng hợp α-amylse ngoại bào để thủy phân tinh
bột tạo dextrin và một ít maltose và glucose.
α-amylse của A.niger hoạt động tối ưu ở pH từ 4,5-4,7. Trong khi để đường hóa
tinh bột, pH thích hợp nhất là 5-5,5 ở 500C. Enzyme bị mất hoạt tính sau 30 phút ở
pH = 2,5.
A.niger được xem là nấm sợi không sinh độc tố và được sử dụng rộng rãi trong
chế biến thực phẩm.
α-amylse
Tinh bột Dextrin (nhiều) + Maltose (ít) + Glusose (ít)
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Văn Tới – Lớp DH09H1 25 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
CHƯƠNG III
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương tiện nghiên cứu
3.1.1. Thời gian và địa điểm
- Thời điểm: 25/02/2013 đến ngày 12/07/2013.
- Địa điểm: Phòng thí nghiệm Vi sinh- Hóa sinh trường Đại học Bà Rịa - Vũng
Tàu. Khuôn viên trường Đại học Bà Rịa- Vũng Tàu và Cty TNHH Ca cao Thành Đạt.
3.1.2. Nguyên vật liệu
Vật liệu để phân lập chủng nấm mốc: vỏ ca cao tại xã Xà Bang, huyện Châu
Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu; mẫu đất tại khuôn viên Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu; mẫu đất
tại Xã Bông Trang, Huyện Xuyên Mộc và xã Xà Bang, huyện Châu Đức,
Bà Rịa - Vũng Tàu.
Cám gạo, vỏ trấu, vỏ ca cao xay nhuyễn, bã mía phơi khô, vỏ lạc.
Vật liệu để nghiên cứu xử lí phân hủy cellulose thành phân hữu cơ là vỏ ca cao
của Cty TNHH Thành Đạt tại Xã Xà Bang, Huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu.
3.1.3. Hóa chất
- (NH4)2SO4;
- KH2PO4;
- CaCl2;
- MgSO4;
- MnSO4.7H2O;
- FeSO4;
- CoCl2;
- Pepton;
- Agar;
- ZnSO4;
- KCl;
- NaOH;
- H2SO4;
- HCl;
- Urea;
- Glucose;
- CMC;
- Cồn;
- Lactose;
- KNO3;
- Tartrat Kali Natri;
- DNS;
- Phân lân;
- Sodium Acetate;
- CuSO4;
- K2SO4;
- Đỏ metyl;
- Xanh metylen;
- Etanol 96 %;
- Phenolphtalein;
- CaO.
3.1.4. Môi trường nghiên cứu phân lập
- Môi trường phân lập nấm mốc thạch - khoai tây PGA (phụ lục 1);
- Môi trường xác định hoạt tính enzyme cellulase bằng phương pháp đục lỗ trên
thạch 2 % agar, 1 % CMC (phụ lục 1);
- Môi trường phân lập Trichoderma sp trong đất M1 (phụ lục 1);
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Văn Tới – Lớp DH09H1 26 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
- Môi trường Czapeck xác định nhanh hoạt tính enzyme cellulase trực tiếp trên
khuẩn lạc (phụ lục 1);
- Môi trường bổ sung mandel bổ sung 10 ml dung dịch khoáng vi lượng (phụ
lục 1).
3.1.5. Dụng cụ thí nghiệm
Thiết bị, dụng cụ phòng thí nghiệm:
- Máy ly tâm, buồng đếm hồng cầu;
- Máy đo pH;
- Bộ chưng cất đạm;
- Bình mircokjeldahl, buret, pipet, giấy lọc không tro, thước đo;
- Bể ổn nhiệt, máy đo quang phổ, vortex, cân phân tích;
- Bếp điện, ống nghiệm;
- Đĩa petri, que cấy, que trang, đèn cồn, bông hút ẩm, bông không hút ẩm;
- Đũa thủy tinh;
- Máy khuấy từ;
- Máy lắc ngang;
- Máy phân tích độ ẩm;
- Nồi khử autoclave;
- Tủ cấy, tủ hút, tủ lạnh, tủ sấy, kính hiển vi;
- Lamen, băng keo trong
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Văn Tới – Lớp DH09H1 27 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
3.1.6. Thiết bị sử dụng
Thiết bị, dụng cụ phục vụ nghiên cứu thực nghiệm:
Bảng 3.1. Dụng cụ cần sử dụng
Dụng cụ Số lượng Dụng cụ Số lượng
Cuốc 2 cái Bình xịt 1 cái
Xẻng 2 cái Thùng ozoa 2 cái
Thùng chứa nước 3 cái Bạt nilong 3 cái
3.2. Bố trí thí nghiệm
3.2.1. Thí nghiệm 1: phân lập, tuyển chọn một số chủng nấm mốc có khả năng sinh
tổng hợp cellulase cao
Mục đích thí nghiệm: phân lập và tuyển chọn một số chủng nấm mốc có khả
năng sinh tổng hợp cellulase cao.
Bố trí thí nghiệm:
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Văn Tới – Lớp DH09H1 28 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
Hình 3.1. Sơ đồ khối bố trí thí nghiệm 1
Bình tam giác
+ 90 ml nước
cất
Lắc đều trong
15 phút
Cân 10g bột
vỏ
Giã nhỏ mẫu vỏ ca cao
và đất
Cân 10g bột
đất
Bình tam giác
+ 90 ml nước
cất
Lắc đều trong
15 phút
Xác định đường kính vòng
phân giải trên khuẩn lạc
Tách dòng
Quan sát
Ủ 48 giờ
Pha loãng đến
10-6
Pha loãng đến
10-6
Cấy vào môi
trường PGA
Cấy vào môi
trường M1
Định danh sơ bộ
Kết quả định
danh
Định danh tại trung tâm
KHCN Sắc Ký Hải Đăng
Giữ giống trên
PGA
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Văn Tới – Lớp DH09H1 29 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
Nội dung theo dõi:
- Phân lập;
- Tuyển chọn các chủng có khả năng sinh tổng hợp cellulase cao bằng phương
pháp xác định đường kính vòng phân giải theo thời gian;
- Định danh sơ bộ tại phòng thí nghiệm;
- Định danh tại trung tâm KHCN Sắc Ký Hải Đăng.
3.2.2. Thí nghiệm 2: Phương pháp xác định ảnh hưởng của pH đến khả năng sinh tổng
hợp enzyme cellulase
a. Mục đích thí nghiệm
Xác định pH tối ưu cho quá trình sinh tổng hợp enzyme cellulase.
b. Nội dung thí nghiệm
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Văn Tới – Lớp DH09H1 30 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
Hình 3.2. Sơ đồ khối bố trí thí nghiệm 2
- Số nhân tố thí nghiệm: 2;
- Số nghiệm thức:
Nhân tố B: 2 chủng nấm mốc;
Nhân tố C: 3 giá trị pH khác nhau;
- Số lần lặp lại: 3;
- Số đơn vị thí nghiệm: 2 x 2 x 3 x 3 = 36.
Sau khi cấy chủng vi sinh vật thuần khiết trên môi trường PGA, tiến hành đếm số
lượng bào tử theo thời gian, đến khi đạt số lượng 106 bào tử/ml, tiến hành cấy nuôi hai
chủng nấm mốc này trong môi trường lỏng với pH = 5, pH = 6, pH = 7 cơ chất cảm
ứng là bột vỏ ca cao, ứng với thời gian nhất định tiến hành lấy dịch chiết enzyme đem
pH thích hợp
B1: Trichoderma viride
B2: Aspergillus niger
C1: pH=5
C2: pH=6
C3: pH=7
Xác định đường
kính vòng phân giải
Đo hàm lượng
đường khử
C1 C2 C3
Czapeck+ bột vỏ ca cao
Cấy trên môi
trường PGA
B1 B2
Chiết dịch enzyme
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Văn Tới – Lớp DH09H1 31 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
đi xác định sơ bộ nhanh tương quan giữa đường kính vòng tròn và thời gian phân giải
trên môi trường thạch theo phương pháp đục lỗ thạch bằng khoan nút chai, đồng thời
tiến hành xác định lại bằng phương pháp xác lượng đường khử (phụ lục 1).
c. Chỉ tiêu theo dõi
- Hàm lượng đường khử theo thời gian;
- Đường kính vòng phân giải theo thời gian.
3.2.3. Thí nghiệm 3: xác định môi trường bán rắn thích hợp để các chủng nấm mốc
sinh tổng hợp enzyme cellulase
a. Mục đích thí nghiệm
Xác định môi trường bán rắn thích hợp để các chủng nấm mốc sinh tổng hợp
enzyme cellulase.
b. Bố trí thí nghiệm
Sau khi đã xác định được pH và thời gian tối ưu, tiến hành nuôi cấy trên môi
trường bán rắn (phụ lục 2) với pH cho hoạt tính cao nhất. Sau đó theo thời gian, tiến
hành chiết dịch enzyme và đem so màu ở bước sóng 540 nm và tính toán hoạt độ (phụ
lục 2).
Hình 3.3. Sơ đồ khối bố trí thí nghiệm 3
B1 B2
B1: Trichoderma viride
B2: Aspergillus niger
D1: Cám - Vỏ lạc
D2: Cám - Trấu
D3: Vỏ ca cao
D1 D2 D3
Chiết dịch
enzyme
Đo đường khử
Môi trường
thích hợp
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Văn Tới – Lớp DH09H1 32 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
- Số nhân tố thí nghiệm: 2;
- Số nghiệm thức:
Nhân tố B: 2;
Nhân tố D: 3;
- Số lần lặp lại : 3;
- Đơn vị thí nghiệm: 2 x 2 x 3 x 3 = 36.
c. Chỉ tiêu theo dõi
Hàm lường đường khử trong các môi trường bán rắn khác nhau theo thời gian.
3.2.4. Thí nghiệm 4: Xác định thời gian thu nhận bào tử nấm mốc thích hợp
a. Mục đích thí nghiệm
Xác định thời gian các chủng nấm mốc sinh ra lượng bào tử cao nhất.
b. Bố trí thí nghiệm
Hình 3.4. Sơ đồ khối bố trí thí nghiệm 4
- Số nhân tố thí nghiệm: 1;
- Số nghiệm thức: 2;
- Số lần lần lặp lại: 3;
- Đơn vị thí nghiệm: 1 x 2 x 3 = 6.
c. Chỉ tiêu khảo sát:
Số lượng bào tử/1g môi trường nuôi cấy theo thời gian.
Bột vỏ ca cao
Đếm số lượng bào tử
sinh ra theo thời gian
Thời thời gian thích
hợp thu bào tử
B1 B2
B1: Trichoderma viride
B2: Aspergillus niger
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Văn Tới – Lớp DH09H1 33 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
3.2.5. Thí nghiệm 5: khảo sát sự biến đổi của các nhân tố chính trong quá trình ủ phân
hữu cơ từ vỏ trái ca cao
a. Mục đích: so sánh khả năng tốc độ hoai mục của ba đống ủ:
- Sử dụng Trichoderma thương mại;
- Sử dụng hai chủng nấm mốc phân lập;
- Không bổ sung nấm mốc.
Mục tiêu của đề tài là chuyển hóa vỏ trái ca cao thành phân bón hữu cơ, ứng
dụng trực tiếp trên quy mô nhỏ, tại các hộ gia đình nông dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu. Vì vậy chúng tôi lựa chọn mô hình ủ vỏ ca cao là mô hình dạng chóp cụt
tròn xoay với chiều rộng đáy là 2 m, chiều cao là 1,1 m. Sau khi đánh đống vỏ tiến
hành phủ lên trên bề mặt đống ủ bằng bạt nilông. Thực tế mô hình thuộc dạng sản xuất
phân hữu cơ dạng luống, chiều dài của đống ủ có thể kéo dài tùy ý, tuy nhiên với quy
mô nhỏ hộ gia đình khối lượng cơ chất không quá lớn, vì thế chúng tôi sử dụng giải
pháp hình chóp cụt tròn xoay với kích thước như trên (có thế thay đổi kích thước đáy
2-3 m, chiều cao dao động từ 1,1-1,5 m tùy thuộc lượng vỏ sau thu hoạch).
Để rút ngắn thời gian phân hủy của vỏ ca cao, tiến hành băm nhỏ vỏ ca cao với
kích thước từ 4-6 cm. Sau đó sử dụng vi sinh vật dưới dạng chế phẩm và kết hợp với
chủng nấm mốc chúng tôi nghiên cứu được từ thực nghiệm.
Mô hình của chúng tôi nghiên cứu thực nghiệm có đặc điểm:
- Quy trình kĩ thuật đơn giản;
- Dễ dàng kiểm soát được các yêu tố diễn ra trong quá trình ủ phân;
- Khắc phục được những hạn chế về mùi và vẻ mĩ quan;
- Chi phí đầu tư thấp.
Hình 3.5. Mô hình thí nghiệm
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Văn Tới – Lớp DH09H1 34 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
b. Bố trí thí nghiệm:
Hình 3.6. Sơ đồ khối bố trí quá trình ủ phân hữu cơ từ vỏ trái ca cao
Cắt nhỏ
Chế phẩm
GEM + Nước
Phối trộn đều
Đánh đống + Phủ
bạt
Đảo trộn đều
Phối trộn
Đảo trộn
Ủ lên men hiếu khí
Đảo trộn
Phơi khô
Phối trộn đều
Đánh đống + Phủ
bạt
Bổ sung nước +
Cám gạo
Vỏ ca cao sau
khi tách hạt
Phân chuồng
đã hoai sơ bộ
A1 A2 A3
Nghiền
Phân
hữu cơ
A1: Bổ sung chế
phẩm nấm
Trichoderma
thương mại
A2: Bổ sung nấm
mốc được
phân lập và
xử lý tại
phòng thí
nghiệm
A3: Không bổ
sung thêm vsv
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Văn Tới – Lớp DH09H1 35 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
c. Thuyết minh quy trình
Sau khi băm nhỏ vỏ ca cao, tiến hành phơi khô đến khi vật liệu còn độ ẩm
khoảng 40-55 %. Tính toán xác định khối lượng nguyên liệu vỏ ca cao để phối trộn
các thành phần dinh dưỡng theo tỉ lệ sau:
- Phân dê 20 %;
- Phân lân 5 %;
- Vôi bột 0,5 %;
- Phân Urea 1 %;
- Đường cát vàng 0,2 %;
- Men sinh học GEM-P1 0,2 %;
- Men sinh học GEM-K 0,1 %.
Sau đó tiến hành phối trộn với một số phụ gia và tiến hành các giai đoạn ủ. Trong
suốt thời gian ủ phân, phải tiến hành xác định các yếu tố như: nhiệt độ, pH, độ ẩm,
carbon, nitơ, tỷ lệ C:N, cellulose.
Nguyên liệu:
Bảng 3.2. Thành phần nguyên liệu cần chuẩn bị
STT Tên nguyên liệu Khối lượng
1 Vỏ ca cao 500 kg
2 Phân Urea 5 kg
3 Đường cát (loại vàng) 2 kg
4 Phân lân 20 kg
5 Vôi bột 15 kg
6 Phân chuồng 50 kg
7 GEM-P 1kg
8 GEM-K 1 lít
9 T.viride 1 kg
10 A.niger 1kg
11 Bã mía hay rơm khô Lót dưới đáy đống ủ và phủ kín đống ủ
Các bước thực hiện
Trước khi ủ khoảng 12-15 tiếng, tiến hành hòa tan 4,5 kg urea, 0,5 kg đường vào
50 lít nước sạch, cho vào bình xịt, sau đó rải đều phân chuồng và vỏ ca cao thành từng
lớp vừa phun dịch hòa tan trên sao cho ướt đều bề mặt vỏ ca cao, rải cho đến khi bề
dày đống vỏ khoảng 10 cm, sau đó trộn đều. Sau 12 tiếng sau vỏ ca cao sẽ thấm nước
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường ĐHBRVT
Sv Nguyễn Văn Tới – Lớp DH09H1 36 Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm
mềm ra. Trong quy trình ủ này, gia
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_phan_lap_tuyen_chon_nhung_chung_nam_moc_co_kha_nang_s.pdf