Luyện từ và câu
Tiết 247: THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NƠI CHỐN CHO CÂU
I. Mục tiêu:
- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (trả lời câu hỏi “ở đâu?”).
- Nhận diện được trạng ngữ chỉ nơi chốn; thêm được trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu
- Sau bài học, HS thích vận dụng vào lời nói cho hay hơn.
II. Thiết bị dạy - học:
GV : Bảng phụ, băng giấy.
HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức : Cả lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài giờ trước.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài
a. Phần nhận xét:
25 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 777 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án dạy Lớp 4 Tuần 31, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8, 10, 12
98, 100, 102
998, 1000, 1002
c) 51, 53, 55
199, 201, 203
997, 999, 1001
- GV nhận xét, cho điểm HS làm đúng.
4. Hoạt động nối tiếp :
- Chơi trò chơi đọc nhanh tên hàng,tên lớp của 1 chữ số trong 1 số.
- Hệ thống bài. Nhận xét giờ học. Về nhà ôn bài.
---------------------------------------------------------------------
Chính tả (nghe - viết)
Tiết 242: NGHE LỜI CHIM NÓI
I. Mục tiêu:
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ “Nghe lời chim nói”.
- Tiếp tục luyện tập phân biệt đúng những tiếng có âm đầu là l/n hoặc có thanh hỏi/ngã.
- HS có ý thức cẩn thận khi viết chữ và trình bày 1 đoạn văn.
II. Thiết bị dạy - học:
GV : Phiếu khổ to viết nội dung bài 2, 3.
HS : SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức : Cả lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ:
HS: 2 HS đọc lại thông tin bài 3 và lên chữa bài.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài
a. Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc bài chính tả.
HS: Theo dõi SGK.
- Đọc thầm lại bài thơ và chú ý những từ dễ viết sai.
? Nội dung bài thơ là gì
- Bầy chim nói về những cảnh đẹp, những đổi thay của đất nước.
- GV đọc từng câu cho HS viết vào vở.
HS: Gấp SGK, nghe GV đọc và viết vào vở.
- Soát lại lỗi bài chính tả của mình.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Bài 2:
HS: Nêu yêu cầu của bài tập.
- Suy nghĩ làm bài vào vở bài tập.
- 1 số HS làm bài vào phiếu sau đó lên chữa bài.
- GV NX, chốt lời giải đúng. (SGV)
* Bài 3:
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ làm bài vào vở bài tập.
- 1 số HS lên thi làm trên bảng.
- GV nhận xét, chữa bài:
a) (Băng trôi): Núi băng trôi - lớn nhất - Nam cực - năm 1956 - núi băng này.
b) (Sa mạc đen): ở nước Nga - cũng - cảm giác - cả thế giới.
4. Hoạt động nối tiếp :
- GV hệ thống bài và nhận xét giờ học. Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau ..
-----------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Tiết 243: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
I. Mục tiêu:
- Hiểu được thế nào là trạng ngữ.
- Biết nhận diện và đặt được câu có trạng ngữ.
- HS yêu thích môn học.
II. Thiết bị dạy - học:
GV : Bảng phụ, giấy khổ to HS : SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức : Cả lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS nói lại ghi nhớ và đặt 2 câu cảm.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài
a. Phần nhận xét:
HS: 3 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu 1, 2, 3.
- Cả lớp suy nghĩ lần lượt thực hiện từng yêu cầu, phát biểu ý kiến.
- GV hỏi:
? Hai câu có gì khác nhau
- Câu (b) có thêm hai bộ phận in nghiêng.
? Đặt câu hỏi cho các phần in nghiêng
HS: Vì sao I - ren trở thành 1 nhà khoa học nổi tiếng?
? Tác dụng của phần in nghiêng
- Nêu nguyên nhân và thời gian xảy ra sự việc.
c. Phần ghi nhớ:
HS: 2 - 3 em đọc nội dung ghi nhớ.
d. Phần luyện tập:
* Bài 1:
HS: Đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ làm bài vào vở bài tập.
- GV nhận xét, chữa bài.
- 1 HS lên bảng làm.
+ Ngày xưa, rùa có một cái mai láng bóng.
+ Từ tờ mờ sáng, cô Thảo đã dậy sắm sửa đi về làng. Làng cô ở cách làng Mĩ Lý hơn mười lăm cây số. Vì vậy, mỗi năm cô chỉ về làng chừng hai ba lượt.
* Bài 2:
HS: Thực hành viết 1 đoạn văn ngắn có sử dụng câu có trạng ngữ.
- Nối tiếp nhau đọc bài viết của mình.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
VD: Tối thứ sáu tuần trước, mẹ bảo em: Sáng mai cả nhà mình về quê thăm ông bà. Con đi ngủ sớm đi. Đúng 6 giờ sáng mai, mẹ sẽ đánh thức con dậy.
4. Hoạt động nối tiếp :
- GV hệ thống bài, nhận xét tiết học.
- Về nhà viết hoàn chỉnh đoạn văn vào vở.
--------------------------------------------------------------------------------
Kể chuyện
Tiết 244: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng nói:
- Biết kể tự nhiên bằng lời của mình 1 câu chuyện, đoạn truyện đã nghe, đã đọc về du lịch hay thám hiểm có nhân vật, ý nghĩa.
- Hiểu cốt truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
2. Rèn kỹ năng nghe:
- Lắng nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
3. Giáo dục HS học tập tốt
4. GDKNS : Thể hiện sự tự tin. Hợp tác . Lắng nghe tích cực .
II. Thiết bị dạy - học:
GV :- Một số truyện viết về du lịch hay thám hiểm. Phiếu viết dàn ý.
HS : SGK, một số truyện.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức :Cả lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS kể lại truyện giờ trước.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài
a. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài:
- GV viết đề bài lên bảng, gạch dưới những từ quan trọng.
HS: 1 em đọc đề bài.
HS: 2 em nối nhau đọc các gợi ý 1, 2. Cả lớp theo dõi.
- GV dán dàn ý bài kể chuyện lên bảng.
- Nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể.
b. HS thực hành kể chuyện và trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện:
HS: 1 em đọc lại.
HS: Từng cặp HS kể cho nhau nghe.
- Thi kể trước lớp.
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
- Nối tiếp nhau thi kể.
- Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
4. Hoạt động nối tiếp: - Nêu lại ý nghĩa câu chuyện. Nhận xét tiết học.
-Về nhà ôn bài, tập kể cho người khác nghe.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 11 tháng 4 năm 2018
Toán
Tiết 153: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1.Giúp HS ôn tập về:
- Đọc, viết số trong hệ thập phân.
- Hàng và lớp; giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong từng số.
- Ôn tập về so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
2. Rèn kĩ năng đọc, viết số; xác định được hàng, lớp và giá trị của chữ số trong 1 số cụ thể. Biết so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
3. GD HS có ý thức ôn tập tốt.
II. Thiết bị dạy - học:
GV : Phiếu HT HS : SGK, nháp
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên bảng làm bài tập .
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài
* Bài 1: (dũng 1, 2) - nhỏp
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ tự làm rồi chữa bài.
- GV gọi HS nêu cách so sánh hai số có các chữ số khác nhau và bằng nhau.
* Bài 2: phiếu
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài.
- 1 HS lên bảng chữa.
* Bài 3: vở
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 1 HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài.
* Bài 4: (k, G) GV có thể hỏi HS:
? Số bé nhất có 1 chữ số là số nào
- Số 0.
? Số bé nhất là số lẻ có 1 chữ số là số nào
- Số 1.
? Số lớn nhất có 1 chữ số là số nào
- Số 9.
? Số chẵn lớn nhất có 1 chữ số là số nào
- Số 8.
HS: Tự làm bài rồi chữa bài.
* Bài 5: K, G
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 3 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét, chữa bài.
a) Các số chẵn lớn hơn 57 và bé hơn 62 là 58; 60. Vậy x là 58; 60.
b) Các số lẻ lớn hơn 57 và bé hơn 62 là 59; 61. Vậy x là 59; 61.
c) Số tròn trục lớn hơn 57 và bé hơn 62 là 60. Vậy x là 60.
4. Hoạt động nối tiếp :
- GV hệ thống bài. Nhận xét giờ học. Về nhà ôn bài .
-----------------------------------------------------------------
Tập đọc
Tiết 245: CON CHUỒN CHUỒN NƯỚC
I. Mục tiêu:
1. Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng thể hiện sự ngạc nhiên.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung bài.
3. HS yêu thiên nhiên và thich khám phá mọi vật xung quanh.
II. Thiết bị dạy - học:
GV : Tranh minh họa SGK phóng to. HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc bài trước và trả lời câu hỏi.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài
a. Luyện đọc:
HS: Nối nhau đọc 2 đoạn của bài.
- GV kết hợp sửa sai
HS: Luyện đọc theo cặp.
- 1 - 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc và trả lời câu hỏi.
? Chú chuồn chuồn được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào
- Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng, hai con mắt thủy tinh. Thân chú nhỏ mùa thu. Bốn cánh phân vân.
? Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao
HS: Tự phát biểu.
VD: Thích hình ảnh “Bốn cánh mỏng như giấy bóng thủy tinh”. Vì đó là những hình ảnh so sánh đẹp giúp em hình dung được rõ hơn về đôi cánh và cặp mắt chuồn chuồn.
? Cách miêu tả chú chuồn chuồn bay có gì hay
- Tả rất đúng về cách bay vọt lên rất bất ngờ của chuồn chuồn nước. Tả theo cánh bay của chuồn chuồn nhờ thế tác giả kết hợp được một cách rất tự nhiên phong cảnh làng quê.
? Tình yêu quê hương đất nước của tác giả thể hiện qua những câu văn nào
- Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng; lũy tre gió; bờ ao rinh; rồi những cảnh ra; cánh đồng cỏ; dòng sông ngược; trên tầng là cao vút.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
HS: 2 em nối nhau đọc bài.
- GV hướng dẫn luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn.
- Đọc theo cặp.
- Thi đọc trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét.
4. Hoạt động nối tiếp :
- Nêu lại ND của bài. Nhận xét giờ học. Về nhà đọc lại bài .
-----------------------------------------------------------------
Tập làm văn
Tiết 246: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CON VẬT
I. Mục tiêu:
- Luyện tập quan sát các bộ phận của con vật.
- Biết tìm các từ ngữ miêu tả làm nổi bật những đặc điểm của con vật.
- HS thích quan sát, miêu tả con vật mình yêu thích.
II. Thiết bị dạy - học:
GV : Tranh ảnh 1 số con vật, bảng phụ
HS : Tranh ảnh sưu tầm 1 số con vật .
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức : Cả lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nêu lại cấu tạo của bài văn miêu tả con vật
3. Dạy bài mới : * Giới thiệu bài - ghi bài
* Bài 1, 2:
HS: 1 em đọc nội dung bài 1, 2.
- Đọc kỹ đoạn văn “Con Ngựa”, làm bài vào vở bài tập.
- HS phát biểu ý kiến.
- GV dùng phấn màu gạch dưới các từ chỉ tên các bộ phận của con ngựa được miêu tả.
VD: Các bộ phận
Từ ngữ miêu tả
- Hai tai:
- To dựng đứng trên cái đầu rất đẹp.
- Hai lỗ mũi:
- Ươn ướt, động đậy hoài.
- Hai hàm răng:
- Trắng muốt.
- Bờm:
- Được cắt rất phẳng.
- Ngực:
- Nở.
* Bài 3: GV treo 1 số ảnh con vật.
HS: 1 em đọc nội dung bài 3.
- Một vài HS nói tên con vật em chọn quan sát.
GV nhắc:- Đọc 2 ví dụ mẫu trong SGK.
- Viết lại những từ ngữ miêu tả theo 2 cột như bài 2.
HS: Cả lớp viết bài, đọc bài làm.
- GV NX, khen một số bài quan sát tốt.
4. Hoạt động nối tiếp :
- Nhận xét giờ học. Về nhà quan sát các bộ phận của con vật để hoàn chỉnh bài.
------------------------------------------------------------------------
Thể dục
TIẾT 62: MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN . TRÒ CHƠI: CON SÂU ĐO
I. Mục tiêu:
- Ôn 1 số nội dung của môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Trò chơi “Con sâu đo”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
- HS yêu thích vận động để nâng cao sức khoẻ.
II. Địa điểm, phương tiện:
Sân trường, dụng cụ
III. Các hoạt động dạy học
1. Phần mở đầu:
- GV tập trung lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học.
HS: Khởi động xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình.
- Đi theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Ôn 1 số động tác của bài thể dục.
2. Phần cơ bản:
a. Môn tự chọn:
- Đá cầu: 9 - 11 phút.
HS: Tập theo nhóm tâng cầu bằng đùi.
- Ôn chuyền cầu theo nhóm 3 người.
- Ném bóng: 9 - 11 phút.
- Ôn cầm bóng, đứng chuẩn bị ngắm đích.
- Thi ném bóng trúng đích.
b. Trò chơi vận động:
- GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi và luật chơi.
HS: Chơi thử 1 - 2 lần.
- Cả lớp chơi thật, có phân thắng thua và thưởng phạt.
3. Phần kết thúc:
- GV hệ thống bài.
HS: Tập 1 số động tác hồi tĩnh.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
- Giao bài về nhà.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 12 tháng 4 năm 2108
Toán
Tiết 154: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Giúp HS ôn tập về các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5 và 9.
- Giải được các bài toán liên quan đến chia hết cho các số trên.
- HS có ý thức ôn tập tốt.
II. Thiết bị dạy - học:
GV : Phiếu HT, bảng phụ HS : SGK, nháp
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức : Cả lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên làm bài tập.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài
* Bài 1:
HS: Tự làm rồi chữ bài.
- GV có thể cho HS nêu lại các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, và 9.
* Bài 2:
HS: Nêu yêu cầu của bài, tự làm bài rồi chữa bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
- 2 em lên bảng làm.
* Bài 3:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài, giải thích cách làm.
- GV chữa bài, nhận xét.
+ Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì tận cùng phải là số 0. Vậy các số đó là 520; 250.
* Bài 4 :
- HD làm bài tập
- GV nhận xét bài
* Bài 5: (K, G) GV đọc yêu cầu, hướng dẫn để HS nêu cách làm.
- Đọc yêu cầu bài tập
- HS làm bài tập
- HS chữa bài tập
HS: Đọc lại yêu cầu và tự làm bài.
- Số quả cam là 15 quả.
- GV chấm bài cho HS.
4. Hoạt động nối tiếp :
- Hệ thống bài học. Nhận xét giờ học. Về nhà ôn bài và làm bài tập.
----------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Tiết 247: THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NƠI CHỐN CHO CÂU
I. Mục tiêu:
- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (trả lời câu hỏi “ở đâu?”).
- Nhận diện được trạng ngữ chỉ nơi chốn; thêm được trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu
- Sau bài học, HS thích vận dụng vào lời nói cho hay hơn.
II. Thiết bị dạy - học:
GV : Bảng phụ, băng giấy.
HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức : Cả lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài giờ trước.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài
a. Phần nhận xét:
* Bài 1 - 2
HS: 2 em nối nhau đọc nội dung bài 1, 2.
- Cả lớp đọc lại các câu văn, suy nghĩ phát biểu ý kiến.
- 1 HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt đúng.
+ Bài 1
a) Trước nhà, mấy cây hoa giấy / nở tưng bừng.
b) Trên các lề phố, trước cổng các cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô đổ vào, hoa sấu / vẫn nở, vẫn vương vãi khắp thủ đô.
+ Bài 2: Đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được.
a) Mấy cây hoa giấy nở tưng bừng ở đâu?
b) Hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi ở đâu?
b. Phần ghi nhớ: HS: 2 - 3 em đọc nội dung ghi nhớ.
c. Phần luyện tập:
* Bài 1:
HS:Đọc yêu cầu và tự làm vàovở bài tập.
- 1 HS lên bảng làm.
* Bài 2:
HS: Đọc yêu cầu của bài.
- Làm bài cá nhân vào vở bài tập.
- 1 số HS làm vào phiếu, lên dán bảng.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
Câu a: Ở nhà,
Câu b: Ở lớp,
Câu c: Ngoài vườn,
* Bài 3:
HS: Đọc nội dung BT, làm cá nhân vào vở.
- 4 HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt đúng:
a) Ngoài đường, mọi người đi lại tấp nập đang tập chạy.
b)Trong nhà, mọi người đang nói chuyện đọc báo.
c)Trên đường đến trường, em gặp rất nhiều người.
d) Ở bên kia sườn núi, hoa nở trắng cả một vùng, cây cối như tươi xanh, um tùm hơn.
- GV chấm bài cho HS.
4. Hoạt động nối tiếp :
- Hệ thống bài. Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu học thuộc nội dung ghi nhớ và chuẩn bị bài sau .
------------------------------------------------------------------------
Tập làm văn
Tiết 248: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. Mục tiêu:
- Ôn lại kiến thức cơ bản về đoạn văn qua bài văn miêu tả con vật.
- Biết thể hiện kết quả quan sát các bộ phận của con vật; sử dụng các từ ngữ miêu tả để viết đoạn văn.
- HS yêu quý các con vật xung quanh mình.
II. Thiết bị dạy - học:
GV :Bảng phụ, phiếu HT HS : SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức : Cả lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc ghi chép sau khi quan sát các bộ phận của con vật.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài
* Bài 1:
HS: Đọc kỹ bài “Con chuồn chuồn nước” trong SGK xác định các đoạn văn trong bài. Tìm ý chính của từng đoạn.
- GV gọi HS lên phát biểu.
- Nhận xét, chốt lời giải:
Đoạn 1: Từ đầu phân vân.
Đoạn 2: Còn lại.
Ý chính: tả ngoại hình của chú chuồn chuồn lúc đậu một chỗ.
- Tả chú chuồn chuồn lúc tung cánh bay kết hợp tả cảnh đẹp của thiên nhiên.
* Bài 2:
HS: Đọc yêu cầu của bài, làm cá nhân vào vở bài tập.
- Một HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét và chốt lời giải:
“Con chim gáy nục.Đôi mắt nâu biêng biếc. Chàng chim gáy giọng càng trong cườm đẹp.”
* Bài 3:
HS: 1 em đọc nội dung bài.
- GV nhắc HS mỗi em phải viết 1 đoạn có câu mở đoạn cho sẵn.
- GV dán tranh, ảnh gà trống lên bảng.
HS: Nhìn tranh viết đoạn văn.
- 1 số em đọc lại đoạn văn của mình.
- GV nhận xét, sửa chữa, khen.
4. Hoạt động nối tiếp :
- Hệ thống bài học. Nhận xét giờ học.
- Về nhà viết tiếp cho hoàn chỉnh đoạn văn.
-----------------------------------------------------------------
Kĩ thuật
Tiết 31: LẮP Ô TÔ TẢI(T2)
I. Mục tiêu:
- Biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp ô tô tải.
- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe ô tô tải đúng kĩ thuật.
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi tháo lắp các chi tiết.
II. Thiết bị dạy học :
GV : Mẫu xe ô tô tải đã lắp sẵn.
HS : Mô hình LGKT
III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định tổ chức :
2.Kiểm tra bài cũ:
Nêu quy trình lắp ô tô tải.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
b. HS thực hành lắp ô tô tải:
*. Chọn chi tiết:
HS: Chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
- GV kiểm tra HS chọn các chi tiết.
*. Lắp từng bộ phận:
HS: 1 em đọc ghi nhớ trước khi lắp.
- GV nhắc các em cần lưu ý khi lắp (SGV)
- Quan sát kỹ hình trong SGK.
* Lắp ráp ô tô tải:
HS: Quan sát kỹ hình 1 và các bước lắp trong SGK để lắp cho đúng.
- GV quan sát để kịp thời giúp đỡ và chỉnh sửa cho những HS còn lúng túng.
- GV nhắc HS lưu ý khi lắp ô tô tải phải lắp bánh xe, lắp sàn ca pin, lắp ca pin.
c. Đánh giá kết quả học tập:
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
HS: Trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
- Dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của mình.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
- Nhắc HS tháo các chi tiết và xếp vào hộp.
4. Hoạt động nối tiếp :
- Hệ thống bài học
- Nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà tập lắp cho thành thạo.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 13 tháng 4 năm 2018
Toán
Tiết 155: ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu:
- Giúp HS ôn tập về phép cộng, phép trừ các số tự nhiên: Cách làm, tính chất, mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ,
- HS giải được các bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ số tự nhiên.
- HS có ý thức học tập tốt.
II. Thiết bị dạy - học:
GV : Phiếu HT
HS : SGK, nháp
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên làm bài tập.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài
* Bài 1: (nháp). Củng cố kỹ thuật tính
cộng trừ (Đặt tính, thực hiện phép tính)
- Dũng 1, 2
HS: Tự làm bài vào nhỏp đổi cho nhau để kiểm tra chéo.
*Bài 2: nháp
HS: Tự làm bài rồi chữa bài.
- GV hỏi HS về tìm số hạng chưa biết, tìm số bị trừ chưa biết.
* Bài 3 :
- HD làm bài tập
- GV chữa bài tập
*Bài 4: Phiếu HT (Dũng 1)Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Đọc yêu cầu
- Làm bài tập
- Lên bảng chữa bài tập
- HS: Đọc yêu cầu và làm bài.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
a) 1268 + 99 + 501
= 1268 + (99 + 501)
= 1268 + 600
= 1868
b) 87 + 94 + 13 + 6
= (87 + 13) + (94 + 6)
= 100 + 100
= 200
* Bài 5: vở
HS: Đọc bài toán và tự làm bài.
- 1 HS lên bảng giải.
Giải:
Trường TH Thắng Lợi quyên góp được số vở là:
1475 - 184 = 1291 (quyển)
Cả hai trường quyên góp được là:
1475 + 1291 = 2766 (quyển)
Đáp số: 2766 quyển.
- GV chấm bài cho HS.
4. Hoạt động nối tiếp :
- Hệ thống bài. Nhận xét giờ học. Về nhà ôn bài .
-------------------------------------------------------------------
Địa lý
Tiết 31: BIỂN, ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO
I. Mục tiêu:
- HS biết chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí Biển Đông, vịnh Bắc Bộ, vinh Hạ Long, vịnh Thái Lan, các đảo và quần đảo Cái Bầu, Cát Bà, Phú Quốc
- Trình bày 1 số đặc điểm tiêu biểu của biển đảo và quần đảo của nước ta.
- Vai trò của biển Đông, các đảo và quần đảo đối với nước ta.
II. Thiết bị dạy học: Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài học.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài
a. Vùng biển Việt Nam:
* HĐ 1: Làm việc cá nhân (theo cặp).
HS: QS hình và trả lời câu hỏi câu hỏi sau:
+ Bước 1:
- 1 vài em lên chỉ.
? Chỉ vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan trên lược đồ
? Vùng biển của nước ta có đặc điểm gì
- Có S rộng và là một bộ phận của biển Đông.
? Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta
- Biển là kho muối vô tận, đồng thời có nhiều khoáng sản, hải sản quý, có vai trò điều hòa khí hậu, có nhiều bãi biển đẹp thuận lợi cho việc phát triển du lịch.
b. Đảo và quần đảo:
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
- GV chỉ vào đảo, quần đảo trên biển Đông và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
HS: Quan sát bản đồ để trả lời câu hỏi.
? Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo
- Đảo là một bộ phận đất nổi, nhỏ hơn lục địa, xung quanh có nước biển và đại dương bao bọc.
- Quần đảo là nơi tập trung nhiều đảo.
? Nơi nào ở biển nước ta có nhiều đảo nhất
- Ở phía bắc vịnh Bắc Bộ nơi có nhiều đảo nhất.
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
- GV chia nhóm, nêu câu hỏi (SGV).
- Dựa vào tranh ảnh SGK trả lời câu hỏi.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV và cả lớp nhận xét.
=> Kết luận: (SGK).
HS: 3 - 4 em đọc lại.
4. Hoạt động nối tiếp :
- Nhận xét giờ học. Về nhà ôn bài.
---------------------------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
SINH HOẠT ĐỘI .
KĨ NĂNG TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ KHI GẶP KHÓ KHĂN(bt 4,5,6)
I. Nội dung:
- HS thực hiện sinh hoạt đội theo chủ đề: Kính yêu Bác Hồ
- HS có ý thức phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
- KNS: kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn (BT 4,5,6).
II. Thiết bị dạy học : - PhiÕu c©u hái, s¸ch THKNS.
III .Các hoạt động dạy học :
1. Tæ chøc :
2. Bµi cò :
3. Bµi míi : * Giíi thiÖu bµi
ND 1: Sinh ho¹t §éi: Sinh hoạt đội theo chủ đề: Kính yêu Bác Hồ
- GV chuẩn bị các câu hỏi để HS bốc thăm trả lời:
+ Bác Hồ sinh vào ngày tháng năm nào ?
+ Bác Hồ quê ở đâu?
+ Hãy nói những điều em biết về Bác Hồ
+ Để thể hiện kính yêu Bác Hồ em cần làm gì ?
+ Hãy đọc một bài thơ hoặc 1 vài câu thơ em thuộc nói về Bác Hồ
+ Hãy kể 1 câu chuyện về Bác Hồ
+ Hãy hát 1 bài hát nói về Bác Hồ
ND 2: GDKNS: kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn (bài tập 4,5,6) .
* Bµi tËp 4
- Nªu c¸c c¸ch øng xö
- HS nªu c¸c c¸ch øng xö phï hîp
- Nªu ý kiÕn
* Bài tập 5:
- GV ®äc c¸c ý kiÕn
- HS ®äc l¹i c¸c ý kiÕn ®ã
- HS ®¸nh dÊu vµo ý kiÕn ®óng
- HS nªu kÕt qu¶ lµm bµi
- GV nhËn xÐt
* Bài tập 6:
- §äc l¹i c¸c t×nh huèng ë bµi tËp 2
- GV chia líp lµm 3 nhãm
- HS ®ãng vai theo nhãm
- C¸c nhãm tr×nh bµy t×nh huèng
- NhËn xÐt chung
4. Hoạt động nối tiếp :
- Tuyên dương những em có hiểu biết về Bác Hồ và biết thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ. Cả lớp hát bài hát : Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngµy 9 th¸ng 4 n¨m 2018
BGH kÝ duyÖt
Tuần 31:
Soạn: 6/4/2018
Dạy: 9/4/2018
Khoa học
Tiết 61: TRAO ĐỔI CHẤT Ở THỰC VẬT
I. Mục tiêu : Sau bài học học sinh có thể
- Kể ra những gì thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và phải thải ra môi trường trong quá trình sống.
- Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật
II . Thiết bị dạy học
- Hình trang 122, 123 sách giáo khoa
- Giấy bút dùng cho các nhóm.
III. Các hoạt động dạy học :
1- Tổ chức
2- Kiểm tra : không khí có vai trò gì đối vời đời sống của thực vật.
- Nhận xét và bổ xung
3- Dạy bài mới: * GT bài - ghi bài
a. HĐ1: Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở thực vật
* B1: Làm việc theo cặp
- Cho học sinh quan sát hình 1 trang 122 và trả lời
- Kể tên những gì được vẽ trong hình
- Phát hiện ra những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của cây xanh
- Phát hiện những yếu tố còn thiếu để bổ xung
* B2: Hoạt động cả lớp
- Gọi một số học sinh trả lời câu hỏi :
- Kể tên những yếu tố cây thường xuyên phải lấy từ môi trường và thải ra môi trường trong quá trình sống
- Qúa trình trên được gọi là gì ?
- Giáo viên nhận xét và kết luận.
b..HĐ2: Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở thực vật
* B1: Tổ chức hướng dẫn
- Giáo viên chia nhóm phát giấy bút cho các nhóm
* B2: Cho học sinh làm việc theo nhóm
* B3: Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện báo cáo
- Hát
- Hai học sinh trả lời
- Học sinh quan sát hình và trả lời
- Vẽ một cái cây trồng trên đất, hồ nước, con bò ăn cỏ, ông mặt trời
- Nước, chất khoáng trong đất, ánh sáng.
- Khí cácboníc, khí ô xi
- Lấy các chất khoáng, nước, khí ô xi, cácboníc và thải ra hơi nước, các chất khoáng, khí các boníc, ô xi
- Đó là quá trình trao đổi chất giữa thực vật và môi trường
- Các nhóm nhận giấy và thực hành vẽ sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.
4. Hoạt động nối tiếp :
- Thực vật thường xuyên phải lấy gì từ môi trường và thải ra gì ?
- Nhận xét giờ . Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau .
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Soạn: 6/4/2018
Dạy: 10/4/2018
Khọc học
Tiết 62: ĐỘNG VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ?
I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết
- Cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, thức ăn,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tuan 31-H.doc