Giáo án Ngữ văn 10 tiết 64, 65: Bài viết số 5: Văn thuyết minh

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2: Nội dung của văn bản?

Câu 3: Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh :

+ đường rãnh khuyết

+ đường lởm chởm

Câu 4: Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện.

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1219 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 64, 65: Bài viết số 5: Văn thuyết minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 64,65 – Làm văn: Ngày soạn: 16/1/2018 SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ BÀI VIẾT SỐ 5:VĂN THUYẾT MINH TRƯỜNG THPT BÙI DỤC TÀI MÔN: NGỮ VĂN-LỚP 10 I. MỤC ĐÍCH RA ĐỀ KIỂM TRA - Kiểm tra, đánh giá năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh qua ba mức độ:  nhận biết, thông hiểu, vận dụng, trong đó chú trọng kiểm tra, đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. 1. Kiến thức: - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình Ngữ văn của học sinh qua các bài đã học về văn thuyết minh. - Vận dụng được những kiến thức cơ bản về văn thuyết minh để viết bài văn thuyết minh đảm bảo tính chuẩn xác và hấp dẫn. 2. Kĩ năng: - Kĩ năng đọc hiểu văn bản - Kĩ năng thu thập, lựa chọn và xử lí thông tin liên quan đến văn bản - Kĩ năng quan sát, lựa chọn các sự việc, chi tiết, hình ảnh tiêu biểu liên quan đến văn bản - Biết vận dụng kĩ năng tạo lập văn bản để viết văn thuyết minh. - Vận dụng được kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, viết đoạn văn và bài văn thuyết minh hoàn chỉnh. 3. Thái độ: - Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Hình thức kiểm tra: Tự luận - Thời gian: 90 phút III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Chủ đề kiến thức Nhận biết Thông hiểu Cộng Vận dụng Vận dụng cao I. Đọc hiểu - Ngữ liệu: VB nghệ thuật/ VB nhật dụng - Nhận diện phương thức biểu đạt/ phong cách ngôn ngữ/phương pháp lập luận của văn bản - Nhận diện biện pháp tu từ/ Xác định câu chủ đề - Đặt nhan đề cho văn bản. - Hiểu được nội dung ý nghĩa của văn bản. - Trình bày được suy nghĩ riêng của bản thân Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: 2 1,0 10% 2 1,0 10 % 1 1,0 10% 5 3,0 30% II. Làm văn - Văn thuyết minh - Viết bài văn thuyết minh về một sự vật, hiện tượng, một vấn đề. Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: 1 7,0 70% 1 7,0 70% Tổng số câu: Tổng điểm: Tổng tỉ lệ: 2 1,0 10% 1 0,5 5 % 1 1,5 15% 1 7,0 Tỉ lệ: 50% 5 10,0 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ THEO MA TRẬN: SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THPT BÙI DỤC TÀI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 10 ------------------------ Thời gian: 90 phút PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0đ) Trái tim hoàn hảo Tác giả: Khuyết Danh Có một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái tim đẹp nhất vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông đều đồng ý đó là trái tim đẹp nhất mà họ từng thấy. Bỗng một cụ già xuất hiện và nói: "Trái tim của anh không đẹp bằng trái tim tôi!". Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh mẽ nhưng đầy những vết sẹo. Có những phần của tim đã bị lấy ra và những mảnh tim khác được đắp vào nhưng không vừa khít nên tạo một bề ngoài sần sùi, lởm chởm; có cả những đường rãnh khuyết vào mà không hề có mảnh tim nào trám thay thế. Chàng trai cười nói: - Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh chắp vá đầy sẹo và vết cắt. - Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu, không chỉ là những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bạn bè... Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế nhưng những mẩu tim chẳng hoàn toàn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn hơn mẩu tôi trao lại họ, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình yêu mà tôi đã chia sẻ. Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề được nhận lại gì, chúng tạo nên những vết khuyết. Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại. Dù những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi. Chàng trai đứng yên với giọt nước mắt lăn trên má. Anh bước tới, xé một mẩu từ trái tim hoàn hảo của mình và trao cho cụ già. Cụ già cũng xé một mẩu từ trái tim đầy vết tích của cụ trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp nhau, tạo nên một đường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh... Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2: Nội dung của văn bản? Câu 3: Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh : + đường rãnh khuyết + đường lởm chởm Câu 4: Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện. PHẦN II. TỰ LUẬN (7.0đ) Giới thiệu một đặc sản ở quê em cho bạn bè cả nước V. HƯỚNG DẪN CHẤM: Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Phương thức biểu đạt: tự sự 0.5 2 Nội dung chính của văn bản: Văn bản đề cập đến giá trị của tình yêu thương, sự hi sinh, chia sẻ của con người trong cuộc sống 0,5 3 + đường rãnh khuyết: khoảng trống trong cuộc đời khi cho đi mà không được nhận lại. + đường lởm chởm: sự khác nhau giữa cho và nhận 0,5 0,5 4 - Bài học: cần phải biết yêu thương, quan tâm, tới người khác, cho đi sẽ được nhận lại - Đảm bảo yêu cầu của một đoạn văn 1.0 II LÀM VĂN 7.0 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn thuyết minh 0.5 b. Xác định đúng vấn đề cần thuyết minh. 0.5 Mở bài: giới thiệu khái quát về đặc sản cần thuyết minh. 0.5 Thân bài: + Giới thiệu nguồn gốc (nếu có) + Nguyên liệu + Cách chế biến + Yêu cầu thành phẩm + Giá trị 4,0 Kết bài:trở lại vấn đề, lưu lại dấu ấn trong lòng người đọc. 0,5 d. Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, suy nghĩ sâu sắc về vấn đề được thuyết minh 0.5 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu Bài viết có bố cục, kết cấu chặt chẽ; diễn đạt rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 0.5 Tổng điểm 10.0 Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức Giáo viên cần linh hoạt trong khi chấm, tránh hiện tượng đếm ý cho điểm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiet 64 65baif viet so5.doc
Tài liệu liên quan