MỞ ĐẦU .1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.7
1.1. Tình hình nghiên cứu .7
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu .20
1.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu.23
1.4. Câu hỏi và giả thuyết nguyên cứu.23
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH
TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐINH VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG.27
2.1. Khái niệm và ý nghĩa của phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định
về khai thác và bảo vệ rừng.27
2.2. Cơ sở lý luận và pháp lý của phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định
về khai thác và bảo vệ rừng.33
2.3. Các nguyên tắc phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác
và bảo vệ rừng .34
2.4. Chủ thể phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo
vệ rừng.40
2.5. Biện pháp phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và
bảo vệ rừng.45
2.6. Mối quan hệ phối hợp giữa các chủ thể tham gia phòng ngừa tình hình tội
vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng .50
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI VI PHẠM
CÁC QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN
CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN .54
3.1. Tình hình, đặc điểm có liên quan đến phòng ngừa tình hình tội vi phạm các
quy định về khai thác và bảo vệ rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.54
3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa tình hình tội vi
phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trên địa bàn các tỉnh Tây
Nguyên .75
214 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phòng ngừa tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p, Vũ Văn Huynh,
Vũ Văn Minh, Hoàng Văn Chế có hành vi dùng cƣa xăng (cƣa tay có động cơ) đang
cƣa hạ gỗ trái phép, thu giữ một xe công nông dùng để chở gỗ và nhiều vật dụng nhƣ
dao, cƣa.
Tại các điểm nóng khai thác, vận chuyển gỗ, lâm sản trái phép lực lƣợng Kiểm
lâm đã phối hợp liên ngành tổ chức và thực hiện nhiều đợt kiểm tra, nhiều cuộc truy
quét tập trung vào các điểm nóng khai thác rừng trái phép ở huyện Ea Súp, Buôn Đôn,
các vƣờn quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk); Đắk Đoa, Chƣ Păh, Đức Cơ, Chƣ Prông, (Gia
Lai); Tuy Đức, Đắk Glong (Đắk Nông); Đắk Tô, Tu Mơ Rông, Sa Thầy, Kon Rẫy,
rừng đặc dụng Đắk Uy (Kon Tum); Lạc Dƣơng, Bảo Lâm (Lâm Đồng); các khu rừng
phòng hộ và khu vực biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia (Kon Tum). Chỉ tính trên
địa bàn tỉnh Đắk Nông thì bình quân một năm các lực lƣợng chức năng tổ chức khoảng
20 đợt truy quét. Công tác truy quét không chỉ có tác dụng đẩy đuổi nhằm phòng ngừa
mà thông qua đó còn kịp thời phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm. Ví dụ: Ngày
07/07/2010 Đoàn kiểm tra lâm sản liên ngành số 1 – tỉnh Gia Lai phát hiện, bắt giữ xe
mang biển số kiểm soát 82K – 3294 do Trần Vĩ Điệp (thành phố Kon Tum, tỉnh Kon
Tum) chở 197 hộp gỗ Gụ đẽo, xẻ với khối lƣợng đo đƣợc là 20,21 m3 (quy tròn thành
32,336 m
3
) không có hồ sơ hợp pháp.
Th hai, nh ng hạn ch , thi u sót:
Một là, hoạt động tuần tra chƣa đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, thậm chí còn bỏ
trống địa bàn quản lý trong thời gian dài nên tác dụng phòng ngừa, phát hiện và ngăn
chặn khai thác, vận chuyển gỗ, lâm sản trái phép không cao. Ví dụ: Vụ khai thác gỗ
trái phép tại tiểu khu 502 thuộc Lâm trƣờng Măng La (Kon Plông, Kon Tum), cách
chốt của lực lƣợng Kiểm lâm hơn 500m: Tại hiện trƣờng, 13 cây gỗ Kiền Kiền lớn bị
khai thác trái phép, tuy nhiên không một lực lƣợng nào phát hiện. Đến khi “lâm tặc”
tiến hành vận chuyển gỗ lên đƣờng lớn thì mới bị lực lƣợng bảo vệ của Lâm trƣờng
Măng La phát hiện bắt giữ.
Hai là, còn tình trạng việc ứng trực tại các chốt, các trạm Kiểm lâm chƣa đảm
bảo, cũng nhƣ cán bộ kiểm lâm thiếu trách nhiệm, tiêu cực tiếp tay cho “lâm tặc”. Ví
dụ: Vụ Nguyễn Tiến Hƣng phạm tội VPCQĐ về KTVBVR xảy ra tại VQG Yok Đôn
87
(tỉnh Đắk Lắk: Ngày 02/10/2010, Nguyễn Tiến Hƣng (Thị xã Buôn Hồ, tỉnh ĐăkLăk)
đã có hành vi điều khiển xe ô tô mang biển kiểm soát 47P-1374 vận chuyển trái phép
40 hộp gỗ các loại thuộc nhóm II và nhóm IIA, có khối lƣợng là 16,544m3 (quy tròn
26,470m
3
). Khi Hƣng điều khiển xe qua Trạm kiểm lâm số 6 thuộc Hạt Kiểm lâm
VQG Yok Đôn, Nguyễn Mỹ Hiếu - Cán bộ kiểm lâm đƣợc giao nhiệm vụ trực chốt
Barie tại Trạm kiểm lâm số 6 – đã không kiểm tra, kiểm soát xe lƣu thông qua mà chỉ
ghi vào sổ nhật ký thể hiện xe 47P-1374 qua Trạm lúc 01 giờ sáng. Chính điều này đã
tạo điều kiện để Hƣng thực hiện hành vi phạm tội.
Ba là, thông qua công tác kiểm tra, truy quét, lực lƣợng Kiểm lâm xác định, lên
danh sách các đối tƣợng có khả năng, điều kiện xâm hại tài nguyên rừng. Tuy nhiên,
công tác này vẫn còn mang tính hình thức. Thực tế việc theo dõi, giám sát đối tƣợng,
tác động nhằm phòng ngừa, cũng nhƣ kịp thời phát hiện, ngăn chặn và bắt giữ khi có
hành vi phạm tội vẫn chƣa đƣợc tiến hành hoặc tiến hành mà không hiệu quả.
Khảo sát điển hình tại tỉnh Lâm Đồng cho thấy, trong giai đoạn 2014 – 2017, cơ
quan Kiểm lâm đã xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch kiểm tra, truy quét.
Qua đó, xác định đƣợc 26 đối tƣợng “lâm tặc nguy hiểm” đƣợc đƣa vào diện theo dõi
để phòng ngừa, ngăn chặn và bắt giữ nếu thực hiện hành vi phạm tội. Tuy vậy, từ vụ
án: Lê Hồng Hà (tức Hà đen) chỉ đạo 16 đồng phạm khác khai thác gỗ trái phép tại các
lâm phần thuộc huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) kéo dài trong vòng 2 năm từ 2014 đến
2016, gây thiệt hại 1.200 m3 gỗ cho thấy công tác phát hiện, theo dõi, quản lý các đối
tƣợng “lâm tặc” nhằm phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR không có hiệu
quả. Cũng từ vụ án Lê Hồng Hà cùng 16 đồng phạm phạm tội VPCQĐ về KTVBVR,
Bộ Công an đã điều tra mở rộng và phát hiện còn tồn tại đƣờng dây khai thác gỗ trái
phép khác đang hoạt động và hiện tại đang tiếp tục mở chuyên án đấu tranh. Điều đó
cũng cho thấy các đối tƣợng “lâm tặc nguy hiểm” trong thực tế nhiều hơn rất nhiều so
với những gì lực lƣợng chức năng phát hiện, quản lý đƣợc.
B n là, Kiểm lâm địa bàn xã chƣa phát huy đƣợc vai trò của mình trong quản lý,
bảo vệ rừng. Từ việc tham mƣu cho Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện chức năng
QLNN về rừng, phối hợp với các lực lƣợng bảo vệ rừng trên địa bàn trong việc bảo vệ
rừng cho tới tổ chức kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm
pháp luật về BVVPTR đều chƣa mang tới hiệu quả. Thực tiễn tình hình rừng thuộc
UBND cấp xã quản lý bị xâm hại, khai thác trái phép, mất rừng nhƣ đã nêu ra ở mục
88
“3.2.3.1. UBND các c p” phần nào đó phản ánh hoạt động của kiểm lâm địa bàn xã
chƣa tốt.
3.2.3.3. L c ợng qu n đội
Th nh t, k t quả đạt đ ợc: Diện tích rừng giao cho lực lƣợng quân đội quản lý,
bảo vệ là 72.755 ha, chiếm 2,19% (xem bảng 1.15 – Ph l c 1), trong đó chủ yếu là
rừng thuộc khu vực biên giới. Do đó, vai trò của lực lƣợng quân đội, chủ yếu là Bộ đội
biên phòng (BĐBP) là hết sức quan trọng trong bảo vệ rừng, phòng chống khai thác,
mua bán, vận chuyển gỗ trái phép tại khu vực biên giới và qua biên giới từ Lào,
Campuchia về Việt Nam. Bộ Tƣ lệnh BĐBP cũng đã xây dựng và chỉ đạo triển khai
quyết liệt Kế hoạch 963/KH-BTL ngày 04/4/2016 về đấu tranh chống buôn lậu gỗ tại
một số địa bàn biên giới trọng điểm miền trung, Tây Nguyên và Bình Phƣớc. Bộ Chỉ
huy BĐBP các tỉnh Tây Nguyên cũng đã đôn đốc, kiểm tra các đơn vị triển khai thực
hiện kế hoạch, đồng thời chỉ đạo tăng cƣờng thực hiện phối hợp với các lực lƣợng
chức năng nhƣ: Kiểm lâm, Công an, Hải quan. Tăng cƣờng nắm tình hình địa bàn, đối
tƣợng; tuần tra, kiểm soát ngƣời, phƣơng tiện ra vào khu vực biên giới, cửa khẩu, các
đƣờng mòn qua lại biên giới. Qua đó, các đơn vị BĐBP đã phát hiện, bắt giữ nhiều vụ
khai thác, vận chuyển gỗ tái phép xảy ra trong khu vực biên giới tiếp giáp Lào,
Campuchia.
Th hai, nh ng hạn ch , thi u sót: Công tác quản lý bảo vệ rừng nói chung, đấu
tranh phòng chống khai thác, mua bán, vận chuyển gỗ trái phép tại khu vực biên giới
của lực lƣợng quân đội vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Báo cáo của Bộ tƣ lệnh BĐBP
tại Hội nghị sơ kết kế hoạch đấu tranh chống buôn lậu gỗ trên địa bàn các tỉnh Tây
Nguyên, Bình Phƣớc, Quảng Nam, Nghệ An, Quảng Trị và triển khai thực hiện chỉ
đạo của Thủ tƣớng Chính phủ về việc đóng cửa rừng tự nhiên ở địa bàn Tây Nguyên,
giai đoạn 2016-2020 diễn ra tại Gia Lai ngày 01/8/2016 nêu rõ: Kết quả đấu tranh
chống buôn lậu, vận chuyển gỗ trái phép qua biên giới chƣa cao, chƣa tƣơng xứng với
tình hình, chƣa đánh đúng, đánh trúng đầu nậu, các đƣờng dây vận chuyển trái phép gỗ
ở khu vực biên giới. Việc kiểm soát các lối mở, ngƣời, phƣơng tiện qua khu vực biên
giới; các kho bãi tập kết, cơ sở chế biến gỗ còn nhiều hạn chế, thiếu chặt chẽ nên
khó phát hiện để ngăn chặn kịp thời hoạt động vi phạm pháp luật.
Những hạn chế, thiếu sót trên đã tạo điều kiện cho các đối tƣợng “lâm tặc”, “đầu
nậu gỗ” thực hiện khai thác, vận chuyển gỗ trái phép tại các khu vực biên giới và qua
biên giới, thậm chí là thực hiện trót lọt tội phạm trong hoảng thời gian dài. Tiêu biểu là
89
vụ Phan Hữu Phƣợng (Phƣợng râu) cùng các đồng phạm thực hiện khai thác, vận
chuyển gỗ trái phép tại khu vực biên giới tiếp giáp Đắk Nông – Campuchia – Đắk Lắk
bị Cục CSMTr (C49) và Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C44) phát
hiện, bắt giữ rạng sáng ngày 27/4/2018.
3.2.3.4. Các BQL rừng, các công ty lâm nghi p và cộng đồng, hộ gia đ nh, c
nhân, các tổ ch c khác đ ợc giao rừng
Hiện nay diện tích rừng thuộc quản lý, bảo vệ của các BQL rừng, các công ty lâm
nghiệp, cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác đƣợc giao rừng là
2.496.884 ha, chiếm 62,87% (xem Bảng 1.15 – Ph l c 1). Các khu bảo tồn thiên
nhiên, khu rừng phòng hộ đều thành lập BQL, các công ty lâm nghiệp thành lập các
đội, tổ bảo vệ có trách nhiệm bảo vệ rừng. Tuy vậy, hoạt động quản lý, bảo vệ rừng
của các chủ rừng này còn nh ng hạn ch , thi u sót:
Một là, còn phổ biến tình trạng không tổ chức tuần tra, bảo vệ thƣờng xuyên, còn
bỏ trống địa bàn quản lý trong thời gian dài dẫn đến việc “lâm tặc” lợi dụng sơ hở đƣa
lực lƣợng và công cụ vào rừng khai thác, vận chuyển trái phép.
Tại Kon Tum: Theo Công văn số 215-CV/TU ngày 20/10/2016 của Văn phòng
Tỉnh ủy tỉnh Kon Tum gửi thông báo về kết quả xử lý vụ khai thác trái phép trên 5,278
ha rừng phòng hộ Măng Đen liên quan đến các tổ chức, cá nhân có nêu: Do không tổ
ch c tuần tra, kiểm soát, bảo v th ờng xuyên nên các Tiểu khu 519; 520; 521; 522
thuộc rừng phòng hộ khu v c đèo Măng Đen, huy n Kon Rẫy (Kon Tum) liên t c bị
khai thác gỗ trái phép. Qua kiểm tra đ ph t hi n tại khu v c đèo Măng Đen c 15
điểm rừng bị hai th c tr i phép v đ t ới tán rừng với di n tích 5,278 ha rừng t
nhi n, trong đ c 13 điểm thuộc lâm phần BQL rừng phòng hộ Kon Rẫy quản lý.
Tại Đắk Nông: Chỉ tính riêng Công ty Lâm nghiệp Trƣờng Xuân (ở xã Trƣờng
Xuân, huyện Đắk Song) từ năm 2010 – 2014 do buông lỏng quản lý, bảo vệ dẫn tới
việc để mất hơn 76,66 ha rừng tự nhiên tại khoảnh 7, tiểu khu 1687 và các khoảnh 5,
7, 9 tiểu khu 1707 do công ty này quản lý. Ngày 04/8/2017, Công an tỉnh Đắk Nông đã
khởi tố vụ án, khởi tố bị can và áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cƣ trú đối với ông
Trần Quyết Tâm (nguyên Giám đốc Công ty) về hành vi “Thi u trách nhi m gây h u
quả nghiêm tr ng”.
Hai là, một số đơn vị đƣợc giao rừng, không tập trung thực hiện quản lý, bảo vệ
rừng mà chỉ tập trung sản xuất kinh doanh, thậm chí có đơn vị không bố trí lực lƣợng
bảo vệ rừng. Nhƣ ở Đắk Lắk: Theo Quyết định số 900/QĐ-UBND ngày 23/5/2005 của
90
UBND tỉnh Đắk Lắk, Công ty Cao su Đắk Lắk và Công ty cổ phần Thƣơng mại và Du
lịch Bản Đôn đƣợc giao quản lý 1.336,7 ha rừng. Tuy vậy, cho tới năm 2015, hai công
ty này vẫn không bố trí lực lƣợng bảo vệ rừng. UBND huyện Buôn Đôn phải chỉ đạo
các đoàn liên ngành và Hạt Kiểm lâm huyện tăng cƣờng lực lƣợng tuần tra, kiểm soát,
bảo vệ rừng trên lâm phần thuộc hai công ty này quản lý. Hiện nay, diện tích rừng
thuộc quản lý, bảo vệ của hai công ty đã đƣợc UBND thu hồi và giao lại cho BQL
rừng Buôn Đôn.
3.2.4. Thực trạng hoạt động quản lý các cơ sở chế biến gỗ trong phòng ngừa
tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trên địa bàn các tỉnh
Tây Nguyên
Quản lý chặt chẽ hoạt động của các cơ sở chế biến gỗ là một trong những biện
pháp quan trọng trong phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR bởi đây chính là
nơi tiêu thụ, tiếp tay và mang lại nguồn sống chủ yếu cho “lâm tặc”.
Th nh t, nh ng t quả đạt đ ợc: Toàn vùng Tây Nguyên có khoảng 1.658 cơ
sở chế biến gỗ, lâm sản bao gồm các doanh nghiệp chế biến gỗ và các hộ kinh doanh
cá thể. Trong những năm qua UBND các cấp ở Tây Nguyên, cũng nhƣ các sở, ngành
chức năng đã quan tâm kiểm tra, rà soát, quy hoạch và quản lý các cơ sở chế biến gỗ.
Khảo sát tại tỉnh Gia Lai và Lâm Đồng cho thấy: UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành
Quyết định số 82/QĐ-UBND ngày 05/3/2012 phê duyệt quy hoạch các cơ sở chế biến gỗ
gắn với công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; UBND tỉnh Lâm
Đồng ban hành Quyết định số 444/QĐ-UBND ngày 03/3/2009 phê duyệt đề án phát triển
chế biến gỗ. Đây là cơ sở cho việc phát triển công nghiệp chế biến gỗ bền vững, gắn với
công tác quản lý, bảo vệ rừng và quản lý hoạt động lâm sản.
Bên cạnh đó, lực lƣợng Kiểm lâm của các tỉnh Tây Nguyên cũng đã phối hợp với
các lực lƣợng chức năng khác nhƣ: Công an, Quản lý thị trƣờng và chính quyền cơ sở
tổ chức và thực hiện kiểm tra theo định kỳ và đột xuất các cơ sở chế biến gỗ trên địa
bàn các tỉnh Tây Nguyên nhằm phát hiện, xử lý việc thu mua, chế biến gỗ trái phép.
Qua các đợt kiểm tra đã phát hiện, xử lý nhiều cơ sở chế biến gỗ, tịch thu số gỗ và các
sản phẩm gỗ không có giấy tờ hoặc có giấy tờ không hợp lệ, cũng nhƣ tƣớc giấy phép
kinh doanh của nhiều cơ sở chế biến gỗ, lâm sản góp phần quan trọng vào phòng
ngừa, ngăn chặn tình trạng mua bán, chế biến gỗ trái phép, đồng thời có tác dụng xử lý
“điểm đến” của các đối tƣợng khai thác gỗ trái phép. Khảo sát tại hai tỉnh Lâm Đồng
91
và Đắk Lắk giai đoạn 2009 đến 2013 cho thấy, số cơ sở chế biến gỗ bị đình chỉ, thu
hồi giấy chứng nhận kinh doanh tại hai tỉnh này lần lƣợt là 05 và 07 [70].
Th hai, nh ng hạn ch , thi u sót:
Một , tình trạng cấp phép kinh doanh đối với cơ sở chế biến gỗ chƣa gắn với
quy hoạch, không gắn với nguồn nguyên liệu và ở cơ sở chƣa có quy hoạch cụ thể đối
với phát triển các cơ sở chế biến gỗ đã góp phần làm tăng tình trạng khai thác, vận
chuyển, mua bán gỗ trái phép tại Tây Nguyên.
Khảo sát tại Gai Lai cho thấy: Theo báo cáo của UBND tỉnh Gai Lai ngày
28/4/2016 về việc tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Chị thị số 1685/CT-TTg thì đa
số các huyện trong tỉnh chƣa có quy hoạch cụ thể. Cũng theo nội dung bản báo cáo này
thì các doanh nghiệp, các cơ sở chế biến gỗ trƣớc khi đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh đối với ngành nghề chế biến gỗ không đƣợc hƣớng dẫn các quy định
pháp luật về kinh doanh, mua bán, chế biến gỗ nên hầu hết khi đi vào hoạt động đều vi
phạm các quy định về trình tự thủ tục mua bán, chế biến, cất giữ gỗ. Bên cạnh đó,
không ít đối tƣợng mặc dù biết rất rõ quy định của pháp luật nhƣng vẫn thực hiện hành
vi phạm tội vì mục đích vụ lợi. Ví dụ: Theo bản án số 61/2014/HSST ngày 17/9/2014
của TAND tỉnh Gia Lai đã tuyên bị cáo Đỗ Hà Chánh phạm tội VPCQĐ về KTVBVR
với mức án 30 tháng tù nhƣng cho hƣởng án treo với hành vi phạm tội nhiều lần mua
trái phép 212 hộp gỗ chủng loại Căm xe thuộc nhóm 2 có khối lƣợng quy ra gỗ tròn là
46,629m
3
không có giấy tờ nguồn gốc để gia công bán lại kiếm lời.
Hai là, hoạt động quản lý các cơ sở chế biến gỗ của các cơ quan chức năng chƣa
chặt chẽ, còn tình trạng nể nang hoặc vì tiêu cực mà kiểm tra sơ sài, có những trƣờng hợp
bỏ qua vi phạm hoặc xử phạt nhẹ chƣa đủ tính răn đe các đối tƣợng vi phạm. Ví dụ: Vụ
VPCQĐ về KTVBVR xảy ra tại Công ty TNHH Quang Phát, huyện EaSúp, tỉnh Đắk Lắk
đã nêu ra ở m c 3.2.2.2 cho thấy, công tác quản lý các cơ sở chế biến gỗ của các lực lƣợng
chức năng còn lỏng lẽo đã tạo điều kiện cho Trƣơng Văn Quang trong vòng 01 năm từ
2009 đến 2010 thu mua gỗ khai thác trái phép từ 97 ngƣời.
3.2.5. Thực trạng phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác
và bảo vệ rừng thông qua các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Công an
Là lực lƣợng nòng cốt trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung,
tội VPCQĐ về KTVBVR nói riêng. Trong những năm qua lực lƣợng Công an các tỉnh
Tây Nguyên mà trực tiếp là lực lƣợng CSMTr đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa
nghiệp vụ để phòng ngừa đối với tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR. Lực lƣợng
92
CSMTr Công an các tỉnh Tây Nguyên phòng ngừa nghiệp vụ tình hình tội VPCQĐ về
KTVBVR bằng việc thực hiện các biện pháp NVCB. Trong những năm qua, thông qua
các biện pháp nghiệp vụ này đã lập hồ sơ, quản lý và nắm đƣợc các thông tin về địa
bàn, tuyến, lĩnh vực, hệ loại đối tƣợng có khả năng phạm tội xâm hại tài nguyên rừng.
Trên cơ sở đó có các hoạt động nghiệp vụ tiếp theo phù hợp để ngăn chặn không để tội
VPCQĐ về KTVBVR xảy ra.
Tuy nhiên, việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ trong phòng ngừa tình hình tội
VPCQĐ về KTVBVR của lực lƣợng CSMTr Công an các tỉnh Tây Nguyên nhìn
chung còn rất nhiều bất cập, tồn tại, tác dụng phòng ngừa không cao. Nghiên cứu vụ
khai thác gỗ trái phép xảy ra tháng 03/2018 tại tiểu khu 698, lâm phần thuộc Công ty
lâm nghiệp Ea Kar (Ea Kar, Đắk Lắk) cho thấy: Các cơ quan chức năng không nắm bắt
đƣợc thông tin và hoạt động của các đối tƣợng “lâm tặc”. Sau khi vụ việc xảy ra và có
thông tin phản ánh trên báo mới tiến hành kiểm tra, xác minh và điều tra làm rõ. Từ đó
mới phát hiện vụ việc và thu giữ 31 hộp gỗ với khối lƣợng 11,7m3 cùng 2 xe độ chế
đƣợc cất giấu tại tiểu khu 702. Qua đây cho thấy, các biện pháp NVCB của lực lƣợng
CSMTr nhằm phát hiện, lên danh sách, quản lý, nắm di biến động các đối tƣợng “lâm
tặc”, từ đó kịp thời phát hiện, ngăn chặn tội phạm đã không phát huy hiệu quả.
Nghiên cứu vụ án Nguyễn Hồng Hà (tức Hà đen) cùng 16 đồng phạm khai thác
gỗ trái phép tại các lâm phần thuộc huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) kéo dài trong vòng 2
năm từ 2014 đến 2016, gây thiệt hại 1.200 m3 gỗ cũng cho thấy công tác phát hiện,
theo dõi, quản lý các đối tƣợng “lâm tặc” nhằm phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về
KTVBVR không có hiệu quả, mang tính hình thức. Mặt khác, chuyên án đấu tranh làm
rõ băng nhóm tội phạm do Hà đen cầm đầu là do Cục C49 - BCA xác lập. Điều này
phần nào cho thấy lực lƣợng CSMTr Công an tỉnh Lâm Đồng nói chung, Công an
huyện Bảo Lâm nói riêng chƣa phát huy đƣợc hiệu quả của các công tác NVCB, chƣa
chủ động, tích cực trong đấu tranh với loại tội phạm này.
3.2.6. Thực trạng phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và
bảo vệ rừng thông qua công tác quản lý, giáo dục cá biệt những đối tượng đã từng
phạm tội về rừng, phạm tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng
Quản lý, giáo dục cá biệt đối với những đối tƣợng từng có những hành vi vi
phạm pháp luật bảo vệ, phát triển rừng nói chung, phạm tội VPCQĐ về KTVBVR nói
riêng là vấn đề cần thiết trong việc phòng ngừa họ tái phạm. Công tác quản lý, giáo
dục không chỉ để nắm tình hình, di biến động của diện đối tƣợng này mà còn phải
93
tuyên truyền, giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ họ nhanh tái hòa nhập cộng đồng, ổn định
cuộc sống, không tái phạm.
Theo thống kê tỷ lệ tái phạm của tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh
Tây Nguyên khoảng 28,25% (xem Bảng 1.7 – Ph l c 1). Tuy nhiên công tác quản lý
giáo dục cá biệt chƣa đƣợc quan tâm. Trao đổi với một số đồng chí công tác tại Công
an tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk đƣợc biết, hiện nay lực lƣợng Cảnh sát chủ yếu chạy
theo giải quyết sự vụ. Chính vì thế, việc quản lý giáo dục cá biệt những đối tƣợng
phạm tội về rừng, vi phạm pháp luật BVVPTR hầu nhƣ không thể thực hiện đƣợc.
Trong khi đó, các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể cũng chƣa quan tâm nhiều tới
công tác giáo dục cá biệt những đối tƣợng đã từng phạm tội về rừng, phạm tội VPCQĐ
về KTVBVR.
3.2.7. Thực trạng phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác
và bảo vệ rừng thông qua công tác điều tra xử lý
Trên cơ sở phần hiện của tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR đƣợc nêu ra tại m c
3.1.2.1 kết hợp với việc nghiên cứu các báo cáo có liên quan đến phòng ngừa hình tội
VPCQĐ về KTVBVR và thực hiện điều tra xã hội học, nghiên cứu các bản án VPCQĐ
về KTVBVR đã tuyên, luận án đánh giá nhƣ sau:
3.2.7.1. K t quả đạt đ ợc
- Số vụ VPCQĐ về KTVBVR xử lý hành chính là rất lớn, điều này thể hiện
quyết tâm của các cơ quan chức năng. Thông qua xử lý có tác dụng răn đe, giáo dục
nhằm phòng ngừa “mầm mống” của tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn
các tỉnh Tây Nguyên.
- Nhiều vụ án VPCQĐ về KTVBVR đƣợc các cơ quan tiến hành tố tụng làm rõ
trên các phƣơng diện các vấn đề cần chứng minh đối với vụ án hình sự, đƣa ra truy tố,
xét xử đúng ngƣời, đúng tội đã có tác dụng lớn trong gáo dục ngƣời phạm tội, đồng
thời có tính răn đe phòng ngừa xã hội rộng rãi. Bên cạnh đó, việc làm rõ các vấn đề
cần chứng minh có liên quan nhƣ: Nhân thân ngƣời phạm tội, phƣơng thức thủ đoạn
gây án, thời gian gây án góp phần cung cấp những thông tin có giá trị cho các cấp
chính quyền, các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng thiết kế, xây dựng các giải
pháp phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR phù hợp, hiệu quả.
3.2.7.2. Hạn ch , thi u sót
Một là, hoạt động báo tin, tiếp nhận, xử lý tin báo về tội VPCQĐ về KTVBVR
vẫn còn chậm, một số vụ VPCQĐ về KTVBVR lực lƣợng có trách nhiệm quản lý, bảo
94
vệ rừng không thông báo ngay cho lực lƣợng Kiểm lâm, Công an. Ví dụ: Theo bản án
số 23/2017/HSST do TAND huyện Đam Rông (Lâm Đồng) tuyên ngày 22/9/2017 xác
định: Vào tháng 6/2014 Lý Chẩn Dƣơng (dân tộc H’Mông; trình độ văn hóa 6/12) đã
thực hiện khai thác gỗ trái phép 04 cây gỗ Dổi và Hoa lý tại lô E Khoảnh 7 Tiểu khu
181 và lô A Tiểu khu 182 thuộc lâm phần quản lý của BQL rừng phòng hộ Đam Rông.
Đến khoảng tháng 5/2016 Dƣơng tiếp tục khai thác thêm 01 cây gỗ Dổi. Vụ việc đƣợc
phát hiện nhƣng BQL rừng không báo cho cơ quan chức năng tổ chức khám nghiệm, điều
tra. Đến ngày 02/10/2016, khi cơ quan chức năng phát hiện tại nhà bà Hạng Thị Cúc
(huyện Đam Rông) 97.258 m3 gỗ (gồm Dổi, Hoa lý, Xoan Đào, gỗ tạp) không có giấy tờ
nguồn gốc các cơ quan chức năng mới tiến hành xác minh, điều tra và thực hiện khám
nghiệm hiện trƣờng. Trong đó, hoạt động khám nghiệm hiện trƣờng phải tiến hành 2 lần:
Lần đầu vào ngày 03/10/2016 do Hạt kiểm lâm huyện Đam Rông thực hiện và lần bổ
sung vào ngày 21/2/2017 do Cơ quan CSĐT Công an huyện Đam Rông thực hiện. Tới
ngày 22/3/2017 Lý Chẩn Dƣơng bị bắt tạm giam và ngày 22/9/2017 TAND huyện Đam
Rông tuyên án Lý Chẩn Dƣơng 06 tháng tù, tuyên bố trả tự do ngay tại phiên tà do thời
hạn tạm giam đã đủ thời hạn tù.
Hai là, những hạn chế, thiếu sót thể hiện thông qua tình hình tội phạm ẩn của tội
VPCQĐ về KTVBVR: Tình hình tội phạm ẩn một mặt phản ánh công tác phòng ngừa,
ngăn chặn đạt hiệu quả cao hay không, mặt khác nó cũng phản ánh kết quả hoạt động
điều tra khám phá các vụ án VPCQĐ về KTVBVR đạt đƣợc ở mức nào, cao hay thấp.
- Từ những thống kê về tình hình xử lý hành chính và xử lý hình sự đối với hành
vi VPCQĐ về KTVBVR nêu ra ở phần hiện của tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR
trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, NCS thấy rằng: Tỷ lệ ẩn của tình hình tội VPCQĐ
về KTVBVR là khá đáng kể, trong đó chủ yếu là ẩn nhân tạo.
- Mức độ ẩn của tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây
Nguyên: Qua nghiên cứu, NCS cho rằng phần ẩn của tình hình tội VPCQĐ về
KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đang ở cấp độ II đến cấp độ III, tức là cấp
độ tƣơng đối cao bởi những lý do sau đây:
(1) Tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên có khả năng tồn
tại trong cả ba loại ẩn: n khách quan, ẩn chủ quan và ẩn thống kê.
95
(2) Đối tƣợng tác động mà hành vi phạm tội VPCQĐ về KTVBVR hƣớng tới là
cây rừng và các sản phẩm gỗ từ cây rừng. Do đó, tội VPCQĐ về KTVBVR không có
nạn nhân trực tiếp. Việc tố giác tội phạm từ quần chúng nhân dân đối với loại tội này
vì thế cũng rất hạn chế. Bên cạnh đó, từ những phƣơng thức, thủ đoạn phạm tội đƣợc
phân tích tại Ph l c 4 cũng cho thấy các đối tƣợng sử dụng những phƣơng thức, thủ
đoạn rất tinh vi để qua mặt sự phát hiện của các cơ quan chức năng.
(3) So sánh số vụ phát hiện, khởi tố, truy tố và xét xử đối với tội VPCQĐ về
KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên sẽ cho thấy tỷ lệ ẩn là khá cao.
Số vụ vi phạm rất lớn với 49.246 vụ và 58.566 đối tƣợng, tuy vậy, số vụ, đối
tƣợng khởi tố điều tra chỉ chiếm tỷ lệ 2,35% số vụ và 3,55% số đối tƣợng. Mặt khác,
từ tổng số vụ, đối tƣợng tới khởi tố, điều tra và đƣa ra xét xử cho thấy thì tỷ lệ giảm
dần sâu. Nếu so sánh số vụ, bị cáo đƣa ra xét xử so với tổng số vụ, đối tƣợng thì chỉ
chiếm 1,77% (871/49.246) và 2,53% (1.479/58.566); so sánh số vụ, bị cáo đƣa ra xét
xử với số vụ, bị can khởi tố thì chỉ chiếm 71,33% (826/1.158) và 71,20%
(1.479/2.077). Chắc chắn trong số vụ chuyển qua xử lý hành chính và số vụ giảm kể từ
giai đoạn khởi tố sẽ có không ít tội phạm ẩn.
(4) Kết quả tổng hợp phiếu điều tra xã hội học về số vụ án VPCQĐ về KTVBVR
xét xử so với vụ phạm tội trên thực tế tại Câu 14 – Ph l c 3.3 cho thấy: Có 4,85% trả
lời tỷ lệ từ 75 – 80%, có 70,28% trả lời tỷ lệ từ 70 – 75%, có 21,14% trả lời tỷ lệ từ 60
– 70% và 3,71% trả lời với các tỷ lệ khác nhau. Nhƣ vậy, có tới 91,42% số ngƣời đƣợc
hỏi đã cho rằng số vụ VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đƣợc
đƣa ra xét xử chỉ chiếm tối đa 75% số vụ phạm tội đã xảy ra trong thực tế. Từ sự phân
tích này cho thấy, tỷ lệ ẩn của tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây
Nguyên vào khoảng 20% - 25%.
(5) Qua nghiên cứu 150 bản án VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây
Nguyên tác giả cũng thấy rằng: Trong nhiều vụ cơ quan chức năng không xác định
đƣợc đối tƣợng nên không thể xử lý. Ví dụ: Bản án số 35/2017/HSST do TAND huyện
Ae Súp (Đắk Lắk) tuyên ngày 22/9/2017 đối với Lê Văn Tâm và Đỗ Trần Thị Đào
phạm tội VPCQĐ về KTVBVR. Trong nội dung bản án có nêu: Đối tƣợng có tên gọi
là Ngọc đƣợc Tâm và Đào thuê vận chuyển gỗ trái phép. Tuy vậy, Cơ quan điều tra
96
Công an huyện Ea Súp đã tiến hành xác minh nhƣng không xác định đƣợc Ngọc là ai,
làm gì, ở đâu.
Với những nội dung đã trình bày nhƣ trên, có thể thấy rằng phần ẩn của tình hình
tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên hiện nay là khá đáng kể.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phong_ngua_toi_vi_pham_cac_quy_dinh_ve_khai_thac_va.pdf