Luận văn Cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở Mỹ Tho (Tây Tiền Giang) 1961 - 1965

LỜI CAM ĐOAN . 1

MỤC LỤC . 2

MỞ ĐẦU. 4

1. Lý do chọn đề tài.4

2. Mục đích nghiên cứu .6

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .7

4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .8

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.13

6. Đóng góp khoa học của luận văn.14

7. Bố cục của luận văn .14

CHƯƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ CHI PHỐI CUỘC CHỐNG, PHÁ ẤP

CHIẾN LƯỢC Ở MỸ THO (TÂY TIỀN GIANG). 15

1.1. Khái quát địa lý – hành chính và đặc điểm xã hội - nhân văn khu vực Mỹ Tho

(Tây Tiền Giang).15

1.1.1. Khái quát địa lý – hành chính của Mỹ Tho (Tây Tiền Giang) .15

1.1.2. Đặc điểm xã hội - nhân văn và truyền thống yêu nước của nhân dân Mỹ Tho.17

1.2. Chính sách của Mỹ đối với miền Nam Việt Nam .21

1.2.1. Mỹ và chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Genève, thi hành chính sách “tố

cộng, diệt cộng” .21

1.2.2. Mỹ và chính quyền Diệm loại Pháp và các phần tử thân Pháp, thành lập quốc gia

chống cộng ở miền Nam Việt Nam .23

1.3. Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Mỹ Tho trong những năm 1954

– 1960 .25

1.3.1.Tình hình Mỹ Tho từ sau Hiệp định Genève và phong trào đấu tranh cách mạng

của nhân dân Mỹ Tho đến trước Đồng Khởi.25

1.3.2. Phong trào Đồng Khởi ở Mỹ Tho trong những năm 1959 – 1960 .29

1.4. Mỹ triển khai chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và thực hiện “quốc sách ấp

chiến lược” ở Mỹ Tho.34

1.4.1. Mỹ triển khai chiến lược “chiến tranh đặc biệt”.34

1.4.2. Mỹ và chính quyền Sài Gòn thực hiện “quốc sách ấp chiến lược” ở Mỹ Tho .36

1.4.3. Mỹ và chính quyền Sài Gòn triển khai “quốc sách” ấp chiến lược ở Mỹ Tho.40

CHƯƠNG 2: QUÂN DÂN MỸ THO (TÂY TIỀN GIANG) ĐẤU TRANH

CHỐNG, PHÁ ẤP CHIẾN LƯỢC (1961 - 1965). 50

2.1. Chủ trương của Trung ương Đảng, Trung ương cục, Khu uỷ, Tỉnh uỷ Mỹ Tho

về chống, phá ấp chiến lược.50

pdf162 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 664 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở Mỹ Tho (Tây Tiền Giang) 1961 - 1965, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mũi tiến công của 9 địch, diệt 1 đại đội, thu 30 súng, sau đó rút sang địa hình khác an toàn.” [14, tr.108]. Ngày 23 tháng 9 năm 1962, Đại đội 1 Tiểu đoàn 514 tiếp tục đánh càn tại Phú Phong huyện Châu Thành diệt 30 tên. Sau đó, di chuyển xuồng cầu Ván Sập, xã Vĩnh Kim đánh và tiêu diệt gần 100 tên, thu 14 súng, truy kích địch trên 3 km và đánh rã 1 tiểu đoàn. Ngày 5 tháng 10 năm 1962, khi phát hiện được Đại đội 1 Tiểu đoàn 514 tại cầu Vông xã Mỹ Hạnh Đông huyện Cai Lậy, địch dùng trực thăng đổ bộ quân vào 6 giờ sáng hòng tiêu diệt Đại đội 1. Do có chuẩn bị từ trước, Đại đội 1 đã bắn hạ 3 máy bay trực thăng, bắn bị thương 1 chiếc khác, tiêu diệt gần hết 1 đại đội đối phương. Đến cuối năm 1962, các cuộc càn quét của quân đội Sài Gòn đã bị lực lượng vũ trang cách mạng đánh bại, quyền chủ động về quân sự giữa hai bên đang ở thế giằng co. Lực lượng vũ trang cách mạng từ chỗ ở thế bị động đối phó, phân tán và bị thiệt hại, nay chuyển 67 sang thế chủ động đánh lại các cuộc càn quét và đánh thắng liên tiếp nhiều trận. Khí thế cách mạng không ngừng tăng lên. Cuối tháng 12 năm 1962, Ban thường vụ Tỉnh ủy mở hội nghị, đánh giá tình hình lập ấp chiến lược của địch và phong trào phá ấp chiến lược của ta. Hội nghị nhận định: “về phía địch, từ khi tiến hành lập ấp chiến lược bước hai, ở một số địa phương chúng gây cho ta một số khó khăn, lực lượng quân sự tập trung đánh vào các vùng ven ấp chiến lược đã đẩy ta ra xa; về phía ta, phá được nhiều ấp chiến lược nhưng chỉ mới phá được hình thức. Hội nghị chủ trương phải thường xuyên phá kìm kẹp bằng ba mũi giáp công, khẩn trương tổ chức lực lượng Đảng, lực lượng nòng cốt của quần chúng, lực lượng du kích tự vệ trong ấp chiến lược. Trong chỉ đạo, chú ý xây dựng lực lượng vũ trang tại chỗ, nhất là du kích mật để đánh địch, phá lỏng kìm kẹp, phá rã bọn dân vệ, thanh niên chiến đấu, chuẩn bị cho bước sau nổi dậy khi có thời cơ” [14, tr.114-115]. Rút kinh nghiệm trong năm 1962, tuy đã phá ấp chiến lược nhưng không đạt kết quả triệt để, vì khi huy động nhân dân trong và ngoài ấp chiến lược vào phá thì địch lại huy động nhân dân làm lại. “Bởi vì, ta vừa phá xong trong đêm thì sáng lại địch bắt những người đã phá làm lại bờ thành, hàng rào, hầm hố chông còn kiên cố gấp mấy lần trước khi phá” [69, tr.354]. Tình hình phá đi phá lại đã làm cho cán bộ và nhân dân chán nản, mệt mỏi. Hồi ký của Nguyễn Thanh Hà, nguyên Thường vụ Tỉnh ủy kiêm Chính trị viên Tỉnh đội bấy giờ ghi lại: “Đêm đến, vận động dân ở cả trong ấp chiến lược và ở ngoài cùng phá. Vì lúc ấy nó chưa nối các ấp chiến lược nhỏ lại thành những cái lớn. Ban ngày nó lại bắt nhân dân rào lại. Mình cũng bị hy sinh nhiều vì vướng mìn, vướng lựu đạn của nó Phải nói cho tới tháng 5, 6 năm 1962, ở dưới cơ sở mình bị xáo trộn, lúng túng ghê gớm lắm” [42, tr.220-221]. Vì vậy, vấn đề đặt ra về phương châm, phương pháp phải xác định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng tại chỗ đứng lên đấu tranh giành quyền làm chủ. Cần phát động quần chúng căm thù âm mưu lập ấp chiến lược của địch, đứng lên đấu tranh và cách đấu tranh bắt đầu từ ngay trong ấp chiến lược, chống lại bộ máy kìm kẹp của địch, sau đó tiến lên giành quyền làm chủ từng bước. Bên cạnh đó, lực lượng vũ trang phải dám bám lại, đứng lại đánh càn, chống địch phản kích, tiêu diệt và làm tan rã địch để hỗ trợ cho quần chúng tại chỗ trong ấp chiến lược “nổi dậy tấn công bằng ba mũi võ trang, chính trị, binh vận phá kềm kẹp đứng lên làm chủ trong ấp chiến lược biến ấp chiến lược thành ấp chiến đấu hoặc phá banh ấp chiến lược trở về vùng nông thôn tiếp tục chiến đấu bằng chiến tranh du kích và ba mũi giáp công làm chủ xã ấp như cũ” [69, tr.354]. 68 Sau ba trận chống càn ở rạch Cả Nai, Cầu Ván Sập và Cầu Vông thắng lợi thì cuối năm 1962, tinh thần binh sĩ Sài Gòn đã hoang mang cực độ từ quân chủ lực đến dân vệ. Do đó, các cuộc càn quét nhỏ vào các vùng đông dân nhiều của đều bị hạn chế, chúng không còn tự do hoạt động như trước. Đồng thời, nhờ học tập chỉ thị chống càn của cấp trên liên hệ thực tế với 3 trận chống càn thắng lợi vừa qua, tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân vững vàng hơn, lấy lại niềm tin vào sự chiến thắng. Cuộc chống, phá ấp chiến lược có những chuyển biến quan trọng. Sự kết hợp đấu tranh của quần chúng ở bên trong ấp chiến lược và lực lượng ba mặt ở bên ngoài ấp chiến lược ngày càng nhuần nhuyễn hơn. “Nhân dân bên trong các ấp chiến lược thường xuyên đấu tranh với địch đòi phải cho người của từng gia đình ở trong ấp chiến lược được trở về ruộng vườn để có điều kiện tăng gia sản xuất; đòi nới lỏng dần sự kìm kẹp của địch để nhân dân được tự do hơn” [14, tr.110-111]. Từ đó các cơ sở đảng, cán bộ, đảng viên có điều kiện móc nối, hướng dẫn quần chúng phương pháp chuẩn bị phá các chướng ngại vật, mở đường cho lực lượng chính trị, binh vận bên ngoài tấn công ấp chiến lược một cách hiệu quả hơn. Lực lượng hoạt động hợp pháp bên ngoài có điều kiện tổ chức thêm cơ sở, tổ chức lực lượng mật, điều tra, nghiên cứu mọi quy luật hoạt động của địch phục vụ cho yêu cầu phá ấp chiến lược. Bài học lớn nhất cho cán bộ và quần chúng ở đây là: nếu phong trào du kích chiến tranh và xã chiến đấu phát triển rộng rãi và mạnh mẽ, hợp đồng chặt chẽ với bộ đội chủ lực dựa vào xã chiến đấu đứng lại đánh càn thì sẽ bẻ gãy được các cuộc càn quét bằng trực thăng vận, thiết xa vận của địch. Như vậy thì sẽ hỗ trợ hiệu quả cho đồng bào nổi dậy chống, phá ấp chiến lược, giành quyền làm chủ. Với những thắng lợi bước đầu trong cuộc đấu tranh chống, phá chính sách ấp chiến lược của địch, mặc dù còn không ít khó khăn, lúng túng ban đầu như các cấp ủy Đảng đã từng bước rút kinh nghiệm, vừa chỉ đạo đấu tranh vừa kịp thời điều chỉnh chủ trương, đường lối đúng đắn dựa vào thực tế địa phương. Nhờ đó, quân dân Mỹ Tho không chỉ giành thắng lợi trong việc phá ấp chiến lược kiểu mẫu của địch ở Tân Lý Tây (Châu Thành) và những trận càn của địch trong năm 1962. Chính những kinh nghiệm thực tế kể trên, Tỉnh ủy đã kịp thời đề ra chủ trương, đường lối đúng đắn trong việc chỉ đạo cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược, quân dân Mỹ Tho đã giành thắng lợi to lớn trong năm 1963. Mở đầu là Chiến thắng Ấp Bắc (2-1-1963) đã dấy lên cao trào phá ấp chiến lược trong năm 1963, làm phá sản về cơ bản chính sách ấp chiến lược trên địa bàn Mỹ Tho. 69 2.2.2. Chiến thắng Ấp Bắc và cao trào chống, phá ấp chiến lược trong năm 1963 Sau những thắng lợi bước đầu trong cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược trong những năm 1961 – 1962, các cấp ủy Đảng cũng đã kịp thời điều chỉnh về chủ trương, đường lối để cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược đạt kết quả cao hơn. Tuy nhiên, khách quan, trong giai đoạn này, do về phía cách mạng chưa lường hết âm mưu và thủ đoạn thâm độc của đối phương, lực lượng cách mạng cũng gặp nhiều khó khăn, tổn thất. Tuy nhiên, qua đó, lực lượng cách mạng cũng đã rút ra những kinh nghiệm, những bài học bổ ích, nhất là tính chủ quan trong một số cán bộ lãnh đạo lúc bấy giờ. Bước sang đầu năm 1963, với những kinh nghiệm, những bài học kể trên, Đảng bộ địa phương và quân dân Mỹ Tho đã đưa cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược trên địa bàn đến những thắng lợi to lớn. Mở đầu là Chiến thắng Ấp Bắc, một chiến thắng tiêu biểu của nghệ thuật chiến tranh nhân dân được phát huy mạnh mẽ. 2.2.2.1. Chiến thắng Ấp Bắc (2-1-1963) Ấp Bắc là một ấp nhỏ với khoảng 600 dân thuộc xã Tân Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho. Nơi đây đã diễn ra trận thắng đầu tiên của lực lượng cách mạng với những chiến thuật mới của địch như “trực thăng vận”, “thiết xa vận”. Chiến thắng Ấp Bắc được xem là mốc mở ra khả năng lực lượng cách mạng có thể đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Trong lúc Ban thường vụ Tỉnh ủy họp thì sáng ngày 2 tháng 1 năm 1963, địch mở trận càn lớn mang tên “Đức Thắng 01-63” đánh vào vùng Ấp Bắc nhằm tiêu diệt một đơn vị quân giải phóng do tình báo địch phát hiện. “Lực lượng địch gồm 3 tiểu đoàn Sư đoàn 7 (Trung đoàn 1 và 12, 1 tiểu đoàn dù (thuộc lực lượng tổng trù bị chiến lược thuộc Bộ tổng tham mưu) 2 đại đội biệt động quân (đại đội 344 và 352 thuộc tiểu khu); 4 đại đội bảo an thuộc tiểu đoàn 17 tiểu khu, 3 đại đội dân vệ biệt kích; 1 đại đội M.113 (13 chiếc) 13 tàu chiến thuộc hải đoàn 21; 20 trực thăng; 21 máy bay các loại do Đại tá Bùi Đình Đạm, tư lệnh Sư đoàn 7 và Thiếu tá Lâm Quang Thơ, Tỉnh trưởng Định Tường cùng 70 cố vấn Mỹ chỉ huy” [14, tr.116]. Quân đội Sài Gòn cho rằng địa hình Ấp Bắc rất thích hợp để áp dụng các chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận, bủa lưới phóng lao, bao vây hợp điểm. Chúng còn có ý đồ thực hiện một cuộc hành quân càn quét kiểu mẫu, giành thắng lợi kiểu mẫu, phát huy tác dụng của các chiến thuật tân kỳ nhằm gây thanh thế, vực dậy tinh thần binh lính cũng như tạo sự 70 chuyển biến trên cục diện chiến trường, tiêu diệt lực lượng chủ lực của cách mạng. Từ đó, đẩy mạnh công việc xây dựng ấp chiến lược. Về phía cách mạng, lực lượng gồm có Đại đội 1 Tiểu đoàn 514 của tỉnh, Đại đội 1 Tiểu đoàn 261 của Khu, trung đội vũ trang huyện Châu Thành và du kích các xã Điềm Hy, Tân Phú, Tân Hội, với tổng cộng gần 200 cán bộ chiến sĩ được trang bị 1 đại liên, 1 súng cối 60 ly, còn lại là trung liên, tiểu liên và súng trường; vũ khí đánh xe tăng có đạn tromboông và thủ pháo. Khi về đóng quân tại Ấp Bắc, bộ đội đã sẵn sàng bố trí trận địa ngay. Từ lúc 5giờ 30 sáng ngày 2 tháng 1, sau khi điều động và bố trí xong lực lượng, quân đội Sài Gòn chia làm ba mũi cùng tiến vào Ấp Bắc theo ba hướng: theo lộ 4, kênh Nguyễn Tấn Thành, và lộ Mỹ Hạnh Trung. Sau ít phút cơ động, cả đội hình địch rơi vào trận địa phục kích của bộ đội và du kích. Bị tấn công bất ngờ, hàng chục binh lính đối phương bị loại khỏi vòng chiến đấu, 1 giang thuyền bị đánh chìm và một chiếc khác bị trúng thủy lôi hỏng nặng. Đợt tiến công đầu tiên bị thất bại. Ngay sau đó, khoảng 7 giờ 30 phút cùng ngày, quân đội Sài Gòn dùng chiến thuật “trực thăng vận” với khoảng 10 máy bay trực thăng đổ quân, 5 máy bay trực thăng vũ trang yểm trợ đổ 2 tiểu đoàn bộ binh xuống phía sau ấp, tạo thế bất ngờ, hình thành hai “gọng kìm” hòng bao vây, tiêu diệt Đại đội 1 Tiểu đoàn 261 và trung đội địa phương huyện Châu Thành đang chốt giữ tại Ấp Bắc. Với kinh nghiệm đã đúc kết về thời điểm bắn máy bay chở quân, bộ đội và du kích đợi đúng thời điểm mới nổ súng. Một chiếc bị bắn hạ tại xóm Bàn Rô, một chiếc bị rơi xuống cách đồng Cà Dăm. Số quân vừa đổ ra khỏi máy bay bị đánh dữ dội, phải xé lẻ đội hình tìm chỗ ẩn nấp để chống đỡ một cách yếu ớt. Nhằm cứu nguy cho quân đổ bộ, chỉ huy đối phương lệnh cho các trận địa pháo binh ở Long Định, Mỹ Phước Tây, phối hợp với 5 chiếc trực thăng vũ trang tập trung đánh phá dữ dội vào trận địa của ta. Trận giao chiến ngày càng ác liệt, có 3 chiếc trực thăng nữa bị bắn rơi cùng nhiều binh sĩ đối phương bị loại khỏi vòng chiến đấu. Đợt tấn công thứ hai vào Ấp Bắc bị đánh bại. Phối hợp với Ấp Bắc, Tỉnh ủy và Ban quân sự tỉnh Mỹ Tho lệnh cho Đại đội 2 Tiểu đoàn 514 tiến công trường bắn Tân Hiệp, uy hiếp thị trấn Tân Hiệp. Một trung đội trinh sát của tỉnh kết hợp lực lượng tại chỗ khống chế sân bay Thân Cửu Nghĩa. Ban thường vụ Tỉnh ủy còn chỉ đạo các địa phương lãnh đạo đấu tranh phối hợp nhằm kéo căng lực lượng địch. Đảng bộ hai huyện Cai Lậy, Châu Thành cấp tốc chỉ đạo bao vây tấn công đồn bót, phá ấp chiến lược, đánh phá giao thông trên lộ 4. 71 Ngoài đấu tranh quân sự, Tỉnh ủy còn chỉ đạo đẩy mạnh đấu tranh chính trị, binh vận. Ta huy động quần chúng kéo đến bao vây sở chỉ huy địch đóng tại Dưỡng Điềm, bao vây các trận địa pháo ở xã Mỹ Phước Tây, cầu Long Định, cản trở giao thông trên lộ 4, tác động tinh thần binh sĩ địch, tạo tình thế biến động buộc địch phải kéo căng lực lượng đối phó khắp nơi. 12 giờ 15 phút, quân đội Sài Gòn mở cuộc tiến công thứ ba với 3 tiểu đoàn của Sư đoàn 7, chia làm hai mũi cùng tiến vào ấp Tân Thới – nơi bố trí trận địa phòng ngự của Đại đội 1 Tiểu đoàn 514 và du kích. Sau ít phút chiến đấu, ta loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 1 trung đội, số sống sót còn lại mạnh ai nấy tháo chạy khỏi trận địa. Như vậy, đợt tấn công thứ ba vẫn không mang lại kết quả. Hơn một giờ sau, khoảng 13 giờ 30 phút, bằng chiến thuật “thiết xa vận”, quân đội Sài Gòn tiếp tục mở đợt tiến công thứ tư, sử dụng 13 xe M.113 và một tiểu đoàn bộ binh. Dựa vào uy lực của xe thiết giáp, họ tổ chức các mũi đột phá thẳng vào chính diện trận địa phòng ngự của Đại đội 1 Tiểu đoàn 514. Khi tốp đi đầu gồm ba xe M.113 cùng một trung đội bộ binh tiến vào đúng tầm, các loại hỏa lực đồng loạt khai hỏa. Sau ít phút, một xe bị tiêu diệt và một số khác bị hỏng. Tiếp đó, ba chiến sĩ gang thép – tiểu đội trưởng Nguyễn Văn Đừng và hai đồng đội, dùng bộc phá diệt thêm một xe M.113 nữa, đẩy lùi mũi đột phá của địch ra khỏi tiền duyên phòng ngự. Đợt tiến công thứ tư của quân đội Sài Gòn bị thất bại. Những thảm bại liên tiếp tại Ấp Bắc làm cho Bộ chỉ huy quân sự của cả Mỹ và Sài Gòn lâm vào lúng túng. Để giành một thắng lợi danh dự, lấy lại tinh thần cho binh sĩ, P. Harkins – Tư lệnh lực lượng viện trợ Mỹ ở Nam Việt Nam cùng Bộ tư lệnh hành quân của quân đội Sài Gòn khẩn cấp tăng viện cho cuộc hành quân ở Ấp Bắc. Lực lượng tăng viện được điều đến gồm một đại đội súng cối 106,7 ly và một tiểu đoàn dù số 8 thuộc Lữ đoàn dù. Đồng thời, các tướng Lê Văn Tỵ - Tổng tham mưu trưởng, Trần Thiện Khiêm – Tư lệnh lực lượng dù của quân đội Sài Gòn trực tiếp xuống chỉ huy đợt tiến công cuối cùng trong ngày 2 tháng 1 vào Ấp Bắc. Khoảng 18 giờ 5 phút, địch sử dụng 5 máy bay vận tải C47 chở Tiểu đoàn dù số 8 nhảy xuống khu vực ấp Tân Thới. Khi lính dù nhảy ra khỏi máy bay, còn đang lơ lửng trên không, hoặc người tiếp đất mà dù còn mắc trên những cành cây, mái nhà đã bị những tay súng bắn tỉa của bộ đội và du kích giải phóng sát thương. Bộ phận may mắn thoát khỏi vòng 72 nguy hiểm thì vội vã tìm chổ ẩn núp, co cụm lại chống đỡ một cách bị động, yếu ớt chờ lực lượng cứu viện đến giải vây, ứng cứu. Trong khi quân dù đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn tại ấp Tân Thới, thì ở Ấp Bắc, lực lượng xe thiết giáp và bộ binh vẫn tiếp tục tìm mọi cách đột phá vào trận địa phòng ngự của Đại đội 1 Tiểu đoàn 261 chủ lực Khu. Cuộc giành giật giữa quân giải phóng và quân đội Sài Gòn diễn ra quyết liệt nhất. Vào thời điểm ác liệt ấy, chiến sĩ giải phóng Nguyễn Văn Sơn đã sử dụng súng phóng lựu bắn quả đạn cuối cùng, tiêu diệt thêm một xe M.113 cùng một toán bộ binh đi cùng ngay trên chiến hào tiền duyên, làm cho toàn đội hình xung phong của chúng bị khựng lại và từ từ lùi ra khỏi trận địa. Trước việc Tiểu đoàn dù số 8 bị thiệt hại nặng nề cũng như lực lượng bộ binh và thiết giáp trong đợt tiến công thứ năm vào Ấp Bắc, chỉ huy cuộc hành quân của quân đội Sài Gòn quyết định: đổ quân dù còn lại xuống Miễu Hội, rút toàn bộ lục lượng còn lại ra vòng ngoài, hình thành thế bao vây xung quanh Ấp Bắc, chờ ngày hôm sau tiếp tục tiến công. Về phía cách mạng, Ban chỉ huy trận đánh quyết định rút toàn bộ lực lượng ra khỏi Ấp Bắc ngay trong đêm. Khoảng 22 giờ đêm, sau khi chuẩn bị hoàn tất, các đơn vị quân giải phóng lần lượt rút khỏi Ấp Bắc theo kế hoạch. Đến 7 giờ sáng ngày 3 tháng 1 năm 1963, các đơn vị quân giải phóng đã rút về căn cứ an toàn. Theo nhận xét Neil Sheehan: “Họ không chỉ thành công trong một trận đánh, mà họ đã thực hiện được một thắng lợi theo cách của tổ tiên họ, một chiến thắng kỳ lạ” [95, tr.328] Kết quả toàn trận, “ta đẩy lùi 11 đợt tiến công của địch, diệt và làm bị thương 450 tên, trong đó có 3 tên Mỹ và hàng chục sĩ quan ngụy, bắn rơi và bắn hỏng 16 máy bay lên thẳng, bắn cháy 3 xe M113, 2 tàu chiến. Về phía ta, lực lượng vũ trang hi sinh 12, bị thương 13, đồng bào chết 13, bị thương 8, 29 nhà dân bị chúng đánh sập” [14, tr.120]. Phối hợp với chiến trường Ấp Bắc, trong hai ngày 2 và 3 tháng 1 năm 1963, quân dân Mỹ Tho ở dọc lộ 4, các thị trấn Tân Hiệp, Cai Lậy, Cái Bè đã nổi dậy bao vây, bứt rút, bức hàng hàng loạt đồn bót, ấp chiến lược trên địa bàn Mỹ Tho. Kết quả có khoảng 30 đồn bót, 22 ấp chiến lược bị phá với nhiều mức độ, bắn rơi và bắn hỏng 2 máy bay, bắn cháy 16 xe quân sự. Ngoài ra, quần chúng trên địa bàn Mỹ Tho cũng phối hợp với các lực lượng vũ trang tiến hành đấu tranh chính trị, binh vận. Tiêu biểu, khi cuộc chiến đấu diễn ra, đồng bào các xã Tân Phú, Tân Hội (Cai Lậy), Điềm Hy (Châu Thành) kéo ra lộ 4 biểu tình đấu tranh trực diện với địch đòi chấm dứt càn quét. Nhân dân các xã Mỹ Hạnh Đông, Mỹ Hạnh Trung, và Mỹ Phước Tây tiến hành “tản cư ngược”, dùng xuồng kéo lên bao vây Khu trù 73 mật Mỹ Phước Tây và căn cứ pháo binh ở đây, đòi địch không được bắn pháo, phá hoại nhà cửa, ruộng vườn của nhân dân. Chiến thắng Ấp Bắc đã làm thất bại các chiến thuật “trực thăng vận, thiết xa vận” của đế quốc Mỹ và quân đội Sài Gòn, mở đầu cho phong trào đánh bại các chiến thuật mới của Mỹ và quân đội Sài Gòn trong “chiến tranh đặc biệt”. Theo Thượng tướng Trần Văn Trà, “dám trụ lại để đánh thắng giặc trên chiến trường đồng bằng là một bước tiến đáng kể của quân giải phóng lúc bấy giờ” [123, tr. 285]. Đó là chiến công đặc biệt quan trọng, mở ra cục diện mới, tạo ra điển hình mới, đem lại lòng tin cho nhân dân miền Nam có khả năng đánh thắng Mỹ về quân sự trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Chiến thắng Ấp Bắc đã chứng minh đường lối chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ giữa ba mũi giáp công với ba thứ quân, giữa chiến trường chính với chiến trường phối hợp tạo ra sức mạnh tổng hợp để đánh bại các chiến thuật chiến tranh của địch. Chiến thắng Ấp Bắc còn có ý nghĩa rất quan trọng, làm đảo lộn các chiến thuật và chiến lược của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn “làm nhụt ý chí xâm lược của kẻ thù, làm lung lay chế độ tay sai Ngô Đình Diệm” [14, tr.121]. Nó còn gây tiếng vang lớn trên trường quốc tế. Nghị quyết của Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 9 tháng 12 năm 1963 đã nêu rõ “Sau những thất bại nặng nề của kế hoạch Stalây – Taylor, nhất là sau Chiến thắng Ấp Bắc của quân và dân miền Nam, đế quốc Mỹ đã bắt đầu không tin là chúng sẽ thắng, và đã công khai nói lên sự mất tin tưởng đó” [168, tr.813]. Địch chú trọng càn quét nhằm hỗ trợ cho việc lập ấp chiến lược, nhưng mũi càn quét đã bị ta chặn đánh. Đây chính là điều kiện quan trọng để cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược của nhân dân ta phát triển. Chiến thắng Ấp Bắc đã chứng tỏ sức mạnh quân sự của ta, khả năng đánh thắng quân địch dù tương quan lực lượng lớn, càng đánh càng trưởng thành và ngày càng chiếm ưu thế trên chiến trường, hỗ trợ cho nhân dân nổi dậy đánh bại “quốc sách ấp chiến lược”. 2.2.2.2. Cao trào phá ấp chiến lược diễn ra trên toàn Mỹ Tho sau chiến thắng Ấp Bắc Sau trận Ấp Bắc, chính quyền Sài Gòn vẫn ráo riết dồn dân, lập ấp chiến lược. Trước tình hình đó, Ban thường vụ Tỉnh ủy họp, chủ trương: “lực lượng vũ trang tập trung với công sự điểm tựa vòng tròn vững chắc, kết hợp chặt chẽ với 3 mũi giáp công có thể đứng lại đánh càn thắng lợi ở bất kỳ vùng nào và quyết định đưa bộ đội tập trung của tỉnh hỗ trợ cho 74 phong trào 3 mặt tại chỗ phá dứt điểm các ấp chiến lược, mở ra vùng giải phóng mới” [14, tr.122]. Thực hiện chỉ thị của Trung ương Cục miền Nam về việc phá tan âm mưu lập khu gom dân thí điểm của địch, Khu ủy Khu VIII phát động cao trào phá ấp chiến lược trong toàn khu. Tỉnh Mỹ Tho được chọn làm trọng điểm của toàn Khu và cùng một lúc mở 3 mặt trận phá ấp chiến lược trong toàn tỉnh. Mặt trận thứ nhất là vùng bắc lộ 4 thuộc huyện Cai Lậy do Thường trực Tỉnh ủy chỉ huy. Mặt trận thứ hai là vùng nam lộ 4 thuộc hai huyện Cai Lậy và Châu Thành. Mặt trận thứ ba gồm 3 huyện phía đông: Chợ Gạo, Hòa Đồng và Gò Công. Như vậy, trong 3 mặt trận thì 2 mặt trận đều nằm trên địa bàn Mỹ Tho và mặt trận thứ ba cũng có một phần (huyện Chợ Gạo). Điều đó cho thấy trầm quan trọng và ý nghĩa chiến lược của Mỹ Tho trong toàn khu vực cũng như cả tỉnh trong cuộc đấu tranh chống, phá bình định gom dân lập ấp của cách mạng. Về phần lực lượng vũ trang hỗ trợ cho phong trào phá ấp chiến lược, mặt trận thứ nhất có Tiểu đoàn 261 chủ lực Khu, mặt trận thứ hai có Đại đội 1 Tiểu đoàn 514 của tỉnh, mặt trận thứ ba có Đại đội 2 Tiểu đoàn 514 của tỉnh phối hợp với các đơn vị bộ đội địa phương huyện, du kích tại chỗ. Ngay từ tháng 2 năm 1963, Ở Cai Lậy, Đại đội 1 Tiểu đoàn 514 cùng du kích các xã đột nhập các ấp chiến lược ngã ba Long Tiên, Long Khánh, Ba Dừa diệt ác ôn, giải tán Thanh niên chiến đấu, phá thế kìm kẹp tạo điều kiện cho quần chúng trong các ấp chiến lược nổi dậy phá banh hàng trăm mét bờ thành và bờ rào ấp chiến lược. Sáng ra, tổ chức quần chúng đấu tranh chính trị đòi được về ruộng vườn làm ăn sinh sống. Ở Châu Thành, Tiểu đoàn 261 đột nhập ấp chiến lược Long Định, tiêu diệt 1 tiểu đoàn, thu 10 súng, tập hợp quần chúng mit tinh tuyên truyền vận động quần chúng nổi dậy phá ấp chiến lược trở về quê cũ làm ăn sinh sống. Sáng ra, địch tập trung lực lượng đến giải vây, buộc quần chúng không được rời ấp chiến lược nhưng có một số hộ đã rời ấp chiến lược từ lúc ban đêm. Tháng 3 năm 1963, sau thất bại trong trận Ấp Bắc, chính quyền Sài Gòn ở tỉnh Định Tường kiên quyết kiểm soát cho bằng được 7 xã vùng Ấp Bắc. Lực lượng huy động gồm 2 Tiểu đoàn chủ lực, 10 đại đội bảo an, 1 hải đoàn và 40 xe lội nước, tổng cộng khoảng 2.000 quân tấn công vào vùng 7 xã xung quanh Ấp Bắc nhằm gom dân tập trung vào các Khu gom dân dọc lộ 4 và lộ kinh 12. 75 Trước tình hình đó, Ban thường vụ Tỉnh ủy họp, chủ trương: “kiên quyết bẻ gãy kế hoạch cào nhà, gom dân của địch, phải dùng ba mũi giáp công tại chỗ, lực lượng vũ trang hoạt động hỗ trợ cho quần chúng đấu tranh, đảng viên phải bám sát lãnh đạo quần chúng đấu tranh” [14, tr.124]. Lực lượng du kích kết hợp với đặc công, công binh bám đánh địch bằng mìn, lựu đạn. Lực lượng đấu tranh chính trị của quần chúng ra đấu tranh với địch ở thị xã, thị trấn và đấu tranh tại chỗ chống cào nhà gom dân. Lực lượng binh vận đấu tranh chặn bàn tay địch, kêu gọi binh sĩ đồng tình với quần chúng. Đồng thời, để hỗ trợ vùng Ấp Bắc chống địch cào nhà gom dân, Khu VIII điều Tiểu đoàn 261 chủ lực Khu đến đánh địch ở vùng này. Ngày 24 tháng 3 năm 1963, Tiểu đoàn 261 cùng lực lượng địa phương chặn đánh 1 đại đội biệt động quân tại cầu Thị Quạ, ấp Tân Hiệp, xã Tân Hội, diệt gọn 1 đại đội này, bắn cháy 2 xe M.113. Quần chúng phối hợp với lực lượng vũ trang liên tiếp tổ chức đấu tranh chính trị và binh vận. Phong trào đấu tranh quyết liệt nhất tại xã Tân Hội (Cai Lậy). Tháng 3 năm 1963, hàng trăm hộ nông dân các ấp Tân Phong, Tân Hiệp, Tân Hòa của xã Tân Hội ra lộ 4 nhưng nhân dân đã đồng loạt bỏ về ruộng vườn. Một trường hợp tiêu biểu cho việc đấu tranh chống càn là khi Quận trưởng Khiêm Ích (Cai Lậy) chỉ huy lính bảo an dỡ nhà Ông Ba Dành, một người kiên quyết không đi. “Vì vậy, dỡ được nhà ông Ba, địch sẽ dễ dàng lung lạc được nhiều người khác. Lúc đầu, ông Ba dùng lý lẽ thuyết phục đám lính nhưng bọn chúng kiên quyết dỡ nhà. Cuối cùng, ông xin bọn lính cho ông đốt nhang cúng ông bà, rồi mới dỡ. Thắp nhang xong, ông liền rút dao mác vót chạy ra sân rượt chém tên thiếu úy và bọn lính ông Ba Dành cũng vừa đuổi theo vừa tuyên bố: “Tao sống ở đây thì cũng quyết chết ở đây, không đi đâu hết”. [7, tr.151]. Trong lúc chỉ đạo tấn công địch ở vùng Ấp Bắc, Ban thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo kế hợp đưa lực lượng ra phía nam lộ 4 thuộc các huyện Châu Thành, Cai Lậy phá ấp chiến lược nhằm kéo căng địch. Đêm 24 tháng 3 năm 1963, Đại đội 2 Tiểu đoàn 514 tiến công tiêu diệt tiểu đội dân vệ, hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy phá banh ấp chiến lược Long Định. Tháng 4, Đại đội 1 Tiểu đoàn 514 phân tán lực lượng xuống nam lộ 4, hỗ trợ nhân dân nổi dậy phá ấp chiến lược dọc hai trục lộ Vĩnh Kim – Đông Hòa. Đại đội 2 phục kích diệt trung đội dân vệ ở Cầu Thầy Tùng, xã Long Hưng, tạo điều kiện cho nhân dân nổi dậy phá hệ thống ấp chiến lược từ Vĩnh Kim đến Song Thuận. Như vậy, chỉ trong khoảng 2 tháng từ tháng 2 đến tháng 3, 76 toàn bộ hệ thống ấp chiến lược từ theo trục lộ Đông Hòa – Vĩnh Kim – Song Thuận đã bị phá vỡ bởi cuộc nổi dậy của nhân dân có lực lượng vũ trang tỉnh hỗ trợ. Rút kinh nghiệm, ta mở tiếp đợt hai, Đại đội 2 Tiểu đoàn 514 tiến xuống các huyện phía đông: Chợ Gạo, Gò Công. Đại đội 1 Tiểu đoàn 514 tiến lên vùng Ba Dừa (Cai Lậy) sau phát triển lên Cái Bè. Chính đại đội 1 Tiểu đoàn 514 đã tham gia cùng với bộ đội địa phương Cái Bè và du kích phá Ấp chiến lược Nước Trong - ấp chiến lược “kiểu mẫu” ở Cái Bè. Thực hiện chủ trương trên, Đại đội 2 còn cơ động xuống các huyện phía đông: Chợ Gạo và Gò Công. Tại Chợ Gạo, bộ đội địa phương và du kích đánh phá ấp chiến lược Bình Đông xã B

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_05_30_0836077781_9043_1871498.pdf
Tài liệu liên quan