Luận văn Hiện trạng và giải pháp quản lý môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn huyện đại từ tỉnh Thái Nguyên

Theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng du lịch Hồ Núi Cốc tỉnh Thái

Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, thời gian tới, hồ Núi Cốc

được xây dựng thành khu du lịch trọng điểm quốc gia thu hút hàng triệu lượt

khách du lịch mỗi năm. Vùng hồ Núi Cốc sẽ trở thành một trong những khu vực

kinh tế sôi động và đa dạng của tỉnh Thái Nguyên. Vùng hồ đảm nhiệm nhiều

chức năng quan trọng điều tiết nước tưới tiêu, nước sinh hoạt cho thành phố

Thái Nguyên và một số tỉnh lân cận, phát triển kinh tế nông nghiệp, rừng đầu

nguồn phòng hộ và đặc biệt là vùng du lịch lớn cả nước. Chính vì vậy, các áp

lực về môi trường đối với hồ Núi Cốc là rất lớn

pdf97 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 28/02/2022 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hiện trạng và giải pháp quản lý môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn huyện đại từ tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a. Tồn tại, hạn chế - Mặc dù, tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng và ban hành chiến lược, chính sách, quy hoạch chăn nuôi, bảo vệ môi trường, song công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi chưa được quan tâm đầy đủ, đúng mức ở tất cả các cấp, các ngành, địa phương. Trong các quy hoạch phát triển chăn nuôi hầu như chỉ quan tâm, chú trọng đến các chỉ tiêu, giải pháp phát triển kinh tế, chưa có các quy định, giải pháp bảo vệ môi trường cụ thể, chưa có quy hoạch và tiêu chí quy hoạch vùng chăn nuôi đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường. - Nhiều trang trại, gia trại chăn nuôi phát triển tự phát không theo quy hoạch, đầu tư thiếu đồng bộ, mặc dù có áp dụng biện pháp xử lý môi trường, nhưng việc đầu tư công nghệ xử lý môi trường chưa đáp ứng với quy mô chăn nuôi thực tế tại trang trại nên thường bị quá tải, việc xử lý môi trường chưa có hiệu quả, chưa đảm bảo các quy định về môi trường, xả thải vượt tiêu chuẩn cho phép ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường xung quanh. - Số trang trại thực hiện thủ tục môi trường theo quy định đã tăng lên xong việc kiểm soát thực hiện còn hạn chế; đa số trang trại vẫn còn coi việc thực hiện lập hồ sơ môi trường là thủ tục hành chính, ít liên quan đến thực tế; do đó công tác bảo vệ môi trường của các trang trại mang tính tự phát tùy thuộc vào quá trình chăn nuôi của chủ trang trại. - Mặc dù hoạt động chăn nuôi đang trên đà phát triển nhưng mô hình xử lý chất thải tiên tiến, tiết kiệm, vừa mang lại hiệu quả kinh tế và phù hợp với điều kiện của tỉnh có thể áp dụng chung đại trà cho các trang trại chăn nuôi vẫn còn ở tỉnh trạng nghiên cứu, tìm kiếm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN - Hầu hết các cơ sở chăn nuôi đã đáp ứng được điều kiện về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm. Tuy nhiên việc đáp ứng các yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo Thông tư 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/1/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về điều kiện trang trại chăn nuôi lợn, gà an toàn và Quy chuẩn về môi trường theo Thông tư số 04/2016/TT-BTNMT ngày 29/4/2016 về Quy chuẩn nước thải trong chăn nuôi còn thấp, đặc biệt là đối với các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ. - Các trang trại, cơ sở chăn nuôi tập trung nằm rải rác, xen kẽ các khu dân cư, có quỹ đất nhỏ hẹp không đủ diện tích, kinh phí để xây dựng các công trình xử lý chất thải đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, dẫn tới khó khăn trong công tác quản lý. - Công tác phối hợp giữa các ngành, đoàn thể trong tuyên truyền, tập huấn chưa được thường xuyên nên hiệu quả chưa cao. Công tác kiểm tra, xử lý ô nhiễm môi trường trong hoạt động chăn nuôi chưa thường xuyên; việc xử lý vi phạm còn ít, chưa nâng cao mức độ răn đe. - Ý thức và nhận thức về bảo vệ môi trường của người dân, các chủ trang trại tuy có chuyển biến nhưng còn hạn chế, tập quán sản xuất lạc hậu, ý thức tự giác bảo vệ môi trường sống chưa cao. Một số chủ trang trại, gia trại chưa nhận thức rõ được việc phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường, thực hiện các quy định của pháp luật. - Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế, ngược lại nhiệm vụ chi cho hoạt động bảo vệ môi trường lại nhiều dẫn đến nguồn lực khó tập trung. - Cán bộ phụ trách công tác bảo vệ môi trường còn kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực trong khi địa bàn huyện rộng nên công tác triên khai nhiệm vụ còn có một số hạn chế do vậy khó tập trung. b. Nguyên nhân - Các quy trình, công nghệ xử lý chất thải trong chăn nuôi hiện nay nhất là quản lý vận hành chưa phù hợp với thực tế dẫn đến hiệu quả xử lý chất thải chưa cao: Các công nghệ xử lý môi trường như hệ thống bể Bioga, máy ép phân, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ao, bể lắng sinh học và dùng chế phẩm sinh học, đệm lót sinh học để xử lý môi trường xử lý chưa hiệu quả đặc biệt đối với các trang chăn nuôi quy mô lớn (chăn nuôi lợn thịt), chỉ đạt hiệu quả đối với các trang trại chăn nuôi quy mô vừa, gia trại và nông hộ. - Để xử lý nước thải chăn nuôi đạt QCVN 62-MT:2016/BTNMT, các cơ sở chăn nuôi phải đầu tư xây dựng và vận hành các công trình xử lý chất thải với chi phí cao, sử dụng diện tích đất lớntrong khi các điều kiện về tài chính của nhiều cơ sở chăn nuôi chưa đáp ứng được, dẫn tới việc không đảm bảo các yêu cầu nước thải đầu ra đạt QCVN 62-MT:2016/BTNMT. - Hiện nay trên địa bàn các xã đã có quy hoạch nông thôn mới, trong đó có quy hoạch các khu chăn nuôi, nhưng việc thực hiện quy hoạch, di chuyển các trang trại, gia trại vào vùng quy hoạch là rất khó khăn. - Hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước chưa cao, đặc biệt trong phòng ngừa, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động chăn nuôi. - Chưa phát huy được vai trò của các tổ chức, chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực bảo vệ môi trường và giám sát chặt chẽ công tác quản lý, việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các trang trại, cơ sở chăn nuôi tập trung. - Hiện nay hoạt động chăn nuôi gắn liền với thị trường tiêu thụ, khi nhu cầu của thị trường tăng lên các chủ trang trại tăng số lượng đàn, số lượng vật nuôi nhưng công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở không được chú trọng đầu tư tương ứng. 3.8. Các thách thức trong bảo vệ môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Đại Từ 3.8.1. Về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường Tổ chức bộ máy về quản lý môi trường ở địa phương đã được kiện toàn ở 3 cấp (tỉnh, huyện, xã), tuy nhiên đội ngũ cán bộ ở cấp huyện, xã còn thiếu về số lượng, chất lượng còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng gia tăng về khối lượng và phức tạp về tính chất. Sự phối hợp giải quyết các vấn đề Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN môi trường liên ngành còn gặp khó khăn và hiệu quả còn hạn chế; ở cấp xã chưa có cán bộ chuyên trách về môi trường; cán bộ môi trường ở hầu hết các trang trại chủ yếu là kiêm nhiệm và thường xuyên thay đổi. Trong thời gian tới cơ cấu quản lý môi trường ở địa phương theo Nghị quyết Trung ương 6 của Đảng và Văn bản số 1308/SNV-TCCB&TCPCP của Sở Nội vụ hướng dẫn xây dựng đề án sắp xếp lại tổ chức, bộ máy; lực lượng phục vụ quản lý môi trường cấp tỉnh không mở rộng về số lượng, tinh gọn bộ máy. Do đó, về số lượng cán bộ sẽ bị hạn chế, để nâng cao hiệu quả quản lý phải có biện pháp cải thiện để đáp ứng với tình hình mới, đặc biệt là công tác quản lý môi trường trong chăn nuôi khi hoạt động này hiện nay đang phát triển, trong tương lai sẽ phát triển hơn nữa theo xu thế hội nhập kinh tế của huyện. Đây là một thách thức lớn đòi hỏi đổi mới về chất lượng quản lý, đòi hỏi về đội ngũ cán bộ quản lý tinh nhuệ, năng lực, trách nhiệm cao trong quản lý môi trường. 3.8.2. Về thể chế, chính sách Bên cạnh những việc đã thực hiện, công tác quản lý bảo vệ môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn huyện còn có nhiều hạn chế do nhiều quy định pháp luật về bảo vệ môi trường chưa được cụ thể hóa bằng những nghị quyết và cơ chế chính sách thích hợp; các quy hoạch phát triển KT – XH, phát triển chăn nuôi của huyện chưa gắn kết với vấn đề Quy hoạch môi trường. Hiện nay, việc lồng ghép bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi, quy hoạch chăn nuôi còn hạn chế. Việc chú trọng phát triển chăn nuôi chưa gắn với bảo vệ môi trường chặt chẽ. Trong các quy hoạch hiện có, kể cả quy hoạch phát triển chăn nuôi, việc bảo vệ môi trường giữ vai trò thứ yếu, không giữ vai trò quan trọng quyết định việc cho phép hay không cho phép đầu tư phát triển chăn nuôi, dẫn đến hoạt động chăn nuôi gia trại, hộ gia đình phát triển nhưng không được hướng dẫn đầy đủ, không được kiểm tra giám sát chặt chẽ về thủ tục và công trình môi trường. Đây là một thách thức lớn về việc lồng ghép bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát triển chăn nuôi, quản lý chăn nuôi kết hợp với quản lý môi trường bền vững. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN Thách thức về quản lý môi trường trong thực thi quy hoạch: Quy hoạch phát triển chăn nuôi và quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh đến năm 2020 đã được ban hành nhưng việc căn cứ thực hiện chỉ dừng ở mức hình thức, chưa đi vào thực tế; chưa có vùng quy hoạch vùng chăn nuôi; chưa có quy chế rõ ràng về việc xử lý hoạt động quản lý chăn nuôi không đúng theo quy hoạch. 3.8.3. Về mặt tài chính, đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường Qua thực tế việc phân bổ và quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường của các huyện, thị không theo đúng quy định mỗi huyện phân bổ, quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường không đúng mục đích. Ở hầu hết các huyện trong tỉnh nguồn kinh phí được cấp hàng năm mới chỉ đáp ứng để giải quyết được khoảng 1/3 các hạng mục chi cho sự nghiệp môi trường, hầu hết chưa chi cho việc giám sát môi trường trong chăn nuôi. Trong những năm qua các trang trại đầu tư dự án đã chú trọng đầu tư kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường nhưng trên thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu để giải quyết các vấn đề môi trường của trang trại, nhiều trang trại còn thực hiện mang hình thức chống đối Trên địa bàn huyện cho đến nay hầu như chưa có dự án viện trợ của nước ngoài hỗ trợ trong công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. Nguồn lực đầu tư xử lý môi trường trang trại do các chủ trang trại thực hiện. Nguồn lực đầu tư cho giám sát môi trường xung quanh do ngân sách tỉnh, ở huyện chưa thực hiện. Nguồn lực dành riêng cho giám sát môi trường khu vực chăn nuôi tập trung chưa được đầu tư. 3.8.4. Về việc thực hiện quy hoạch Theo quy hoạch phát triển chăn nuôi, dự kiến đến năm 2025 phát triển chăn nuôi theo cơ cấu tỷ lệ chăn nuôi tập trung (mục tiêu chăn nuôi lợn tập trung khoảng 35% đàn lợn), còn lại vẫn là chăn nuôi gia trại. Chăn nuôi tập trung với quy mô lớn, lượng phát thải cũng sẽ lớn tương ứng, đòi hỏi phải có công trình xử lý quy mô lớn, khả năng quản lý tập trung, trọng điểm và có thể xử lý đảm bảo. Chăn nuôi hộ gia đình (gia trại) là một thách thức lớn cho công tác quản lý về môi trường khi tỉ lệ theo quy hoạch còn chiếm ở mức cao đến năm 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN (65% đàn lợn) và các năm tiếp theo. Thách thức về môi trường đang diễn ra cần phải quản lý tốt đối với chất thải trong khi thực tế hiện nay chất thải chăn nuôi chưa được quản lý đảm bảo; ý thức của người chăn nuôi phải được nâng lên mặt dù đã được tuyên truyền phổ biến nhưng chưa sâu rộng, trong khi người chăn nuôi đặc biệt là cá thể hộ gia đình, gia trại thường có tâm lý đám đông, thực hiện đầu tư chăn nuôi và bảo vệ môi trường mang tính mùa vụ; lực lượng quản lý môi trường hiện tại còn mỏng, trong thời gian tới sẽ tinh gọn về số lượng hơn nữa theo Nghị quyết Trung ương 6 của Đảng nên cần được nâng cấp về trình độ, năng lực, kinh nghiệm; các cấp ngành, tổ chức chính trị xã hội cần đồng bộ vào cuộc. Hiện nay, quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá ngày càng nhanh tại các khu vực đồng bằng, do vậy về lâu dài việc chuyển dịch chăn nuôi trang trại, tập trung đến các vùng trung du, miền núi như huyện Đại Từ là xu thế tất yếu. Trong khi, khu vực trung du miền núi địa bàn rộng, địa hình phức tạp, khó kiểm soát các nguồn thải; các trang trại sẽ gặp khó khăn trong việc tạo mặt bằng chăn nuôi và mặt bằng cho hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn phát sinh từ vật nuôi. Tỷ lệ tăng dân số thành thị và các KCN do sự phát triển của các KCN trên địa bàn tỉnh, nhu cầu về thực phẩm cũng tăng lên nhanh chóng. Do vậy, hoạt động chăn nuôi trên địa bàn huyện vừa có động lực, vừa là cơ hội để đầu tư phát triển mở rộng chuỗi cung ứng thực phẩm nhưng cũng là thách thức đối với quản lý chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi. 3.9. Định hướng, nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Đại Từ 3.9.1. Phương hướng Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật liên quan Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm đơn giản hóa quy trình thực hiện tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại đảm bảo thủ tục được thực hiện đầy đủ theo quy định Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quản lý về bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền UBND huyện Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, huyện trong công tác cấp phép hoạt động chăn nuôi Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy hoạch về chăn nuôi và bảo vệ môi trường Nâng cao chất lượng công tác thẩm định các hồ sơ môi trường, kinh doanh trang trại đảm bảo việc tham mưu cấp phép đúng quy định của pháp luật và chủ trương của tỉnh Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường Nâng cao năng lực quản lý cho bộ máy chuyên môn về môi trường từ cấp huyện đến cấp xã Tăng cường cơ sở vật chất để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu vực chăn nuôi tập trung 3.9.2. Định hướng giải pháp quản lý bảo vệ môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Đại Từ Giải pháp khoa học công nghệ, kỹ thuật: nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ mới, tiên tiến trong hoạt động quản lý chăn nuôi; tập trung vào các công nghệ, kỹ thuật xử lý chất thải trong chăn nuôi áp dụng hiệu quả, tiên tiến, thân thiện môi trường. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi. Giải pháp về thể chế, chính sách: ban hành cụ thể hóa các quy định pháp luật, vận dụng vào điều kiện thực tế của địa phương tạo môi trường thuận lợi cho phát triển chăn nuôi, đảm bảo khả năng quản lý về môi trường. Giải pháp khác: về quan hệ quốc tế, sử dụng công cụ tài chính (thu phí), tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý 3.9.3. Nhiệm vụ bảo vệ, khắc phục ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Đại Từ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN a. Đối với các trang trại chăn nuôi quy mô trung bình trở lên (từ 50 đầu lợn) phải lập chuồng trại cách xa ranh giới khu dân cư, khu thương mại trên 300m để hạn chế phát tán ô nhiễm mùi và phát tán dịch bệnh. Các trang trại chăn nuôi phải áp dụng các biện pháp xử lý chất thải đạt yêu cầu của các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (QCVN): xử lý CTR, nước thải bằng biogas kết hợp các phương pháp sinh học khác, khử mùi, sát trùng b. Đối với chăn nuôi ở quy mô gia đình có thể lập chuồng trại tại khu dân cư nhưng phải sử dụng phun chế phẩm sinh học để khử mùi. Cần xây lắp và hoạt động các hầm biogas ở các hộ có trên 10 đầu lợn; có lộ trình đến năm 2020 sẽ thực hiện chế tài dừng hoạt động chăn nuôi trong nội thành, nội thị, các khu vực tập trung đông dân cư. c. Các đơn vị khuyến nông cần hướng dẫn về phòng trừ dịch bệnh hại cho vật nuôi để tránh sự lây nhiễm bệnh hại từ vật nuôi đến vật nuôi và từ vật nuôi sang con người. d. Đẩy mạnh tuyên truyền về an toàn thực phẩm. Khuyến cáo tuyệt đối không sử dụng các chất kháng sinh, chất tăng trọng, các hóa chất cấm dùng trong chăn nuôi cũng như trong bảo quản chế biến sản phẩm nông nghiệp. e. Khuyến khích việc xây dựng các ao, hồ sinh thái vừa có chức năng điều tiết vi khí hậu, tạo cảnh quan, phát triển thủy sản vừa làm nơi tiếp nhận và xử lý nước thải chăn nuôi. g. Quy hoạch thí điểm một số vùng chăn nuôi lợn tập trung nhằm đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi quy mô trung bình và lớn, đồng thời đảm bảo vệ sinh môi trường đảm bảo an toàn thực phẩm. Thực hiện tốt các chương trình quản lý an toàn thực phẩm từ trang trại tới bàn ăn. h. Thiết lập các vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung; thiết lập và thực hiện lộ trình đến năm 2020 di dời các cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm nằm trong vùng quy hoạch khu đô thị, khu dân cư, ra vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung. 3.10. Định hướng bảo vệ môi trường nước hồ Núi Cốc đến 2025 liên quan đến hoạt động chăn nuôi trên địa bàn huyện Đại Từ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN Theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng du lịch Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, thời gian tới, hồ Núi Cốc được xây dựng thành khu du lịch trọng điểm quốc gia thu hút hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm. Vùng hồ Núi Cốc sẽ trở thành một trong những khu vực kinh tế sôi động và đa dạng của tỉnh Thái Nguyên. Vùng hồ đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng điều tiết nước tưới tiêu, nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên và một số tỉnh lân cận, phát triển kinh tế nông nghiệp, rừng đầu nguồn phòng hộ và đặc biệt là vùng du lịch lớn cả nước. Chính vì vậy, các áp lực về môi trường đối với hồ Núi Cốc là rất lớn. Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để phát huy được hết tiềm năng đẩy mạnh được sự phát triển kinh tế xã hội khu vực hồ, đồng thời bảo vệ được môi trường nước hồ, bảo vệ được nguồn tài nguyên quý giá của tỉnh, đảm bảo sự phát triển bền vững. Theo phương pháp tiếp cận xây dựng định hướng giải pháp bảo vệ môi trường đã trình bày ở trên một số giải pháp bảo vệ môi trường nước hồ Núi Cốc liên quan đến hoạt động chăn nuôi trên địa bàn huyện Đại Từ sẽ tâp trung vào các nội dung sau: - Xây dựng hệ thống thông tin trong quản lý cơ sở ô nhiễm trên lưu vực hồ - Tăng cường hiệu quả hệ thống kiểm soát ô nhiễm trên lưu vực hồ: Sửa đổi cơ chế liên quan đến hệ thống kiểm soát; Tăng cường năng lực cán bộ địa phương trong quản lý môi trường nước; Tăng cường hệ thống kiểm soát ô nhiễm đối với các hoạt động chăn nuôi trên lưu vực - Ban hành các văn bản quy định đặc thù phục vụ quản lý môi trường nước trên lưu vực hồ Núi Cốc trên cơ sở thực thi hiệu quả các quy định hiện có - Sử dụng các công cụ kinh tế (thuế, phí) - Áp dụng khoa học công nghệ kỹ thuật mới để cải tiến hoạt động chăn nuôi - Truyền thông, nâng cao nhận thức - Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng quan trắc môi trường nước hồ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN 3.11. Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Đại Từ 3.11.1. Giải pháp khoa học, công nghệ, kỹ thuật a. Giải pháp khoa học công nghệ: Để kiểm soát diễn biến của sự dịch chuyển các chất ô nhiễm môi trường và đánh giá mức độ ô nhiễm của các CTCN tại các trang trại chăn nuôi. Chúng ta cần phải tiến hành xây dựng một mạng lưới cơ sở dữ liệu toàn diện về môi trường và được cập nhật định kỳ, dễ sử dụng, chia sẻ. Cơ sở dữ liệu này là tập hợp của các kết quả trước đó của các cơ quan và tổ chức từ Trung ương đến địa phương. Tiếp theo là hoàn thiện hệ thống dữ liệu này trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, điều tra bổ sung, quan trắc tài nguyên môi trường, các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngành, địa phương, các cơ chế, chính sách liên quan đến bảo vệ môi trường tại vùng có trang trại chăn nuôi bị ảnh hưởng, Nghiên cứu các xu hướng biến động tài nguyên môi trường nước, đất. Dựa trên các báo cáo: đánh giá tác động môi trường, hiện trạng môi trường hàng năm, điều tra chất lượng và trữ lượng của tài nguyên nước, đất, hiện trạng sử dụng tài nguyên, niên giám thống kê, các kết quả nghiên cứu về tài nguyên môi trường, thiên tai để xác định các xu thế biến động và dự báo sự lan tỏa CTCN trong môi trường đất, nước của khu vực có trang trại. Áp dụng các công nghệ sạch, ít chất thải, công nghệ xử lý chất thải, công nghệ giảm thiểu tai biến để xử lý chất ô nhiễm Xây dựng và thực hiện tốt cácchính sách khuyến khích các nhà khoa học, công nghệ nghiên cứu và chuyển giaokết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Các TTCN trên địa bàn hiện đang phát triển ổn định. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận thông tin về thị trường và tổ chức sản xuất của các chủ trang trại còn hạn chế; thiếu các mối liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Các địa phương chưa có quy hoạch vùng nhằm quản lý chặt chẽ dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường sinh thái. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN Để TTCN phát triển, tỉnh cũng cần có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển tạo điều kiện cho các chủ TTCN đầu tư chiều sâu; quy hoạch vùng chăn nuôi gắn liền với hỗ trợ đầu tư hạ tầng, máy móc, thiết bị phục vụ phát triển sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường công tác đào tạo nâng cao năng lực tổ chức quản lý cho các chủ trang trại. b. Giải pháp kỹ thuật b1. Đề xuất xử lý nước thải chăn nuôi lợn Trong nước thải chăn nuôi, hàm lượng chất hữu cơ, N, P,coliform rất cao. Mức độ ô nhiễm có xu hướng tăng theo qui mô chăn nuôi. Hiện nay ở nước ta, xử lý nước thải chăn nuôi lợn chủ yếu mới là xử lý bằng công nghệ biogas và hồ sinh học. Hầm biogas chỉ xử lý được chất hữu cơ còn hồ sinh học có thể xử lý N và P nhưng hiệu quả thấp, cần diện tích lớn và thời gian lưu lâu. Nước thải sau xử lý bằng các biện pháp trên chưa đáp ứng các tiêu chuẩn thải của quốc gia và ngành về COD, tổng N và tổng P. Đặc biệt, việc xử lý chất ô nhiễm N và P trong nước thải chăn nuôi lợn hầu như chưa được quan tâm trong khi đây là yếu tố gây phú dưỡng môi trường nước các thuỷ vực tiếp nhận dẫn đến “nở hoa nước” do vi tảo bao gồm vi khuẩn lam (VKL) độc phát triển mạnh, làm mất cân bằng sinh thái và suy giảm chất lượng nước, ảnh hưởng xấu đến môi trường sống và sức khỏe cộng đồng. Các loại hình chăn nuôi lợn trang trại theo hướng công nghiệp chủ yếu hiện nay là: chăn nuôi lợn thịt, chăn nuôi lợn nái sinh sản và chăn nuôi cả lợn nái và lợn thịt trong đó trang trại chăn nuôi lợn nái + lợn thịt là chủ yếu (chiếm 80-90% số trang trại). Mặc dù chăn nuôi lợn tập trung qui mô lớn là định hướng của ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, nhưng thực tế hiện nay chăn nuôi lợn trang trại trên địa bàn huyện Đại Từ vẫn tồn tại nhiều trang trại qui mô trung bình và nhỏ với số đầu lợn dưới 1000 con. Và theo thực tế điều tra khảo sát, đề xuất các phương án xử lý nước thải chăn nuôi phù hợp với từng quy mô trang trại như sau: 1. Cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ: cơ sở chăn nuôi có quy mô dưới 100 con có lượng nước thải vào khoảng dưới 3m3/ngày.đêm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN Đối với các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ với công suất xả thải như trên, thông thường trên địa bàn khảo sát đã có trang bị bể biogas để thu gom nước thải. Tuy nhiên chất lượng nước thải đầu ra sau bể biogas trước khi thải ra môi trường vẫn chưa đạt theo quy chuẩn xả thải cho phép. Đối với các hộ này, nên đề xuất bổ sung thêm ao sinh học (ao ổn định nước thải tùy nghi). Đối với hồ sinh học, các hộ nên đào ao có thể tích khoảng 20 m3 (sâu khoảng từ 1~1.5m) có lót màng chống thấm HDPE. Ao này sẽ đóng vai trò xử lý kết hợp cả hiếu khí và kỵ khí, độ sâu thích hợp cho sự phát triển của tảo và các vi sinh vật tùy nghi, ban ngày có ánh sáng có quá trình chính là hiếu khí, ban đêm là kỵ khí. Các hộ có thể nuôi cá, trồng rau muống hoặc nuôi bèo ngay tại hồ. Hình 3.2. Đề xuất dây chuyền công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi kết hợp sản xuất khí sinh học và nuôi cá trong hộ chăn nuôi quy mô nhỏ 2. Cơ sở chăn nuôi tập trung với quy mô vừa: từ 100 con đến 500 con có lượng nước thải vào khoảng 3-15m3/ngày: Đối với các hộ chăn nuôi quy mô cỡ vừa, đề xuất quy trình xử lý bao gồm bể kỵ khí kết hợp ngăn lắng, và hồ sinh học hiếu khí. Nước thải từ hệ thống bể Biogas đã có được tách ra một phần, đưa về bể thu gom kết hợp bể kỵ khí có ngăn lắng, được thiết kế phù hợp với thời gian lưu hơn 3h, có lắp đặt màng ngăn lớp váng, bước này sẽ xử lý khoảng 30-50% SS, 15-25% BOD. Nước sau bể này tự chảy sang hồ sinh học và được xử lý bởi các quá trình thuỷ sinh học tự nhiên nhằm giảm thiểu các chất ô nhiễm. Nước sau bể sinh học hiếu khí có thể sử dụng để tưới cây và các mục đích khác. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN Hình 3.3. Đề xuất dây chuyền công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi trong hộ chăn nuôi quy mô vừa Kích thước các công trình: + Bể kỵ khí: bể kỵ khí kết hợp ngăn lắng, kích thước bể 2x2.5x1.5 (m) + Hồ sinh học: Xây dựng hồ sinh học tùy tiện kích thước 10x4x1,2 (m) 3. Cơ sở chăn nuôi tập trung quy mô lớn: */ Đề xuất đối với trang trại dưới 1000 đầu lợn, có hồ sinh học: Với các trang trại thải ra ≤ 30 m3 nước thải/ngày đêm (≤ 1000 lợn). Nếu trang trại có hồ sinh học (≥ 1000 m2): Áp dụng công nghệ biogas phủ bạt hiện hành (1000 m3, thời gian lưu tối thiểu 40 ngày) + hồ sinh học + CNST theo mô hình đề tài đã làm (diện tích 1000m2). Nước sau xử lý đạt và mức TCN 678- 2006 COD, TN và TP. Cần bơm vét bùn từ biogas định kỳ dùng sản xuất phân bón. Cần bố trí song chăn rác và hố lắng cát trước biogas và hố thu gom sau biogas để bơm lên hệ xử lý CNST. Ngoài chí chi thu gom, bơm, hầm biogas phủ bạt như chi phí hiện hành, chi phí CNST cần tăng 1,5 lần. Riêng TP có thể phải bổ sung keo tụ hoăc CaO nếu không đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_hien_trang_va_giai_phap_quan_ly_moi_truong_trong_ch.pdf
Tài liệu liên quan