LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CÁM ƠN . ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.v
DANH MỤC SƠ ĐỒ . vi
MỤC LỤC. vii
PHẦN I: MỞ ĐẦU .1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Mục tiêu nghiên cứu.2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.2
4. Phương pháp nghiên cứu.2
5. Kết cấu của đề tài .3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP.4
1.1. Khái niệm và vai trò của chiến lược kinh doanh .4
1.1.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh .4
1.1.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh .5
1.2. Phân loại chiến lược kinh doanh .6
1.2.1. Các cấp chiến lược .6
1.2.2. Các loại chiến lược.7
1.3. Xây dựng và hoàn thiện chiến lược kinh doanh .10
1.3.1. Khái niệm quản trị chiến lược.10
1.3.2. Các giai đoạn của quá trình quản trị chiến lược.11
1.3.3. Nhiệm vụ và tầm quan trọng của quản trị chiến lược .12
1.4. Các nhân tố tác động đến công tác xây dựng và hoàn thiện chiến lược .14
136 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty TNHH MTV nhựa bao bì Việt Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kể. Đặc biệt là trong
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
41
tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, Công ty vẫn đứng vững và có sự tăng
trưởng về lợi nhuận.
Tổng doanh thu của Công ty tăng lên hàng năm. Tổng doanh thu năm 2011 so với
năm 2010 tăng 4,23%. Năm 2012 so với năm 2011 đột biến tăng 68,33% là do ngoài
doanh thu bán thành phẩm, Công ty còn có doanh thu thương mại là xuất khẩu hạt nhựa
PP ra thị trường Thái Lan, Singapore. Năm 2013 so với 2012 chỉ tăng 3,27%.
Tổng chi phí của Công ty trong bốn năm liên tục đều tăng. Tốc độ tăng của
chi phí tương đương với tốc độ tăng của doanh thu. Năm 2011 so với năm 2010
tăng 2,78%. Năm 2012 so với năm 2011 đột biến tăng lên 70,45% là do chi phí hoạt
động thương mại tăng. Năm 2013 so với năm 2012 tăng 3,23%.
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng lên hàng năm từ năm 2010 đến năm
2013 nhưng tốc độ tăng trưởng có chiều hướng giảm xuống. Năm 2011 so với năm
2010 tăng 44,59%. Năm 2012 so với năm 2011 tăng 26,33%. Tốc độ tăng giảm dần
là do tỷ suất lợi nhuận hoạt động thương mại thấp hơn tỷ suất lợi nhuận của hoạt
động sản xuất. Năm 2013 so với năm 2012 tăng 4,37%.
Tổng lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng lên hàng năm như lợi nhuận trước
thuế, vì từ năm 2010 đến năm 2012 công ty được miễn thuế Thu nhập doanh nghiệp
theo giấy chứng nhận đầu tư của Ban quản lý Khu công nghiệp. Năm 2013 Công ty
bắt đầu đóng thuế Thu nhập doanh nghiệp nhưng chỉ đóng mức 7,5%/năm. Bởi vậy
lợi nhuận sau thuế năm 2013 giảm 3,46% so với năm 2012.
Tỷ suất lợi nhuận năm 2011 so với năm 2010 tăng 38,73%, từ 3,5% năm 2010
lên 4,8% trong năm 2011. Năm 2012 so với năm 2011 giảm 24,5%, từ 4,8% xuống còn
3,6% là do năm 2012 có doanh thu thương mại, bởi vậy doanh thu tuy cao nhưng tỷ
suất sinh lợi thấp, vì tỷ suất sinh lợi ở lĩnh vực thương mại thấp hơn tỷ suất sinh lợi ở
lĩnh vực sản xuất. Năm 2013 với năm 2012 đều có doanh thu thương mại nên tỷ suất
sinh lợi tương đương nhau. ROE đã giảm từ 36% năm 2010 xuống còn 34% năm 2011,
có nghĩa là một đồng vốn chủ sở hữu ở năm 2011 chỉ đem lại 0,34 đồng lợi nhuận.
Năm 2013 so với năm 2012, ROE giảm từ 35% xuống còn 28%, có nghĩa là một đồng
vốn chủ sở hữu năm 2013 chỉ tạo ra được 0,28 đồng lợi nhuận, trong khi năm 2012 là
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
42
0,35 đồng tương ứng với mức giảm là 21,38%. Hệ số vòng quay tài sản giảm từ 2,7
vòng năm 2010 xuống còn 2,2% năm 2013. Sức sinh lời của tài sản ROA giảm từ 10%
năm 2010 xuống còn 7% ở năm 2013, tương ứng với mức giảm 20,53%. Đòn cân nợ ở
năm 2011 giảm so với năm 2010, song đã tăng lên lại từ 3,4 lần năm 2011 lên 3,8 lần
năm 2012, 2013. Đòn cân nợ được tính bằng tỷ số giữa tổng tài sản với vốn chủ sở
hữu. Như vậy, trong năm 2012, khi đòn cân nợ tăng, khả năng tài trợ vốn chủ sở hữu
cho tài sản thấp làm gia tăng rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. Song theo phương trình
Dupont: ROE = ROA x Đòn cân nợ. Đòn cân nợ tăng, kỳ vọng ROE tăng. Vậy nguyên
nhân của sự giảm sút ROE là do sức sinh lời của tài sản giảm sút. Từ đó, Công ty cần
có biện pháp nâng cao hệ số lãi ròng cũng như tăng số vòng quay tài sản để tăng sức
sinh lời của tài sản cũng như tăng sức sinh lời của vốn chủ sở hữu.
Như vậy, trong bốn năm liên tục từ năm 2010 đến năm 2013, nếu xét về mặt
giá trị, ngoại trừ năm 2013 lợi nhuận sau thuế có giảm xuống so với năm 2012, tất
cả các chỉ tiêu cơ bản khác về kết quả kinh doanh đều tăng lên. Điều đó cho thấy
trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế nhưng Công ty vẫn làm ăn có lãi. Tuy
nhiên khi xem xét về tốc độ tăng trưởng của từng yếu tố ta thấy có xu hướng biến
động không ổn định, nhất là chỉ tiêu tổng doanh thu và tổng lợi nhuận, tốc độ tăng
trưởng có xu hướng giảm dần. Vì vậy Công ty cần có giải pháp để nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.3.2. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh theo lĩnh vực hoạt động
- Phân tích về kết quả doanh thu: Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và
cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu. Điều này chứng tỏ hoạt
động này là hoạt động chính tạo ra doanh thu cho Công ty và đang được đầu tư phát
triển. Sự tăng lên của tổng doanh thu là do bên cạnh doanh thu bán các thành phẩm
tăng, còn có sự đóng góp đáng kể của doanh thu lĩnh vực thương mại. Năm 2012 so
với năm 2011 doanh thu đột biến tăng 68,14% là do có sự đóng góp của doanh thu
từ lĩnh vực thương mại. Năm 2012 và năm 2013 Công ty xuất khẩu hạt nhựa ra thị
trường Thái Lan, Singapore. Năm 2013 so với năm 2012, doanh thu chỉ tăng 3,45%.
Doanh thu hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng không đáng kể so với tổng doanh
thu. Năm 2012 doanh thu tài chính đột biến tăng là do chênh lệch tỷ giá khi xuất khẩu.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
43
- Phân tích về kết quả lợi nhuận: Đóng góp lớn vào tổng lợi nhuận là lợi
nhuận từ bán các thành phẩm mà Công ty sản xuất ra, lợi nhuận này có xu hướng
tăng lên hàng năm từ năm 2010 đến năm 2013. Tuy nhiên tốc độ tăng có xu hướng
giảm. Năm 2011 so với năm 2010 tăng 37,32%. Nhưng năm 2012 so với năm 2011
tốc độ tăng giảm dần do Công ty làm thêm một số chủng loại sản phẩm mới, nên tỷ
lệ phế phẩm nhiều so với kế hoạch đã đề ra. Lợi nhuận từ hoạt động thương mại
cũng đóng góp đáng kể trong tổng doanh thu của Công ty. Trong hai năm 2012,
2013 lợi nhuận thương mại chiếm 16% trong tổng lợi nhuận. Lợi nhuận hoạt động
tài chính chiếm tỷ trọng không đáng kể, năm 2010 bị lỗ do chi phí lãi vay cao,
doanh thu tài chính không bù được chi phí tài chính. Năm 2012 lợi nhuận tài chính
tăng so với các năm là do chênh lệch tỷ giá trong lĩnh vực thương mại.
Bảng 2.2: Kết quả sản xuất theo lĩnh vực hoạt động giai đoạn 2010-2013
Chỉ tiêu Đvt 2010 2011 2012 2013
So sánh (%)
11/10 12/11 13/12
I.Tổng doanh thu Tr.đồng 87.751 91.460 153.958 158.998 4,23 68,33 3,27
1.DT thuần từ hoạt
động bán hàng &
cung cấp dịch vụ
Tr.đồng 87.751 91.460 153.698 158.994 4,23 68,14 3,45
- DT bán thành
phẩm
Tr.đồng 87.694 91.407 94.563 95.256 4,23 3,45 0,73
-DT bán hàng hóa Tr.đồng 0 0 59.126 63.738 - - 7.8
2.DT từ hoạt động
tài chính
Tr.đồng 57 53 269 4 -7,02 407,55 -98,51
II.Tổng lợi nhuận Tr.đồng 3.034 4.387 5.542 5.784 44,59 26,33 4,37
1.LN thuần từ hoạt
đông bán hàng&
cung cấp dịch vụ
Tr.đồng 3.175 4.360 5.390 4.829 37,32 23,62 7,33
-LN bán thành phẩm Tr.đồng 3.175 4.360 4.503 5.785 37,32 3,28 7,24
-LN bán hàng hóa Tr.đồng 0 0 887 956 - - 7,79
2.LN từ hoạt động
tài chính Tr.đồng
-141 27 152 -1 -119,15 462,96 -100,66
Nguồn: Tổng hợp từ báo kết quả SXKD của Công ty từ năm 2010-2013
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
44
2.3.3. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh theo mặt hàng
Doanh thu từ mặt hàng vỏ bao xi măng chiểm tỷ trọng cao trong tổng doanh
thu và tăng lên hàng năm, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm. Doanh
thu từ vỏ bao PP năm 2011 so với năm 2010 giảm 1,56%. Qua năm 2012, 2013
doanh thu vỏ bao PP lại tăng lên. Doanh thu mặt hàng vải dệt biến động bất thường,
năm 2011 so với năm 2010 tăng 4,23%, năm 2012 so với năm 2011 đột biến tăng
lên 29,32%, năm 2013 lại giảm 3,3% so với năm 2012. Trong tất cả các mặt hàng
thì vỏ bao xi măng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu. Đây là mặt hàng
được Công ty chú trọng khai thác và cũng là mặt hàng chiến lược của Công ty. Do
đó Công ty một mặt tập trung khai thác cái mình sẵn có, mặt khác cần phải nghiên
cứu sản phẩm mới, đổi mới công nghệ để phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Bảng 2.3: Doanh thu theo mặt hàng chính giai đoạn 2010-2013
Chỉ tiêu Đvt 2010 2011 2012 2013
So sánh (%)
11/10 12/11 13/12
Vỏ bao xi
măng
Tr.đồng 70.155 74.040 75.650 76.205 5,54 2,18 0,73
Vỏ bao PP Tr.đồng 15.875 15.539 16.549 16.765 -1,56 6,5 1,31
Vải dệt Tr.đồng 1.754 1.828 2.364 2.286 4,23 29,32 -3,3
Hạt nhựa PP Tr.đồng - - 59.126 63.738 - - 7,8
Nguồn: Tổng hợp từ phòng kinh doanh của Công ty
2.3.4. Phân tích kết quả kinh doanh theo thị trường
Nhìn vào kết quả trên ta thấy, thị trường chính của Công ty là ở nội địa, còn ở
thị trường xuất khẩu chủ yếu là lĩnh vực thương mại mua bán hạt nhựa PP. Doanh thu
ở thị trường nội địa qua bốn năm đều tăng, nhưng tốc độ tăng có xu hướng giảm. Do
những năm qua bất động sản gặp nhiều khó khăn, dẫn đến ngành xi măng cũng gặp
nhiều khó khăn nên doanh thu của Công ty tăng trưởng chậm. Khách hàng chính của
Công ty ở thị trường nội địa: Công ty TNHH xi măng Luks Việt Nam, Công ty TNHH
MTV xi măng Luks Ninh Thuận, Công ty CP xi măng Vicem Hải Vân, Công ty CP xi
măng Ngũ Hành Sơn, Công ty CP xi măng Sông Đà –YaLy, Công ty CP xi măng Sông
Gianh, Công ty Bột mì Quảng Ngãi, Công ty Fococev Quảng Nam, Công ty Contrexim
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
45
Bình Định, Công ty Prime Phong Điền 40% sản lượng của Công ty cung cấp cho
Công ty TNHH xi măng Luks Việt Nam và Công ty TNHH MTV xi măng Luks Ninh
Thuận; Công ty CP xi măng Vicem Hải Vân chiếm 20%; 40% sản lượng còn lại cung
cấp cho các công ty nông sản và các công ty xi măng khác.
Thị trường xuất khẩu trong 2 năm 2012, 2013 chủ yếu là lĩnh vực thương
mại, mặt hàng chính là hạt nhựa PP. Doanh thu xuất khẩu năm 2013 so với năm
2012 tăng 7,8% nhưng tỷ suất lợi nhuận thấp nên Công ty không chú trọng, mà
chú trọng ở thị trường nội địa. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần có những
giải pháp nhằm nâng cao hoạt động marketing, nâng cao chất lượng chăm sóc
khách hàng, tìm kiếm các khách hàng tiềm năng, khai thác tốt những lợi thế vốn
có, nhằm phát triển thị trường một cách hiệu quả hơn, tạo được uy tín và hình
ảnh Công ty trong lòng khách hàng và đối tác, xây dựng được thương hiệu cho
chính bản thân Công ty. Bên cạnh đó, Công ty cũng cần kiện toàn lại hoạt động
quản lý sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm bằng các giải pháp về công
nghệ, tạo sản phẩm mới thân thiện với môi trường có tính cạnh tranh cao, nâng
tạo hiệu quả kinh doanh cho Công ty.
Bảng 2.4: Kết quả tiêu thụ trên thị trường của Công ty giai đoạn 2010-2013
Chỉ tiêu Đvt 2010 2011 2012 2013
So sánh (%)
11/10 12/11 13/12
Thị trường nội địa Tr.đồng 87.694 91.407 94.563 95.256 4,23 3,45 0,73
Thị trường xuất
khẩu
Tr.đồng - - 59.126 63.738 - - 7,8
-Thái lan Tr.đồng - - 23.650 26.133 - - 10,5
-Singapore Tr.đồng - - 35.476 37.605 - - 6,0
Nguồn: Tổng hợp từ phòng kinh doanh của Công ty
2.4. Phân tích các yếu tố môi trường bên trong tác động đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty
2.4.1. Nguồn nhân lực
Nhân lực là nhân tố hàng đầu tạo nên thành công của doanh nghiệp và thời
gian qua luôn được Công ty quan tâm đầu tư phát triển. Bên cạnh những kết quả đạt
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
46
được trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, vẫn còn một số hạn chế cần
khắc phục trong thời gian tới.
Bảng 2.5: Tình hình nhân lực của Công ty giai đoạn 2010-2013
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013
So sánh (%)
11/10 12/11 13/12
Tổng số lao động Người 212 215 230 236 1,42 6,98 2,61
Lao động Nữ Người 113 117 119 120 3,54 1,71 0,84
Tỷ lệ % 53 54 52 51 2,1 -4,92 -1,72
LĐ trực tiếp sản xuất Người 154 154 161 167 0,00 4,55 3,73
Tỷ lệ % 73 72 70 71 -1,4 -2,27 1,09
LĐ Gián tiếp Người 58 61 69 69 5,17 13,11 0,00
Tỷ lệ % 27 28 30 29 3,7 5,74 -2,54
LĐ đã qua đào tạo Người 212 215 230 236 1,42 6,98 2,61
Tỷ lệ % 100 100 100 100 0,00 0,00 0,00
LĐ có trình độ CĐ trở lên Người 36 39 41 45 8,33 5,13 9,76
Tỷ lệ % 17 18 18 19 6,82 -1,73 6,97
Lương bình quân tháng/
lao động
Tr.đồng 2,5 2,8 3,1 3,5 12,00 10,71 12,90
Doanh thu BQ năm tạo ra
trên mỗi lao động
Tr.đồng 414 425 411 404 2,78 -3,29 -1,83
Lợi nhuận BQ năm tạo ra
trên mỗi lao động
Tr.đồng 14,3 20,4 24,1 24,5 42,58 18,09 1,71
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả SXKD và từ phòng Tổ chức – Nhân sự
Qua bảng phân tích trên cho thấy: Xét về mặt số lượng lao động trong 4 năm
qua có tăng nhưng không đáng kể, năm 2012 so với năm 2011 tăng 6,98%, còn năm
2013 số lượng lao động tăng không đáng kể. Vì đặc điểm của Công ty hoạt động
trong ngành sản xuất nhựa bao bì, máy móc thiết bị quyết định năng suất là chính,
công nhân trực tiếp chủ yếu đứng ở công đoạn đầu để cho nguyên vật liệu vào dây
chuyền và đứng ở công đoạn cuối cùng để xếp đếm, ép kiện thành phẩm. Xét về cơ
cấu lao động: Lao động nữ có tăng nhưng không đáng kể, tốc độ tăng có xu hướng
giảm dần. Song tất cả các năm tỷ trọng lao động nữ vẫn chiếm 51%, vì công đoạn
sản xuất có dệt, gấp van và may rất phù hợp với nữ giới. Lao động trực tiếp chiếm
khoản 70%, lao động gián tiếp chiếm 30%, tỷ lệ này rất phù hợp với tính chất sản
xuất của Công ty.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
47
Xét về chất lượng lao động: Toàn bộ lao động của Công ty đã được qua đào
tạo. Lao động có trình độ cao đẳng trở lên chiếm 18%. Điều này cho thấy Công ty
đã chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, từ đó làm cho chất
lượng nguồn nhân lực của Công ty hiện nay là khá cao, đáp ứng được yêu cầu phát
triển. Lương bình quân của lao động cũng được tăng lên hàng năm. So với mặt bằng
chung ở KCN Phú Bài, thì mức lương như vậy cũng khá cao. Với mức lương 3,5
triệu đồng/ tháng trong năm 2013 đã đáp ứng được nhu cầu cuộc sống hiện tại.
Công nhân cũng yên tâm làm việc và gắn bó với Công ty lâu dài hơn. Vì vậy trong
những năm gần đây sự biến động lao động là không đáng kể. Công ty đã đào tạo
được đội ngũ lao động có tay nghề cao đáp ứng nhu cầu của công nghệ sản xuất
mới, cũng như sự phát triển của Công ty. Do đó, doanh thu do mỗi lao động tạo ra
cho Công ty rất cao, đạt mức 400 triệu đồng/ năm, lợi nhuận mà mỗi lao động tạo ra
đạt trên 20 triệu đồng/ năm.
2.4.2. Tình hình đầu tư mở rộng quy mô sản xuất
Được thành lập vào năm 2007 trên cơ sở dây chuyền sản xuất bao PP để
xuất khẩu. Công ty đã đầu tư thêm dây chuyền sản xuất bao xi măng nhằm cung
cấp cho thị trường các nhà máy xi măng trong nước. Sắp tới vào quý IV năm
2014, Công ty đầu tư thêm dây chuyền sản xuất bao dán đáy vuông công nghệ
Châu Âu, thân thiện với môi trường và đặc biệt là tính năng chống hàng giả rất
tốt của sản phẩm bao này.
Để làm rõ hơn về tình hình đầu tư, ta tiếp tục phân tích tình hình đầu tư tài
sản và đầu tư vốn trong thời gian qua, nhất là trong giai đoạn 2010-2013.ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
48
Bảng 2.6: Tình hình biến động tài sản của Công ty giai đoạn 2010-2013
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013
So sánh (%)
11/10 12/11 13/12
Tổng tài sản Tr.đồng 31.935 44.236 60.116 73.027 38,52 35,9 21,48
Tài sản ngắn hạn Tr.đồng 22.055 36.758 55.239 71.012 66,67 50,28 28,55
TS ngắn hạn/
Tổng TS
% 69 83 92 97 20.32 10,58 5,83
Tài sản dài hạn Tr.đồng 9.880 7.478 4.877 2.015 -24,31 -34,78 -58,68
TS dài hạn/ Tổng
TS
% 31 17 8 3 -45,36 -52,01 -65,99
Mức trang bị TS
trên mỗi LĐ
Tr.đồng 151 206 261 309 36,59 27,04 18,39
Nguồn: Tính toán từ bảng cân đối kế toán của Công ty giai đoạn 2010-2013
Qua bảng số liệu ta thấy tổng giá trị tài sản của Công ty tăng lên hàng năm,
nhưng tốc độ tăng có xu hướng giảm dần. Năm 2011 so với năm 2010 tăng 38,52%;
năm 2012 so với năm 2011 tăng 35,9%; năm 2013 so với năm 2012 tăng 21,48%. Tài
sản ngắn hạn có xu hướng tăng lên hàng năm, do giá cả nguyên liệu có xu hướng tăng
nên Công ty mua nguyên vật liệu về để dự trữ cho việc sản xuất không bị gián đoạn,
nhưng tốc độ tăng có xu hướng giảm. Tài sản dài hạn có xu hướng giảm dần, vì tài sản
hàng năm phải trích khấu hao nên giá trị còn lại sẽ giảm dần hàng năm, mặc khác Công
ty đẩy nhanh khấu hao để đổi mới công nghệ phù hợp với nhu cầu của thị trường. Mức
trang bị tài sản trên mỗi lao động qua các năm đều tăng. Năm 2010 trang bị tài sản cho
mỗi lao động 151 triệu đồng; năm 2011 tăng lên 206 triệu đồng; năm 2012 tăng lên 261
triệu đồng; năm 2013 tăng lên 309 triệu đồng. Từ đó cho thấy Công ty đang chú trọng
đầu tư nhiều cho tài sản trong những năm qua.
Về cơ cấu trong tổng tài sản: Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng
tài sản và có xu hướng tăng lên hàng năm, trong khi đó tài sản dài hạn chiếm tỷ
trọng ít hơn và có xu hướng giảm dần, vì hàng năm phải trích khấu hao nên giá trị
tài sản dài dạn (tài sản cố định) giảm dần. Năm 2013 tỷ trọng tài sản ngắn hạn
chiếm 97%, tài sản dài hạn chiếm chỉ có 3%, tài sản cố định khấu hao đã gần hết.
Bởi vậy sang quý III năm 2014 Công ty dự kiến đầu tư dây chuyền hiện đại có tổng
giá trị khoản 70 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Công ty phải có biện pháp quản lý thích hợp
loại tài sản ngắn hạn để tránh lãng phí.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
49
Bảng 2.7: Tình hình đầu tư tài sản của Công ty giai đoạn 2010-2013
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 So sánh (%)11/10 12/11 13/12
Tài sản cố định Tr.đồng 19.032 19.742 20.499 20.779 3,73 3,83 1,37
Tỷ suất đầu tư
TSCĐ/Tổng TS % 60 45 34 28 -25,11 -23,59
-
16,56
Tỷ suất tài trợ
NVCSH/TSCĐ % 45 65 77 94 45,62 18,20 21,13
Nguồn: Tổng hợp từ bảng cân đối kế toán của Công ty từ năm 2010-2013
Tài sản cố định có xu hướng tăng qua các năm nhưng mức độ tăng không
đáng kể. Tỷ suất đầu tư tài sản cố định trong tổng tài sản có xu hướng giảm dần. Tỷ
suất tài trợ NVCSH cho TSCĐ ngày càng tăng cao. Năm 2010 chiếm 45%, năm
2013 chiếm tỷ trọng lên tới 94%.
Đối với nguồn vốn của Công ty, sự tăng lên rõ rệt ở các năm gần đây, nhất là
năm 2012 so với năm 2011 được thể hiện chủ yếu do sự tăng mạnh của nợ phải trả.
Sự tăng lên của khoản nợ phải trả chứng tỏ Công ty đang ngày càng chiếm dụng
vồn nhiều hơn đối vơi các đơn vị khác.
Bảng 2.8: Tình hình biến động nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2010-2013
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 So sánh (%)11/10 12/11 13/12
Tổng nguồn vốn Tr.đồng 31.935 44.236 60.236 73.027 38,52 65,90 21,48
Nợ phải trả Tr.đồng 23.395 31.336 44.283 53.586 33,94 41,32 21,01
Nợ phải trả/ Tổng
nguồn vốn
% 73 71 74 73 -3,30 3,99 -0,39
Nguồn vốn CSH Tr.đồng 8.540 12.900 15.833 19.441 51,05 22,74 22,79
Nguồn vốn CSH/
Tổng nguồn vốn
% 27 29 26 27 9,05 -9,69 1,08
Tổng nguồn vốn Tr.đồng 31.935 44.236 60.236 73.027 38,52 65,90 21,48
Nguồn: Tính toán từ bảng cân đối kế toán của Công ty từ năm 2010-2013
Về cơ cấu nguồn vốn: Nợ phải trả đang có xu hướng biến động tăng ở các
năm gần đây. Năm 2011 so với năm 2010 tăng 33,94%; năm 2012 so với năm 2011
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
50
tăng 41,32%; năm 2013 so với năm 2012 tăng 21,01%. Nguồn vốn chủ sở hữu có
xu hướng tăng lên hàng năm: Năm 2011 tăng 51,05% so với năm 2010; năm 2012
tăng 22,74% so với năm 2011; năm 2013 tăng 22,79% so với năm 2012. Nợ phải trả
đang chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng nguồn vốn ở tất cả các năm. Trong các năm Nợ
phải trả chiếm khoản 73% còn Vốn chủ sở hữu chiếm 23%. Từ đó cho thấy, Công
ty huy động vốn bằng cách đi vay hoặc chiếm dụng vốn của đơn vị khác.
2.4.3. Công tác marketing và tiêu thụ sản phẩm
Công tác marketing và nghiên cứu thị trường của Công ty cũng còn hạn chế.
Vì chưa có một bộ phận marketing chuyên nghiệp, chưa có tổ chức marketing rõ
ràng cho nên những hoạt động này khá đơn lẻ, không nhất quán theo chương trình
hành động nào. Hiện nay, khách hàng và đối tác của Công ty chỉ dựa vào chính sách
kinh doanh, dựa vào mối quan hệ từ trước đó rồi trình cấp trên xét duyệt nên hiệu
quả chưa cao. Khách hàng đến với Công ty chủ yếu là do sự giới thiệu của những
khách hàng trước đó và mối quan hệ mua bán của Công ty mẹ. Khả năng chủ động
tìm kiếm khách hàng và đối tác của Công ty chưa cao. Chủ yếu dựa vào mối quan
hệ để khai thác là chính.
2.4.4. Công tác quản lý doanh nghiệp và xây dựng văn hóa Công ty
Công tác quản lý ở Công ty vẫn còn tồn tại nhiều bất cập chưa đáp ứng được
đòi hỏi của sự phát triển cao. Điều đó được thể hiện ở một số điểm cơ bản như sau:
Ban lãnh đạo cấp cao đang thực hiện khá nhiều công việc kỹ thuật, chuyên môn, vì
vậy, thời gian những suy nghĩ chiến lược còn hạn chế; các nhà quản trị cấp trung
còn khá thụ động, thiếu quyết đoán chuyên môn trong công việc; một số bộ phận
công nhân viên chưa đặt niềm tin vào Công ty. Điều đó đã dẫn đến những hệ quả
như sau:
Thứ nhất, những chiến lược của Công ty chưa rõ ràng và thiếu tính chắc chắn
cho sự phát triển mang tầm dài hạn. Công ty chỉ chú trọng xây dựng, triển khai kế
hoạch ngắn hạn. Hiện tại, Công ty chủ yếu tập trung vào việc phân tích, đánh giá
kết quả sản xuất kinh doanh của năm trước để làm điều kiện lập kế hoạch cho năm
sau. Từ kế hoạch tổng thể hàng năm, Công ty đã xây dựng được kế hoạch chi tiết
cho các phòng ban nhằm thống nhất trong nhận thức và hành động. Nhưng như vậy
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
51
là chưa đủ vì thiếu chiến lược mang tầm dài hạn và công tác dự báo của Công ty rất
khó ứng phó với sự thay đổi của môi trường.
Thứ hai, Công ty chưa xây dựng được văn hóa Công ty – một yếu tố quan
trọng để hướng tất cả các công nhân viên gắn kết lại với nhau, ý thức được mục tiêu
phát triển của Công ty. Chưa tạo dựng được môi trường làm việc tốt để tạo động lực
quan trọng khai thác tối đa hiệu quả làm việc của công nhân viên. Tạo lập một môi
trường làm việc tiên tiến không chỉ ở việc sắp xếp không gian và tạo điều kiện làm
việc hợp lý mà còn là việc tổ chức chính quy, cách thức chỉ đạo trong công việc sao
cho nhân viên phát huy hết khả năng cả trong công tác độc lập.
Thứ ba, Công ty chưa tạo dựng được môi trường làm việc thông thoáng làm
động lực gắn kết công nhân viên với Công ty, là khơi dậy hưng phấn làm việc của
mỗi lao động và tạo điều kiện chủ động phát huy tối đa năng lực của mỗi người.
Một mặt, Công ty chưa giữ chân được người tài và thu hút nhân tài, mặt khác thiếu
sự kết nối giữa các đơn vị phòng ban và chưa tạo dựng niềm tin đối với người lao
động nên người lao động chưa đặt niềm tin tuyệt đối với Công ty.
2.4.5. Công tác nghiên cứu phát triển
Công tác nghiên cứu và phát triển đang là điểm yếu của Công ty. Hiện nay,
Công ty chưa có bộ phận nghiên cứu để đưa ra các sản phẩm mới. Công ty chỉ tập
trung sản xuất những sản phẩm truyền thống. Bộ phận kỹ thuật chỉ tập trung để đảm
bảo được yêu cầu kỹ thuật từ các đối tác đặt ra. Vì vậy trong thời gian tới Công ty
nên chú trọng mạnh công tác nghiên cứu và phát triển nhằm khám phá những tri
thức mới về các sản phẩm và áp dụng những tri thức đó để tạo ra sản phẩm có tính
cải tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và chiếm lĩnh thị trường tốt hơn.
2.4.6. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong
Từ việc phân tích các yếu tố bên trong kết hợp với phương pháp tham khảo ý
kiến chuyên gia, đã xây dựng được các yếu tố bên trong (IFE) cụ thể của Công ty.
Công cụ hình thành chiến lược này tóm tắt và đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu
quan trọng của các bộ phận chức năng. Và nó cũng cung cấp cơ sở để xác định và
đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận này.
Phương pháp lập ma trận các yếu tố bên trong: Từ bảng tổng hợp phiếu tham
khảo ý kiến chuyên gia ta tính được Mức độ quan trọng (ở phần phụ lục 05) và
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
52
Phân loại (ở phần phụ lục 06). Sau đó ta lấy Mức độ quan trọng x Phân loại (Hệ số)
= Số điểm quan trọng.
Bảng 2.9: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của Công ty (IFE)
STT Các yếu tố thuộc môi trường bên trong
Mức độ
quan trọng
Phân loại
(Hệ số)
Số điểm
quan trọng
2.1 Thị phần 0,11 3 0,33
2.2 Cách thức tổ chức bán hàng 0,11 3 0,33
2.3 Uy tín của Công ty 0,11 3 0,33
2.4 Chất lượng sản phẩm 0,10 3 0,30
2.5 Năng lực lãnh đạo và tầm nhìn chiến lược 0,10 3 0,30
2.6 Chiến lược về giá 0,10 2 0,20
2.7 Dịch vụ sau bán hàng 0,09 3 0,27
2.8 Kinh nghiệm của cán bộ, nhân viên 0,09 3 0,27
2.9
Cách thức và hiệu quả thiết lập mối quan
hệ với khách hàng
0,09 3 0,27
2.10
Phương pháp dự báo kế hoạch đặt hàng
của khách hàng
0,09 2 0,18
Tổng cộng 1,00 2,78
Nguồn: Tập hợp từ phiếu tham khảo ý kiến chuyên gia
Số điểm quan trọng tổng cộng là 2,78 cho thấy Công ty ở mức trên trung
bình (so với điểm trung bình 2,5) về vị trí chiến lược nội bộ tổng quát. Qua ma trận
trên có thể nhận thấy Công ty có một số mặt mạnh cơ bản cần phát huy như: Thị
phần Công ty tương đối rộng; cách thức tổ chức bán hàng hợp lý; uy tín công ty
cao; chất lượng sản phẩm tốt; năng lực lãnh đạo và tầm nhìn chiến lược tốt; dịch vụ
sau bán hàng được công ty chú trọng; kinh nghiệm của CBCNV được đào tạo bài
bản; cách thức và hiệu quả thiết lập mối quan hệ với khách hàng. Bên cạnh đó cũng
cần có chính sách khắc phục chiến lược về giá và phải có phương pháp dự báo kế
hoạch đặt hàng của khách hàng để chủ động trong việc sản xuất giao hàng đúng tiến
độ cho khách hàng.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
53
2.5. Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài tác động đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty
2.5.1. Môi trường vĩ mô
2.5.1.1. Môi trường kinh tế
Tình hình kinh tế thế giới hiện nay đang biến động rất khó lường, quá trình toàn
cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, nền kinh tế giữa các nước bị ràng buộc với nhau là điều
không tránh khỏi. Nhiều quốc gia đang gặp khó khăn, đặc biệt là các nền kinh tế lớn đã
ảnh hưởng không nhỏ đến các quốc gia khác. Nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế
cho rằng: Tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2013 đối mặt với nhiều vấn đề lớn, trong
đó cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) chính là nguy
cơ lớn nhất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_chien_luoc_kinh_doanh_cua_cong_ty_tnhh_mtv_nhua_bao_bi_viet_phat_6033_1909351.pdf