MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU. 3
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:. 3
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:. 4
3. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: . 10
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:.
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN:.
PHẦN NỘI DUNG .
CHƯƠNG 1: NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TIỂU
THUYẾT NGUYỄN BẮC SƠN.
1.1 Một số vấn đề lí thuyết.
1.2 NgƯời kể chuyện trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn.
1.2.1 Ngôi kể thứ ba.
1.2.2 Ngôi kể thứ nhất.
1.3 Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn. .
1.3.1 Điểm nhìn ngƯời kể chuyện và điểm nhìn nhân vật.
1.3.2 Điểm nhìn tác giả .
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BẮC SƠN
.2.1 Một số vấn đề lí thuyết.
2.2 Cách tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn. .
2.2.1 Kết cấu đa tuyến sự kiện .
2.1.3 Kết cấu mở. .
2.3 Cách tổ chức thời gian trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn.
2.2.2 Kết cấu đảo lộn trình tự thời gian sự kiện.
2.2.3 Kết cấu theo mạch thời gian tuyến tính.
CHƯƠNG 3: NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
NGUYỄN BẮC SƠN.
20 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 688 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0121
Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS Hà Văn Đức
Hà Nội, 2014
3
LỜI CẢM ƠN!
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy cô giáo ở Khoa Văn học,
trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Đặc biệt là PGS.TS
Hà Văn Đức, người đã hết sức tận tình với em trong suốt thời gian qua. Thầy đã cho em nhiều
kiến thức và phương pháp nghiên cứu khoa học, thầy cũng là tấm gương sáng về nhân cách
của một nhà giáo mà em nguyện noi theo.
Xin được cảm ơn sự quan tâm, động viên chia sẻ khó khăn của những người thân trong gia
đình.
Cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của một số anh chị em đồng nghiệp và anh chị em học viên
cùng lớp.
Hi vọng rằng với công trình nghiên cứu này, tôi đã không phụ tấm lòng mong mỏi của thầy
cô, người thân và bạn bè, đồng nghiệp.
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Học viên:
Hà Thị Sáng
4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do chính bản thân tôi thực
hiện trong thời gian qua. Những kết quả và số liệu nghiên cứu đều được tiến hành một cách
khoa học và trung thực.
Học viên:
Hà Thị Sáng
0
1
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 3
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: .............................................................................................................. 3
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: ................................................................................................................... 4
3. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: .................................................. 10
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ............................................... Error! Bookmark not defined.
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN: ........................................................... Error! Bookmark not defined.
PHẦN NỘI DUNG .............................................................................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1: NGƢỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TIỂU
THUYẾT NGUYỄN BẮC SƠN. ..................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1 Một số vấn đề lí thuyết. .......................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2 Ngƣời kể chuyện trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn. ............ Error! Bookmark not defined.
1.2.1 Ngôi kể thứ ba ................................................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.2 Ngôi kể thứ nhất .............................................................. Error! Bookmark not defined.
1.3 Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn. ...... Error! Bookmark not defined.
1.3.1 Điểm nhìn ngƣời kể chuyện và điểm nhìn nhân vật ........ Error! Bookmark not defined.
1.3.2 Điểm nhìn tác giả ............................................................ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: KẾT CẤU TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BẮC SƠN.Error! Bookmark not
defined.
2.1 Một số vấn đề lí thuyết. .......................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2 Cách tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn. . Error! Bookmark not defined.
2.2.1 Kết cấu đa tuyến sự kiện ................................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.3 Kết cấu mở. ..................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3 Cách tổ chức thời gian trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn. ... Error! Bookmark not defined.
2.2.2 Kết cấu đảo lộn trình tự thời gian sự kiện ....................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3 Kết cấu theo mạch thời gian tuyến tính ........................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
NGUYỄN BẮC SƠN. .......................................................................... Error! Bookmark not defined.
2
3.1 Đặc điểm ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn....... Error! Bookmark not
defined.
3.1.1 Một số vấn đề lí thuyết .................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2 Sử dụng vốn từ ngữ đa dạng, phong phú: ....................... Error! Bookmark not defined.
3.1.3 Sử dụng đắc địa các kiểu cấu trúc cú pháp...................... Error! Bookmark not defined.
3.1.4 Sự pha trộn ngôn ngữ. ..................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.5 Ngôn ngữ giàu hình ảnh. ................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2 Đặc trƣng giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn .... Error! Bookmark not
defined.
3.2.1 Một số vấn đề lí thuyết .................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2 Giọng điệu giàu lí lẽ, lập luận. ........................................ Error! Bookmark not defined.
3.2.3 Giọng điệu bỗ bã, hài hƣớc, trào phúng, giễu nhại ......... Error! Bookmark not defined.
3.2.4 Giọng nhẹ nhàng, tinh tế, trữ tình, sâu lắng. ................... Error! Bookmark not defined.
PHẦN KẾT LUẬN .............................................................................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 11
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Mặc dù về già mới bén duyên với văn chƣơng nhƣng với năm tập
truyện ngắn, bảy tập ký - tùy bút và đặc biệt là ba cuốn tiểu thuyết, Nguyễn
Bắc Sơn đã ghi dấu ấn trong đời sống văn học Việt Nam hiện nay. Với những
sáng tác đầy tâm huyết, “nhà văn trẻ tóc bạc” này đã liên tục giành đƣợc
nhiều giải thƣởng văn học nghệ thuật. Ngoài hai cuốn tiểu thuyết nổi tiếng về
đề tài chính trị là Luật đời & cha con, Lửa đắng, mới đây ngƣời đọc lại đón
nhận trong sự kính nể cuốn tiểu thuyết thứ ba – cuốn tiểu thuyết tâm lí xã hội
Gã tép riu cũng đặc sắc không kém.
Tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn khai phá một mảng đề tài mới. Những gì
ông viết dù quen thuộc trong đời sống nhƣng lại lạ lẫm trong văn chƣơng:
tình hình chính trị - xã hội hiện nay với những mặt phải - trái, tiêu cực - tích
cực của nó. Hơn nữa, những vấn đề nóng, những vấn đề gai góc ấy của cuộc
sống xã hội đƣơng đại lại đƣợc nhà văn khai phá bằng ngòi bút hết sức sắc
sảo, tinh vi. Ông viết về những vấn đề nhạy cảm nhất của xã hội với tâm
nguyện: “Với tôi, viết văn là sự giải tỏa những bức xúc cuộc đời, là góp một
tiếng đời cho đời”; “Tôi viết với tất cả đau đớn, vật vã, khổ sở và với ý thức
xây dựng, tháo gỡ”, “là người trong cuộc tôi mổ xẻ chứ không đứng ngoài
dẩu mỏ chửi vào, cũng không chửi đổng” (Lời nhà văn trả lời phỏng vấn báo
chí). Chính tâm huyết đó đã làm nên giá trị độc đáo của tiểu thuyết Nguyễn
Bắc Sơn. Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã nhận xét: “Nguyễn Bắc Sơn là một
trong những nhà văn sung sức nhất hiện nay. Hầu như năm nào cũng có sách
mới. Mà toàn là tiểu thuyết. Có tiểu thuyết trường thiên dài đến mấy tập.
4
Muốn thưởng thức những áng văn hay, những con chữ óng nuột, hay tài thao
tác cấu trúc tác phẩm với những tình tiết bất ngờ, éo le sẽ khó tìm thấy ở
Nguyễn Bắc Sơn. Sức mạnh của ông là ở khả năng tinh nhạy, nắm bắt những
vấn đề thời sự nóng hổi, đang diễn ra trong đời sống hàng ngày. Người đọc
có thể dễ dàng nhận ra trong đội ngũ nhân vật của ông bóng dáng, số phận
của những con người có thật ở ngoài đời. Cuộc sống và trang sách nhiều khi
không còn là khoảng cách. Bởi thế, tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn thường rất
hấp dẫn. Hấp dẫn cũng bởi vì nó rất thật. Mê hoặc được người đọc mà không
dùng đến phấn son đâu có dễ. Đấy là cái tài của Nguyễn Bắc Sơn, cũng là sự
đóng góp rất cần được ghi nhận của ông trong văn học đương đại” [32,
tr.bìa 4].
Tuy khai thác đề tài chính trị - xã hội, viết về những vấn đề mang tính
tƣ tƣởng và trí tuệ nhƣng với sự khéo léo của mình, Nguyễn Bắc Sơn đã
chuyển tải những thông điệp khó nói thành hình tƣợng nghệ thuật đầy sinh
động trên trang sách. Sức hấp dẫn của ba cuốn tiểu thuyết không chỉ nằm ở đề
tài khai thác mà còn nằm ở nghệ thuật kể chuyện đầy sắc sảo, tỉnh táo, hóm
hỉnh của nhà giáo, nhà báo, nhà văn này. Chất chính luận hòa cùng tính hài
hƣớc tạo nên những trang viết không hề khô khan mà ngƣợc lại rất sống động,
rất nghệ thuật, dễ dàng thuyết phục ngay cả những ngƣời đọc khó tính.
Sau khi đọc ba cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn cùng với một thời
gian tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn, bản thân tôi thấy có
nhiều vấn đề cần đi sâu nghiên cứu. Với việc chọn đề tài “Nghệ thuật trần
thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn” để viết luận văn thạc sĩ, tôi mong
muốn góp một phần nhỏ vào việc khẳng định giá trị tiểu thuyết cũng nhƣ vai
trò của ông trong đời sống văn học Việt Nam đƣơng đại.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:
5
Theo tìm hiểu của bản thân tôi, cho đến nay, có không ít bài phê bình
xung quanh ba cuốn tiểu thuyết đã xuất bản của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn.
Đặc biệt là khi tiểu thuyết Luật đời &cha con ra đời rồi đƣợc hai đạo diễn Mai
Hồng Phong và Hoàng Nhung chuyển thể thành phim truyền hình “Luật đời”
và đạt giải nhất thể loại phim truyền hình nhiều tập năm 2006, do khán giả
bình chọn. Những bài nghiên cứu đánh giá về tiểu thuyết này nói riêng và cả
ba cuốn tiểu thuyết của ông nói chung đều đề cập và phân tích nhiều góc cạnh
khác nhau của tác phẩm nhƣng với đề tài “Nghệ thuật trần thuật trong tiểu
thuyết Nguyễn bắc Sơn” nên ngƣời viết xin lƣợc trích lịch sử nghiên cứu vấn
đề trên cơ sở chú trọng những bài viết và những ý kiến liên quan đến đề tài
nghiên cứu.
Khi tiểu thuyết Luật đời & cha con của Nguyễn Bắc Sơn ra đời đến nay
có rất nhiều ý kiến khen ngợi. Đạo diễn điện ảnh Đỗ Minh Tuấn đánh giá cao
Luật đời & cha con vì đó là một tác phẩm “ngồn ngộn vốn sống chính trị”,
“là cuốn tiểu thuyết Việt Nam đầu tiên mổ xẻ sự vận động của toàn xã hội
trong quá trình đổi thay cơ chế”. (Văn nghệ trẻ số 40, ngày 02.10.2005). Còn
PGS. TS Nguyễn Bích Thu cho rằng ƣu thế và sức hấp dẫn của tác phẩm
chính là ở “Sự kết hợp nhiều thể loại trong cuốn tiểu thuyết cùng với giọng
điệu trần thuật giàu sắc thái biểu cảm”. Bà cũng đánh giá cao nghệ thuật trần
thuật trong tác phẩm Luật đời & cha con. Đặc biệt, cách tổ chức kết cấu và
điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết đã đƣợc bà phân tích khá kỹ lƣỡng.
Trên báo văn nghệ ra ngày 1/4/2006 với bài viết “Đi qua ranh giới để tồn tại”
nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp cũng đã đánh giá cao nghệ thuật kể
chuyện của tác giả Nguyễn Bắc Sơn. Ông nhận xét: “ Luật đời & cha con là
một tiểu thuyết luận đề nhưng nó có khả năng cuốn hút người đọc bởi chất
hiện thực nóng hổi và cách kể chuyện tự nhiên, linh hoat của người viết”,
“Luật đời & cha con chưa phải là một tiểu thuyết có nhiều cách tân về
6
phương thức tổ chức tự sự Nhưng chính việc tạo nên nhiều sắc thái giọng
điệu khác nhau đã khiến cho tác phẩm không rơi vào đơn điệu. Ngôn ngữ
Nguyễn Bắc Sơn là thứ ngôn ngữ gần gũi với ngôn ngữ cuộc sống. Ông sử
dụng khá nhiều khẩu ngữ, xây dựng nhiều tình tiết mang tính kịch và biết gia
tăng chất giọng hài hước, để kích thích hứng thú của người đọc”. Còn nhà
phê bình Nguyễn Chí Hoan trong bài viết “Một cuốn tiểu thuyết về đổi mới”
in trên báo Ngƣời Hà Nội ngày 31/03/2006 đã nhận định rằng: “Luật đời &
cha con được triển khai theo hình mẫu ngôn ngữ tiểu thuyết hiện thực truyền
thống”, “sự vận động triển khai các tuyến truyện đã đạt được nhịp điệu khá
tự nhiên, với nhịp độ nhanh ở các chương cuối khi tấn bi kịch hấp dẫn về hối
lộ tham nhũng có vẻ sắp hé mở”
Còn trong cuộc họp báo ngày 26.12.2005 do báo Văn nghệ tổ chức,
cũng có nhiều ý kiến phát biểu đánh giá cao những thành công của tiểu thuyết
Luật đời & cha con. Nhà thơ Hữu Thỉnh nhận định “Nguyễn Bắc Sơn đã
thành công về mặt thể loại”. Còn nhà phê bình Lê Quang Trang cũng đã kết
luận “Thành công đáng chú ý nhất của cuốn tiểu thuyết là tác giả dũng cảm
và sắc sảo trong việc phô bày những vấn đề của xã hội với giọng văn sôi nổi,
nhiệt tình, lôi cuốn, nhịp điệu nhanh, hóm hỉnh pha chút dân gian”.
Trên các báo cũng có nhiều bài giới thiệu về tiểu thuyết đầu tay này của
nhà văn Nguyễn Bắc Sơn. Nhìn chung, các bài viết cũng nhƣ các ý kiến đều
đánh giá cao những thành công của tác phẩm trên phƣơng diện: đề tài, nghệ
thuật tổ chức kết cấu, giọng điệu tác phẩm cũng nhƣ điểm nhìn trần thuật.
Bên cạnh những lời khen đó cũng có những ý kiến chỉ ra một số hạn
chế, nhƣợc điểm của tiểu thuyết. Đỗ Minh Tuấn tiếc vì “một số chương đoạn
còn lan man xô bồ dễ giãi chạy theo sự vụ, mượn mồm nhân vật kể chuyện
đời làm mờ đi dòng chảy chính là số phận éo le của những nạn nhân kiêm
7
thủ phạm ...” Hoàng Minh Tƣờng lại đồng tình với việc “Nhiều người cho
rằng ngòi bút của ông trong tiểu thuyết này nặng về chất báo chí, trọng văn
mà nhẹ về khắc họa tâm lí, nội tâm các nhân vật”. PGS.TS Bích Thu lại cũng
nhận thấy “có những trang tác giả nói hộ nhân vật, văn viết có lúc thô chưa
thật sự uyển chuyển”. Tuy nhiên, về cơ bản những ý kiến khen chê vẫn còn
mang tính chất khái quát, chung chung chƣa có điều kiện đi sâu phân tích làm
rõ.
Về cuốn tiểu thuyết Lửa đắng, đã có buổi tọa đàm văn học của Hội nhà
văn Việt Nam với sự tham gia ý kiến của nhà thơ Hữu Thỉnh, nhà văn Đặng
Văn Sinh, Nhà văn Lê Lựu, GS Hà Minh Đức, PGS.TS Nguyễn Đăng
ĐiệpNếu nhƣ Hữu Thỉnh đánh giá cao đề tài độc đáo mới lạ và giá trị hiện
thực của tác phẩm: “Mảng văn học tham gia trực tiếp vào tiến trình công
nghiệp hóa trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập Tác giả lấy bối
cảnh trực tiếp về cuộc sống thủ đô trong đổi mới Đây là tiểu thuyết về văn
hóa quản lí, một vấn đề mới mẻ và cấp bách đối với chúng ta hiện nay” thì Lê
Lựu còn nâng cao giá trị tác phẩm bởi những ý kiến sắc sảo xung quanh ngôn
ngữ tác phẩm: “Câu chữ cho thấy nhà văn có tìm tòi chứ không đều đều, trơn
truội. Văn Nguyễn Bắc Sơn có đặc điểm riêng, như cây sậy, cây tre, có dóng,
có mấu, có đốt” Cùng nhận xét về nghệ thuật tác phẩm, PGS.TS nhà văn
Nguyễn Đăng Điệp cũng cho rằng: “Tiểu thuyết luận đề thường khô khan
nhưng Nguyễn Bắc Sơn đã mềm mại hóa nó, làm cho nó có sức chinh phục
người đọc. Do khéo léo biết tổ chức các tuyến sự kiện, các tuyến nhân vật
cũng như vốn ngôn ngữ gần gũi với đời sống, nhờ thế tiểu thuyết của anh có
cái tươi mới.” Đặng Văn Sinh trong tham luận “Lửa đắng, sự lệch pha trong
thế cờ cải cách hành chính” cũng phân tích khá kĩ giá trị hiện thực nóng
hổi của tác phẩm. Trên các báo có không ít bài giới thiệu, bài viết về tác
phẩm, có thể kể đến bài viết “Từ Lửa đắng ngẫm về bệnh ăn bẩn của công
8
chức có quyền” của Thu Thanh trên báo Vietnamnet.vn với những kết luận
sắc sảo: “Gai góc nhưng không sắc lẻm làm người ta sợ hãi, luận đề nhưng
không nặng nề lí luận làm người ta mệt chán vì tác giả biết cách khéo léo
đứng sang bên làm người kể chuyện, không bình luận, không tự lí luận khô
khan mà biết lồng các vấn đề khó nói nhất, nhức nhối nhất vào lời các nhân
vật, thông qua những cuộc chuyện trò tranh luận, những cuộc họp Đôi lúc
đã biết làm mềm đi các vấn đề tư tưởng chính trị, thế sự bằng cách nói dân
gian khẩu ngữ, những câu thành ngữ mới xuất hiện để diễn đạt sinh động
những tệ nạn của xã hội mới. Đôi lúc lại xen vào những đoạn trữ tình ngoại
đề, những khắc họa nhân vật có phần lãng mạn và lí tưởng. Đến độ làm cho
người ta đau nhưng không bi lụy. Người ta buồn nhưng vẫn nhận thấy môt
thái độ sống tích cực. Thái độ sống tích cực vì cái người ta tin là đẹp, là
đúng, là lí tưởng”. Tác giả Ma Văn Kháng với bài “Lửa đắng, bức tranh toàn
cảnh hôm nay” trên trang web - cơ quan ngôn luận của Hội
nhà văn Việt nam đã chia sẻ “Đọc Lửa đắng có cái thú vị là gặp gỡ ở đây một
cuộc sống thật phong phú trên nhiều bình diện”, tác giả cũng đã đánh giá về
nghệ thuật tổ chức tự sự của Nguyễn Bắc Sơn: “cây bút tiểu thuyết này còn tỏ
ra khá dày dặn và khéo léo trong cách dẫn dụ, triển khai các tuyến truyện, mở
rộng biên độ tình tiết, thâm nhập vào gần như hầu hết các lĩnh vực của đời
sống, khêu gợi trí tò mò, thu hút sự say mê của độc giả bằng các kiến thức,
các chi tiết kì lạ lấy ra từ cái vốn hiểu biết rất đầy đặn của mình.”
Còn cuốn tiểu thuyết Gã tép riu dù mới xuất bản cuối năm 2013 nhƣng
cũng đã có không ít bài giới thiệu trên các báo, một số bài nghiên cứu, phê
bình của các nhà chuyên môn. Trên trang có bài phê bình của
nhà văn Tô Đức Chiêu. Tác giả bài viết đã đánh giá cao tác phẩm này bởi:
“Nguyễn Bắc Sơn vẫn bộc lộ những mặt mạnh vốn có mà ít người ở tuổi đầu
bạc răng long, trong đó có cái thằng nhà văn quèn tôi đây, khó có thể bắt
9
nhịp được: Đó là phản ánh những gì đang xảy ra hôm nay, đang nhảy múa
trước mặt ta kia”. Cùng bàn về tác phẩm này, Đặng Văn Sinh (Trên trang
tapchinhavan.vn) lại chú ý nhiều vào vấn đề “Văn hóa tình dục và tình yêu”
trong tiểu thuyết. Ông cho rằng: “Vấn đề Gã tép riu đặt ra nằm trong lĩnh vực
tinh thần, phi vật thể nhưng lại được các nhà quản lí coi là nhạy cảm, thậm
chí cấm kị”. Đồng thời ông cũng có những nhận xét xác đáng về nghệ thuật
tác phẩm: “Gã tép riu là một cuốn tiểu thuyết hiện đại có tính hệ thống cao,
trong đó hệ thống tổng quát chi phối chặt chẽ hệ thống chi tiết được tác giả
vận dụng khá chuyên nghiệp để gài những thông điệp nghệ thuật dưới hình
thức phản biện xã hội”, “phần truyện là một đại tự sự bao quát các mối quan
hệ đa chiều của hệ thống nhân vật”. Đặng Văn Sinh cũng cho rằng nghệ thuật
tác phẩm còn cũ, chƣa có nhiều đổi mới: “Nguyễn Bắc Sơn luôn có lối viết
dựa trên những nguyên tắc truyền thống của tiểu thuyết cổ điển”, “Toàn bộ
tác phẩm được phát triển theo trình tự thời gian tuyến tính qua 51 mục”
Trên báo văn nghệ quân đội số 775 (cuối tháng 6 năm 2013), Bùi Việt Thắng
cũng cho rằng đây là một cuốn tiểu thuyết hấp dẫn, trong đó nhà nghiên cứu
này phân tích : “không khí truyện chính là yếu tố hàng đầu” và“nhân vật sắc
nét là một yếu tố quan trọng tạo nên sự hấp dẫn của Gã tép riu”.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều đánh giá cao đóng góp của
Nguyễn Bắc Sơn trên lĩnh vực tiểu thuyết ở các phƣơng diện cơ bản nhƣ: đề
tài, nhân vật, và ngôn ngữ đồng thời cũng đã chỉ ra một số hạn chế nhỏ của
nhà văn ở một vài phƣơng diện. Song do dung lƣợng của bài báo và mục đích
nghiên cứu nên chỉ mới dừng lại ở mức khái quát chung chung chứ chƣa thật
sự tỉ mỉ, chi tiết.
Bên cạnh đó, tôi cũng đã tìm thấy ở thƣ viện Đại học Khoa học xã hội
và nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội và trên mạng intenet, có 2 luận văn
10
thạc sĩ và một vài tiểu luận nghiên cứu về Nguyễn Bắc Sơn nhƣ: Tiểu thuyết
Nguyễn Bắc Sơn dưới góc nhìn thể loại của Lƣơng Dƣơng Ly trƣờng
ĐHKHXH&NV Hà Nội. Luận văn này đã nghiên cứu khá kĩ cốt truyện, nhân
vật và ngôn ngữ giọng điệu trong hai tiểu thuyết đầu tay của Nguyễn Bắc
Sơn. Còn luận văn của Lục Thị Thảo – Đại học Vinh với đề tài Thế giới nhân
vật trong tiểu thuyết Luật đời & cha con của Nguyễn Bắc Sơn lại chỉ tập trung
vào các kiểu nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn trong tiểu
thuyết này. Còn có một số bài nghiên cứu của một vài sinh viên đại học về
tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn nhƣng còn mang tính khái quát và sơ lƣợc.
Những bài báo, bài phê bình và công trình nghiên cứu đó đã gợi mở
cho tôi nhiều vấn đề xung quanh nội dung và những giá trị nghệ thuật đặc sắc
của tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn. Tuy nhiên, tôi nhận thấy chƣa có công trình
khoa học nào đi sâu vào việc nghiên cứu cụ thể nghệ thuật trần thuật trong ba
tiểu thuyết của nhà văn này. Bản thân tôi muốn đi sâu tìm hiểu và có một
công trình nghiên cứu sâu hơn về những thành công và một số mặt còn hạn
chế trong nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Bắc Sơn qua ba tiểu thuyết ông đã
xuất bản. Hi vọng, hƣớng đi này của tôi ít nhiều sẽ có những đóng vào việc
khẳng định giá trị sáng tác của nhà văn nói riêng và tiểu thuyết đƣơng đại nói
chung.
3. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Mục đích của luận văn này nhằm phân tích làm rõ những thành công và
một số mặt còn hạn chế trong nghệ thuật trần thuật ở tiểu thuyết của Nguyễn
Bắc Sơn. Lấy cả ba tiểu thuyết ông đã xuất bản Luật đời & cha con, Lửa
đắng, Gã tép riu để khảo sát, nghiên cứu. Trong đó, tập trung nghiên cứu
Nghệ thuật trần thuật trong các tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn trên các
phƣơng diện: Ngƣời kể chuyện và điểm nhìn trần thuật, cách tổ chức kết cấu
11
tác phẩm, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân, 1999, 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học quốc gia Hà
Nội.
2. Thái Phan Vàng Anh, 2010, Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Việt
Nam đƣơng đại, Tạp chí khoa học - Đại học Huế, số 60.
3. Thái Phan Vàng Anh, 2009, Ngƣời kể chuyện trong tiểu thuyết Việt Nam
đƣơng đại, Luận án tiến sĩ, Viện văn học.
4. Thái Phan Vàng Anh, 2009, Thời gian trần thuật trong tiểu thuyết Việt
Nam đƣơng đại, Tạp chí khoa học - Đại học Huế, số 54.
5. Thái Phan Vàng Anh, 2008, Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Việt
Nam đƣơng đại,
ngu-tran-thuat-trong-truyen-ngan-Viet-Nam-duong-dai.html
6. Lê Huy Bắc, 1998, Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại, Tạp chí
văn học.
7. Lê Huy Bắc, 2008, Cốt truyện trong tự sự, Nghiên cứu văn học, Số 7.
8. Bùi Thị Quỳnh Biển, Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn thế hệ nhà
văn 198X,
9. Nguyễn Thị Bình, 2007, Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - một cái nhìn khái
quát, Tạp chí nghiên cứu văn học số 2.
10. Tô Đức Chiêu, 2013, Một sự thăng hoa vô tích sự (Đọc tiểu thuyết Gã tép
riu của Nguyễn Bắc Sơn),
12
tich-su.html
11. Đặng Anh Đào, 2001, Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phƣơng Tây hiện
đại, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
12. Trần Minh Đức, 2009, Một số khía cạnh trần thuật trong tiểu thuyết,
13. Hà Minh Đức, 2007, Giáo trình lí luận văn học, NXB Giáo Dục.
14. Lê Tuyết Hạnh, 2003, Thời gian nghệ thuật trong cấu trúc văn bản tự sự
(qua các truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975-1995), NXB ĐHSP Hà Nội.
15. Đào Duy Hiệp, 2008, Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại, NXB Giáo
Dục.
16. Janh Manfred, 2005, Trần thuật học - nhập môn lí thuyết trần thuật
(Nguyễn Thị Nhƣ Trang dịch), Tài liệu khoa văn học, Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn.
17. Nguyễn Phƣớc Bảo Khôi, 2011, Kết cấu trần thuật,
18. Mã Giang Lân – Bùi Việt Thắng, 2007, Văn học Việt Nam sau 1975, Giáo
trình đào tạo sinh viên Văn học, Đại học khoa học xã hội và nhân Văn - Đại
học Quốc gia Hà Nội.
19. Mai Lê, 2014, Lửa đắng bức tranh toàn cảnh hôm nay,
20. Hoàng Thị Thùy Linh, 2012, Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn
Bình Phƣơng, Luận văn thạc sĩ, Đại học khoa học xã hội và Nhân văn - Đại
học quốc gia Hà Nội.
13
21. Nguyễn Văn Long – Lã Nhâm Thìn, 2006, Văn học Việt Nam sau 1975 -
Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB Giáo Dục.
22. Lƣu Công Luật, 2006, Vài cảm nhận về tiểu thuyết Luật đời & cha con"
của Nguyễn Bắc Sơn, tiểu luận khoa học, Đại học khoa học xã hội và Nhân
văn - Đại học quốc gia Hà Nội.
23. Phƣơng Lựu (chủ biên), 2002, Lí luận văn học, NXB Giáo Dục.
24. Lƣơng Dƣơng Ly, 2013, Tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn dƣới góc nhìn thể
loại, Luận văn thạc sĩ, Đại học khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc
gia Hà Nội.
25. Công Minh, 2010, Lửa đắng bức tranh tha hóa quyền lực,
26. Lê Thành Nghị, 2012, Văn Xuôi những năm gần đây, http://
vannghequandoi.com.vn /802/ news-detail/388578/phe-binh-van-nghe/van-
xuoi-nhung-nam-gan-day.html
27. Hoàng Đức Phƣơng, 2008, Phƣơng pháp luận nghiên cứu văn học,
Chuyên đề giảng dạy cao học, Trƣờng đại học khoa học xã hội và nhân văn -
Đại học quốc gia Hà Nội
28. Đặng Văn Sinh, 2013, Gã tép riu, văn hóa, tình dục và tình yêu,
-.vhtm
29. Đặng Văn Sinh, 2014, Lửa đắng sự lệch pha trong thế cờ cải cách hành
chính,
trong-the-co-cai-cach-hanh-chinh.aspx
14
30. Nguyễn Bắc Sơn, 2009, Luật đời & cha con (Tác phẩm và dƣ luận), NXB
Văn Học.
31. Nguyễn Bắc Sơn, 2011, Lửa đắng, NXB Lao động.
32. Nguyễn Bắc Sơn, 2013, Gã tép riu, NXB Hội nhà văn.
33. Trần Đình Sử, 2007, Dẫn luận thi pháp học, Giáo trình đào tạo từ xa, Đại
học Huế.
34. Trần Đình Sử (chủ biên), 2003, Tự sự học, một số vẫn đề lí luận và lịch
sử, NXB Đại học sƣ phạm Hà Nội.
35. Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, 2002, Từ điển thuật ngữ văn
học, NXB Giáo dục.
36. Nguyễn Thanh Tâm, 2007, Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Hồ Anh
Thái, Luận văn thạc sĩ, Đại học khoa học xã hội và Nhân văn.
37. Bùi việt Thắng, 2013, Bi Kịch lạc quan, Tạp chí Văn nghệ quân đội, Số
775.
38. Bùi Việt Thắng, 1999, Bình luận truyện ngắn, Nhà xuất bản văn học.
39. Thu Thanh, 2010, Từ Lửa đắng ngẫm về bệnh ăn bẩn của công chức có
chức có quyền,
chien-cong-khai-giua-cai-cu-va-cai-moi
40. Đỗ Phƣơng Thảo, 2007, Nghệ thuật tự sự trong sáng tác của Ma Văn
Kháng, Luận án tiến
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_r_0495_2013956.pdf