Luận văn Phát triển ngành cà phê tỉnh Đăk Lăk theo hướng bền vững

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.3

LỜI CẢM ƠN .4

MỤC LỤC .5

LỜI NÓI ĐẦU.8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.10

PHẦN 1: TỔNG QUAN .11

1. Lí do chọn đề tài .11

2. Mục đích của đề tài .11

3. Nhiệm vụ nghiên cứu .12

4. Lịch sử nghiên cứu đề tài .12

5. Phạm vi nghiên cứu.12

6. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu.13

7. Cấu trúc của đề tài.15

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN.16

1.1. Lí luận về phát triển bền vững .16

1.1.1. Bản chất của phát triển bền vững .16

1.1.1.1. Quá trình hình thành quan điểm phát triển bền vững.16

1.1.1.2. Khái niệm phát triển bền vững.18

1.1.1.3. Bản chất của phát triển bền vững.19

1.1.2. Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững.21

1.1.2.1. Lĩnh vực kinh tế .22

1.1.2.2. Lĩnh vực xã hội .22

1.1.2.3. Lĩnh vực môi trường.23

1.1.2.4. Lĩnh vực thể chế (nhằm thực hiện phát triển bền vững).23

1.2.1. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ngành cà phê.24

1.2.1.1. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trồng, chăm sóc cà phê .24

1.2.1.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật thu hoạch, chế biến và bảo quản cà phê .27

1.2.2. Khái niệm phát triển bền vững ngành cà phê.30

1.2.3. Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững ngành cà phê .31

1.2.4. Khái quát tình hình phát triển ngành cà phê trên thế giới.32

1.2.5. Thực tiễn phát triển bền vững ngành cà phê ở Việt Nam .33

1.3. Các chính sách liên quan đến PTBV cà phê trong thời gian qua.36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÀ PHÊ TỈNH ĐĂK LĂK

THEO HƯỚNG BỀN VỮNG.37

2.1. Tổng quan về tỉnh Đăk Lăk .372.1.1. Vị trí địa lý .37

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .37

2.2. Đánh giá tiềm năng tài nguyên cho phát triển cà phê ở tỉnh Đăk Lăk .40

2.2.1. Địa hình.40

2.2.1.1. Địa hình vùng núi.40

2.2.1.2. Địa hình cao nguyên.40

2.2.1.3. Địa hình bán bình nguyên Ea Sup.41

2.2.1.4. Địa hình vùng bằng trũng Krông Păk - Lăk.41

2.2.2. Khí hậu.41

2.2.3. Đất đai.43

2.2.4. Nguồn nước.44

2.2.4.1. Nguồn nước mặt .44

2.2.4.2. Nguồn nước ngầm .46

2.2.5. Lao động.46

2.2.5.1. Dân cư.46

2.2.5.2. Nguồn lao động.47

2.3. Khái quát về ngành cà phê Đăk Lăk .48

2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển ngành cà phê Đăk Lăk.48

2.3.2. Vị trí và vai trò của ngành cà phê đối với nền kinh tế - xã hội tỉnh Đăk Lăk .50

2.4. Đánh giá thực trạng phát triển ngành cà phê tỉnh Đăk Lăk theo hướng bền vững .52

2.4.1. Đánh giá PTBV cà phê Đăk Lăk trong lĩnh vực canh tác (trồng, chăm sóc, thu hoạch) cà

phê .52

2.4.1.1. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng cà phê.52

2.4.1.2. Hiện trạng vườn cây cà phê .57

2.4.1.3. Sử dụng các yếu tố đầu vào cho sản xuất cà phê .60

2.4.1.4. Thu hoạch cà phê.63

2.4.1.5. Công tác khuyến nông.64

2.4.1.6. Đánh giá chung về lĩnh vực canh tác cà phê theo tiêu chí PTBV cà phê.65

2.4.2. Đánh giá PTBV cà phê Đăk Lăk trong lĩnh vực chế biến, bảo quản và tiêu thụ cà phê.71

2.4.2.1. Chế biến cà phê .71

2.4.2.2. Bảo quản cà phê .74

2.4.2.4. Đánh giá chung về lĩnh vực chế biến, bảo quản và tiêu thụ cà phê theo tiêu chí PTBV

cà phê .83

2.5. Tổ chức lãnh thổ ngành cà phê Đăk Lăk.86

2.6. Nhận xét, đánh giá.90

2.6.1. Những kết quả đạt được của quá trình sản xuất cà phê tỉnh Đăk Lăk .90

2.6.2. Những tồn tại, thách thức trong phát triển bền vững ngành cà phê tỉnh Đăk Lăk .90

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH CÀ

PHÊ TỈNH ĐĂK LĂK.963.1. Quan điểm về phát triển bền vững cà phê tỉnh Đăk Lăk.96

3.1.1. Quan điểm về hiệu quả kinh tế.96

3.1.2. Quan điểm về hiệu quả xã hội.97

3.1.3. Quan điểm về bảo vệ môi trường sinh thái .97

3.2. Định hướng phát triển bền vững ngành cà phê tỉnh Đăk Lăk.97

3.2.1. Định hướng phát triển đối với khâu canh tác cà phê .98

3.2.2. Định hướng phát triển đối với chế biến cà phê .98

3.2.3. Định hướng phát triển đối với thị trường tiêu thụ cà phê .99

3.3. Một số chỉ tiêu dự báo .99

3.3.1. Dự báo về tình hình sản xuất cà phê.99

3.3.2. Dự báo về tình hình tiêu thụ cà phê.100

3.4. Một số giải pháp phát triển bền vững cà phê tỉnh Đăk Lăk.101

3.4.1. Nhóm các giải pháp về kinh tế .101

3.4.1.1. Các giải pháp về tổ chức, quản lí ngành cà phê.101

3.4.1.2. Các giải pháp phát triển sản xuất .102

3.4.1.3. Các giải pháp gắn công nghiệp chế biến với thu hái, bảo quản cà phê.104

3.4.1.4. Các giải pháp tăng cường công tác quản lí chất lượng đáp ứng nhu cầu của các thị

trường khó tính để ổn định xuất khẩu.106

3.4.1.5. Các giải pháp phát triển thị trường gắn sản xuất cà phê của Đăk Lăk với hệ thống

phân phối của cả nước và hội nhập quốc tế.107

3.4.1.6. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu mở rộng sản xuất theo

hướng thâm canh.110

3.4.2. Nhóm giải pháp về mặt xã hội.111

3.4.2.1. Hỗ trợ đời sống các hộ nghèo và đồng bào dân tộc ít người .111

3.4.2.2. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.112

3.4.3. Nhóm các giải pháp bảo vệ môi trường.113

3.4.1.2. Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực canh tác cà phê.113

3.4.1.2. Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chế biến cà phê .115

3.5. Kiến nghị .115

3.5.1. Đối với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.115

3.5.2. Đối với Sở Công thương .115

3.5.3. Đối với Sở Tài nguyên và môi trường .116

3.5.4. Đối với Sở Kế hoạch và đầu tư.116

3.5.5. Đối với ngân hàng Nhà nước tỉnh.116

3.5.6. Đối với chính quyền địa phương các cấp.116

PHẦN 3: KẾT LUẬN.117

TÀI LIỆU THAM KHẢO .120

PHỤ LỤC .122

pdf126 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 681 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển ngành cà phê tỉnh Đăk Lăk theo hướng bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quả điều tra đánh giá tác động của thực tiễn việc sử dụng các yếu tố đầu vào cho sản xuất cà phê tỉnh Đăk Lăk năm 2005, có tới 77,5% số hộ điều tra cho biết đã sử dụng 7 loại thuốc trừ sâu khác nhau để trị các loại bệnh và sâu gây hại cho cây cà phê như bệnh gỉ sắt hại lá, rệp sáp hại quả, hại rễ, kiến và các vi sinh vật khác. Tại Đăk Lăk đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có một số loại bệnh phổ biến mà cây cà phê thường mắc phải như bệnh gỉ sắt, bệnh thối cổ rễ, stem canker, nematodes,... Những loại bệnh này do các vi sinh vật gây ra và rất phổ biến ở Đăk Lăk. Tuy nhiên, điều tra cho thấy không có nông dân nào đề cập đến các loại bệnh này vì có thể họ không nhận ra các dấu hiệu của bệnh trên cây. Người nông dân trong vùng điều tra đã phân biệt được 3 loại bệnh mà họ cho là gây hại đến cà phê, đó là rệp vừng (7,5% trong tổng số hộ phỏng vấn), vảy nến (31,2%) và kiến (5,4%). Tuy nhiên, kiến không được xem như một loại sâu bệnh hại mà chỉ là sinh vật dẫn dụ côn trùng. Hơn nữa, người nông dân coi tất cả các loại bệnh khác đều là sâu bọ. Điều này cho thấy nông dân chưa có nhận thức đầy đủ về các loại bệnh gây hại cho cây. Trên thực tế có rất nhiều loại sâu bệnh khác nhau cần được khuyến cáo sử dụng các loại thuốc khác nhau. Nhiều người thậm chí còn không biết gọi tên các loại bệnh vì vậy không biết sử dụng loại thuốc trừ sâu nào cho loại bệnh gì. Bảng 2.5 mô tả việc sử dụng thuốc trừ sâu của nông dân Đăk Lăk và tác dụng của nó do các nhà nghiên cứu khuyến cáo. Bảng 2.5: Sử dụng thuốc trừ sâu của nông dân Đăk Lăk và khuyến cáo của cơ quan nghiên cứu Loại thuốc Nông dân sử dụng Viện nghiên cứu Dibamirin 5EC Côn trùng, kiến hại Supracide 40EC Rệp vừng, côn trùng Rệp vảy, rệp sáp, rệp sáp hại rễ Supracide 40 FC Rệp vừng, rệp sáp, côn trùng Rệp sáp hại rễ Ofatox Côn trùng Suprathion 40EC Rệp vừng, côn trùng Rệp vảy, rệp sáp Basa Sâu, kiến hại Sâu Furadan Sâu Nguồn: Đánh giá tác động của thực tiễn sử dụng các yếu tố đầu vào cho sản xuất cà phê tỉnh Đăk Lăk, 2005 Kết quả cho thấy hầu hết các loại thuốc trừ sâu mà nông dân sử dụng để trị các loại bệnh đều không được các viện nghiên cứu khuyến cáo sử dụng để trị những căn bệnh cây đó. Họ thậm chí còn sử dụng sai mục đích, lấy thuốc Basa để diệt kiến nhưng thực tế thuốc Basa dùng để diệt sâu hại. Bên cạnh đó, phần lớn người dân thường phun thuốc đại trà trên toàn lô, ngay cả khi chưa phát hiện sâu bệnh để phòng trừ. Việc sử dụng thuốc trừ sâu bệnh chưa hợp lí cả về loại thuốc, liều lượng, phương pháp và thời điểm phun dẫn đến kết quả không cao, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. c/ Sử dụng nước tưới Tưới nước là biện pháp kỹ thuật có tác dụng quyết định đến năng suất cà phê, nhưng tưới nước nhiều quá sẽ không tăng năng suất mà còn gây lãng phí và kém hiệu quả. Hiện nay, nông dân trồng cà phê Đăk Lăk thường sử dụng hai hình thức tưới nước chủ yếu là tưới gốc và tưới phun mưa. Theo điều tra hiện có tới 85% số hộ áp dụng phương pháp tưới gốc, chỉ có 15% áp dụng phương pháp tưới phun. Tưới phun mưa là biện pháp được áp dụng rộng rãi nhất ở các nước trồng cà phê do rất dễ hoạt động ở những địa hình núi không bằng phẳng. Biện pháp này cũng cho hiệu quả cao do có khả năng tưới nước đều trên các ngọn cây. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất của tưới phun mưa là chi phí đầu tư thiết bị rất tốn kém (trị giá của một hệ thống hoàn thiện là khoảng 1.200 USD/ha cà phê), có nguy cơ bị mất nhiều nước, đặc biệt là trong điều kiện gió mạnh, tốn nhiên liệu do áp lực bơm phải rất khoẻ. Biện pháp tưới gốc có ưu điểm là đầu tư ban đầu thấp, không hao hụt nhiều nước nếu tưới đúng cách, không tốn nhiều nhiên liệu do không cần áp lực bơm quá khoẻ, không bị hao hụt nhiều do bay hơi vì nước được tưới trực tiếp vào hệ thống rễ. Tuy nhiên, biện pháp này cũng có nhược điểm là đòi hỏi chi phí nhân công lớn để vận hành và chăm sóc bồn. Hầu hết các nước sản xuất cà phê đều không muốn dùng biện pháp này bởi vì việc làm bồn xung quanh từng cây cà phê có thể gây hại đến hệ thống rễ. Tùy theo điều kiện thời tiết từng năm, số lần tưới có thể từ 3 - 5 đợt/năm. Theo các chuyên gia cà phê phân tích dựa trên sự phân bổ lượng mưa của tỉnh, nông dân nên tưới khoảng 2 - 3 lần/năm, lần thứ nhất vào giữa tháng 1 để kích thích hoa nở khoảng 70 - 80% và lần thứ hai vào tháng 2 để kích thích hoa nở nốt 20% còn lại. Đến tháng 3 và tháng 4, Đăk Lăk đã bắt đầu có mưa, đủ để quả phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế hầu hết các hộ đều tưới từ 4 lần trở lên, với lượng nước từ 2.700 - 3.200 mP3P/ha/vụ, cao hơn so với khuyến cáo khoảng 650 mP3P/ha/vụ gây lãng phí nước nghiêm trọng. Trên thực tế, lượng nước tưới phụ thuộc vào nhận thức của hộ nông dân và lượng nước sẵn có. Những năm có hạn hán lớn như năm 2004, vào những tháng đầu và cuối năm khi bắt đầu mùa sản xuất cà phê, Đăk Lăk hầu như không có mưa, làm giảm khả năng nở hoa của cây thì số lần tưới đã tăng lên đến 7 lần/năm. Trong năm này có tới 62,5% số hộ tưới 4 lần, 1,25% số hộ tưới từ 6 lần trở lên. Kết quả khảo sát các hộ trồng cà phê trên địa bàn tỉnh do Sở NN&PTNT tiến hành cho thấy tình trạng hạn hán, thiếu nước tưới cho cây cà phê trong những năm gần đây đã mang tính chất nghiêm trọng. Tình hình đó hạn chế khả năng đạt năng suất tiềm năng có thể. Người nông dân không tự giải quyết được khó khăn này do đầu tư vào thủy lợi đòi hỏi vốn lớn và mang tính vùng, trong khi Nhà nước lại chưa chú ý phát triển thủy lợi cho các cây công nghiệp, trong đó có cà phê. Trong hoàn cảnh đó, các hộ gia đình phải khoan giếng để lấy nước tưới, có nơi phải đào sâu gần trăm mét mới có nước. Chi phí để đào một cái giếng hết khoảng 5 - 6 triệu đồng, nhiều hộ gia đình không đủ điều kiện để khoan giếng phải mua lại nước của các hộ gia đình khác làm tăng chi phí nước tưới. Hiện nay, nguồn nước tưới được lấy chủ yếu từ giếng đào chiếm khoảng 65%, giếng khoan khoảng 23%, còn lại từ các công trình thủy lợi. Các hộ sử dụng nguồn nước tư nhân dùng nhiều nước hơn các hộ sử dụng nguồn nước công cộng (với chênh lệch cho 2 biện pháp tưới gốc và phun mưa là 50 và 70 lít/cây). Sở dĩ có sự chênh lệch này là do nguồn nước công cộng chỉ cho phép người dân sử dụng một lượng nước nhất định. Các nông trường quốc doanh hoặc đơn vị cung cấp nước công cộng chỉ mở nguồn nước vài lần một tháng nên nông dân không được sử dụng nhiều như họ muốn. Tuy nhiên, vào năm 2004, khi tình trạng hạn hán trở nên trầm trọng, số hộ sử dụng nguồn nước tư nhân gặp khó khăn nhiều hơn với 55% số hộ thừa nhận khó khăn này trong khi chỉ có 16% số hộ sử dụng nguồn nước công cộng bị thiếu nước do nguồn nước công cộng lấy từ hệ thống thuỷ lợi có xu hướng bền vững hơn nguồn nước tư nhân khai thác từ nước ngầm. d/ Sử dụng lao động Quá trình trồng, chăm sóc và thu hoạch cà phê đòi hỏi rất nhiều công lao động. Để thực hiện các khâu làm cỏ, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh hại và thu hoạch, trong một năm trung bình 1 ha cà phê cần từ 300 - 400 công lao động, trong đó riêng công thu hái chiếm tới trên 50%. Trước đây vào thời kỳ thu hoạch cà phê thường có hàng nghìn lao động từ các tỉnh duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long đến Đăk Lăk để tham gia thu hái cà phê, nhưng bắt đầu từ vài năm trở lại đây số lao động ở các vùng này đến Đăk Lăk vào mùa thu hoạch cà phê đã giảm đi rõ rệt. Do mang tính chất thời vụ rất khắt khe, trong khoảng thời gian thu hái rất ngắn (chỉ khoảng 2 tháng) lại đòi hỏi số công lao động rất lớn đã làm cho tình trạng thiếu hụt lao động càng trở nên trầm trọng, từ đó đẩy giá ngày công lên cao. Trước sức ép về thiếu hụt lao động, để giảm chi phí công thu hái, người nông dân có xu hướng giảm số lần thu hái xuống còn 1- 2 lần dẫn đến chất lượng cà phê bị giảm sút do thu hái quả xanh và thiếu điều kiện phơi sấy. Trong những năm tới cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lực lượng lao động trong sản xuất nông nghiệp sẽ ngày càng giảm dần. Quá trình công nghiệp hóa không những không thu hút được lực lượng lao động đến từ các vùng khác mà ngay cả một bộ phận lực lượng lao động thanh niên trẻ, khỏe từ các vùng trồng cà phê cũng đổ về các thành phố, khu công nghiệp làm cho lực lượng lao động trong ngành cà phê ngày càng thiếu hụt trầm trọng. Việc thiếu hụt lao động, nhất là vào thời kỳ thu hoạch sẽ là một áp lực nặng nề cho người trồng cà phê và chi phí công lao động sẽ ngày càng chiếm một tỉ lệ lớn trong các khoản chi phí sản xuất đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm do phải cắt giảm số lần hái. Khi đó, lợi thế cạnh tranh về giá ngày công lao động rẻ trong ngành cà phê sẽ không còn, người trồng cà phê sẽ không thu được nhiều lợi nhuận. 2.4.1.4. Thu hoạch cà phê Vấn đề quan trọng có tính quyết định trong việc nâng cao chất lượng cà phê của tỉnh1T 1Tlà công đoạn thu hái của nhà vườn. Trong khâu thu hái, cà phê thường chín không đều trên cùng một cành, lẽ ra phải chọn hái những quả chín trước, để quả xanh lại, như vậy số lần thu hoạch sẽ từ 1 - 3 đợt/vụ, trong những đợt đó tỉ lệ quả chín chỉ đạt từ 60 - 75%. Tuy nhiên, đa phần người dân thường thu hái cà phê theo phương pháp “tuốt cành” (trải bạt dưới gốc cây và tuốt luôn cả quả xanh lẫn quả chín trong một lần), trong đó tỉ lệ quả xanh chiếm từ 30 - 40% sản lượng dẫn đến chất lượng của khối hạt không đồng đều (cà phê xanh, non thì tỉ lệ hạt đen nhiều). Tình trạng thu hái kiểu này đã trở thành một thói quen và chưa có biện pháp khắc phục. Sở dĩ có tình trạng như vậy là do yếu tố an ninh xã hội trong thời gian thu hoạch, nhất là vào những thời điểm giá cà phê tăng cao, người nông dân sợ mất trộm nên luôn có tâm lý thu hái theo kiểu “xanh nhà hơn già đồng”. Mặt khác, thu hái sạch một lượt cả khi quả đang còn xanh giúp người nông dân giảm chi phí nhân công trong thời điểm khan hiếm nhân công, công thu hái trong thời vụ cao hoặc không thuê được nhân công. Tuy nhiên, đó mới chỉ là nguyên nhân trực tiếp. Những năm gần đây, khuynh hướng hái xanh vẫn còn phổ biến, vì vấn đề mang tính then chốt là phương thức thu mua của các đại lý, doanh nghiệp hiện không theo tiêu chuẩn quy định nào, giá bán của cà phê nhân thu hái xanh vẫn bằng hoặc thấp hơn không đáng kể so với hái chín; trong khi đó hái chín chi phí thu hái cao hơn (vì tăng nhân công), phải kéo dài thời gian bảo vệ nhưng chưa chắc đã an toàn. Từ đó chưa tạo được sức ép thúc đẩy đổi mới phương pháp thu hoạch và không khuyến khích được nông dân từ bỏ thói quen thu hái cà phê xanh. Ngoài ra, việc thu hoạch đồng loạt với số lượng lớn còn dẫn đến tình trạng thiếu sân phơi, phơi dày khiến cho độ ẩm trong hạt rất cao, nhân khô không đều, dễ lẫn tạp chất. Tại 8TĐăk Lăk8T có đến 65% số hộ nông dân không có sân phơi xi măng mà chủ yếu là phơi trên sân đất, công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch còn quá lạc hậu. Đây cũng là nguyên nhân tác động trực tiếp đến chất lượng cà phê. 2.4.1.5. Công tác khuyến nông 8T rong những năm gần đây, hệ thống cung cấp dịch vụ khuyến nông tỉnh đã được cải thiện đáng kể8T. Tất cả các dịch vụ khuyến nông đều được cung cấp miễn phí 8Tdo người nông dân không có thói quen tìm đến cơ quan khuyến nông để xin cung cấp dịch vụ. Theo Trung tâm khuyến nông tỉnh, nếu không cung cấp miễn phí hoặc thậm chí không trợ cấp thêm, nông dân thà ở nhà làm vườn chứ không muốn mất thời gian đến tham dự lớp tập huấn bởi lẽ họ cũng chưa nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ này đối với hoạt động sản xuất. 8TĐiều này cho thấy nông dân Đăk Lăk còn rất bị động trong việc nhận dịch vụ hỗ trợ. Nếu các cơ quan khuyến nông không chủ động đến và cung cấp dịch vụ, họ cũng không thấy cần thiết phải xin hỗ trợ. 8TĐánh giá về hoạt động khuyến nông của tỉnh, có thể nhận thấy một vài hạn chế sau đây: 8T1. Hình thức cung cấp dịch vụ khuyến nông vẫn chỉ là những hình thức truyền thống (thông qua các khoá đào tạo), người nông dân vẫn chưa được tiếp cận nhiều với các dịch vụ thông qua các phương tiện truyền thông, đặc biệt là truyền hình, đài phát thanh và mạng internet. 2. C8Tác viện nghiên cứu chưa tham gia chủ động và đầy đủ vào các hoạt động khuyến nông. Theo 8T10Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên8T10, hiện nay Viện có một trung tâm khuyến nông nhưng không cung cấp dịch vụ miễn phí, khiến cho người nghèo khó tiếp cận với dịch vụ của Viện. Mặt khác, Viện không có nhiều mối quan hệ với các trung tâm khuyến nông của tỉnh hay trạm khuyến nông của huyện để chuyển giao công nghệ ứng dụng. 8T3. Vẫn còn thiếu sự hỗ trợ khuyến nông hai chiều. Thông tin khuyến nông chủ yếu do các cơ sở khuyến nông chủ động cung cấp. Người nông dân không chủ động tìm tòi thông tin hoặc sự trợ giúp của các cơ quan khuyến nông này. 8T4. Dịch vụ khuyến nông được cung cấp chủ yếu dưới hình thức các lớp tập huấn. Các loại hình dịch vụ khác như cử cán bộ kỹ thuật xuống tận vườn cà phê của nông dân vẫn chưa được phổ biến nhiều do hạn chế về nhân lực. Các dịch vụ khuyến nông chỉ được cung cấp duy nhất một lần trong một năm. 2.4.1.6. Đánh giá chung về lĩnh vực canh tác cà phê theo tiêu chí PTBV cà phê a/ Về mặt kinh tế Ngành cà phê đã phát triển mạnh mẽ cả về quy mô diện tích lẫn sản lượng. Diện tích cà phê đã tăng từ 69.641 ha năm 1990 lên 190.765 ha năm 2010 (gấp 2,7 lần), tương ứng sản lượng cũng tăng từ 28.580 tấn lên 399.098 tấn (gấp 14 lần). Với mức gia tăng sản lượng như vậy có thể nói sản xuất cà phê tỉnh Đăk Lăk đang phát triển mạnh, khá ổn định và có tính bền vững, tạo ra lượng sản phẩm hàng hóa lớn phục vụ cho xuất khẩu. Tuy nhiên, sản lượng tăng chủ yếu là do mở rộng diện tích, còn năng suất thì tăng chậm, thậm chí có những năm năng suất còn giảm hơn năm trước. Việc quy hoạch phát triển ngành cà phê không kịp thời, thiếu quy hoạch chi tiết các vùng nên chưa đáp ứng yêu cầu PTBV. 10TDo tác động của giá cả thị trường, diện tích cà phê ở 2T10Đăk Lăk 2T10đã tăng lên với tốc độ nhảy vọt từ sau năm 1991. Theo quy 10Thoạch phát triển diện tích và sản lượng cà phê được xây dựng năm 2004, đề ra mục tiêu phát triển cà phê Đăk Lăk đến năm 2010 là 124.800 ha 10Tđể có sản lượng dự kiến là 10T285.240 tấn, sau đó đã điều chỉnh nâng lên 139.100 ha và 310.245 tấn rồi 10T 70.000 ha và 375.000 tấn10T. Tuy nhiên, trên thực tế diện tích cà phê vẫn cứ tăng, đến năm 2010 diện tích cà phê của tỉnh đã lên đến 190.765 ha, vượt xa chỉ tiêu kế hoạch. Điều này cho thấy quy hoạch mà ngành cà phê đề ra đã không sát với khả năng thực tế. 2T rong số hơn 190.000 ha cà phê của Đăk Lăk hiện nay, chỉ có khoảng 150.000 ha đáp ứng đủ các điều kiện kỹ thuật, số diện tích còn lại không phù hợp với cây cà phê. Thế nhưng, khi cà phê được giá, người dân vẫn đua nhau trồng trên mọi diện tích, hậu quả là sản phẩm không đạt phẩm cấp. Đến khi bị rớt giá thì người nông dân lại phá bỏ hàng nghìn ha cà phê để trồng các loại cây khác dẫn đến thua thiệt hàng nghìn tỉ đồng. Do mở rộng diện tích cà phê quá nhanh nên việc đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất cà phê không theo kịp, đặc biệt là hệ thống thủy lợi. Theo báo cáo của Chi cục thuỷ lợi - Sở NN&PTNT Đăk Lăk, đến nay tỉnh đã xây dựng được 642 công trình thủy lợi. Mạng lưới các công trình thủy lợi này đảm bảo đủ nước tưới ổn định cho 46.163 ha cà phê (chiếm 24,2% diện tích cà phê toàn tỉnh), thấp xa so với nhu cầu. Nhìn chung đa số các công trình thuỷ lợi chưa đảm bảo năng lực thiết kế, mới đạt khoảng 50 - 65% nên hầu hết đều không đảm bảo nguồn nước phục vụ thâm canh cây cà phê. Một mặt do công trình chưa phát huy hiệu quả tốt, mặt khác do thiếu công trình nên diện tích hạn còn nhiều. Nhiều công trình được xây dựng, khai thác đã lâu, các thiết bị lấy nước và kênh mương bị hư hỏng nặng, bồi lắng nhiều qua các mùa mưa nhưng công tác duy tu bảo dưỡng chưa thực hiện thường xuyên nên không tích trữ đủ lượng nước theo đúng thiết kế. 1T Về các dịch vụ kĩ thuật phục vụ sản xuất cà phê, tỉnh đã tổ chức được nhiều lớp đào tạo, tập huấn kĩ thuật cho khoảng 8.000 nông dân/năm, giúp người nông dân tiếp cận và ứng dụng các quy trình công nghệ mới trong sản xuất. Tuy nhiên, số lượng người tham dự còn hạn chế. Đồng bào dân tộc nghèo tham gia học khuyến nông còn theo phong trào; “cứ mời học, có cấp tiền bồi dưỡng thì đi” và “nghe thì nghe nhưng không hiểu”P(2F1)P. Những người hiểu được thì việc áp dụng còn rất hạn chế. Lý do chủ yếu được bà con nêu ra là kinh tế khó khăn nên nhà không có tiền, không thể áp dụng những gì được học. Trên thực tế, tâm lý của nhiều đồng bào dân tộc nghèo còn nuôi trồng theo kiểu quảng canh, do đó cũng chưa tự mình mạnh dạn làm theo những gì được học. Tính bền vững trong sản xuất cà phê của các hộ thể hiện qua việc sử dụng các yếu tố đầu vào. Nhưng việc sử dụng các nhân tố tới hiệu quả sản xuất cà phê ở Đăk Lăk cho thấy. Thứ nhất, các yếu tố đầu vào là phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật đã tới giới hạn, nghĩa là quá trình sản xuất sử dụng quá nhiều yếu tố này, trong khi đó phân chuồng chưa được sử dụng nhiều, nên khuyến khích sử dụng. Thứ hai, trình độ học vấn của chủ hộ ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sản xuất cà phê nhưng còn nhiều hạn chế. 2TNguồn nhân lực tuy dồi dào nhưng chất lượng (1) Báo cáo chính thức “Ảnh hưởng của quá trình tự do hóa thương mại đến người trồng cà phê tỉnh Đăk Lăk” lao động chưa cao, trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn kĩ thuật còn thấp nên phần lớn nông dân Đăk Lăk gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Tính đến cuối năm 2010, tỉ lệ lao động qua đào tạo của Đăk Lăk chỉ có 37%. 2T hứ ba, chủ động tưới tiêu là nhân tố quyết định tới hiệu quả sản xuất cà phê, nhưng còn phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên. b/ Về mặt xã hội Sản xuất cà phê đã góp phần quan trọng vào việc chuyển đổi kinh tế ở nông thôn, đã giải quyết việc làm cho hơn 2T300.000 lao động trực tiếp sản xuất (chiếm khoảng 26,5% số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động của tỉnh), đồng thời còn tạo ra những ngành nghề, dịch vụ có liên quan đến cây cà phê, thu hút được nhiều lao động như dịch vụ mua bán cây giống, thuốc bảo vệ thực vật, dịch vụ làm cỏ, tỉa cành, thu hái, xay xát, thu mua, vận chuyển sản phẩm, Sản xuất cà phê đòi hỏi nhiều lao động, đặc biệt là trong thời gian thu hoạch, các trang trại quy mô lớn đều thiếu lao động. Việc thuê mướn nhân công rộng rãi đã mở ra thị trường lao động sôi động kéo theo dòng người nhập cư từ các miền đất nước di chuyển về Đăk Lăk phục vụ sản xuất cà phê. Những năm cà phê có giá, mức độ di dân đến tăng vọt, đỉnh cao là đầu thập kỉ 90 của thế kỉ trước, và sau đó giảm dần khi cà phê gặp khó khăn về thị trường. Di cư ào ạt khiến cho kết cấu cư dân trong vùng thay đổi đột biến. Năm 1975 mật độ dân số trung bình ở Đăk Lăk là 17 người/kmP2P, năm 1995 là 61 người/kmP2P, đến năm 2010 đã vọt lên 132 người/kmP2P. Một hộ đồng bào dân tộc có trung bình 5 - 10 người, chỉ còn sở hữu khoảng 5 sào/hộ với hệ thống canh tác lạc hậu, thực sự gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Tình trạng tranh chấp đất đai giữa đồng bào dân tộc tại chỗ và dân di cư diễn ra ngày càng phức tạp. Bất ổn về xã hội, an ninh là điều khó tránh khỏi. 2TVề thu nhập của hộ trồng cà phê, hiện nay, theo tính toán2T,2T nếu làm 1 ha cà phê 2Tsau 3 năm đưa vào kinh doanh, 2Tđạt năng suất 25 tạ/ha/năm, thì sau khi trừ các khoản chi phí 2Tcòn lãi trên 40 triệu đồng2T. So với mặt bằng giá như hiện nay thì thu nhập của người trồng cà phê đạt trung bình và có đời sống sinh hoạt đạt từ mức trung bình trở lên. Nhờ vậy, sản xuất cà phê đã góp phần to lớn trong việc cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh, đưa tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 27,55% (năm 2005) xuống còn 10% (năm 2010). Đó là một thành công lớn đối với công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh. 2T uy 2Ttỉ lệ hộ nghèo chung giảm nhanh, nhưng tỉ lệ hộ nghèo của người dân tộc thiểu số vẫn còn ở mức cao. Sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng và tầng lớp dân cư ngày một gia tăng. Điều tra các cộng đồng nghèo ở Đăk Lăk do 2T rung tâm thông tin nông nghiệp và phát triển nông thôn (ICARD) tiến hành cho thấy, 2Ttrong tổng số các hộ trồng cà phê, 54% là các hộ nghèo, 29% là các hộ đói (quá nghèo). Các dân tộc thiểu số chiếm 34% hộ trồng cà phê nhưng họ lại chiếm hơn một nửa các hộ cà phê thuộc diện nghèo và chiếm tới 2/3 các hộ trồng cà phê thuộc diện quá nghèo. Đặc điểm của các hộ đồng bào dân tộc nghèo đói ở 2TĐăk Lăk2T không khác gì những đặc điểm của người nghèo trên cả nước. Các hộ này thường ở trong các ngôi nhà sàn tạm bợ hoặc nhà tranh lụp xụp, tài sản trong nhà không có gì đáng giá (không có ti vi, xe máy, máy cày, máy tưới), không chăn nuôi heo bò gì, con cái bỏ học nhiều (chỉ học đến cấp 1), phải đi làm thuê kiếm sống, ít được vay vốn ngân hàng, Sự khác biệt lớn nhất của đồng bào dân tộc nghèo ở 2TĐăk Lăk2T so với các vùng khác của Việt Nam là dân trí của đồng bào ở đây còn thấp, kéo theo sản xuất còn theo kiểu quảng canh, tập tính tích lũy và tiết kiệm còn thua xa người Kinh. 2TNhìn chung, người nghèo và những người dân bản địa nhiều khi không được hưởng lợi ích từ việc phát triển nhanh chóng của sản xuất cà phê do họ thường không có công cụ sản xuất. Họ thường có ít đất hoặc đất có chất lượng kém và thiếu thông tin cũng như khả năng tài chính để đầu tư khi cần thiết. Trên thực tế, giá cả đất ở các vùng chuyên canh tăng cao do bùng phát cà phê đã khuyến khích nhiều người 2Tdân tộc 2Tthiểu số nghèo bán đất cho những người nhập cư mới đến giàu hơn, còn họ chuyển vào sâu hơn trong rừng núi để khai thác những mảnh đất mới. Những mảnh đất trong sâu thường là những vùng có điều kiện khó khăn hơn, núi dốc, kém màu mỡ và không có hệ thống tưới tiêu. Vì vậy, năng suất cà phê thấp và diện tích trồng cà phê không lớn khiến các hộ nghèo không thể dựa vào thu nhập từ cà phê như các hộ giàu hơn. Một vấn đề nữa dễ nhận thấy là thu nhập của người trồng cà phê thường bị gắn chặt với một số ít loại nông sản, rất khó để có thể duy trì cuộc sống ổn định trước các biến động của thời tiết và thị trường. 2T heo tài liệu điều tra khảo sát mức sống người trồng cà phê tỉnh Đăk Lăk của ICARD, 2Tvào thời kì cà phê có giá (giai đoạn 1995 - 1999), đời sống của các hộ trồng cà phê đều khởi sắc rõ, người dân đã mua sắm được nhiều tài sản từ giai đoạn đó. Tính chung, có khoảng 45% số hộ gia đình có tivi, 25% số hộ có xe gắn máy, 70% số hộ có xe đạp, 25% số hộ có xe kéo, xe cày. Tuy nhiên, khi cà phê xuống giá, cuộc sống của nhiều người trồng cà phê đã rơi vào tình thế khó khăn. Mức sống của hầu hết nông dân trồng cà phê Đăk Lăk đều có xu hướng giảm, hộ giàu chuyển xuống khá, khá xuống trung bình, trung bình xuống nghèo và nghèo xuống đói. Số liệu điều tra mức sống ở cấp thôn buôn Đăk Lăk năm 2002 cho thấy có khoảng 45% số hộ trong vùng trồng cà phê thiếu ăn, 66% số hộ nợ ngân hàng và 45% số hộ phải đi làm thuê để kiếm sống. Các hộ ở những vùng đất thích hợp với cây cà phê (như ở Cư Mgar) thường có xu hướng độc canh cây cà phê. Thời kì cà phê có giá, người dân đã tận dụng hết đất vườn, đất rẫy, đất dốc, đất khai hoang thêm để trồng cà phê. Nhiều nhà dùng toàn bộ số tiền cà phê thu được từ những năm được giá cộng với vay nợ ngân hàng để tiếp tục mua đất, trồng thêm cà phê. Kết quả là khi cà phê xuống giá họ không còn nguồn tích lũy để tiếp tục chăm sóc cà phê, chưa kể còn một khoản tiền vay lớn ở ngân hàng để đầu tư mở rộng diện tích trong những năm trước đó và mua sắm vật tư như máy móc, xăng, dầu, phân bón, thuốc trừ sâu,... đã trở thành khoản nợ lớn mà những hộ trồng cà phê khó có khả năng thanh toán, đặc biệt đối với đồng bào các dân tộc ít người. Nhiều hộ độc canh cà phê lâu nay không chăn nuôi gì, không trồng thêm cây gì ngoài cà phê nên thiếu kinh nghiệm canh tác đã thực sự gặp khó khăn, mức sống giảm sút hẳn so với trước. Một số hộ đã rơi vào tình trạng thiếu ăn vì họ không có nguồn thu nhập đáng kể nào khác ngoài cây cà phê. Biện pháp tăng thu nhập chủ yếu của những hộ này là đi làm thuê, đi mót cà phê cho thu nhập thấp và chỉ có việc làm một số ngày trong năm theo mùa vụ. Các hộ trồng cà phê ở những vùng đất không thật thích hợp với cây cà phê (như ở huyện Buôn Đôn, Lăk) thường có các nguồn thu nhập khác bên cạnh cây cà phê. Trồng lúa, trồng màu, trồng bông, chăn nuôi heo, bò là những biện pháp tạo thu nhập điển hình của các hộ đa dạng hóa. Ở các hộ này, cà phê xuống giá gây thiệt hại về kinh tế nhưng không ảnh hưởng quá lớn đến đời sống của họ. Như vậy, vào thời điểm được giá, sản xuất cà phê Đăk Lăk có xu hướng bùng phát mạnh, còn ở thời điểm mất giá, người trồng cà phê bị thiệt hại nặng nề. c/ Về mặt môi trường Quá trình mở rộng diện tích trồng và tăng thâm canh cà phê đã đem lại lợi ích to lớn cho người trồng cà phê, đóng góp ngân sách đáng kể cho địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, sự tăng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2011_11_04_6823280099_1708_1872659.pdf
Tài liệu liên quan