MỞ ĐẦU .1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN.9
1.1. Các nghiên cứu về quản lý nhà nước với phát triển nông nghiệp vùng ven biển.9
1.2. Các nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đến quản lý nhà nước về
phát triển nông nghiệp .13
1.3. Kết luận rút ra và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu .15
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP VÙNG VEN BIỂN TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.18
2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước với phát triển nông nghiệp vùng ven biển
trong điều kiện biến đổi khí hậu .18
2.2. Kinh nghiệm quản lý phát triển nông nghiệp của một số địa phương và bài
học cho vùng ven biển đồng bằng sông Hồng.49
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÙNG VEN BIỂN
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.65
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến quản lý phát triển nông
nghiệp vùng ven biển đồng bằng sông Hồng.65
3.2. Thực trạng quản lý phát triển ngành nông nghiệp vùng ven biển đồng bằng
sông Hồng .74
3.3. Đánh giá quản lý phát triển nông nghiệp vùng ven biển đồng bằng sông Hồng .114
Chương 4: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG.127
4.1. Dự báo bối cảnh, cơ hội và thách thức với quản lý phát triển nông nghiệp
vùng ven biển đồng bằng sông Hồng .127
4.2. Quan điểm, mục tiêu quản lý phát triển nông nghiệp vùng ven biển đồng
bằng sông Hồng trong điều kiện biến đổi khí hậu .139
4.3. Các giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển nông nghiệp vùng ven biển đồng
bằng sông Hồng trong điều kiện biến đổi khí hậu .144
KẾT LUẬN.165
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ.166
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.167
Phụ lục. 182
214 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển nông nghiệp vùng ven biển đồng bằng sông Hồng trong điều kiện biến đổi khí hậu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có chất lượng cao hơn và
duy trì, phát triển được khả năng làm việc của cán bộ quản lý về vấn đề tổ chức
thực hiện kế hoạch mùa vụ.
Kết quả hỗ trợ tập trung đất đai cho PTNN ứng phó với BĐKH
Để PTNN ứng phó với BĐKH cần huy động nguồn lực đất đai, vốn, nhân lực,
khoa học kỹ thuật. Chương 2 điều 6 Thông tư liên tịch số 14/2015 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ đã chỉ ra nhiệm vụ của quản lý cấp
huyện với PTNN là: “chương trình khuyến khích PTNN, lâm nghiệp, diêm nghiệp,
thuỷ sản, thuỷ lợi, phát triển nông thôn phòng, chống thiên tai, tập trung các nguồn
lực” 102 cho sự PTNN. Luận án lựa chọn nội tập trung đất đai để đánh giá.
Kết quả cho thấy đa số quản lý cấp huyện và người dân đều đánh giá tầm quan
trọng của vai trò hỗ trợ tập trung đất đai (dồn điền đổi thửa) để PTNN (87% cán bộ
quản lý và 66% người dân).
Các huyện ven biển ĐBSH đã thực hiện chương trình dồn điền đổi thửa lớn
vào những năm 2011, 2012. Để đánh giá về vai trò của cán bộ quản lý cấp huyện
trong chương trình này, nghiên cứu khảo sát sự hài lòng của người dân với các cấp
quản lý trong qua trình thực hiện chương trình tập trung ruộng đất (dồn điền đổi
thửa) ở địa phương. Trong 100 ý kiến thu về, thống kê phân loại có 77% lựa chọn
hài lòng, 16% lựa không có ý kiến, 7% lựa chọn không hài lòng. Kết quả nghiên
cứu cho thấy cán bộ cấp huyện đã thực hiện tốt vai trò của mình trong tổ chức thực
hiện chương trình dồn điền đổi thửa tại địa phương. Đồng thời chương trình cũng
thực sự mang lại ý nghĩa thiết thực với cư dân vùng ven biển ĐBSH. Nghiên cứu
cho rằng, nhờ có việc thực hiện tốt chương trình này mà đến nay, toàn vùng với 6
huyện, đều đã thực hiện tốt chương trình dồn điền đổi thửa. Tỷ lệ dồn điền đổi thửa
đạt 100%. Đến nay số thửa ruộng hiện tại bình quân theo hộ là 1-2 thửa/hộ, có
85
những địa phương đến 70-80% các hộ chỉ 1 thửa ruộng. Diện tích bình quân trên hộ
là 2.880m2/hộ. Bình quân mỗi thửa ruộng khoảng 1.400m2. Bình quân đất đai trên
nhân khẩu khoảng 720m2/lao động nông nghiệp. Tuy nhiên, sau 6 năm hoàn thành
chương trình dồn điền đổi thửa lớn lần 2, toàn bộ cán bộ quản lý cho rằng cần phải
tập trung ruộng đất trên quy mô lớn hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của sản xuất hàng
hóa lớn. Hiện nay, có một số doanh nghiệp muốn tập trung sản xuất lớn, nhưng
không tập trung được ruộng đất trên quy mô lớn, nên không thể đảm bảo vùng
nguyên liệu cho chế biến hay các thị trường tiêu thụ lớn. Tập trung ruộng đất trên
quy mô lớn hơn gặp nhiều khó khăn.
Quá trình thực tế quan sát, trò chuyện cùng người dân và nghiên cứu thêm tài
liệu cho thấy hầu hết người dân không sẵn sàng bán, cho thuê quyền sử dụng đất vì
nhiều lý do khác nhau. Trước hết, thế hệ trẻ ở vùng ven biển ĐBSH đã đi xuất khẩu
lao động, đi làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp ở trong và ngoài vùng. Số còn lại
chủ yếu là người già và trẻ em, họ giữ ruộng để trồng lúa phục vụ nhu cầu tiêu dùng
của mình. Hầu hết các khâu sản xuất nông nghiệp hiện nay đều cơ giới hóa, nên quá
trình sản xuất cũng đơn giản. Thêm nữa, tâm lý e ngại mất hẳn quyền sử dụng đất
khi nhượng lại, cho người khác thuê đất đai. Ngoài ra, người dân cũng cho biết, giá
chuyển nhượng, cho thuê rất thấp. Vậy các rào cản của quá trình tập trung ruộng đất
hiện nay chủ yếu là xuất phát từ tập quán thói quen suy nghĩ tự cung tự cấp tồn tại
lâu nay trong nhân dân. Để thực hiện việc tập trung ruộng đất trên quy mô lớn hơn
nữa cần có làm thay đổi tư duy của họ sang tư duy sản xuất hàng hóa. Có các chính
sách đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân với đất đai của họ. Nhiệm
vụ của các nhà quản lý nông nghiệp cơ sở là cần nhận thức rõ đất đai cần tiếp tục
tập trung trên quy mô lớn hơn, sâu sát thực tiễn để tham mưu cho cấp trên trong
việc hoạch định các chính sách mới thúc đẩy quá trình tập trung ruộng đất PTNN
ứng phó với BĐKH.
Kết quả hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ trong PTNN ứng phó với BĐKH
Khoản 4 điều 6, chương 2, Thông tư liên tịch số 14/2015 đã chỉ ra nhiệm vụ
của quản lý nhà nước cấp huyện là: “Tổ chức thực hiện công tác phát triển sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp và nghề muối; công tác phòng, chống thiên tai, sâu bệnh,
86
dịch bệnh trên địa bàn”. 102 Trong phát triển sản xuất nông nghiệp ứng phó với,
quản lý cấp huyện có vai trò trên nhiều khía cạnh khác nhau, luận án lựa chọn việc
tổ chức thực hiện hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ trong PTNN ứng phó với
BĐKH. Ứng dụng khoa học công nghệ trong PTNN ứng phó với BĐKH là một chủ
đề rộng. Trong phạm vi luận án, nghiên cứu tập trung vào quá trình triển khai các
quy trình sản sản xuất nông nghiệp hiện đại để giảm thiểu BĐKH và thích ứng với
BĐKH. Các quy trình sản xuất nông nghiệp hiện đại giúp giảm thiểu và thích nghi
với BĐKH đang được khuyến khích áp dụng hiện nay như: quản lý dịch hại tổng
hợp, kỹ thuật 3 tăng 3 giảm; 1 phải 5 giảm, VietGAP, nông nghiệp hữu cơ. Quản lý
các quy trình sản xuất nông nghiệp hiện. Quản lý áp dụng các quy trình nông nghiệp
hiện đại là việc tham mưu cho cấp trên trong việc xây dựng các chương trình mục
tiêu nhằm triển khai rộng khắp các quy trình trong toàn vùng; tổ chức phổ biến kỹ
thuật, hỗ trợ người dân áp dụng quy trình vào thực hành sản xuất; kiểm tra đánh giá,
nhân rộng, phát triển ứng dụng mô hình theo chiều sâu, bền vững.
Kết quả khảo sát ý kiến của chủ thể quản lý và khách thể quản lý về tầm quan
trọng của quản lý PTNN trong hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện những
quy trình sản xuất hiện đại trong PTNN ứng phó với BĐKH cho thấy. Đa số cán bộ
quản lý đánh giá cao tầm quan trọng của sự hỗ trợ (90%). Tỷ lệ người dân đánh giá
cao vai trò hỗ trợ không nhiều (33%). Về sự hài lòng của người dân có 69% không
thể hiện ý kiến về sự hài lòng. Kết quả này cho thấy, vai trò hỗ trợ ứng dụng khoa
học công nghệ của quản lý nhà nước cấp huyện với người dân chưa thực sự rõ nét.
Thực trạng triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại ở vùng ven
biển ĐBSH. Các quy trình như quản lý dịch hại tổng hợp, kỹ thuật 3 giảm 3 tăng,
kỹ thuật 1 phải năm giảm được triển khai ở vùng ven biển ĐBSH giai đoạn 2008
đến 2012, kết quả là hầu hết bà con thuộc nằm lòng và tổ chức ứng dụng tốt trong
toàn bộ quá trình sản xuất nông sản của mình. Quy hoạch vùng sinh thái, tiến hành
sản xuất tập trung, để triển khai phương pháp canh tác và quản lý dịch hại tổng hợp
trên cây trồng vật nuôi.Ở vùng sinh thái nông nghiệp nước ngọt, vùng chuyên canh
lúa nước hầu hết được áp dụng phương pháp canh tác và quản lý dịch hại tổng hợp
87
trên cây lúa. Vùng chuyên canh chăn nuôi được nghiên cứu áp dụng phương pháp
chăn nuôi và quản lý dịch hại trên vật nuôi. Vùng sinh thái nước lợ, nước mặn được
áp dụng phương pháp quản lý dịch hại trên thủy sản. Áp dụng kỹ thuật thâm canh
theo phương pháp ba giảm ba tăng được triển khai ở vùng ven biển ĐBSH từ năm
2012 ở một số địa phương như Thôn Quý Đức, xã Đông Quý (huyện Tiền Hải). Kết
quả cho thấy, nhờ áp dụng kỹ thuật này mà năng suất cao hơn 13,7%, giảm được
yếu tố đầu vào nên hiệu quả kinh tế đạt 7.694.600đ/ha. Theo sở nông nghiệp các địa
phương có dải đất ven biển ĐBSH, mô hình GAP bước đầu được áp dụng ở một số
địa phương, đạt hiệu quả kinh tế cao. Quy trình GAP chỉ có thể tồn tại và phát triển
được ở vùng ven biển cùng với các liên kết giữa nông dân áp dụng quy trình với các
doanh nghiệp tiêu thụ lớn như VinEco, Hòa Phát, Lộc Trời. Quy trình nông nghiệp
hữu cơ, với quy trình đơn giản hơn, phù hợp hơn với vùng ven biển ĐBSH hiện nay
đang được triển khai rộng rãi hơn. Các vùng sản xuất nông nghiệp giảm thiểu thuốc
BVTV và sản xuất nông sản hữu cơ đang hình thành và phát triển trên rộng khắp ở
các huyện ven biển ĐBSH. Các vùng rau an toàn này đã mang lại thu nhập cao cho
nhiều hộ nông dân. Giá trị sản phẩm bình quân trên 1 ha trồng rau ước đạt là 180
đến 200 triệu đồng/năm, lợi nhuận bình quân đạt trên 60 triệu đồng/ha/năm. Tuy
nhiên, ngoài dự án rau Vietgap của VinEco, toàn vùng quy mô sản xuất rau sạch
còn khiêm tốn, diện tích chỉ khoảng từ 2 đến 4 ha. Cơ sở hạ tầng đồng ruộng của
vùng từng bước đã được địa phương đầu tư cải tạo, song vẫn chưa đáp ứng tốt yêu
cầu của sản xuất hàng hóa tập trung, nhất là rau an toàn. Nhiều doanh nghiệp và
người dân được hỏi cũng chưa mạnh dạn đầu tư trồng rau theo quy trình an toàn, vì
lo lắng thị trường đầu ra chưa ổn định. Bên cạnh đó, khó khăn lớn nhất vẫn là sản
xuất theo mô hình GAP được sản phẩm hữu cơ, an toàn thì chi phí tăng, giá thành
tăng, sản phẩm khó tiêu thụ. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thị trường chưa minh
bạch. Ngoài ra, khó khăn lớn từ thói quen, tập quán canh tác tự phát, bằng kinh
nghiệm chưa được thay thế bằng ý thức khoa học của người dân, nên hầu hết người
dân được hỏi đều cảm thấy phiền phức khi phải theo dõi, ghi chép, thực hiện mô
hình GAP trong sản xuất.
88
Về hỗ trợ xây dựng các loại hình tổ chức kinh tế trong PTNN ứng phó với
BĐKH
Khoản 6, điều 6, chương 2, Thông tư liên tịch số 14/2015 nói trên quy định
chức năng của quản lý nông nghiệp cấp Huyện là “Đầu mối phối hợp tổ chức và
hướng dẫn thực hiện nội dung liên quan đến phát triển nông thôn; tổng hợp tình
hình, báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện việc xây dựng và phát triển nông thôn trên
địa bàn huyện về các lĩnh vực: phát triển kinh tế hộ, trang trại, kinh tế hợp tác, hợp
tác xã nông nghiệp; phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn; khai thác và sử
dụng nước sạch nông thôn; chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản và muối; hướng
dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác định canh, di dân tái định cư trong nông
nghiệp, nông thôn”.102 Để đánh giá quản lý nhà nước cấp huyện với PTNN luận
án chọn nội dung phát triển các loại hình tổ chức kinh tế trong nông nghiệp để
nghiên cứu.
Kết quả khảo sát ý kiến về vai trò quản lý nhà nước cấp huyện với PTNN cho
thấy, có 53% cán bộ quản lý và 42% người dân cho rằng sự hỗ trợ của quản lý nhà
nước đóng vai trò quan trọng, tương ứng 34% và 28% không có ý kiến, 12% và
30% có ý kiến sự hỗ trợ không quan trọng.
Nghiên cứu tập hợp số liệu báo cáo kinh tế xã hội các huyện và thăm quan
thực tế để phản ánh một phần thực trạng phát triển các loại hình kinh tế ở một số
huyện vùng ven biển ĐBSH.Hiện nay, toàn vùng hiện có khoảng 1800 trang trại, gia
trại đang hoạt động. Bình quân diện tích mỗi trang trại sử dụng khoảng 11 ha. Các
trang trại chủ yếu quy mô nhỏ, sử dụng lao động gia đình khoảng 2 đến 4 lao động.
Vốn đầu tư bình quân mỗi trạng trại là 200 triệu đồng. Doanh thu bình quân theo
trang trại là 198 triệu đồng/năm. Lãi bình quân mỗi trang trại gia trại khoảng 78
triệu đồng/năm. Kinh tế trang trại gia trại đang có vai trò to lớn trong phát triển sản
xuất nông nghiệp, cần sự hỗ trợ mọi mặt để phát triển. Tính đến năm 2017, toàn
vùng có 238 hợp tác xã trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, tiền lãi mỗi hợp tác
xã khoảng 100 triệu đồng/năm, thu nhập cho lao động thường xuyên ở HTX là 36
triệu đồng/năm. Doanh nghiệp nông nghiệp vùng ven biển ĐBSH có số lượng
không lớn, chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp.
89
Bình quân mỗi doanh nghiệp có 657 ha, hiệu quả kinh doanh thấp, chỉ đạt 12,5 triệu
đồng/ha, thấp hơn các doanh nghiệp nông nghiệp cả nước. Doanh thu thấp hơn vốn đầu
tư, một đồng vốn chỉ tạo ra được 0,7 đồng doanh thu. Nếu xét nông nghiệp theo nghĩa
rộng hơn, xét cả liên kết trước và sau sản xuất nông nghiệp, khu vực ven biển ĐBSH
có thêm một số doanh nghiệp cung ứng vốn, vật tư nông nghiệp, nhưng với số lượng
và quy mô hoạt động nhỏ. Bên cạnh đó xuất hiện các doanh nghiệp thu gom nông sản,
chế biến, bán hàng cũng đang dần phát triển ở vùng. Điển hình có những doanh nghiệp
thu gom và chế biến lúa gạo. Doanh nghiệp thu gom bảo quản và bán thủy sản.
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo Phát triển kinh tế của các huyện năm 2017)
Về hỗ trợ phát triển liên kết trong nông nghiệp ứng phó với BĐKH
Khoản 9, điều 6, thông tư liên tịch số 14/2015 quy định chức năng của quản lý
cấp huyện với PTNN là “Quản lý các hoạt động dịch vụ phục vụ PTNN, lâm
nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản; vật tư nông, lâm nghiệp, phân bón và thức ăn chăn
nuôi, nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện” 102. Trong bối cảnh BĐKH, quản lý
hỗ trợ phát triển liên kết nhằm thúc đẩy phân công lao động trong PTNN ứng phó
với BĐKH. Luận án lựa chọn nội dung phát triển liên kết dọc, ngang trong PTNN ở
vùng ven biển để nghiên cứu, đánh giá.
Kết quả khảo sát về tầm quan trọng của sự hỗ trợ trong phát triển liên kết nông
nghiệp cho thấy, có 46% cán bộ quản lý và 41% người dân cho biết sự hỗ trợ đóng
vai trò quan trọng; tương ứng có 31% và 47% không có ý kiến; 22% và 12% cho
rằng không quan trọng. Kết quả này cho thấy cán bộ và người dân đều chưa nhận
thức tốt về tầm quan trọng của sự hỗ trợ với sự phát triển liên kết trong PTNN ứng
phó với BĐKH.
Về sự hài lòng của người dân về sự hỗ trợ phát triển liên kết, thống kê kết quả
khảo sát cho thấy 36% hài lòng, 60% không có ý kiến, 4% không hài lòng. Kết quả cho
thấy, người dân chưa thấy rõ sự hỗ trợ với việc phát triển liên kết trong nông nghiệp.
Nghiên cứu tài liệu và báo cáo của cơ quan quản lý nông nghiệp địa phương
cho thấy, một số liên kết ngang kiểu mới bắt đầu hình thành ở các mô hình chăn
nuôi lớn, theo quy trình sản xuất hữu cơ. Các vùng chuyên canh cây ngô phục vụ
trang trại chăn nuôi, chất thải của chăn nuôi được xử lý vi sinh tạo ra phân bón cho
90
trồng trọt đã xuất hiện ở các huyện Thái Thụy, Tiền Hải. Ở vùng ven biển còn có sự
hình thành giữa liên kết giữa nông dân sản xuất muối với công nghiệp khai thác
thủy sản. Tuy nhiên, do đặc thù là khu vực chưa phát triển mạnh về đánh bắt xa bờ,
nên mối liên hệ này cũng chưa phát triển mạnh mẽ. Về liên kết dọc trong PTNN ở
vùng ven biển ĐBSH. Liên kết dọc là liên kết giữa các công đoạn từ khâu đầu vào,
đến sản xuất, thu gom, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản. Liên kết dọc hình
thành nên ngành hàng nông sản, chuỗi giá trị nông sản. Nghiên cứu tài liệu, báo cáo
của cơ quan quản lý nông nghiệp địa phương cho thấy, vùng ven biển ĐBSH bắt
đầu hình thành liên kết giữa hộ, doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp với
nông hộ, trang trại và doanh nghiệp nông nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp kinh
doanh vật tư nông nghiệp thường sẽ cung ứng vật tư sản xuất nông nghiệp và thực
hiện thu gom, phơi sấy và bảo quản nông sản. Kết quả điều tra cho thấy, huyện Thái
Thụy và Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) phát triển liên kết dọc bằng việc đã ký hợp đồng
cung ứng các sản phẩm thủy sản sạch, như: ngao, tôm với Tập đoàn VinGroup.
Những sản phẩm này được sản xuất, thu gom, bảo quản theo quy trình tiêu chuẩn
của VinGroup, bán trong hệ thống VinMart. Ngoài ra, trường hợp phát triển liên kết
giữa Hợp tác xã Sản xuất, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Đông Hoàng (huyện
Tiền Hải) với Công ty TNHH Hưng Cúc cũng là một minh chứng cho vai trò của sự
phát triển liên kết dọc. Cụ thể: Công ty TNHH Hưng Cúc đã thực hiện liên kết với
30 hợp tác xã ở huyện Tiền Hải và Thái Thụy, với diện tích trên 2.000ha. Sự phát
triển liên kết đã tạo thị trường đầu ra ổn định cho nông sản. Hay liên kết chuỗi giữa
Tập đoàn Geleximco với nông dân Tiền Hải đã hình thành nên chuỗi trong sản xuất
tôm công nghệ cao và lúa chất lượng cao tại Tiền Hải (Thái Bình). Trong liên kết
này, Tập đoàn cung ứng vốn đầu tư, công nghệ sản xuất, quản lý sản xuất, nông dân
thực hiện sản xuất đúng quy trình sản xuất công nghệ cao. Sản phẩm đầu ra được
công ty thành viên của Geleximco sơ chế biến và xuất khẩu sang các thị trường
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Bên cạnh đó, còn có liên kết dọc giữa Hiệp hội
Gạo Tám Xoan Hải Hậu với Viện Chiến lược và Chính sách PTNN nông thôn (Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Liên kết này giúp xác định và công nhận danh
tiếng, tính đặc thù, bí quyết truyền thống, sự ổn định về chất lượng sản phẩm, xây dựng
91
thương hiệu gạo Tám Xoan Hải Hậu trên thị trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên,
liên kết dọc chưa trở thành phổ biến, sự hình thành còn mang tính tự phát.
Về những hỗ trợ cần thiết với sự PTNN ứng phó với BĐKH trong thời gian tới
Nghiên cứu khảo sát mong muống của khách thể với những hỗ trợ từ quản lý
nhà nước với PTNN ứng phó với BĐKH trong thời gian tới:
Bảng 3.7. Ý kiến về mong muốn của người dân với quản lý nhà nước cấp
huyện trong PTNN trong điều kiện BĐKH
Nội dung
Mức độ
Cần thiết Phân vân Không cần thiết
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Dự báo rõ các xu hướng của biến
đối thời tiết
92 92 8 8 0 0
Định hướng chuyển đổi cây trồng,
vật nuôi cho phù hợp
95 95 4 4 1 1
Tập trung mở rộng diện tích đất
sản xuất
56 56 15 15 29 29
Hỗ trợ ứng dụng công nghệ sản
xuất hiện đại
87 87 7 7 6 6
Định hướng cho phát triển sản
xuất nông nghiệp theo mô hình
doanh nghiệp, trang trại.
56 56 26 26 18 18
Liên kết với các cơ sở nghiên cứu
ra giống cây/con phù hợp.
67 67 22 22 11 11
Xúc tiến mở rộng thị trường cho
nông sản
94 94 3 3 3 3
Quản lý chặt chẽ vệ sinh an toàn
thực phẩm, xây dựng thương hiệu
nông sản
87 87 8 8 5 5
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát
92
Bảng số liệu thống kê cho thấy, đa số ý kiến đều mong muốn có sự hỗ trợ
của quản lý nhà nước, cụ thể như sau: 92% ý kiến mong muốn được dự báo rõ các
xu hướng của biến đối thời tiết, giúp sản xuất đạt hiệu quả cao hơn. 95% ý kiến
mong muốn được hỗ hợ định hướng chuyển đổi cây trồng, vật nuôi cho phù hợp.
56% ý kiến cho rằng hỗ trợ tập trung mở rộng diện tích đất sản xuất là cần thiết.
87% ý kiến chỉ ra cần thiết có sự hỗ trợ ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại. 56%
ý kiến mong muốn được hỗ trợ định hướng cho phát triển sản xuất nông nghiệp theo
mô hình doanh nghiệp, trang trại. 67% mong muốn được hỗ trợ phát triển liên kết
với các cơ sở nghiên cứu ra giống cây/con phù hợp. 95% mong muốn hỗ trợ xúc
tiến mở rộng thị trường cho nông sản. 87% mong muốn được hỗ trợ quản lý chặt
chẽ vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu nông sản. Với kết quả này
cho thấy mong muốn lớn từ phía đối tượng quản lý nhằm thúc đẩy PTNN ứng phó
với BĐKH trong thời gian tới.
3.2.1.4. Thực hiện kiểm tra và điều chỉnh quá trình phát triển nông nghiệp ứng
phó với biến đổi khí hậu
Kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý về thực hiện kiểm tra và điều chỉnh
trong quá trình PTNN ứng phó với BĐKH như sau.
Bảng 3.8. Ý kiến về thực hiện kiểm tra và điều chỉnh trong quản lý PTNN
Nội dung
Mức độ
Đúng Phân vân Không đúng
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Kiểm tra được theo trên kế hoạch 29 90.63 3 9.38 0 0.00
Kiểm tra tiến hành theo theo đề nghị 32 100.00 0 0.00 0 0.00
Kiểm tra tiến hành theo diễn biến bất
thường của khí hậu, thời tiết
32 100.00 0 0.00 0 0.00
Kiểm tra để phát hiện sai phạm 28 87.50 4 12.50 0 0.00
Kiểm tra để đôn đốc, nhắc nhở thực
hiện mục tiêu
32 100.00 0 0.00 0 0.00
93
Kiểm tra để định hướng PTNN thích
ứng với BĐKH
32 100.00 0 0.00 0 0.00
Kiểm tra để phát hiện khó khăn, hỗ trợ
phát triển
18 56.25 11 34.38 3 9.38
Kiểm tra được tiến hành với việc thực
hiện quy hoạch
28 87.50 4 12.50 0 0.00
Kiểm tra được tiến hành với việc bảo
vệ môi trường trong quá trình sản xuất
20 62.50 9 28.13 3 9.38
Kiểm tra được tiến hành với thuốc bảo
vệ thực vật và vật tư nông nghiệp
31 96.88 1 3.13 0 0
Kiểm tra được tiến hành với vệ vệ
sinh an toàn thực phẩm
28 87.50 4 12.50 0 0.00
Phát hiện nhiều vi phạm quy hoạch
PTNN trong quá trình kiểm tra
7 21.88 19 59.38 6 18.75
Phát hiện nhiều vi phạm quy về thuốc
bảo vệ thực vật và vật tư nông nghiệp
31 96.88 1 3.13 0 0.00
Phát hiện nhiều vi phạm quy định về
vệ sinh an toàn thực phẩm
15 46.88 10 31.25 7 21.88
Xử phạt hành chính là chủ yếu 32 100.00 0 0.00 0 0.00
Xử phạt hình sự là chủ yếu 0 0.00 0 0.00 32 100.00
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát
Bảng thống kê số liệu cho thấy:
Về cơ sở tiến hành kiểm tra,đa số các ý kiến cho rằng việc kiểm tra quá trình
PTNN ứng phó với BĐKH được thực hiện dựa trên kế hoạch (90%); Thực hiện theo
đề nghị (100%); Theo diễn biến bất thường của khí hậu, thời tiết (100%). Đây là kết
quả cho thấy việc kiểm tra được thực hiện kịp thời nhằm phát hiện, hỗ trợ để ứng
phó với BĐKH trong PTNN.Về mục đích kiểm tra, đa số các ý kiến đông ý với mục
đích kiểm tra: Phát hiện sai phạm (87%); Kiểm tra để đôn đốc, nhắc nhở thực hiện
mục tiêu (100%); Định hướng PTNN thích ứng với BĐKH (100%); Phát hiện khó
94
khăn, hỗ trợ phát triển (56%). Về nội dung kiểm tra, đa số các ý kiến lựa chọn nội
dung kiểm tra là thực hiện quy hoạch (87%); Phát hiện nhiều vi phạm quy về thuốc
bảo vệ thực vật và vật tư nông nghiệp (97%); Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
(87%).Về những phát hiện sai phạm chủ yếu, vi phạm quy hoạch(21%); Vi phạm
quy về thuốc bảo vệ thực vật và vật tư nông nghiệp (97%); vi phạm quy định về vệ
sinh an toàn thực phẩm (46%). Biện pháp đã được thực hiện để điều chỉnh quá trình
phát triển: Hành chính là chủ yếu có 100% ý kiến đồng ý.
Kết quả khảo sát cho thấy chức năng kiểm tra trong quản lý nhà nước về
PTNN ứng phó với BĐKH vùng ven biển ĐBSH được thực hiện tốt, số sai phạm ít,
không có tính chất nghiêm trọng. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy, số ý
kiến cho rằng kiểm tra để phát hiện và hỗ trợ khó khăn (56%) là tỷ lệ thấp, trong khi
đây là mục đích quan trọng của kiểm tra hiện nay.
Đối với quản lý nhà nước cấp huyện với PTNN chức năng kiểm tra được thực
hiện cùng với các đơn vị chức năng theo dõi các mảng chức năng được phân công.
Xét theo các hình thức kiểm tra có: Kiểm tra các đơn vị sản xuất kinh doanh theo
định kỳ, được tién hành thường xuyên, liên tục; tổng kiểm tra cao điểm (có sự tham
gia chỉ đạo của các đoàn kiểm tra cấp trên). Kiểm tra khi có thông tin kiến nghị của
nhân dân. Mục đích của kiểm tra hướng tới đôn đốc nhắc nhở hoàn thành chỉ tiêu là
chính. Lĩnh vực kiểm tra được tiến hành với tất cả mọi hoạt động sản xuất nông
nghiệp. Trong đó lĩnh vực phát hiện sai phạm nhiều hơn cả là vấn đề thuốc bảo vệ
thực vật và vật tư nông nghiệp không rõ nguồn gốc. Hình thức xử phạt được thực
hiện là hành chính, với mức phạt không quá 5 triệu.
3.2.2. Kết quả quản lý phát triển nông nghiệp vùng ven biển trong điều kiện
biến đổi khí hậu
Thực trạng PTNN phản ánh kết quả quản lý PTNN. Thông qua điều tra, khảo
sát thực tế dựa trên các tiêu chí phản ánh kết quả quá trình quản lý PTNN vùng ven
biển trong điều kiện BĐKH, các mặt kết quả cụ thể được khái quá như sau:
3.2.2.1. Về nhận thức về PTNN trong điều kiện BĐKH của chủ thể quản lý và
đối tượng quản lý ở vùng ven biển đồng bằng sông Hồng
95
Nghiên cứu về thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý nông nghiệp về
PTNN, bằng phương pháp phỏng vấn sâu bằng các câu hỏi bán cấu trúc với các cán
bộ quản lý cấp huyện vùng ven biển ĐBSH (thuộc các huyện Thái Thụy, Tiền Hải
(Thái Bình), Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng (Nam Định) cho thấy: Tất cả các
nhà quản lý đã cho ý kiến PTNN vùng ven biển phải theo hướng ứng dụng khoa học
kỹ thuật, xây dựng các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa lớn, gắn với nhu cầu
của thị trường. Cần phải phát triển liên kết để tạo thị trường đầu ra ổn định cho
nông sản hàng hóa.
Thu thập thông tin qua hỏi với chủ thể sản xuất nông nghiệp thu về 100
phiếu, với câu hỏi để đánh giá hiểu biết của các chủ thể sản xuất về bản chất của nông
nghiệp. Kết quả thống kê ở bảng 3.12: Hầu hết ý kiến lựa chọn PTNN là tạo ra sản
phẩm nông nghiệp nhiều hơn, chiếm 65% số ý kiến. 16% ý kiến lựa chọn PTNN là huy
động nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp để tăng sản lượng và giá trị nông phẩm. Có
19% ý kiến lựa chọn PTNN là huy động nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp để tăng sản
lượng và giá trị nông phẩm, mở rộng thị trường đầu ra cho nông sản.
Bảng 3.9. Nhận thức của người dân về PTNN
Số lựa chọn
(ý kiến)
Tỷ lệ (phần trăm)
Tổng số 100 100
Tạo ra sản phẩm nông nghiệp nhiều hơn 65 65
Huy động nguồn lực đầu tư cho nông
nghiệp để tăng sản lượng và giá trị nông
phẩm 16 16
Huy động nguồn lực đầu tư cho nông
nghiệp để tăng sản lượng và giá trị nông
phẩm, mở rộng thị trường đầu ra cho nông
sản 19 19
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát
96
Kết quả tổng hợp cho thấy, cán bộ quản lý cấp huyện đã nhận thức khá đầy
đủ về bản chất PTNN trong bối cảnh hiện nay, là sự PTNN theo nghĩa rộng trong
bối cảnh hiện nay. Nhận thức của chủ thể quản lý PTNN có ảnh hưởng lớn đến việc
thực hiện chủ trương, chính sách phát PTNN ở địa phương. Nhận thức đúng đắn
giúp các chủ thể quản lý tích cực, chủ động, sáng tạo nhằm PTNN theo hướng hiện
đại. Và ngược lại, nhận thức chưa đúng sẽ gây sự trì trệ trong triển khai chính sách.
Kết quả tổng hợp ở bảng 3.12 cho thấy hầu hết chủ thể sản xuất nông nghiệp vẫn
nhận thức về PTNN theo nghĩa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phat_trien_nong_nghiep_vung_ven_bien_dong_bang_song.pdf